Loạt bài chuyên môn hỗ trợ Ngày Hội HR Team Building 2013 -20/04/2013- Chủ
đề Tối Ưu Hóa Nguồn Lực- Tối Đa Hóa Doanh Thu
Năng suất và chất lượng là yếu tố sống còn đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung
và các doanh nghiệp nói riêng. Năng suất lao động cá nhân tại Việt Nam vào loại
thấp nhất thế giới theo trích dẫn của các tổ chức quốc tế và các chuyên gia tại Việt
Nam. Các ý kiến trích dẫn sau đây đã rung lên hồi chuông báo động cho năng suất
lao động cá nhân “Theo TS. Hồ Đức Hùng, Đại học Kinh tế Tp.HCM, năng suất
lao động của lao động Việt Nam hiện thấp hơn Indonesia 10 lần, Malaysia 20 lần,
Thái Lan 30 lần, Nhật Bản tới 135 lần (1)” “Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng
này, theo Giáo sư Michael Porter, chính là do năng suất lao động chung trong nền
kinh tế (động lực chính cho sự thịnh vượng) còn ở mức quá thấp. Điều này cũng
trực tiếp ảnh hưởng đến mô hình tăng trưởng vốn đang dựa nhiều vào hội nhập và
chuyển dịch lao động chế tác hiện nay (mô hình cổ điển) (2)”.
Vì lý do nhân viên có năng suất cá nhân thấp làm việc theo nhóm, hiệu suất lao
động sẽ còn sút giảm theo cấp số nhân khi số lượng nhân viên Việt Nam tăng theo
cấp số cộng trong nhóm. Một giải thích rất đơn giản cho hiện tượng này đó là nếu
bản thân các cá nhân không biết quản lý và gia tăng năng suất cá nhân thì khi họ
làm việc chung với nhau trong một nhóm, kết quả sẽ còn tồi tệ hơn rất nhiều. Trênthực tế, các chương trình đào tạo và phát triển nhân viên tại các công ty tập trung
chủ yếu cho cá nhân.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhóm không hiệu quả - Sát thủ thầm lặng của năng suất và chất lượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm Không Hiệu Quả- Sát
Thủ Thầm Lặng Của Năng
Suất và Chất Lượng
Loạt bài chuyên môn hỗ trợ Ngày Hội HR Team Building 2013 -20/04/2013- Chủ
đề Tối Ưu Hóa Nguồn Lực- Tối Đa Hóa Doanh Thu
Năng suất và chất lượng là yếu tố sống còn đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung
và các doanh nghiệp nói riêng. Năng suất lao động cá nhân tại Việt Nam vào loại
thấp nhất thế giới theo trích dẫn của các tổ chức quốc tế và các chuyên gia tại Việt
Nam. Các ý kiến trích dẫn sau đây đã rung lên hồi chuông báo động cho năng suất
lao động cá nhân “Theo TS. Hồ Đức Hùng, Đại học Kinh tế Tp.HCM, năng suất
lao động của lao động Việt Nam hiện thấp hơn Indonesia 10 lần, Malaysia 20 lần,
Thái Lan 30 lần, Nhật Bản tới 135 lần (1)” “Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng
này, theo Giáo sư Michael Porter, chính là do năng suất lao động chung trong nền
kinh tế (động lực chính cho sự thịnh vượng) còn ở mức quá thấp. Điều này cũng
trực tiếp ảnh hưởng đến mô hình tăng trưởng vốn đang dựa nhiều vào hội nhập và
chuyển dịch lao động chế tác hiện nay (mô hình cổ điển) (2)”.
Vì lý do nhân viên có năng suất cá nhân thấp làm việc theo nhóm, hiệu suất lao
động sẽ còn sút giảm theo cấp số nhân khi số lượng nhân viên Việt Nam tăng theo
cấp số cộng trong nhóm. Một giải thích rất đơn giản cho hiện tượng này đó là nếu
bản thân các cá nhân không biết quản lý và gia tăng năng suất cá nhân thì khi họ
làm việc chung với nhau trong một nhóm, kết quả sẽ còn tồi tệ hơn rất nhiều. Trên
thực tế, các chương trình đào tạo và phát triển nhân viên tại các công ty tập trung
chủ yếu cho cá nhân. Các chương trình như kỹ năng, phát triển năng lực quản lý,
lãnh đạo đều hướng vào cá nhân. Ngay cả chương trình đào tạo nhóm cũng mang
tính chất cá nhân nhiều hơn khi các học viên tham dự thông qua các buổi đào tạo
điển hình. Các chương trình đào tạo và phát triển đúng nghĩa cho nhóm hiệu quả
như các hoạt động team building, đào tạo lồng ghép team building, các công cụ
đánh giá vai trò thành viên trong nhóm và nhóm hiệu quả chiếm tỷ trọng rất ít
trong ngân quỹ đào tạo và phát triển. Trên thực tế, nhóm không hiệu quả là sát thủ
thầm lặng của năng suất và chất lượng trong mọi công ty. Có thể nói, thiếu nhóm
hiệu quả, giá trị của các chương trình đào tạo và phát triển cá nhân không thể nào
phát huy tác dụng tối đa. Một anh giám đốc sales được cử đi học chương trình
quản lý nâng cao bán hàng tại Singapore trị giá 3000 USD nhưng anh giám đốc
này lại không thể lãnh đạo và duy trì nhóm hiệu quả cho hơn 50 nhân viên bán
hàng dưới quyền. Công ty phần mềm có thể tốn 10.000 USD cho chương trình đào
tạo quản lý dự án cho hơn 20 trưởng dự án tuy vậy các trưởng dự án này không
biết phát triển nhóm hiệu quả trong các dự án mà họ quản lý. Một tổng công ty đầu
tư hơn 30.000 USD cho các chương trình phát triển kỹ năng lãnh đạo cho toàn bộ
giám đốc khối. Trên thực tế, các giám đốc khối này không thể tạo ra nhóm hiệu
quả để đẩy toàn bộ hoạt động kinh doanh của tổng công ty. Có rất nhiều ví dụ
trong thực tế chứng tỏ các chương trình đào tạo và phát triển sẽ không có lợi ích
nhiều nếu như không có chương trình đào tạo và phát triển nhóm hiệu quả cho bản
thân các học viên trong công ty.
Nhóm hiệu quả càng quan trọng đối với các lao động Việt Nam. Theo như trích
dẫn của báo tuổi trẻ “Có một nghịch lý khá phổ biến trong không ít công ty có
nhiều người trẻ, giỏi đầu quân, đó là các bạn trẻ càng có tài thì càng dễ trở thành
kẻ thua cuộc trong các hoạt động cần tinh thần “teamwork” (làm việc theo nhóm)
(3)”. Trong bài viết trước, tác giả có nêu 9 nguyên nhân quan trọng giải thích tại
sao lao động Việt Nam rất kém khi làm việc nhóm với nhau tại . Ngoài các lý do
trên, các lý do sau cũng là những tác nhân nhấn mạnh tầm quan trọng của nhóm
hiệu quả
1-Cắt giảm biên chế: Cắt giảm biên chế và một vị trí đảm đương nhiều công việc
hơn là lý do chính yếu nâng cao tầm quan trọng của làm việc nhóm hiệu quả. Giám
đốc các công ty đối đầu với thực trạng yêu cầu công việc nhiều hơn số nhân lực sẽ
tìm cách giải thông qua yêu cầu cộng hưởng đối với nhóm làm việc.
2- Các tác nghiệp thông thường yêu cầu nhóm làm việc: Trong các công ty ngày
nay, rất ít các công việc mang tính chất cá nhân. Hơn 80 % công việc của các cá
nhân đều liên quan tới các nhóm làm việc bên trong/ ngoài công ty. Trong một số
trường hợp còn làm việc theo nhóm ảo – với các đồng nghiệp trên thế giới. Trong
môi trường làm việc đó, nhóm hiệu quả trở thành yếu tố sống còn quyết định năng
suất và chất lượng công việc.
3- Mức độ khó trong nhiệm vụ: Để giải quyết bài toán thấu đáo, các vấn đề phải
được đánh giá và nghiên cứu từ nhiều quan điểm và chức năng khác nhau. Công ty
không phát triển nhóm hiệu quả sẽ trở nên “ cận thị “ và có những góc nhìn định
kiến với các yêu cầu kinh doanh trong công ty.
4- Liên kết trong kinh doanh: Do không đủ nguồn lực nội tại, công ty thường
xuyên phải liên kết với nhau trong các dự án. Thiếu kỹ năng làm việc nhóm hiệu
quả, công ty không thể nào kết nối và phát triển các dự án với các đối tác trong và
ngoài nước.
5- Sáng tạo trong kinh doanh: Các doanh nghiệp Việt Nam thông thường bị chê
kém sáng tạo trong kinh doanh và vận hành. Lý do kém sáng tạo cũng xuất phát từ
làm việc nhóm hiệu quả kém. Các thành viên trong nhóm không biết cách lắng
nghe, tận dụng và suy xét thấu đáo các ý kiến và góc nhìn của toàn bộ thành viên.
Ý kiến của những cá nhân có tuổi , chức vụ cao và địa vị trong công ty thường
được nhóm công nhận là đúng trên bề mặt. Trong khi trên thực tế, các ý kiến này
thường mang lại những kết quả không mong muốn.
Qua những phân tích trên, đào tạo và phát triển nhóm hiệu quả là nhu cầu ưu tiên
số một trong các chương trình đào tạo tại công ty và doanh nghiệp trong năm 2013
khi mà toàn thể công ty đang đứng trước câu hỏi thách thức “ Làm thế nào để làm
ra doanh thu và kết quả kinh doanh tốt hơn với nguồn lực hạn chế hơn”. Chương
trình HR Team Building Day 2013 là nỗ lực chuyển giao một chương trình đào tạo
nhóm hiệu quả tới các CEO và các cấp lãnh đạo quản lý cấp cao. Các chuyên viên
nhân sự tham gia HR Team Building Day 2013 sẽ nhận được một chương trình
team building và phát triển nhóm hiệu quả đầy đủ để họ có thể tự thực hiện và vận
hành phát triển nhóm hiệu quả tại công ty nhằm biến slogan ” Tối Ưu Hóa Nguồn
Lực- Tối Đa Hóa Doanh Thu” trở thành hiện thực.
10 yếu tố cần thiết khi xây dựng nhóm làm việc
Các công ty ngày nay thường khuyến khích nhân viên làm việc theo nhóm để hoàn
thành công việc một cách hoàn hảo nhất. Tuy nhiên, nhiều nhóm lại không thể phát
huy hết tiềm năng của mình.
Nguyên nhân có thể là do họ không đáp ứng được 1 ( hay một số ) yếu tố cần thiết
khi xây dựng nhóm dưới đây:
1. Tất cả vì mục tiêu chung
Dù mỗi người trong nhóm có năng lực và kỹ năng riêng nhưng phải đảm bảo tất cả
mọi người đều có cùng hướng đi, đó là đạt được mục tiêu chung. Chỉ cần 1 người
trệch khỏi hướng đi chung đó, nhóm khó có thể hoàn thành công việc một cách
hiệu quả nhất.
2. Tin tưởng lẫn nhau
Một nhóm làm việc ăn ý đòi hỏi mức độ tin tưởng cao giữa các thành viên. Để xây
dựng niềm tin, bạn cần phải thực hiện đúng những gì mình đã hứa, giúp đỡ những
người khác và đối xử công bằng với mọi người.
3. Tập trung vào giải pháp
Nhiều khi mọi người mải tranh luận, phân tích về vấn đề mà quên mất điều quan
trọng là tìm ra cách giải quyết. Do đó, đừng quên thúc đẩy mọi việc tiến lên phía
trước bằng cách tập trung vào giải pháp.
4. Phát huy sức mạnh của từng cá nhân
Một nhóm làm việc hiệu quả và ăn ý là sự kết hợp những điểm mạnh của từng cá
nhân. Từ đó, hiệu quả đạt được sẽ là lớn nhất.
5. Có trách nhiệm và đáng tin cậy
Đôi khi mọi việc diễn ra không như theo kế hoạch nhưng hãy cố gắng chịu trách
nhiệm cho hành động của mình và luôn luôn trung thực. Đây cũng là cách để bạn
nhận được sự tôn trọng từ các thành viên khác trong nhóm.
6. Cố gắng từ những thành công nhỏ
Đôi khi mục tiêu cuối cùng có thể quá lớn và khó đạt được ngay. Để quá trình này
đơn giản và dễ thực hiện hơn, nhóm nên chia mục tiêu thành những phần nhỏ. Như
vậy con đường tiến tới kết quả cuối cùng sẽ rõ ràng hơn.
7. Chia sẻ thành công
Khi mọi việc không như kế hoạch, các thành viên trong nhóm thường có xu hướng
chỉ trích lẫn nhau, trong khi đạt được thành công, mọi người lại ít giao tiếp với
nhau. Bạn nên hạn chế chỉ trích và tăng cường những lời khen ngợi, động viên,
thúc đẩy nhau.
8. Tăng cường sự đoàn kết
Điều này đơn giản là các thành viên trong nhóm tìm hiểu và chia sẻ với nhau
những khó khăn và thách thức cả trong công việc lẫn cuộc sống riêng.
9. Lắng nghe lẫn nhau
Hãy lắng nghe khi thành viên khác đang nói. Đây là cách bạn thể hiện sự tôn trọng
họ.
10. Xây dựng tầm nhìn xa
Tất nhiên, thành công là mục tiêu cuối cùng của nhóm. Nhưng không phải vì thế
mà không tính đến khả năng thất bại cũng như những khó khăn cần vượt qua. Cả
nhóm hãy xây dựng một tầm nhìn xa và bao quát để phòng trừ mọi rủi ro cũng như
đảm bảo sự thành công cho cả dự án.