Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật hồi quy logit/probit để xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến xác suất hồ sơ xin vay vốn của doanh nghiệp được ngân hàng chấp nhận. Số
liệu được sử dụng trong nghiên cứu được trích xuất từ mẫu điều tra 301 doanh nghiệp
hoạt động trên ba địa bàn Hà Nội. Kết quả khảo sát thực địa cho thấy chỉ có 57,81%
các doanh nghiệp trong mẫu khảo sát tiếp cận được nguồn tín dụng từ ngân hàng. Lý
do chủ yếu khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng là do doanh nghiệp không đủ tài sản đảm
bảo và khó khăn trong việc xây dựng tính khả thi của dự án vay vốn. Bên cạnh các trở
ngại tiếp cận tín dụng ngân hàng xuất phát từ nội tại của doanh nghiệp còn có các trở
ngại nảy sinh từ phía ngân hàng. Kết quả ước lượng thực nghiệm cũng chỉ ra những
yếu tố tác động mạnh đến xác suất hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp được ngân hàng
chấp nhận đó là: tài sản thế chấp, quy mô của doanh nghiệp, chi phí phi chính thức hay
chí phí lót tay, quà tặng, kết quả hoạt động kinh doanh và chi trả lãi cao. Đồng thời,
trong quá trình xử lý các hồ sơ vay, vẫn tồn tại sự phân biệt đối xử khác nhau giữa các
doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) và các doanh nghiệp lớn. Từ các kết quả thực
nghiệm, nghiên cứu đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn của
các doanh nghiệp DNNVV bao gồm các yếu tố liên quan về môi trường thể chế đến
năng lực quản lý và quản trị tài chính doanh nghiệp.
16 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những hạn chế trong tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
59
NHỮNG HẠN CHẾ TRONG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN
NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
PGS. TS. Nguyễn Việt Hùng1
PGS. TS. Hà Quỳnh Hoa2
CN. Trần Thu Hương3
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tóm tắt:
Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật hồi quy logit/probit để xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến xác suất hồ sơ xin vay vốn của doanh nghiệp được ngân hàng chấp nhận. Số
liệu được sử dụng trong nghiên cứu được trích xuất từ mẫu điều tra 301 doanh nghiệp
hoạt động trên ba địa bàn Hà Nội. Kết quả khảo sát thực địa cho thấy chỉ có 57,81%
các doanh nghiệp trong mẫu khảo sát tiếp cận được nguồn tín dụng từ ngân hàng. Lý
do chủ yếu khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng là do doanh nghiệp không đủ tài sản đảm
bảo và khó khăn trong việc xây dựng tính khả thi của dự án vay vốn. Bên cạnh các trở
ngại tiếp cận tín dụng ngân hàng xuất phát từ nội tại của doanh nghiệp còn có các trở
ngại nảy sinh từ phía ngân hàng. Kết quả ước lượng thực nghiệm cũng chỉ ra những
yếu tố tác động mạnh đến xác suất hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp được ngân hàng
chấp nhận đó là: tài sản thế chấp, quy mô của doanh nghiệp, chi phí phi chính thức hay
chí phí lót tay, quà tặng, kết quả hoạt động kinh doanh và chi trả lãi cao... Đồng thời,
trong quá trình xử lý các hồ sơ vay, vẫn tồn tại sự phân biệt đối xử khác nhau giữa các
doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) và các doanh nghiệp lớn. Từ các kết quả thực
nghiệm, nghiên cứu đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn của
các doanh nghiệp DNNVV bao gồm các yếu tố liên quan về môi trường thể chế đến
năng lực quản lý và quản trị tài chính doanh nghiệp.
Từ khóa: Khả năng tiếp cận vốn, DNNVV, Hà Nội
1. Giới thiệu
Sự phát triển của khu vực kinh tế tƣ nhân mà trong đó chủ yếu là các
doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đã và đang đóng góp một phần không nhỏ
1
Khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân, email: Hungnv.neu@gmail.com
2
Khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân, email: hoahq@neu.edu.vn
3
Học viên cao học MDE23, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
60
vào quá trình phát triển kinh tế ở cả các nƣớc phát triển và đang phát triển. Sự
phát triển của các DNNVV không chỉ giúp tạo ra nhiều việc làm cho xã hội mà
còn thúc đẩy quá trình đổi mới sáng tạo, gia tăng xuất khẩu, xóa đói giảm
nghèo Ở các nƣớc thu nhập thấp, các doanh nghiệp hầu nhƣ đều có quy mô
nhỏ nhƣng lại là nơi thu hút phần lớn lực lƣợng lao động của nền kinh tế. Khoảng
80-90% doanh nghiệp ở Châu Á là doanh nghiệp nhỏ và thu hút khoảng 50-80%
tổng số việc làm (Tambunan, 2008). Các DNNVV tạo ra nhiều việc làm hơn so
với các doanh nghiệp lớn (De Kok và cộng sự, 2011). Báo cáo của ASEAN
(2011) cho thấy các DNNVV chiếm hơn 92% tổng số doanh nghiệp ở tất cả các
nƣớc thành viên của Hiệp hội. Các doanh nghiệp này tạo ra một số lƣợng việc
làm đáng kể khoảng 56% ở Malaysia; 97% ở Indonesia và đóng góp vào khoảng
60% GDP ở Singapore; 56,63% ở Indonesia và khoảng 20% đến 40% ở các nƣớc
Đông Nam Á khác.
Ngân hàng Thế giới (2015) cho thấy hơn 50% DNNVV trên thế giới, coi
trở ngại chính cho sự tăng trƣởng của họ là thiếu vốn. Tình hình còn tồi tệ hơn ở
nhiều nƣớc đang phát triển bởi các doanh nghiệp không tiếp cận đƣợc các nguồn
vốn do không đáp ứng đƣợc các yêu cầu về tài sản thế chấp, thiếu kỹ năng quản
lý, cấu trúc thị trƣờng không hiệu quả, mạng lƣới hạn chế, môi trƣờng kinh
doanh không thuận lợi và phải đối mặt với chi phí hành chính cao. Cải thiện khả
năng tiếp cận tài chính hoặc tín dụng ngân hàng có thể là chìa khóa để vƣợt qua
những trở ngại này.
Việt Nam đƣợc đánh giá đã thành công trong việc chuyển nền kinh tế kế
hoạch sang nền kinh tế định hƣớng thị trƣờng từ năm 1986. Tuy nhiên, trong một
thời gian dài với quan điểm “Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể là nền tảng của
nền kinh tế quốc dân”4, điều này đã đem lại những đặc quyền cho khu vực kinh
tế nhà nƣớc và các doanh nghiệp trong khu vực này đã nắm quyền chi phối phần
lớn tài nguyên của nền kinh tế bao gồm đất đai, khoáng sản, tín dụng, ƣu đãi
chính sách... từ đó tạo ra các rào cản tiếp cận các yếu tố sản xuất, đặc biệt là vốn
đối với khu vực kinh tế tƣ nhân. Đến Nghị quyết Trung ƣơng 5 khóa XII (2017)
đã xác định “phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đây là một định hƣớng
quan trọng trong việc tháo gỡ đƣợc các rào cản của các doanh nghiệp tƣ nhân ở
4
Đại học Đảng lần thứ VII năm 1991
61
Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp ở TP Hà Nội nói riêng trong thời gian
tới. Tuy nhiên, thực tế hiện tại cho thấy các doanh nghiệp tƣ nhân ở TP Hà Nội
mà phần lớn là các doanh nghiệp DNNVV vẫn đang bị phân biệt đối xử khi tiếp
cận với thị trƣờng các yếu tố sản xuất, đặc biệt là khả năng tiếp cận các nguồn
vốn vay từ các tổ chức tín dụng.
Trƣớc thực tế đó, việc nghiên cứu xem xét các nhân tố ảnh hƣởng đến khả
năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thƣơng mại đối với các
DNNVV trên địa bàn TP Hà Nội là hết sức cần thiết. Qua đó, những yếu tố đang
là những rào cản hiện hữu đối với các doanh nghiệp ở Hà Nội trong việc tiếp cận
nguồn vốn vay từ các ngân hàng thƣơng mại sẽ đƣợc xác định để từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn lực tài chính cho
các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, ngoài phần giới thiệu và tài liệu tham
khảo, nội dung nghiên cứu gồm các mục: Mục 2 trình bày tổng quan các nghiên
cứu liên quan đến các rào cản mà các doanh nghiệp phải đối mặt khi tiếp cận các
nguồn vốn tín dụng. Mục 3 chỉ định mô hình thực nghiệm. Mục 4 kết quả phân
tích thực nghiệm chỉ ra rào cản tiếp cận vốn vay từ các ngân hàng thƣơng mại đối
với các doanh nghiệp đƣợc điều tra trong mẫu nghiên cứu. Cuối cùng là kết luận
và một số đề xuất về giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn của các
doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội.
2. Tổng quan nghiên cứu
Các khoản vay ngân hàng đƣợc coi là yếu tố quan trọng cho quá trình tăng
trƣởng của các DNVVN không chỉ ở các nƣớc phát triển mà còn ở các nƣớc đang
phát triển. Xét về mặt quy mô, so với các doanh nghiệp lớn, các DNVVN sẽ gặp
khó khăn hơn trong việc tiếp cận các nguồn tài chính từ các ngân hàng, thị
trƣờng chứng khoán (Beck , Demirgüç- Kunt và cộng sự, 2006, 2008; Hùng và
cộng sự, 2017a, 2017b). Bởi vậy, các DNNVV ở các nƣớc đang phát triển phải
tiếp cận với các khoản vay phi ngân hàng với chi phí giao dịch cao và nhiều rủi
ro. Hơn nữa, do tính năng động và sự tăng trƣởng nhanh ở các doanh nghiệp
DNNVV, khiến các doanh nghiệp này luôn ở trong tình trạng khát vốn. Mặc dù,
quy mô món vay không lớn nhƣng nhu cầu vay vốn lại xuất hiện thƣờng xuyên,
trong khi đó khả năng thanh khoản của các doanh nghiệp DNNVV lại hạn chế
(Garcia- Fontes, 2005) chính điều này đã làm cho các doanh nghiệp DNNVV
62
khó tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng, tạo ra nhiều khó khăn về tài chính cho
các doanh nghiệp DNNVV trong hoạt động kinh doanh (Galindo và
Schiantarelli, 2003; Beck và Demirgüç-Kunt, 2006).
Một số nghiên cứu lại cho thấy sự thiếu minh bạch trong hạch toán và
quản trị tài chính đôi khi tạo ra sự bất đối xứng về thông tin hoặc thiếu thông tin
về hoạt động của doanh nghiệp mà chính nó lại là cơ sở để các ngân hàng xem
xét điều kiện cho vay của chính các doanh nghiệp này. Do vậy, trên giác độ hoạt
động kinh doanh ngân hàng thì nhóm khách hàng DNNVV đƣợc xem nhƣ là rủi
ro hơn so với các doanh nghiệp lớn có sự minh bạch và đầy đủ về thông tin. Theo
Lin (2009), trong trƣờng hợp của Trung Quốc, do mức độ tin tƣởng đối với
DNNVV thấp nên các ngân hàng thƣờng đòi hỏi về thế chấp và các điều kiện vay
đối với nhóm này cao hơn các doanh nghiệp lớn mà thông thƣờng thì các
DNNVV lại không có khả năng đáp ứng.
Ngoài những vấn đề nêu trên, khi xem xét các nhân tố rào cản đối với khả
năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, các nghiên cứu còn chỉ ra những vấn đề thuộc về nội tại của các doanh
nghiệp cũng là những rào cản ảnh hƣởng cần phải quan tâm. Chẳng hạn nhƣ: tuổi
của doanh nghiệp có tác động tích cực tới việc tiếp cận các nguồn vốn chính thức
(Akoten và các cộng sự, 2006; Oliner và Rudebusch, 1992; Beck và các cộng sự,
2006; Hùng và cộng sự, 2017a, 2017b); các doanh nghiệp ở khu vực thành thị
hoặc có vị trí địa lý gần ngân hàng thƣơng mại có thể tiếp cận các khoản vay
ngân hàng dễ dàng hơn (Yaldiz và cộng sự, 2011; Gine, 2011).
Nhƣ vậy có thể thấy đối với các DNNVV, rào cản đối với việc tiếp cận
vốn bao gồm không chỉ xuất phát từ các yếu tố về thể chế và môi trƣờng thông
tin của mỗi quốc gia mà còn là các nhân tố nội tại bên trong bản thân mỗi doanh
nghiệp. Với hạn chế về nguồn số liệu điều tra, bài viết này chỉ dừng lại ở việc
xem xét và ƣớc lƣợng một số yếu tố có ảnh hƣởng tới khả năng tiếp cận vốn vay
từ các ngân hàng thƣơng mại của các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội.
3. Chỉ định mô hình thực nghiệm
Nghiên cứu này sử dụng cách tiếp cận hồi quy logit/probit và để ƣớc
lƣợng tác động của các yếu tố ảnh hƣởng đến xác suất món vay của doanh nghiệp
đƣợc ngân hàng chấp nhận giải ngân. Đây là mô hình hồi quy mà các biến phụ
63
thuộc là rời rạc và chỉ nhận hai giá trị 0 và 1. Theo phƣơng pháp tiếp cận này,
xác suất của món vay hay hồ sơ xin vay của doang nghiệp đƣợc ngân hàng chấp
nhận giải ngân có thể mô tả dƣới dạng hàm phi tuyến của một tập hợp các biến
hồi quy X, viết dƣới dạng tổng quát nhƣ sau:
Xβ
Xβ
e
P(Y=1)=Λ(X'β)=
1+e
(1)
'
P(Y=1)= (X' ) ( )
X
z dz
(2)
Trong đó: là xác suất món vay của doanh nghiệp đƣợc ngân
hàng chấp nhận giải ngân; là tập các biến giải thích đƣợc lựa chọn; Λ(X'β) là
hàm phân phối tích lũy của phân phối logistic và (X' ) là hàm phân phối tích
lũy của phân phối chuẩn.
Phƣơng trình (1) và (2) cho biết xác suất có điều kiện mà ở đó một một
món vay của doanh nghiệp đƣợc ngân hàng chấp nhận, là một hàm của các yếu tố
tác động tới khả năng ra quyết định của các tổ chức tài chính hay NHTM chấp
nhận món xin vay của doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu.
Các nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình tiếp cận vốn của doanh nghiệp từ các
ngân hàng thƣơng mại đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở tổng quan từ các nghiên
cứu ở phần trên, cũng nhƣ sự sẵn có của số liệu. Cụ thể trong nghiên cứu này,
các yếu tố quyết định đến quá trình xử lý các món vay của ngân hàng mà qua đó
các doanh nghiệp ở trên địa bàn thành phố Hà Nội có thể tiếp cận đƣợc vốn vay
chính thức bao gồm: các đặc trƣng của doanh nghiệp (quy mô, tuổi của doanh
nghiệp); chỉ số phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (tỷ lệ tăng trưởng
doanh thu); đặc điểm của các món vay (có hay không các món vay có yêu cầu
các tài sản thế chấp) và các biến ngoại sinh khác...
4. Kết quả ƣớc lƣợng thực nghiệm
4.1. Mô tả số liệu và định nghĩa các biến trong mô hình
a) Mô tả mẫu điều tra
Dữ liệu đƣợc sử dụng trong mô hình logit/probit đƣợc thu thập thông qua
bảng hỏi cấu trúc của cuộc điều tra các rào cản đối với sự phát triển của các
doanh nghiệp đƣợc thực hiện trên đại bàn TP Hà Nội vào tháng 12 năm 2017,
64
mẫu điều tra gồm 301 doanh nghiệp. Trong đó, 17,28% là các doanh nghiệp siêu
nhỏ; 45,18% là các doanh nghiệp nhỏ; 28,58% là các doanh nghiệp có quy mô
trung bình và 8,97% là các doanh nghiệp lớn.
Số lƣợng các doanh nghiệp đã từng tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng
chiếm 57,81%. Trong đó nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp DNNVV chiếm
hơn 90%. Tuy nhiên trong đó có tới 27,91% các doanh nghiệp gặp khó khăn
trong việc hồ sơ vay bị phía ngân hàng từ chối hoặc chỉ giải ngân một phần.
Bảng 1. Số lƣợng các doanh nghiệp có nhu cầu vốn từ ngân hàng thƣơng mại
Quy mô Doanh nghiệp
Tổng Siêu
nhỏ
Nhỏ
Trung
bình
Lớn
Số DN không vay NH 35 59 25 8 127
67,31% 43,38% 29,07% 29,63% 42,19%
Số DN có hồ sơ xin vay
NH
17 77 61 19 174
32,69% 56,62% 70,93% 70,37% 57,81%
Tổng 52 136 86 27 301
100% 100% 100% 100% 100%
Nguồn: tính toán từ mẫu điều tra
Trong các nguyên nhân doanh nghiệp xin vay và không đƣợc phía ngân
hàng giải ngân thì lý do tài sản thế chấp/đảm bảo không đủ điều kiện chiếm
38,14% và 13,4% liên quan đến tính khả thi của dự án.
Số liệu điều tra cũng cho thấy lãi suất mà các doanh nghiệp DNNVV trên
địa bàn TP. Hà Nội hiện phải trả cho các khoản vay chính thức lớn hơn các
doanh nghiệp có quy mô lớn. Trong khi chỉ đƣợc hƣởng kỳ hạn vay dài nhất là 2
năm còn các doanh nghiệp lớn trung bình là hơn 3 năm.
Bảng 2 cho biết mức độ trở ngại đối với các doanh nghiệp khi tiếp cận với
các nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thƣơng mại và TCTD. Các trở ngại này
đƣợc xếp theo điểm trung bình của thang đo Likert 5 điểm từ cao xuống thấp.
65
Bảng 2. Mức độ trở ngại khi DN tiếp cận vốn vay ngân hàng
Các trở ngại khi DN tiếp cấn vốn
Số
quan sát
Mức độ
trở ngại5
NH yêu cầu phải có Kế hoạch kinh doanh cụ thể 229 3,29
Lãi suất vay vốn cao 232 3,23
Các thủ tục hành chính để tiếp cận CS ƣu đãi tín dụng phức
tạp và mất thời gian
223 3,00
Các thủ tục hành chính tiếp cận tín dụng NH phức tạp và mất
thời gian
232 2,99
Các NH thiên vị các DN lớn 225 2,94
Các NH thiên vị các DN nƣớc ngoài, DN nhà nƣớc 226 2,83
Dịch vụ hỗ trợ tài chính và hỗ trợ cho DN có chất lƣợng
chƣa cao
223 2,75
Dịch vụ tín dụng chƣa đa dạng, thiếu sản phẩm tín dụng phù hợp 223 2,72
Không có dịch vụ bảo lãnh vốn 217 2,70
DN không có mối quan hệ gần gũi với NH 227 2,68
Kỳ hạn đƣợc vay vốn không phù hợp 226 2,67
NH không thƣờng xuyên tƣ vấn và hƣớng dẫn cho DN 225 2,64
DN không đủ TS thế chấp 227 2,59
Các NH thiếu minh bạch, công khai, cạnh tranh bình đẳng
trong hoạt động cho vay
224 2,57
Báo cáo tài chính của DN chƣa đáp ứng yêu cầu của ngân hàng 221 2,53
Nguồn: tính toán từ mẫu điều tra
Kết quả Bảng 2 cho thấy, trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp khi tiếp
cận với nguồn vốn chính thức từ các tổ chức tín dụng là khả năng xây dựng kế
hoạch/dự án kinh doanh. Điều này có lẽ đúng vì đến hơn 90% các doanh nghiệp
trên địa bàn Hà Nội là các DNNVV, các doanh nghiệp này không những hạn chế
về năng lực quản lý mà còn hạn chế cả về năng lực quản trị tài chính. Bởi vậy,
đối với các doanh nghiệp đó để viết đƣợc một dự án vay vốn là hết sức khó khăn.
5
Điểm bình quân theo thang đo Likert 5 điểm
66
Đây có thể nói là những trở ngại chính xuất phát từ phía nội tại của doanh
nghiệp. Bên cạnh đó việc không đủ tài sản thế chấp; chất lƣợng báo cáo tài chính
thấp đã làm cho mức độ tin cậy trong các thông tin tài chính mà các doanh
nghiệp cung cấp cho các ngân hàng trong hồ sơ vay vốn thƣờng đƣợc đánh giá
không cao. Điều này, có ảnh hƣởng không nhỏ đến quyết định của ngân hàng
trong việc xét duyệt hồ sơ xin vay của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, lãi suất cao,
sự thiên vị của các ngân hàng đối với các doanh nghiệp lớn hoặc doanh nghiệp
nhà nƣớc cũng tạo ra những trở ngại cho các doanh nghiệp khu vực tƣ nhân tiếp
cận nguồn vốn.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, thủ tục tiếp cận vốn vay, chất lƣợng dịch
vụ hỗ trợ tài chính, không có hoặc không triển khai dịch vụ bảo lãnh vốn, kỳ hạn
vay mà phía ngân hàng đƣa ra chƣa phù hợp với yêu cầu vay vốn từ các doanh
nghiệp là những trở ngại nảy sinh từ phía ngân hàng.
b) Định nghĩa các biến trong mô hình thực nghiệm: logit/probit
- Đối với biến phụ thuộc (Y): đây là một biến nhị phân nhằm đo lƣờng khả
năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp từ các tổ chức tín dụng ở trong nghiên cứu
này là các ngân hàng thƣơng mại (NHTM). Giá trị của Y=1 khi các doanh nghiệp
có hồ sơ xin vay vốn ngân hàng và đã đƣợc chấp nhận giải ngân và ngƣợc lại
Y=0 khi bị ngân hàng từ chối.
- Đối với các biến độc lập (X) bao gồm các biến: sme, yfs, gsale, coll,
corpt, Hrate, Dist, Busplan, Bkrela, BLProce và Floan. Bảng 3 mô tả tóm tắt định
nghĩa các biến đƣợc sử dụng trong mô hình thực nghiệm.
67
Bảng 3. Định nghĩa các biến đƣợc sử dụng trong mô hình hồi quy
STT Ký hiệu Giải thích Cách tính/đo lƣờng
1 sme DNNVV sme =1 nếu số lao động nhỏ hơn 200 lao
động, số vốn nhỏ hơn 100 tỷ đồng, doanh
thu nhỏ hơn 300 tỷ đồng và ngƣợc lại thì
bằng 0
2 yfs Số năm hoạt động Số năm hoạt động của DN đƣợc tính từ
khi doanh nghiệp chính thức đăng ký hoạt
động kinh doanh.
3 gsale Tốc độ tăng
doanh thu
gsale =1 nếu tốc độ tăng doanh thu năm
2016 lớn hơn 2015 và ngƣợc lại bằng 0
4 Coll Tài sản thế chấp coll =1 nếu doanh nghiệp có sẵn tài sản
thế chấp và ngƣợc lại bằng 0
5 Corpt Chi phí phi
chính thức
corpt =1 nếu doanh nghiệp có chi lót tay
và quà tặng để nhận đƣợc món vay từ
ngân hàng
6 Hrate Lãi suất các DN
phải trả cho
món vay cao
Hrate=1 nếu doanh nghiệp cho biết hiện
nay đang phải trả lãi vay cao và ngƣợc lại
bằng 0
7 Dist Khoảng cách không
gian từ DN đến NH
Dist=1 nếu doanh nghiệp cho biết hiện
nay ngân hàng đang ở quá xa doanh
nghiệp và ngƣợc lại bằng 0
8 Busplan Kế hoạch KD
của DN
Busplan=1 nếu doanh nghiệp có kế hoạch
kinh doanh cụ thể khi tiến hành xin vay
ngân hàng và ngƣợc lại bằng 0
9 Bkrela Quan hệ giữa
doanh nghiệp
và ngân hàng
Bkrela =1 nếu doanh nghiệp cho biết có
quan hệ mật thiết với ngân hàng và ngƣợc
lại bằng 0
10 BLProce Thủ tục tiếp cận tín
dụng từ ngân hàng
BLProce =1 nếu doanh nghiệp cho biết
hiện thủ tục xin vay vốn ngân hàng là
phức tạp và mất thời gian và ngƣợc lại
bằng 0
11 Floan Vay ngƣời quen, gia
đình bạn bè
Floan=1 nếu doanh nghiệp hiện đang huy
động vốn từ ngƣời quen, gia đình, bạn
bèvà ngƣợc lại bằng 0
Nguồn: tác giả tự tính toán
4.2. Kết quả ước lượng mô hình logit/probit
Bảng 4 dƣới đây trình bày kết quả ƣớc lƣợng thực nghiệm theo hai kỹ
68
thuật hồi quy logit/probit nhằm xem xét các yếu tố tác động đến khả năng tiếp
cận vốn vay từ các ngân hàng thƣơng mại của doanh nghiệp. Đối với kỹ thuật hồi
quy logit/probit, các hệ số ƣớc lƣợng đƣợc từ hai mô hình logit/probit không
đƣợc giải thích trực tiếp nhƣ hồi quy OLS mà sẽ đƣợc giải thích thông qua tác
động của giá trị biên trung bình (AME) của các biến độc lập.
Bảng 4. Kết quả ƣớc lƣợng mô hinh logit/probit
Logit model Probit model
Coef. Marginal Coef. Marginal
sme -0,542*** -0,211*** -0,962*** -0,230***
(-9,77) (-10,62) (-4,35) (-11,97)
yfs 0,008*** 0,003*** 0,013*** 0,003***
(19,13) (6,00) (58,76) (4,87)
gsale 0,408*** 0,161*** 0,741*** 0,182***
(9,57) (165,37) (3,29) (8,26)
coll 1,859*** 0,645*** 3,134*** 0,652***
(12,14) (6,85) (8,10) (5,76)
corpt 0,465* 0,175*** 0,955 0,214***
(2,47) (31,53) (1,30) (11,71)
Hrate 0,418*** 0,165*** 0,723*** 0,179***
(35,17) (55,40) (37,27) (11,71)
Dist -0,269*** -0,106** -0,452*** -0,111*
(-5,20) (-3,04) (-4,41) (-2,24)
Busplan 0,183*** 0,073*** 0,368*** 0,092***
(5,56) (4,42) (9,99) (6,03)
Bkrela 0,197** 0,078*** 0,428** 0,106***
(3,10) (4,27) (2,65) (4,18)
BLProce -0,296*** -0,117** -0,482*** -0,119*
(-4,63) (-3,27) (-3,38) (-2,24)
Floan -0,156*** -0,062*** -0,291*** -0,072***
(-8,54) (-42,99) (-3,34) (-14,80)
_cons -1,250 -2,207
(-1,28) (-1,38)
N 301 301 301 301
Nguồn: kết quả ước lượng được từ mô hình Logistic
Ghi chú: * 10%, ** 5%, *** 1%, giá trị ghi trong ngoặc tròn (.) là sai số chuẩn
69
Kết quả ƣớc lƣợng đƣợc ở Bảng 4 cho thấy hệ số của biến (sme) có dấu
âm và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩ 1%. Điều này hàm ý xác suất để hồ sơ
xin vay vốn của doanh nghiệp đƣợc ngân hàng chấp nhận sẽ giảm đi 21,1 đến 23
điểm % nếu doanh nghiệp xin vay là DNNVV. Kết quả ƣớc lƣợng từ mô hình
Logit/Probit cũng cho thấy số năm hoạt động của doanh nghiệp trên thị trƣờng
(yfs) có những tác động tích cực đến khả năng tiếp cận vốn vay của doanh
nghiệp. Điều này hàm ý, các doanh nghiệp hoạt động trên thị trƣờng lâu năm có
lịch sử về tín dụng tốt hơn sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với các mó