Trượt đất làmộtdạng tai biến thiên nhiênxảy ratương đối phổ biến ở các vùng đồi núinước ta. Đó
là quá trình di chuyển các khối đất đálớn theomộtbềmặt và trong quá trình di chuyển ítxảy đổvỡ
hoặc đảolộn tính nguyên khốicủa các khối trượt. Nguyên nhân chủyếucủa hiệntượng trượt đất là do
hoạt độngcủanướcmặt vànướcdưới đất gây ra quá trìnhrửa trôi ngầm và tiềm thực, làm suyyếulực
liênkết giữa khối đất trượt và thânsườndốc. Quá trình trượt đất đã cungcấp nguồnvật liệutạo nên
dòng bùn - đá, gây thiệt hại nghiêm trọng vềngười và cơsởhạtầng, đặc biệt là gây ách tắc giao thông.
Tuyến đườngHồ Chí Minh chạydọc phía tây đấtnước là con đường chiếnlược quan trọng trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ, góp phần vận chuyển kịp thờilương thực, vũkhí, nhân lực từ miền Bắc chi
viện cho miền Nam. Trong giai đoạn phát triển kinhtế hiện nay, Đảng và Nhànước đã đánh giá được
vai trò quan trọngcủa tuyến đường này nên ngày 5/4/2000 Thủtướng PhanVăn Khải đã phátlệnh khởi
công xâydựng tuyến đường. ĐườngHồ Chí Minh có 3 chứcnăng chínhlà: quốc phòng, giao thôngvận
tải và giãndân,tái địnhcư. Vìvậy,việc xâydựng tuyến đườngHồ Chí Minh song songvới Quốclộ 1A
góp phầntạo nênmạnglưới giao thông hoàn chỉnh, giải quyết được tình trạng áchtắc giao thông trong
mùamưalũ,tạo điều kiện cho hành lang phía tây phát triển kinhtế - xãhội vàcủngcố an ninh, quốc
phòng.
Phía tâytỉnh Quảng Bình là vùng đồi núi hiểm trở,lạinằm trong vùng có nhiều thiên tai.Vớilượng
mưalớn vàtập trung vàomột thời gian ngắn (từ tháng 9 đến tháng 12)kếthợpvới ảnhhưởngcủa gió
mùa đôngbắc và các loại hình thời tiết đặc biệt như: bão, áp thấp nhiệt đới. thườngxảy ra ngậpúng
nghiêm trọng ở đồngbằng và trượt đất,lũ quét ở vùng đồi núi. Ngoài ra, khi tuyến đường hoàn thànhsẽ
có nhiềuhộ dâncư đến sinhsống và quá trình phát triển kinhtếsẽ làm giảm diện tíchlớp phủ thựcvật,
từ đó gây mất ổn định mái dốc và hiện tượng trượt đất có thểxảy ra ngày càng nghiêm trọng hơn.
7 trang |
Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 1437 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những đặc điểm địa hình - Địa mạo liên quan đến quá trình trượt đất dọc đoạn đi qua tỉnh quảng bình của tuyến đường Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những đặc điểm địa hình - Địa mạo liên quan đến quá trình trượt lở đất dọc tuyến đường ... Page 1 of 7
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH - ĐỊA MẠO LIÊN QUAN ĐẾN QUÁ
TRÌNH TRƯỢT ĐẤT DỌC ĐOẠN ĐI QUA TỈNH QUẢNG BÌNH CỦA
TUYẾN ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH
HÀ VĂN HÀNH, HOÀNG NGÔ TỰ DO
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
Tóm tắt: Trượt đất là một dạng tai biến thiên nhiên xảy ra tương đối phổ biến ở các vùng đồi núi
Việt Nam, nhất là dọc các tuyến giao thông mới được xây dựng, và thường đưa đến các hậu quả
rất nghiêm trọng. Hiện tượng trượt đất vừa chịu tác động của các yếu tố tự nhiên, đồng thời vừa
chịu sự tác động của con người.
Trên cơ sở phân tích đặc điểm địa hình - địa mạo, mức độ ổn định sườn dốc và quy luật phân
bố các điểm trượt đất xảy ra dọc đoạn đi qua tỉnh Quảng Bình của tuyến đường Hồ Chí Minh, bài
báo chỉ ra các vùng có khả năng trượt đất cao, đồng thời đề xuất một số giải pháp để việc phòng
chống trượt đất đạt được hiệu quả.
MỞ ĐẦU
Trượt đất là một dạng tai biến thiên nhiên xảy ra tương đối phổ biến ở các vùng đồi núi nước ta. Đó
là quá trình di chuyển các khối đất đá lớn theo một bề mặt và trong quá trình di chuyển ít xảy đổ vỡ
hoặc đảo lộn tính nguyên khối của các khối trượt. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng trượt đất là do
hoạt động của nước mặt và nước dưới đất gây ra quá trình rửa trôi ngầm và tiềm thực, làm suy yếu lực
liên kết giữa khối đất trượt và thân sườn dốc. Quá trình trượt đất đã cung cấp nguồn vật liệu tạo nên
dòng bùn - đá, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và cơ sở hạ tầng, đặc biệt là gây ách tắc giao thông.
Tuyến đường Hồ Chí Minh chạy dọc phía tây đất nước là con đường chiến lược quan trọng trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ, góp phần vận chuyển kịp thời lương thực, vũ khí, nhân lực từ miền Bắc chi
viện cho miền Nam. Trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay, Đảng và Nhà nước đã đánh giá được
vai trò quan trọng của tuyến đường này nên ngày 5/4/2000 Thủ tướng Phan Văn Khải đã phát lệnh khởi
công xây dựng tuyến đường. Đường Hồ Chí Minh có 3 chức năng chính là: quốc phòng, giao thông vận
tải và giãn dân, tái định cư. Vì vậy, việc xây dựng tuyến đường Hồ Chí Minh song song với Quốc lộ 1A
góp phần tạo nên mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, giải quyết được tình trạng ách tắc giao thông trong
mùa mưa lũ, tạo điều kiện cho hành lang phía tây phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh, quốc
phòng.
Phía tây tỉnh Quảng Bình là vùng đồi núi hiểm trở, lại nằm trong vùng có nhiều thiên tai. Với lượng
mưa lớn và tập trung vào một thời gian ngắn (từ tháng 9 đến tháng 12) kết hợp với ảnh hưởng của gió
mùa đông bắc và các loại hình thời tiết đặc biệt như: bão, áp thấp nhiệt đới... thường xảy ra ngập úng
nghiêm trọng ở đồng bằng và trượt đất, lũ quét ở vùng đồi núi. Ngoài ra, khi tuyến đường hoàn thành sẽ
có nhiều hộ dân cư đến sinh sống và quá trình phát triển kinh tế sẽ làm giảm diện tích lớp phủ thực vật,
từ đó gây mất ổn định mái dốc và hiện tượng trượt đất có thể xảy ra ngày càng nghiêm trọng hơn.
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TRƯỢT ĐẤT
1. Hiện tượng trượt đất và các kiểu trượt đất chính
a. Hiện tượng trượt đất: Trượt đất là hiện tượng di chuyển các khối đất đá trên sườn dốc theo một mặt
trượt nào đó. Khối đất đá bị trượt gọi là thân khối trượt. Chiều rộng của thân khối trượt có thể tới hàng
trăm mét, thể tích có khi tới hàng vạn mét khối hoặc hơn. Đặc điểm hình thái nổi bật của của một khối
trượt là nó còn giữ được tính nguyên khối hoặc có thể bị rạn nứt, nhưng chưa đến mức vỡ ra. Do tác
dụng của trọng lực và lực ma sát, đỉnh và chân khối trượt thường bị biến dạng chút ít. Tuy nhiên, trên bề
mặt khối trượt, cây cối vẫn tồn tại và phát triển, nhưng thân cây có thể bị uốn cong hoặc xiêu vẹo nên
được gọi là "rừng say". Đây được coi là dấu hiệu quan trọng để dự báo trượt đất sắp xảy ra ở một nơi
nào đó [1].
b. Các kiểu trượt đất chính: Theo đặc điểm vận động của khối trượt, có thể phân chia thành 2 kiểu
trượt đất:
3/27/2007
Những đặc điểm địa hình - Địa mạo liên quan đến quá trình trượt lở đất dọc tuyến đường ... Page 2 of 7
- Trượt trôi: Khối trượt bắt đầu chuyển động từ phía chân rồi lan dần về phía đỉnh. Kiểu trượt này
làm cho khối trượt trôi theo mặt sườn về phía chân dốc.
- Trượt đẩy: Chuyển động trượt bắt đầu từ đỉnh rồi do sức đẩy sinh ra từ trọng lực của phần trên khối
trượt mà các bộ phận bên dưới phải vận động theo về phía chân sườn. Do lực ma sát giữa thân khối trượt
và khối đá gốc rất lớn nên ở kiểu trượt đẩy này thường xuất hiện gò biến dạng rất đặc trưng tại chân khối
trượt.
2. Các điều kiện dẫn đến hiện tượng trượt đất
Hiện tượng trượt đất xảy ra phổ biến ở nhiều nơi, nhưng nó chỉ xảy ra trong những điều kiện nhất
định, khi có tình trạng mất cân bằng về trọng lực. Trạng thái này thường xảy ra khi lớp vỏ phong hoá
dày, vật chất trên sườn dốc bị thấm đẫm nước, chân sườn bị hụt hẫng, vận động kiến tạo và cấu trúc địa
chất thuận lợi... Cụ thể là:
- Những nơi có lượng mưa lớn và tập trung với cường độ cao thì nước mưa sẽ thấm vào đất làm tăng
trọng lượng của tầng trên mặt và khi đạt đến bề mặt tầng không thấm nước sẽ gây nên hiện tượng xói
ngầm. Nếu tầng không thấm nước là sét thì khi bị thấm nước, nó sẽ trở nên rất trơn và dễ gây ra trượt
đất.
- Nếu trên bề mặt sườn dốc có hệ thống đứt gãy kiến tạo phát triển sẽ làm cho đất đá vụn nát, có
nhiều khe nứt, tạo điều kiện cho nước thấm xuống làm giảm lực kháng cắt của đất đá, từ đó nguy cơ
phát sinh trượt đất càng cao hơn.
- Điều kiện về cấu trúc và thế nằm của đá có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình trượt đất. Khi các tầng
đá có thế nằm cắm về phía thung lũng, tức là nghiêng theo chiều dốc của sườn thì trượt đất dễ xảy ra
hơn.
- Địa hình cao, độ dốc và độ chia cắt ngang lớn sẽ tạo ra năng lượng địa hình lớn, là điều kiện thuận
lợi cho các quá trình trượt đất có nguồn gốc trọng lực. Vận động kiến tạo hiện đại và các trận động đất
cũng gây nên các tai biến trượt lở cộng sinh.
- Quá trình trượt đất còn chịu ảnh hưởng của các tác động nhân sinh như: cắt xén chân dốc khi làm
đường giao thông, xây dựng các công trình có tải trọng lớn trên sườn dốc, khai thác mỏ bằng phương
pháp nổ mìn, hoạt động của các phương tiện cơ giới...
II. KHẢ NĂNG TRƯỢT ĐẤT Ở VÙNG NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm địa hình - địa mạo liên quan đến trượt đất
Địa hình tỉnh Quảng Bình thấp dần từ tây sang đông, phía tây là dãy Trường Sơn với nhiều đỉnh núi
cao trên 1.000 m, phía đông địa hình thấp dần nhưng do chiều ngang hẹp nên độ dốc địa hình ở Quảng
Bình khá lớn. Theo cấu trúc địa hình - địa mạo, có thể chia Quảng Bình thành 4 vùng:
- Vùng núi ở phía tây có diện tích 522.624 ha, chiếm 65% diện tích tự nhiên. Phần lớn diện tích vùng
này là các núi có độ cao 500-600 m cấu tạo bởi đá phiến biến chất, cát - bột kết. Các núi có độ cao trên
1.000 m được cấu tạo bởi đá xâm nhập, với các đỉnh nhọn, sườn dốc (độ dốc trung bình 25o), độ chia cắt
sâu trung bình 250-500 m. Đặc trưng tiêu biểu nhất của vùng núi Quảng Bình là địa hình karst phân bố
rộng rãi với 2 khối đá vôi rất lớn là Kẻ Bàng và Khe Ngang.
- Vùng đồi trung du có diện tích 161.775 ha, chiếm 20% diện tích tự nhiên, chạy dọc theo các thung
lũng sông lớn như Rào Nậy, Kiến Giang; độ cao thay đổi từ 50 đến 250 m, độ dốc trung bình 3-8o và
được cấu tạo bởi các trầm tích lục nguyên, đá biến chất. Do bị tác động mạnh của quá trình bóc mòn,
rửa trôi nên địa hình có dạng mềm mại, thường là các quả đồi độc lập hoặc dãy đồi thấp dạng dải.
- Vùng đồng bằng duyên hải có độ cao nhỏ hơn 15 m với diện tích 88.561 ha, chiếm 11% diện tích tự
nhiên và địa hình có nguồn gốc mài mòn - bồi tụ.
- Vùng cát ven biển chạy dài dọc phía đông của tỉnh, diện tích khoảng 32.140 ha, chiếm 4% diện tích
tự nhiên, độ cao thay đổi từ vài mét cho đến vài chục mét, độ dốc lớn. Tại vùng này, do tác động của gió
và nước, hiện tượng cát bay, cát lấp diễn ra rất mạnh.
Tuyến đường Hồ Chí Minh thuộc địa phận tỉnh Quảng Bình có chiều dài tổng cộng là 402 km, bắt
đầu từ Tân Ấp (giáp Hà Tĩnh) đến Khe Gát dài 97 km và tại đây tuyến đường chia ra 2 nhánh:
3/27/2007
Những đặc điểm địa hình - Địa mạo liên quan đến quá trình trượt lở đất dọc tuyến đường ... Page 3 of 7
- Nhánh đông dài 121 km, chạy từ Khe Gát đến phía nam An Mã (giáp Quảng Trị), chủ yếu được xây
dựng trên cơ sở nâng cấp Quốc lộ 15.
- Nhánh tây dài 184 km, bắt đầu từ Khe Gát đến phía nam Làng Ho (giáp Quảng Trị), được xây dựng
trên cơ sở nâng cấp đường Trường Sơn cũ theo tiêu chuẩn cấp IV và V đường miền núi.
Hai nhánh đường này còn liên kết với nhau bằng các tỉnh lộ 10, 12, 16, 20, tạo nên hệ thống giao
thông khá hoàn chỉnh ở vùng phía tây tỉnh.
Tuyến đường từ Tân Ấp đến Khe Gát và chạy theo nhánh tây từ Khe Gát đến Làng Ho chủ yếu đi qua
vùng núi rất hiểm trở với các đặc điểm địa hình - địa mạo cụ thể như sau:
- Đoạn từ Tân Ấp đến Khe Gát chạy qua địa hình có độ cao 200-300 m, độ chia cắt sâu dao động lớn,
từ 20 đến 300 m/km2 (tại vùng đèo Đá Đẽo là 400 m/km2), độ chia cắt ngang dao động từ 1 đến 3
km/km2 (tại Khe Rinh là 5 km/km2), độ dốc trung bình 15-20o.
- Đoạn từ Khe Gát đến Làng Ho chạy qua địa hình có độ cao 500-600 m, cá biệt có nơi lên tới 1.000
m (đoạn đi qua xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch), độ dốc địa hình là 15-35o, độ chia cắt sâu lớn, từ 100
đến 300 m/km2 (một số đoạn đi qua xã Trường Sơn lên tới 600 m/km2). Độ chia cắt ngang thay đổi liên
tục dọc theo tuyến đường. Ở xã Phúc Trạch là 1,5 - 3,0 km/km2, từ Sơn Trạch qua Tân Trạch giảm
xuống còn 0,5 - 1,5 km/km2, ở địa phận xã Trường Sơn là 1,5 - 3,0 km/km2, nhưng đến xã Lâm Thủy và
Kim Thủy độ chia cắt ngang giảm xuống chỉ còn khoảng 0,5 km/km2.
Độ dốc địa hình lớn, độ chia cắt sâu và chia cắt ngang lớn, cộng với các tác nhân khí hậu ẩm ướt,
lượng mưa lớn tập trung trong thời gian rất ngắn (từ tháng 9 đến tháng 12), lớp vỏ phong hoá dày với
thành phần có nhiều sét... là những điều kiện địa hình - địa mạo thuận lợi cho sự phát triển của hoạt
động trượt lở. Đặc biệt, việc thi công bạt mái taluy quá dốc khi xây dựng đường, phá hủy lớp phủ thực
vật... có thể gây ra sự mất ổn định sườn và kích thích quá trình trượt lở xảy ra.
Riêng đoạn đường từ Khe Gát đến An Mã (nhánh đông) chủ yếu đi qua vùng đồi và đồng bằng - đồi
với độ cao phổ biến 10-20 m, độ dốc địa hình trung bình 3-8o và chia cắt ngang từ 0,5 đến 1,0 km/km2.
Tuy nhiên, vùng Troóc (Bố Trạch) và đoạn đi qua xã Trường Xuân (Quảng Ninh) có địa hình khá hiểm
trở và được coi là một trong những vùng có nguy cơ trượt lở cao nhất của nhánh đông đoạn đi qua tỉnh
Quảng Bình.
2. Mức độ ổn định sườn và khả năng trượt đất
a. Xác định sự ổn định của sườn dốc: Việc xác định nguyên nhân gây ra trượt đất ở các sườn dốc là
công việc rất khó khăn. Trong thực tế, hầu hết các trường hợp trượt lở đều do nhiều nguyên nhân gây ra
và hiếm khi chỉ do một nguyên nhân duy nhất. Xác định nguyên nhân gây ra trượt đất chính là tìm ra các
yếu tố tác động gây phá hủy sự ổn định sườn dốc. Quan hệ giữa tổng các lực chống lại sự di chuyển khối
đất đá (∑S) và tổng các lực gây trượt (∑T) được T.V. Zvonkova [6] gọi là hệ số ổn định (K) và được xác
định theo công thức:
K = ∑S / ∑T (1)
Sườn và đất đá hình thành sườn sẽ trong trạng thái ổn định nếu K > 1, khi mà ∑S > ∑T. Khi K = 1,
tức là ∑S = ∑T thì sườn nằm trong trạng thái cân bằng giới hạn. Nếu K < 1, tức là ∑S < ∑T thì sườn
trong trạng thái không ổn định.
Khi phân tích các lực tác động lên một khối đá nằm trên sườn dốc, thì góc dốc đóng vai trò quan
trọng trong việc thiết lập tỷ số ban đầu của các lực chống trượt và gây trượt (Hình 1).
3/27/2007
Những đặc điểm địa hình - Địa mạo liên quan đến quá trình trượt lở đất dọc tuyến đường ... Page 4 of 7
Hình 1. Các lực tác động lên khối đá nằm trên sườn dốc.
Ghi chú: α: Góc dốc của mặt trượt; P: Trọng lượng khối đá; T: Lực tiếp tuyến có xu thế làm cho khối đá di
chuyển xuống sườn dốc (còn gọi là lực gây trượt) và = P.sinα; N: Lực pháp tuyến và = P.cosα; S: Lực ma sát có
xu thế giữ khối đá lại trên sườn dốc. Lực ma sát có quan hệ với lực pháp tuyến thông qua hệ số ma sát (f) và được
thể hiện theo công thức: S = N.f = P.cosα.tgф (với f = tgф và ф là góc ma sát trong của đất đá).
Từ công thức (1) có thể viết:
SP.cosα.tgφ
K =
SP.sin α
Ứng với một loại đất đá thì có một giá trị góc ma sát trong xác định, nên khi thay đổi độ dốc của sườn
thì hệ số ổn định sẽ thay đổi theo. Ở trạng thái cân bằng giới hạn K = 1, thì ta có: α = ф. Do đó, khi α <
ф thì sườn sẽ ổn định.
Trên cơ sở mô hình số địa hình, bản đồ độ dốc, bản đồ đất và bản đồ thực vật cùng với các dẫn liệu
đầu vào khác, bản đồ độ ổn định sườn ở tỉnh Quảng Bình được thành lập dưới sự trợ giúp của phần mềm
Sinmap chạy trong môi trường Arcview [5]. Diện tích và tỷ lệ của các cấp ổn định được trình bày ở
Bảng 1.
Qua Bảng 1 ta thấy diện tích sườn có mức độ không ổn định chiếm hơn 25% địa phận tỉnh Quảng
Bình và tập trung ở vùng đồi núi, nơi có tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua. Do đó, để phục vụ cho công
tác duy tu, bảo dưỡng và cảnh báo ách tắc giao thông vào mùa mưa lũ, đồng thời phục vụ cho công tác
quy hoạch các điểm dân cư và phát triển sản xuất có hiệu quả, các vùng có tiềm năng trượt lở cần phải
được nghiên cứu một cách đầy đủ.
Bảng 1. Thống kê diện tích và tỷ lệ ổn định sườn ở tỉnh Quảng Bình
TT Mức độ ổn định Diện tích (km2) Tỷ lệ (%)
1 Rất ổn định 4.598,26 58,9
2 Ổn định 441,88 5,6
3 Tương đối ổn định 755,06 9,7
4 Không ổn định 2.014,74 25,8
Nguồn: Viện Địa lý [5]
b. Quy luật phân bố các điểm trượt đất: Trượt đất xảy ra do nhiều yếu tố tác động như: địa chất, địa
hình, địa mạo, khí hậu, lớp phủ thực vật và hoạt động của con người [2]. Vì vậy, việc tìm ra quy luật
phân bố các điểm trượt là rất khó khăn, nhưng vô cùng cần thiết. Trên cơ sở khảo sát thực địa, kết hợp
với việc phân tích mối quan hệ của các vết trượt với các yếu tố tự nhiên và nhân tạo, bước đầu có thể rút
ra một số quy luật như sau:
- Số lượng các điểm trượt đất tỷ lệ thuận với độ cao và độ dốc địa hình. Mặc dù mới trải qua vài mùa
mưa, nhưng chúng ta đã và đang phải đối mặt với tai biến trượt đất dọc tuyến đường Hồ Chí Minh. Có
trên 50% điểm trượt lở phân bố ở vùng có độ cao địa hình lớn hơn 500 m và độ dốc trên 30o.
- Bề dày lớp vỏ phong hoá càng lớn thì khả năng trượt đất càng cao. Kết quả khảo sát cho thấy chỉ
3/27/2007
Những đặc điểm địa hình - Địa mạo liên quan đến quá trình trượt lở đất dọc tuyến đường ... Page 5 of 7
dưới 15% số điểm trượt có bề dày lớp vỏ phong hoá nhỏ hơn 2 m, 35% điểm trượt có bề dày 2-5 m
và trên 50% điểm trượt có bề dày trên 5 m.
- Thành phần của đá khác nhau thì khả năng xảy ra trượt lở cũng khác nhau. Địa phận Quảng Bình
nằm trọn trên 2 đới cấu trúc Long Đại và Hoành Sơn thuộc miền uốn nếp Việt-Lào. Ở đây phân bố rộng
rãi các đá trầm tích, đá biến chất và đá magma axit. Kết quả nghiên cứu cho thấy rất ít khi gặp các điểm
trượt tại những nơi phân bố đá magma. Ngược lại, phần lớn các điểm trượt đất xảy ra ở những nơi mà
thành phần đá gốc phong hoá là đá trầm tích hoặc đá biến chất.
Bên cạnh các quy luật nêu trên, quá trình trượt đất còn liên quan chặt chẽ với lượng mưa, cường độ
mưa và mức độ tác động của con người. Vì vậy, các tháng 10 và 11 là thời gian có khả năng xảy ra
nhiều trượt lở trong năm. Ở những nơi thảm thực vật bị phá hủy, thành taluy quá dốc cũng cần đề phòng
trượt đất xảy ra.
c. Những trọng điểm trượt đất dọc tuyến đường: Tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua tỉnh Quảng Bình
nằm trên vùng đồi núi với độ cao, độ dốc địa hình, thành phần thạch học và lớp vỏ phong hoá khác nhau
nên khả năng trượt lở không giống nhau. Kết quả sưu tầm tài liệu và khảo sát thực địa cho thấy có
những trọng điểm tiềm ẩn tai biến trượt đất như sau:
- Đoạn từ Tân Ấp đến Khe Gát: độ cao trung bình 200-300 m, nhưng vùng Tân Ấp và đèo Đá Đẽo có
độ cao trên 500 m, địa hình hiểm trở, được coi là những nơi có khả năng trượt đất tương đối cao.
- Đoạn từ Khe Gát đến Làng Ho (nhánh tây): đoạn phía bắc Bố Trạch chủ yếu đi qua vùng đá vôi
Phong Nha - Kẻ Bàng nên trượt lở ít có khả năng xảy ra, mà thay vào đó là hiện tượng trượt lở đá. Còn
nửa phía nam Bố Trạch lại đi qua vùng núi có độ cao lớn, có nơi trên 1.000 m (thuộc xã Tân Trạch) và
hiểm trở, nên đây là vùng có khả năng trượt lở cao nhất. Đoạn từ phía tây nông trường Việt Trung đến
Làng Ho có độ cao trung bình 500-600 m, địa hình khá hiểm trở nên cũng rất dễ xảy ra trượt lở, đặc biệt
là đoạn từ Làng Cát đến Làng Ho và xã Trường Sơn thuộc huyện Quảng Ninh.
- Đoạn từ Khe Gát đến An Mã (nhánh đông): chủ yếu đi qua vùng gò đồi với độ cao trung bình 20-40
m và độ dốc nhỏ nên ít có khả năng trượt đất. Tuy nhiên, cần lưu ý các vùng Troóc (Bố Trạch) và
Trường Xuân (Quảng Ninh) là những nơi có địa hình hiểm trở, dễ xây ra trượt đất và lũ quét.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG TRƯỢT LỞ ĐẤT DỌC TUYẾN ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH
1. Các giải pháp khoa học công nghệ
Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể, ta có thể đưa ra những giải pháp phòng chống trượt đất thích hợp.
Nhìn chung có các giải pháp chủ yếu sau:
- Chống tác dụng phá hoại của nước mặt bằng cách đào các rãnh thoát nước để đưa nước chảy theo
hướng khác hoặc đẩy nhanh quá trình thoát nước mưa trên bề mặt sườn dốc (hệ thống rãnh định hướng,
phân bậc sườn dốc) nhằm hạn chế quá trình thấm, trồng các loại cây cỏ chống xói mòn đất.
3/27/2007
Những đặc điểm địa hình - Địa mạo liên quan đến quá trình trượt lở đất dọc tuyến đường ... Page 6 of 7
Hình 2. Sơ đồ hệ thống đường Hồ Chí Minh thuộc địa phận tỉnh Quảng Bình
- Chống tác dụng phá hoại của nước dưới đất bằng hệ thống thoát nước ngầm (rãnh ngầm, hầm thoát,
giếng ngầm...).
- Giảm tải trọng phía trên khối trượt bằng cách đào bỏ một phần đất đá để tăng sự cân bằng tĩnh học
(áp dụng khi mặt trượt dốc ở phần trên, thoải ở phần dưới), bạt thoải mái dốc, không xây dựng công
trình ở vị trí làm tăng tải trọng trên mái dốc.
- Sử dụng các biện pháp công trình như tường chắn, kè chống xói lở, hệ thống cọc chống đỡ ở chân
sườn dốc với móng đặt sâu dưới mặt trượt và nằm trên nền đá gốc.
2. Các giải pháp khác
Để phòng chống trượt đất có hiệu quả, ngoài những giải pháp về khoa học công nghệ nêu trên, cần
phải kết hợp với các giải pháp khác như:
- Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về nguyên nhân và hậu quả của các tai biến thiên nhiên nói
chung và trượt đất nói riêng.
- Thành lập các Ban phòng chống tai biến thiên nhiên cấp xã và các nhóm tình nguyện viên cấp thôn
bản để đối phó với tai biến có hiệu quả.
- Tiến hành nghiên cứu chi tiết và phân vùng trọng điểm trượt lở, đồng thời hạn chế đi lại trên những
đoạn đường có mức độ nguy hiểm cao về mùa mưa lũ.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trượt đất dọc đoạn đi qua tỉnh Quảng Bình của tuyến đường Hồ Chí Minh, bước đầu
có thể rút ra một số kết luận như sau:
- Trượt đất là một dạng tai biến thiên nhiên xảy ra tương đối phổ biến ở các vùng đồi núi nước ta,
nhất là dọc các tuyến giao thông mới được xây dựng.
- Quá trình trượt đất chịu tác động của các yếu tố tự nhiên như: địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn,
thảm thực vật..., đồng thời vừa chịu sự tác động của con người như: cắt xén chân dốc, tăng tải trọng trên
sườn dốc, nổ mìn, hoạt động của các phương tiện cơ giới...
3/27/2007
Những đặc điểm địa hình - Địa mạo liên quan đến quá trình trượt lở đất dọc tuyến đường ... Page 7 of 7
- Trượt đất xảy ra trên tuyến đường Hồ Chí Minh tuân theo quy luật là: độ cao và độ dốc địa hình
càng lớn, lớp vỏ phong hoá càng dày và nằm trên đá trầm tích thì dễ xảy ra trượt đât. Ngoài ra, quá trình
trượt lở còn liên quan chặt chẽ với lượng mưa, cường độ mưa và mức độ tác động của con người.
- Dọc tuyến đường có một số vùng được coi là trọng điểm trượt đất như các vùng: Tân Ấp (Minh
Hoá), Tân Trạch (Bố Trạch), đèo Đá Đẽo, xã Trường Sơn