1. “Được thôi, tôi sẽ thử”
“Thử” là từ cần tránh. Trong công việc, chỉ có “làm hoặc không làm” và
không có chỗ cho “thử” bởi “thử” có nghĩa là bạn chưa cố gắng hết sức mình.
Do đó, hãy thuyết phục và làm yên lòng sếp bằng một lời khẳng định mạnh
mẽ hơn. Đồng thời dành tâm huyết và nỗ lực mức cao nhất có thể cho côngviệc. Và cho dù thất bại, đó là do thiếu may mắn, không đúng thời điểm mà
thôi chứ không phải do bạn lơ đãng công việc.
2. “Gì cũng được”
Khi được hỏi ý kiến hoặc đưa ra một sự lựa chọn, bạn đáp lại một cách ngắn
gọn: “Sao cũng được”. Điều đó sẽ khiến đồng nghiệp mặc định rằng bạn là
người không có lập trường, chính kiến riêng hoặc không coi trọng những gì
họ vừa nói. Kết quả là, dần dần đồng nghiệp sẽ xa lánh, cách li với bạn. Đừng
để mâu thuẫn này xảy ra bằng cách giải thích rõ hơn cho sự lựa chọn của
mình.
3. “Có thể” và “Tôi không biết”
Đôi khi trong một cuộc đối thoại, bạn thẳng thừng đáp lại rằng mình không
biết điều gì đó hoặc đưa ra một phản hồi lập lờ “có thể” thế này hoặc thế kia
để tránh đi sâu vào vấn đề chính. Tuy nhiên, người đối diện có thể nhận biết
được rằng bạn thực sự không biết hay đang trốn tránh trả lời. Do đó, nếu thực
sự không muốn trả lời, hãy giải thích rõ ràng hơn thay vì những câu nói cộc
lốc “Tôi không biết”, “Có thể”.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những câu nói gây “nguy hại” cho công việc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những câu nói gây “nguy
hại” cho công việc
Đôi khi, bạn phát ngôn một câu gì đó mà không có mục đích cụ thể hoặc đơn
giản chỉ để cho qua câu chuyện. Tuy nhiên, hãy cẩn trọng lời ăn tiếng nói của
mình vì chính những lời nói tưởng chừng vô hại đó lại có thể gây hại cho
công việc.
Những câu nói gây “nguy hại” cho công việc
Để tránh tình huống đó, hãy hạn chế những câu sau trong từ điển công sở của
bạn:
1. “Được thôi, tôi sẽ thử”
“Thử” là từ cần tránh. Trong công việc, chỉ có “làm hoặc không làm” và
không có chỗ cho “thử” bởi “thử” có nghĩa là bạn chưa cố gắng hết sức mình.
Do đó, hãy thuyết phục và làm yên lòng sếp bằng một lời khẳng định mạnh
mẽ hơn. Đồng thời dành tâm huyết và nỗ lực mức cao nhất có thể cho công
việc. Và cho dù thất bại, đó là do thiếu may mắn, không đúng thời điểm mà
thôi chứ không phải do bạn lơ đãng công việc.
2. “Gì cũng được”
Khi được hỏi ý kiến hoặc đưa ra một sự lựa chọn, bạn đáp lại một cách ngắn
gọn: “Sao cũng được”. Điều đó sẽ khiến đồng nghiệp mặc định rằng bạn là
người không có lập trường, chính kiến riêng hoặc không coi trọng những gì
họ vừa nói. Kết quả là, dần dần đồng nghiệp sẽ xa lánh, cách li với bạn. Đừng
để mâu thuẫn này xảy ra bằng cách giải thích rõ hơn cho sự lựa chọn của
mình.
3. “Có thể” và “Tôi không biết”
Đôi khi trong một cuộc đối thoại, bạn thẳng thừng đáp lại rằng mình không
biết điều gì đó hoặc đưa ra một phản hồi lập lờ “có thể” thế này hoặc thế kia
để tránh đi sâu vào vấn đề chính. Tuy nhiên, người đối diện có thể nhận biết
được rằng bạn thực sự không biết hay đang trốn tránh trả lời. Do đó, nếu thực
sự không muốn trả lời, hãy giải thích rõ ràng hơn thay vì những câu nói cộc
lốc “Tôi không biết”, “Có thể”.
4. “Tôi sẽ thông báo cho anh biết sau”
Khi mọi người không muốn làm lộ những bí mật trong công việc như quá
trình thực hiện dự án, họ thường nói “Tôi sẽ cho anh biết sau” và sau đó
không thực hiện. Làm như vậy sẽ khiến người hỏi mất hứng thú, cảm tình với
bạn và cho rằng bạn là người theo chủ nghĩa cá nhân, không muốn chia sẻ tin
tức với người khác. Để tránh tình huống này, hãy nói rõ hơn nguyên nhân
hoặc hẹn một thời điểm thích hợp bạn có thể thông báo cho họ. Đảm bảo rằng
bạn thực hiện những gì mình đã nói.
5. “Nếu A làm tốt công việc của anh ấy, tôi mới làm tốt phần việc của
mình được"
Từng người làm tốt phần việc của mình sẽ khiến cho cả dự án thành công nên
bạn hãy tập trung hoàn thành công việc của mình trước khi đặt điều kiện cho
người khác. Câu nói trên chỉ là cái cớ để bạn kéo dài thời gian nộp báo cáo
hay biện hộ cho sự lười biếng cũng như thất bại của mình. Chắc chắn, đồng
nghiệp và sếp sẽ không muốn hợp tác với một người vô trách nhiệm như vậy.
Có những cách khác hay hơn nếu bạn muốn có thêm thời gian hoàn thành
công việc như thành thật trình bày với sếp thay vì chơi trò “đổ lỗi” cho người
khác.
6. “Vâng, nhưng”
Đây lại là một lời biện hộ khác. Khi đồng nghiệp đưa ra cho bạn một lời đề
nghị hoặc giải pháp, bạn đáp lại luôn “Vâng” và kèm theo một lí do gì đó
phản lại ý kiến của họ. Làm như vậy sẽ khiến đồng nghiệp có cảm giác bạn
không coi trọng ý kiến của họ. Chắc hẳn những lần sau, khi bạn hỏi họ điều gì
đó, họ sẽ ngại ngần đưa ra lời khuyên. Thay vì trả lời ngay lập tức, hãy cân
nhắc kĩ về lời khuyên của họ. Nếu có điểm chưa tốt, trước tiên hãy cám ơn họ
và đáp “Quả là một ý kiến rất hay!”, sau đó mới tiếp tục hỏi sâu hơn về giải
pháp.
7. “Tôi e rằng”
Câu này thường được nói bằng giọng yếu ớt cùng một cái nhún vai. Đây là
một lời thì thầm khi bạn không đồng tình với ý kiến của người khác nhưng sợ
làm mất lòng họ nên né tránh trả lời thẳng thắn. Khi đồng nghiệp hỏi ý kiến
của bạn, họ muốn biết suy nghĩ thực sự của bạn. Do đó, hãy thành thật và sử
dụng từ ngữ khéo léo để đồng nghiệp thấy rằng bạn muốn đóng góp ý kiến
một cách tích cực.
8. “Tôi sẽ xem xét”
Bạn đưa ra một lời hứa suông “Tôi sẽ xem xét” khi đồng nghiệp nhờ bạn
làm việc gì đó và sau đó phớt lờ nó. Hãy quyết đoán và trung thực hơn nếu
bạn không muốn đồng nghiệp coi mình là kẻ chuyên hứa hão. Bạn có thể đáp
lại: “Tôi phải hoàn thành công việc của mình. Tôi có thể giúp anh sau khi
hoàn thành nó”. Tất nhiên, bạn phải thực hiện lời nói của mình.