Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả các giải pháp phòng tránh và xử lý các biến chứng sau phẫu thuật cắt xương
thái dương.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 9/2009 đến tháng 9/2012, 10 trường hợp cắt xương thái
dương được thực hiện đối với các bệnh nhân ung thư tai và xương thái dương. Các bệnh nhân bao gồm 4 nam và
6 nữ, tuổi giao động từ 33 đến 78. Giải phẫu bệnh bao gồm 8 carcinôm tế bào gai, 1 carcinôm nhầy bì, và 1
carcinôm tuyến bọc dạng nhú. U được phân giai đoạn theo đại học Pittsburgh, Hoa Kỳ. Cắt xương thái dương
bán phần bao gồm toàn bộ tuyến mang tai, lồi cầu xương hàm dưới và nạo vét hạch cổ trên cơ vai móng được
thực hiện trên 7 bệnh nhân. 3 bệnh nhân còn lại thực hiện cắt xương thái dương phần ngoài phối hợp cắt xương
đá bán phần. Thắt xoang sigma và tái tạo màng cứng được thực hiện trên 1 bệnh nhân. Hố mổ được tái tạo với
keo sinh học, mỡ bụng, vạt có cuốn của các cơ ngực lớn, cơ lưng rộng, cơ thang, và vạt tự do cơ thon. 9 bệnh nhân
được xạ trị sau mổ. Theo dõi sau mổ bằng CT và MRI.
Kết quả: Chảy dịch não tủy qua vết thương và viêm màng não xảy ra trên hai bệnh nhân được kiểm soát tốt
bằng kháng sinh sau mổ kết hợp dẫn lưu thắt lưng. Bệnh nhân thắt xoang sigma có phù não thoáng qua được xử
trí tốt bằng phác đồ chống phù não. Một bệnh nhân nhiễm trùng vết thương được xử lý tốt bằng kháng sinh sau
mổ. Thời gian theo dõi trung bình là 15 tháng. Trong 4 bệnh nhân chết do tái phát tại chổ, 2 bệnh nhân có biên
phẫu thuật dương tính.
Kết luận: Phẫu thuật cắt xương thái dương trên bệnh nhân ung thư tai cải thiện khả năng lấy bỏ u với biên
âm tính so với phẫu thuật khoét rỗng đá chũm truyền thống. Việc hiểu rõ cấu trúc giải phẫu cũng, thực hiện tốt
tái tạo hố mổ, và theo dõi sát giúp giảm thiểu tối đa những biến chứng trong và sau phẫu thuật.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những giải pháp phòng tránh và xử lý các biến chứng của phẫu thuật cắt xương thái dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 138
NHỮNG GIẢI PHÁP PHÒNG TRÁNH VÀ XỬ LÝ CÁC BIẾN CHỨNG
CỦA PHẪU THUẬT CẮT XƯƠNG THÁI DƯƠNG
Nguyễn Quảng Đại*, Lý Xuân Quang**, Trần Văn Dương***,
Trần Minh Trí****, Nguyễn Phong****, Võ Hiếu Bình**, Trần Minh Trường*****
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả các giải pháp phòng tránh và xử lý các biến chứng sau phẫu thuật cắt xương
thái dương.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 9/2009 đến tháng 9/2012, 10 trường hợp cắt xương thái
dương được thực hiện đối với các bệnh nhân ung thư tai và xương thái dương. Các bệnh nhân bao gồm 4 nam và
6 nữ, tuổi giao động từ 33 đến 78. Giải phẫu bệnh bao gồm 8 carcinôm tế bào gai, 1 carcinôm nhầy bì, và 1
carcinôm tuyến bọc dạng nhú. U được phân giai đoạn theo đại học Pittsburgh, Hoa Kỳ. Cắt xương thái dương
bán phần bao gồm toàn bộ tuyến mang tai, lồi cầu xương hàm dưới và nạo vét hạch cổ trên cơ vai móng được
thực hiện trên 7 bệnh nhân. 3 bệnh nhân còn lại thực hiện cắt xương thái dương phần ngoài phối hợp cắt xương
đá bán phần. Thắt xoang sigma và tái tạo màng cứng được thực hiện trên 1 bệnh nhân. Hố mổ được tái tạo với
keo sinh học, mỡ bụng, vạt có cuốn của các cơ ngực lớn, cơ lưng rộng, cơ thang, và vạt tự do cơ thon. 9 bệnh nhân
được xạ trị sau mổ. Theo dõi sau mổ bằng CT và MRI.
Kết quả: Chảy dịch não tủy qua vết thương và viêm màng não xảy ra trên hai bệnh nhân được kiểm soát tốt
bằng kháng sinh sau mổ kết hợp dẫn lưu thắt lưng. Bệnh nhân thắt xoang sigma có phù não thoáng qua được xử
trí tốt bằng phác đồ chống phù não. Một bệnh nhân nhiễm trùng vết thương được xử lý tốt bằng kháng sinh sau
mổ. Thời gian theo dõi trung bình là 15 tháng. Trong 4 bệnh nhân chết do tái phát tại chổ, 2 bệnh nhân có biên
phẫu thuật dương tính.
Kết luận: Phẫu thuật cắt xương thái dương trên bệnh nhân ung thư tai cải thiện khả năng lấy bỏ u với biên
âm tính so với phẫu thuật khoét rỗng đá chũm truyền thống. Việc hiểu rõ cấu trúc giải phẫu cũng, thực hiện tốt
tái tạo hố mổ, và theo dõi sát giúp giảm thiểu tối đa những biến chứng trong và sau phẫu thuật.
Từ khóa: Cắt xương thái dương.
ABSTRACT
SOLUTIONS FOR PREVETING AND HANDLING THE COMPLICATIONS OF TEMPORAL BONE
RESECTION
Nguyen Quang Dai, Ly Xuan Quang, Tran Van Duong, Tran Minh Tri, Nguyen Phong, Vo Hieu Binh,
Tran Minh Truong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 138 - 143
Objectives: The aim of this study was to describe solutions for preventing and handling the complications of
temporal bone resection.
Materials and Methods: From 9/2009 to 9/2012, 10 temporal bone resections were performed for patients
with malignancies of the ear and temporal bone. These patients were 4 male and 6 female with the age ranged from
* Khoa Tai Mũi Họng, BV FV ** Bộ Môn Tai Mũi Họng, Trường Đại Học Y Dược TP HCM
*** Khoa Chấn Thương Chỉnh Hình, BV Chợ Rẫy **** Khoa Ngoại Thần Kinh, BV Chợ Rẫy
***** Khoa Tai Mũi Họng, BV Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: Ths Nguyễn Quảng Đại ĐT: 0908988278 Email: dainguyen72@yahoo.co.uk
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng –Mắt 139
33 to 78 years. The pathological entities included 8 squamous cell carcinomas, 1 papillary cystic carcinoma, and 1
mucoepidermoid carcinoma. Tumors were graded according to the University of Pittsburgh system. Three
patients underwent lateral temporal bone resection (LTBR) + subtotal petrosectomy (SP). Seven patients was
performed subtotal temporal bone resection (STBR) including total parotidectomy, mandibular condylectomy, and
supraomohyoid neck dissection. Ligation of the sigmoid sinus and dural reconstruction was done in the same one
patient. The surgical cavities were reconstructed with abdominal fat, pectoralis myocutaneous flap, latissimus
dorsi myocutaneous flap, trapezius myocutaneous flap, and gracilis myocutaneous free flap. 9 out of 10 patients
received post-op radiotherapy. Pre-op and post-op radiologic evaluation was done with CT and MRI.
Results: Post-op CSF leak and meningitis which occurred in two patients were well controlled with
antibiotic and lumbar drainage. Transient cerebral edema which happenned in the patient with sigmoid sinus
ligation was controlled very well with protocol for serebral edema. A patient with wound infection was treated
with antibiotic.
Conclusion: Temporal bone resection which was recommended for the malignancies of the ear improved
probability of tumour removal with tumour-free margin compared with traditional radical mastoidectomy. Well
understanding of the surgical anatomy, reconstruction of the surgical cavity, and close observation help to markly
reduce the complications during and after surgery.
Keywords: Temporal bone resections.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thái độ miễn cưỡng ban đầu của cộng đồng
y khoa chấp nhận phẫu thuật đáy sọ bên nói
chung và phẫu thuật cắt xương thái dương nói
riêng là do sợ rằng sẽ có một tỉ lệ biến chứng cao
không thể chấp nhận được. Điều này đặc biệt
đúng do sự phơi bày các cấu trúc tinh tế trong sọ
với một biển vi khuẩn trong mũi, các xoang cạnh
mũi, vòm, và khoang tai giữa. Những biến
chứng thường gặp nhất là chảy dịch não tủy,
viêm màng não, và liệt các dây thần kinh sọ.
Bảng 1: Biến chứng của phẫu thuật.
Số bệnh nhân viêm màng não
Tác giả Số bệnh nhân Chảy DNT (Số, %) Sớm Muộn Tổng (%)
Bergermann và cộng sự
(1)
Schramm
(2)
Ketcham và cộng sự
(3)
21
32
48
1(5)
-
12(25)
0
1
-
0
0
-
0
0
6(12,5)
Sau đây là một tổng kết khá đầy đủ của tác
giả Manolidis(8) thực hiện dưới sự hướng dẫn
của giáo sư Glasscock về các biến chứng đã
gặp ở 298 trường hợp phẫu thuật đáy sọ bên.
Bảng 2: Các biến chứng đã gặp.
Biến chứng Số bệnh nhân %
Bệnh lý đáy sọ bên lành tính
Chết
Dò DNT
Vết Thương
CVA
Sặc
Sót u
Viêm phổi
Tắt nghẽn đường thở
3
21
2
8
8
16
5
4
1,4
10
7,4
0,9
4
3,7
2,3
2
Thủy thủng não thất 2 0,9
Bệnh lý đáy sọ bên ác tính
Chết
Dò DNT
Vết thương
CVA
Sặc
3
5
6
2
1
4
6,2
7,4
2,5
1
Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả các giải
pháp phòng tránh và xử lý các biến chứng trong
và sau phẫu thuật cắt xương thái dương.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hàng loạt ca.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 140
Đối tượng nghiên cứu
Từ 9/2009 đến 9/2012, nhóm nghiên cứu gồm
các phẫu thuật viên tai mũi họng, ngoại thần
kinh, và tạo hình đã điều trị cho 10 bệnh nhân
ung thư tai và xương thái dương tại khoa Tai
Mũi Họng Bệnh viện Chợ Rẫy.
Phương tiện và dụng cụ nghiên cứu
Dụng cụ phẫu thuật đầu cổ, dụng cụ phẫu
thuật thần kinh, và dụng cụ vi phẫu tai. Kính
hiển vi và khoan siêu tốc.
Tiến hành nghiên cứu
Các bệnh nhân bao gồm 4 nam và 6 nữ, tuổi
từ 33 đến 78, được thăm khám lâm sàng, chụp
cắt lớp điện toán (CT) và cộng hưởng từ (MRI)
vùng xương thái dương để đánh giá vị trí, kích
thước, mức độ hủy xương, và liên quan của khối
u với các cấu trúc xung quanh. Các bệnh nhân
được đánh giá giai đoạn theo hệ thống phân giai
đoạn của Đại học Pittsburgh. Các bệnh nhân
được phẫu thuật cắt xương thái dương bán phần
hoặc cắt xương thái dương phần ngoài kết hợp
cắt xương đá bán phần phối hợp cắt bỏ toàn bộ
tuyến mang tai, cắt bỏ lồi cầu xương hàm dưới,
nạo vét hạch cổ trên cơ vai móng. Hố mổ được
tái tạo bằng mỡ, vạt cơ thái dương, vạt cơ ngực
lớn, vạt cơ lưng rộng, và vạt cơ thon. Sau phẫu
thuật, bệnh nhân được theo dõi sát nhằm phát
hiện và xử lý sớm các biến chứng.
KẾT QUẢ
Tuổi
33 đến 78 tuổi, trung bình 50 tuổi.
Giới
Nam: 04, Nữ: 06.
Triệu chứng lâm sàng
Bảng 3: Triệu chứng lâm sàng.
Chảy tai Đau tai Chảy máu tai Liệt mặt Polyp Khối u trong tai Giảm thính lực VTG mạn
43, nữ + + - + - + - -
54, nữ + + + + - + + +
33, nữ + + - + - + + +
52, nam + + - - - + + +
56, nữ + + + - - + + -
33, nam + + - + - + + -
78, nam + - - - - + - -
39, nữ + + - + - + + -
48, nam + + - + - + + +
68, nữ + + - + - + + +
Đau tai, chảy tai và khối u trong tai gặp trong đa số các trường hợp.
Phân giai đoạn và giải phẫu bệnh lý
Bảng 4: Phân giai đoạn và giải phẫu bệnh lý.
TNM Giai đoạn GPB Xạ
43, nữ T4N0Mx IV SCC cao +
54, nữ T4N0Mx IV SCC TB +
33, nữ T4N0Mx IV C nhầy bì +
52,
nam
T4N0Mx IV SCC TB +
56, nữ T4N0Mx IV SCC TB +
33,
nam
T4N0Mx IV SCC kém di căn +
TNM Giai đoạn GPB Xạ
78,
nam
T4N0Mx IV C tuyến bọc nhú +
39, nữ T3N0Mx III SCC cao +
48,
nam
T4N0Mx IV SCC cao +
68, nữ T4N0Mx IV SCC cao -
Phân giai đoạn theo bảng phân loại Đại học
Pittsburgh, 9/10 bệnh nhân giai đoạn IV.
Carcinôm tế bào gai chiếm 8 trường hợp.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng –Mắt 141
Phẫu thuật
Bảng 5: Phẫu thuật.
Phẫu thuật cắt xương thái dương Nao hach
Cắt tuyến
mang tai
Cắt lồi
cầu
Thắt xoang
sigma
Tái tạo
màng cứng
Tái tạo
43, nữ PT cắt xương thái dương bán phần + + + - - Vạt cơ thon
54, nữ PT cắt xương thái dương bán phần + + + - - Vạt cơ thang
33, nữ PT cắt xương thái dương bán phần + + + - - Vạt cơ lưng rộng
52, nam PT cắt xương thái dương bán phần + + + + + Vạt cơ ngực lớn
56, nữ PT cắt xương thái dương bán phần + + + - - Vạt cơ thon
33, nam PT cắt xương thái dương bán phần + + + - - Vạt cơ thon
78, nam
PT cắt xương thái dương phần ngoài +
PT cắt xương đá bán phần
- - - - - Mỡ bụng
39, nữ PT cắt xương thái dương bán phần + + + - - Mỡ bụng
48, nam
PT cắt xương thái dương phần ngoài +
PT cắt xương đá bán phần
- - - - - Để hở
68, nữ PT cắt xương đá bán phần - - - - - Để hở
Trong 10 bệnh nhân, 7 bệnh nhân được phẫu
thuật cắt xương thái dương bán phần, 2 bệnh
nhân được cắt xương thái dương phần ngoài +
cắt xương đá bán phần, và 1 bệnh nhân được
phẫu thuật cắt xương đá bán phần. 7/10 bệnh
nhân được nạo vét hạch trên cơ vai móng, cắt
toàn phần tuyến mang tai, và cắt lồi cầu xương
hàm dưới. Trong 7 bệnh nhân cắt xương thái
dương bán phần, 1 bệnh nhân được thắt xoang
sigma, lấy bỏ vịnh cảnh, lấy bỏ và tái tạo một
phần màng cứng do u xâm lấn. Để tái tạo hố mổ,
vạt tự do cơ thon được sử dụng trong 3 trường
hợp. 2 trường hợp sử dụng mỡ bụng, 2 trường
hợp để hở. 3 trường hợp còn lại sử dụng vạt cơ
thang, cơ ngực lớn và cơ lưng rộng.
Biến chứng:
Bảng 6: Biến chứng.
Phù não VMN Dò DNT
Nhiễm
trùng VT
43, nữ - - - -
54, nữ - - + +
33, nữ - - - -
52, nam + + + -
56, nữ - - - -
33, nam - - - -
78, nam - - - -
39, nữ - - - -
48, nam - - - -
68, nữ - - - -
Có 1 bệnh nhân xảy ra các biến chứng phù
não, viêm màng não, và dò dịch não tủy qua vết
thương. 1 bệnh nhân khác xảy ra nhiễm trùng
vết mổ.
Theo dõi
Bảng 7: Theo dõi.
Tái phát Theo dõi Kết quả
43, nữ 3 tháng 06 tháng Chết do tái phát tại chổ
54, nữ 6 tháng 18 tháng Chết do tái phát tại chổ
33, nữ - 14 tháng Sống, không bệnh
52, nam - 28 tháng Sống, không bệnh
56, nữ - 24 tháng Sống, không bệnh
33, nam - 24 tháng Sống, không bệnh
78, nam - 12 tháng Sống, không bệnh
39, nữ + 04 tháng Chết do tái phát tại chổ
48, nam - 16 tháng Sống, không bệnh
68, nữ - 06 tháng Chết, tái phát tại chổ
Thời gian bệnh nhân được theo dõi ít nhất là
6 tháng và lâu nhất là 28 tháng. Trong 10 bệnh
nhân được theo dõi.
BÀN LUẬN
Ngăn chặn những biến chứng trong mổ và
sau mổ phải bắt đầu bằng việc đánh giá bệnh
nhân trước mổ, kiểm soát và theo dõi tốt bệnh
nhân cả trong và sau phẫu thuật.
Bệnh nhân phải được khai thác bệnh sử và
thăm khám lâm sàng cẩn thận đồng thời xem xét
lại toàn bộ hồ sơ, phim ảnh, giải phẫu bệnh, và
các xét nghiệm thăm dò chứng năng trước đó(2).
Thông thường, việc thăm khám và đánh giá
trước mổ đối với một bệnh nhân phẫu thuật sàn
sọ mất khoảng 45 đến 60 phút. Không chỉ xem
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 142
xét kết quả giải phẫu bệnh lý đã có sẵn, đích thân
bác sĩ giải phẫu bệnh của nhóm phẫu thuật sàn
sọ phải xem lại các lam định hình bệnh phẩm.
Tổng trạng của bệnh nhân, và chức năng gan,
thận, tim, phổi phải được đánh giá một cách đầy
đủ và cẩn thận. Việc xem xét chi tiết các loại
thuốc và liều lượng nên được thực hiện. Đối với
Aspirin và các thuốc kháng đông, cần có khoảng
thời gian ngưng sử dụng an toàn trước mổ để
tránh chảy máu trong và sau mổ. Phẫu thuật cắt
xương thái dương chống chỉ định đối với các
trường hợp bệnh lý nội khoa nặng. Việc tư vấn
đầy đủ cho bệnh nhân và thân nhân về bệnh lý,
phương pháp điều trị và các biến chứng có thể
xảy ra là điều kiện bắt buộc. Cam kết phẫu thuật
chi tiết được ký bởi chính bệnh nhân, thân nhân
bệnh nhân, và các phẫu thuật viên là không thể
thiếu trong hồ sơ phẫu thuật. Cần chuẩn bị đầy
đủ nhằm đảm bảo bệnh nhân và thân nhân có
một tâm lý hoàn toàn thoải mái trước phẫu
thuật. Qui trình trên được thực hiện bắt buộc đối
với tất cả bệnh nhân được thực hiện phẫu thuật
cắt xương thái dương tại bệnh viện Chợ Rẫy.
Kháng sinh dự phòng được cho ngay khi bắt
đầu rạch da. Tiến hành cầm máu kỹ lưỡng nhằm
tránh tối đa tình trạng mất máu ngay từ những
bước đầu tiên. Đánh giá lượng máu mất, lượng
dịch vô ra, điện giải, dẫn lưu thắt lưng, và kháng
sinh dự phòng liên tục trong mổ để tránh dẫn
đến những biến chứng sau mổ như phù, trung
ương và ngoại biên, suy tim, và phù phổi. Kiểm
soát tốt động mạch cảnh trong là mấu chốt thành
công đối với phẫu thuật cắt xương thái dương.
Trước khi cắt bỏ động mạch cảnh trong, đánh
giá chi tiết về động mạch và sự liên quan của nó
đối với khối u phải được thực hiện(8,6,3). Do động
mạch cảnh trong có được bảo tồn hay cắt bỏ hay
cả hai, các câu hỏi mấu chốt nằm ở tiến trình ra
quyết định về ung thư học. Mặc dù đã có những
tiến bộ vượt bậc về hình ảnh học chẩn đoán từ
cuối thập niên 1970, vẫn khó có thể tiên đoán
được rằng bệnh nhân có khả năng có di chứng
não vĩnh viễn hay không(2,5). Chụp mạch máu
kinh điển, test bít tắt động mạch cảnh trong kết
hợp điện thế kích thích võ não, siêu âm Doppler
xuyên sọ, SPECT scanning, là những test đánh
giá nguy cơ tắt động mạch cảnh trong. Dù cho
kết quả các test âm tính, vẫn có xấp xỉ 10% số
bệnh nhân có di chứng thần kinh vĩnh viễn do
cắt động mạch cảnh trong. Trong nhóm nghiên
cứu của chúng tôi không có trường hợp nào phải
can thiệp đến động mạch cảnh trong. Nắm vững
cấu trúc giải phẫu, đánh giá trước mổ cẩn thận,
bộc lộ và kiểm soát tốt động mạch cảnh trong cả
đoạn trong cổ và trong xương đá là bí quyết
thành công. Chảy máu trong mổ thường xuất
phát từ hành cảnh hoặc xoang xích ma. Điểm
quan trong cần lưu ý từ chảy máu này là vấn đề
thuyên tắt khí có thể gây loạn nhịp tim và rối
loạn huyết động. Đè ép đơn thuần, một mảnh cơ
nhỏ, hoặc sáp xương có thể đủ kiểm soát tình
trạng chảy máu ở áp lực thấp này. Đôi lúc cần
thắt xoang xích ma bên dưới xoang đá trên
nhằm kiểm soát tốt hơn tình trạng chảy máu này
(5,4,8). Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, có
một trường hợp phải lấy bỏ vịnh cảnh do ung
thư xâm lấn. Nhờ thắt xoang xích ma dưới xoang
đá trên đã giảm thiểu đáng kể lượng máu đổ về
vịnh cảnh. Tuy nhiên, khi lấy bỏ vịnh cảnh, phải
lưu ý kiểm soát tốt các lổ đổ của xoang đá dưới.
Đây thật sự cũng là nguồn cấp máu đáng kể cho
vịnh cảnh. Nguy cơ chảy DNT qua vết thương
đều có thể xảy ra bất cứ lúc nào khoan dưới
nhện bị mở ra, và kèm theo nguy cơ viêm màng
não. Trong hai trường hợp dò DNT qua vết
thương, cả hai đều có tình trạng u xâm lấn màng
não và cần phải cắt bỏ và tái tạo và đây là những
trường hợp phẫu thuật đầu tiên. Tuy nhiên, cả
hai đều được kiểm soát tốt bằng dẫn lưu thắt
lưng và nằm đầu cao trong một tuần. Rất hiếm
khi phải cần đến lần phẫu thuật thứ hai để bít tắt
lổ vòi nhĩ. Để tránh tình trạng chảy DNT qua vết
thương hoặc qua vòi nhĩ, phải nghiêm ngặt
trong việc xử lý các vấn đề: bít tắt lổ vòi nhĩ cẩn
thận bằng sáp xương và cơ căng màng nhĩ, bít tắt
ống tai trong bằng cơ và keo sinh học, tái tạo kỹ
lưỡng màng não bằng fascia lata và keo sinh học,
lấp hố mổ bằng mỡ bụng, vạt cơ có cuốn hoặc
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng –Mắt 143
vạt cơ tự do (1,9,10) Các trường hợp phải cắt bỏ TK
VII do u xâm lấn, phẫu thuật nối VII-XII được
thực hiện ngay lập tức nhằm tái tạo lại chức
năng vận động TK VII cho bệnh nhân. Di chứng
nghiêm trọng thường gặp nhất của chảy DNT
qua vết thương là viêm màng não. May mắn,
đây không phải là biến chứng thường gặp. DNT
qua thắt lưng được kiểm tra hai lần mỗi ngày với
số lượng vi trùng và bạch cầu. Theo dõi dấu hiệu
sinh tồn và công thức máu mỗi ngày. Vi trùng
thường gặp nhất là pneumococcus. Tùy theo
kháng sinh đồ mà chúng ta có những lựa chọn
kháng sinh thích hợp.
KẾT LUẬN
Phẫu thuật cắt xương thái dương điều trị
ung thư tai đã đem lại những thành công trong
việc nâng cao tỉ lệ sống còn trên năm năm cũng
như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Tuy
nhiên, đây là phẫu thuật phức tạp và không
tránh khỏi có những biến chứng nặng đe dọa
tính mạng. Việc đánh giá, thăm khám bệnh nhân
trước mổ cẩn thận, nắm vững giải phẫu phẫu
thuật, theo dõi sát sau mổ là những điểm mấu
chốt giúp ngăn ngừa, phát hiện sớm và xử lý tốt
các biến chứng trong cũng như sau phẫu thuật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arriaga M, Curtin HD, Takahashi H, Kamerer DB (1991) “The
role of preoperative CT scans in staging external auditory
meatus carcinoma: radiologic-pathologic correlation study.”
Otolaryngol Head Neck Surg; 105(1):6-11.
2. Bergermann M, Wengen DF, Donald PJ. (1993) “Management
of inflammatory complications of skull base surgery.” Skull base
surgery; 3:7-10.
3. Goodwin WJ, Jesse RH. (1980) “Malignant neoplasms of the
external auditory canal and temporal bone.” Arch Otolaryngol
Nov;106(11):675-9.
4. Kuhel WI, Hume CR, Selesnick SH. (1996) “Cancer of the
external auditory canal and temporal bone.” Otolaryngol Clin
North Am Oct;29(5):827-52. Review.
5. Manolidis S, Jackson G, Von Doersten PG, Pappa D, Glasscock
ME. (1997) ”Lateral skull base surgery.” Skull base surgery; 7(3):
129-37.
6. Moffat DA, Grey P, Ballagh RH, Hardy DG. (1997) “Extended
temporal bone resection for squamous cell carcinoma.”
Otolaryngol Head Neck Surg Jun;116(6 Pt 1):617-23.
7. Moody SA, Hirsch BE, Myers EN. (2000) “Squamous cell
carcinoma of the external auditory canal: an evaluation of a
staging system.” Am J Otol Jul;21(4):582-8.
8. Morton RP, Stell PM, Derrick PP. (1984) “Epidermiology of
cancer of the middle ear cleft.” Cancer; 53:1612-1617.
9. Parsons H, Lewis JS. (1954) “Subtotal resection of the temporal
bone for cancer of the ear.” Cancer Sep;7(5):995-1001.
10. Prasad S, Janecka IP. (1994) “Efficacy of surgical treatments for
squamous cell carcinoma of the temporal bone: a literature
review.” Otolaryngol Head Neck Surg Mar;110(3):270-80.