Phương pháp phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong hoạt động cấp tín dụng

Mặc dù báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT) chứa nhiều thông tin phản ảnh khả năng tài chính, chính sách quản lý hoạt động, chính sách đầu tư của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong hoạt động cấp tín dụng, việc sử dụng BCLCTT để ra quyết định cho vay là còn hạn chế. Kết quả khảo sát về việc sử dụng thông tin từ BCLCTT khi ra quyết định cấp tín dụng cho thấy: 79,5% cán bộ tín dụng không sử dụng BCLCTT trong quá trình thẩm định khách hàng. Hai nguyên nhân chính được xác định là do phương pháp phân tích BCLCTT còn ít phổ biến đối với cán bộ tín dụng và ít được quy định trong quy trình phân tích tín dụng nội bộ của ngân hàng. Dựa trên kết quả khảo sát, bài viết giới thiệu phương pháp phân tích BCLCTT nhằm đánh giá khả năng tài chính, hiệu quả trong chính sách quản lý hoạt động, chính sách đầu tư của doanh nghiệp. Đây là nội dung phân tích quan trọng trong quá trình thẩm định tài chính của doanh nghiệp vay vốn.

pdf10 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 416 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong hoạt động cấp tín dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
94 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG Lê Thị Thanh Hà*, Lê Chí Minh** TÓM TẮT Mặc dù báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT) chứa nhiều thông tin phản ảnh khả năng tài chính, chính sách quản lý hoạt động, chính sách đầu tư của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong hoạt động cấp tín dụng, việc sử dụng BCLCTT để ra quyết định cho vay là còn hạn chế. Kết quả khảo sát về việc sử dụng thông tin từ BCLCTT khi ra quyết định cấp tín dụng cho thấy: 79,5% cán bộ tín dụng không sử dụng BCLCTT trong quá trình thẩm định khách hàng. Hai nguyên nhân chính được xác định là do phương pháp phân tích BCLCTT còn ít phổ biến đối với cán bộ tín dụng và ít được quy định trong quy trình phân tích tín dụng nội bộ của ngân hàng. Dựa trên kết quả khảo sát, bài viết giới thiệu phương pháp phân tích BCLCTT nhằm đánh giá khả năng tài chính, hiệu quả trong chính sách quản lý hoạt động, chính sách đầu tư của doanh nghiệp. Đây là nội dung phân tích quan trọng trong quá trình thẩm định tài chính của doanh nghiệp vay vốn. Từ khóa: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, dòng tiền, phân tích tín dụng. THE CASH FLOW STATEMENT ANALYSIS METHOD IN CREDIT GRANTING ABSTRACT The cash flow statement (CFS) reveals the financial capacity, operational management policy and investment policy of the enterprise. However, the use of the CFS for the lending decision is limited in lending activities. Results of the survey on the use of the information from the CFS in the credit granting decision shows that: 79.5% loan officers do not use CFS in the appraisal process. Two main reasons were identified: the CFS analysis method is less common for loan officers and also less well defined in banks’ internal credit risk rating system. Based on survey results, the article introduces the analytical methods of CFS to assess the financial capacity and efficiency in operations management policy, investment policy of the enterprise. This is an important content analysis during the financial evaluation of enterprise. Key words: Cash flow statement, Cash flow, credit analyst. * TS. GV. Trường đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương. SĐT: 0908376054, Email: thanhhadhnh@yahoo.com ** ThS. Agribank Chi nhánh tỉnh Bình Dương. Email: Lechiminhbmt2003@gmail.com 95 Phương pháp phân tích . . . 1. SỰ RA ĐỜI CỦA BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (BCLCTT) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có nguồn gốc từ báo cáo về sự thay đổi tình hình tài chính của công ty Dowlais Ironwork vào năm 1863 (Izumi, 2007). Bảng cáo cáo này phản ánh sự thay đổi về tình hình tài chính tại thời điểm cuối kỳ so với đầu kỳ của các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán. Mãi cho tới năm 1987, Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính (FASB) đã ban hành Chuẩn mực kế toán tài chính (SFAS) số 95 về “báo cáo lưu chuyển tiền tệ”. Theo đó, BCLCTT được lập trên cơ sở tiền nhằm cung cấp các thông tin liên quan đến dòng tiền thu và dòng tiền chi của doanh nghiệp trong một thời kỳ. Qua nhiều lần sửa đổi bởi FASB và Hội đồng kế toán Mỹ (APB), chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) số 7 về “Báo cáo LCTT” được ban hành vào tháng 12 năm 1992 và có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1994. Tại Việt Nam, BCLCTT ra đời muộn hơn so với trên thế giới và cũng là bảng báo cáo mới nhất trong hệ thống các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Quá trình hoàn thiện về nội dung và hình thức được thực hiện bởi Bộ Tài chính và kéo dài từ năm 1995 đến năm 2006. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 24 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thông tư số 200/2014/TT-BTC – hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, Quyết định số 48/2006/ QĐ-BTC – Chế độ kế toán đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, BCLCTT trình bày nguồn gốc quá trình tạo tiền (dòng tiền vào) và quá trình sử dụng tiền (dòng tiền ra) của doanh nghiệp. Đây là một bộ phận hợp thành trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có quy mô lớn, các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ không bắt buộc phải lập báo cáo này, nếu lập thì thực hiện như các doanh nghiệp có quy mô lớn. 2. NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA BCLCTT Theo quy định hiện hành, BCLCTT trình bày nguồn gốc hình thành nên dòng tiền vào và quá trình sử dụng tiền (dòng tiền ra) của doanh nghiệp. Trên BCLCTT, tiền vào và ra của doanh nghiệp được sắp xếp theo 3 dòng tiền: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền từ hoạt động đầu tư và dòng tiền từ hoạt động tài chính. (i) Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (HĐKD) – Operating cash flow (OCF) phản ánh các dòng tiền thu vào và dòng tiền chi ra liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ, bao gồm cả dòng tiền liên quan đến chứng khoán nắm giữ vì mục đích kinh doanh. Dòng tiền từ HĐKD được trình bày theo phương pháp gián tiếp hoặc phương pháp trực tiếp. Theo phương pháp trực tiếp, lưu chuyển tiền ròng từ HĐKD được lập trên cơ sở các khoản thu trừ đi các khoản chi liên quan đến hoạt động thường ngày, các khoản thu chi được xác định căn cứ trên tài khoản vốn bằng tiền và các tài khoản đối ứng được theo dõi trên sổ chi tiết của doanh nghiệp. Theo phương pháp gián tiếp, các dòng tiền vào và ra được xác định bằng cách điều chỉnh lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp khỏi ảnh hưởng của khoản mục không phát sinh bằng tiền, các thay đổi trong kỳ của vốn lưu động và các khoản mà ảnh hưởng về tiền được phân loại vào hoạt động đầu tư. (ii) Dòng tiền từ hoạt động đầu tư – Investment cash flow (ICF) là dòng tiền ròng phát sinh từ các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không được phân loại là các khoản tương đương tiền. (iii) Dòng tiền từ hoạt động tài chính – Financing cash flow (FCF) là dòng tiền ròng 96 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật phát sinh từ các hoạt động tạo ra các thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp. ICF và FCF được trình bày theo phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp trực tiếp có điều chỉnh. Theo phương pháp trực tiếp, các dòng tiền vào và ra trong kỳ được tổng hợp trực tiếp từ các khoản thu vào và chi ra theo từng nội dung thu, chi từ ghi chép kế toán của doanh nghiệp. Với phương pháp trực tiếp có điều chỉnh, các dòng tiền vào và ra trong kỳ được xác định bằng số chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ của các khoản mục trên bảng cân đối kế toán có liên quan sau đó điều chỉnh ảnh hưởng của các khoản mục phi tiền tệ. 3. VAI TRÒ CỦA VIỆC PHÂN TÍCH BCLCTT TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG Trong hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng, để ra quyết định cho vay, người thẩm định phải thực hiện phân tích tài chính nhằm biết được khả năng tài chính của doanh nghiệp đi vay. Việc phân tích tài chính được thực hiện thông qua Bảng cân đối kế toán (BCĐKT), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (KQHĐKD), và BCLCTT. Đối với BCĐKT, việc phân tích cho phép người phân tích đánh giá trạng thái tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, BCĐKT có tính chất thời điểm, trong khi các số liệu kế toán luôn biến đổi liên tục. Vì vậy, việc đánh giá trạng thái tài chính của doanh nghiệp thông qua BCĐKT là chưa đủ an toàn. Đối với báo cáo KQHĐKD, việc phân tích cho phép người thẩm định đánh giá được hiệu quả của việc quản lý chi phí của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. Do báo cáo KQHĐKD được lập trên cơ sở dồn tích nên tất cả các giao dịch phát sinh của doanh nghiệp liên quan đến HĐKD đều được ghi nhận vào báo cáo KQHĐKD. Trên thực tế, các chi phí mà doanh nghiệp phải trang trải đều phải được thực hiện dưới dạng tiền. Đồng thời nguồn tiền để đáp ứng cho nhu cầu chi trả các khoản nêu trên là tiền được thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, những khoản doanh thu chưa thu được bằng tiền hoặc các chi phí chưa đến hạn thanh toán, các chi phí phi tiền đều được ghi nhận vào báo cáo KQHĐKD. Do đó, việc đánh giá hiệu quả quản lý chi phí thông qua báo cáo KQHĐKD là chưa thỏa đáng. Việc phân tích BCLCTT có thể khắc phục những nhược điểm như đã trình bày khi phân tích BCĐKT và báo cáo KQHĐKD. Đồng thời, cho phép người phân tích có những đánh giá chi tiết hơn về các chính sách quản lý kinh doanh, chính sách đầu tư và chính sách tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra, BCLCTT được lập trên cơ sở tiền trong một kỳ kế toán nên những đánh giá về chính sách mà doanh nghiệp đang áp dụng loại trừ được yếu tố mang tính thời điểm như phân tích BCĐKT; Đồng thời BCLCTT được lập trên nguyên tắc thực thu – thực chi nên việc đánh giá khả năng tài chính, đặc biệt là khả năng chi trả các khoản nợ mang tính xác thực hơn so với phân tích tỷ số bằng sự kết hợp giữa BCĐKT và báo cáo KQHĐKD. Từ phân tích trên cho thấy, BCLCTT có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá khả năng tài chính và các chính sách quản lý của doanh nghiệp. Đây là một nội dung quan trọng để người thẩm định đưa ra những kết luận trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp; đồng thời đây là căn cứ căn bản để xác định khả năng trả nợ của doanh nghiệp từ đó đưa ra quyết định về tài trợ vốn cho khách hàng vay vốn. 4. CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG BCLCTT TRONG 97 Phương pháp phân tích . . . HOẠT ĐỘNG CÂP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HANG 4.1. Phương pháp nghiên cứu Để xác định được những rào cản ảnh hưởng đến việc sử dụng BCLCTT trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng, nhóm tác giả đã dựa trên cơ sở điều tra khảo sát bảng câu hỏi chi tiết (từ tháng 12/2015 đến tháng 03/2016) với quy mô mẫu phù hợp. Cụ thể như sau: Bảng câu hỏi khảo sát bao gồm 15 câu hỏi được tác giả đề xuất dựa trên mục tiêu của bài nghiên cứu. Bảng câu hỏi được khảo sát sơ bộ với 15 phiếu điều tra nhằm mục đích kiểm tra nội dung và mức độ hợp tác của người được khảo sát đối với bảng câu hỏi ban đầu. Sau quá trình khảo sát sơ bộ, bảng câu hỏi chính thức được thiết lập gồm 15 câu hỏi như ban đầu, các lựa chọn được chỉnh sửa theo một số gợi ý của nhóm được khảo sát sơ bộ. Các phiếu điều khảo sát được phát ra tại 18 ngân hàng thương mại Việt Nam, trong đó 1 ngân hàng thương mại nhà nước và 17 ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP), danh sách cụ thể xem bảng 1. Đối tượng trả lời là cán bộ tín dụng phòng doanh nghiệp và phòng quản trị rủi ro. Tổng số phiếu khảo sát thu về 248, trong đó có 29 phiếu có câu trả lời chưa trả lời đầy đủ. Như vậy, kết quả phân tích dựa trên 219 phiếu khảo sát thu được từ 18 ngân hàng. Số lượng phiếu khảo sát theo từng ngân hàng trình bày tại bảng 1. Trong 219 phiếu khảo sát, có 183 phiếu thu từ cán bộ tín dụng phòng doanh nghiệp và 36 phiếu thu từ những người làm vị trí cán bộ quản trị rủi ro. Về kinh nghiệm của đối tượng khảo sát tập trung từ 1 đến 7 năm. Trong đó, có 87 người có kinh nghiệm từ 1 đến 3 năm, có 128 người có kinh nghiệm từ trên 3 năm đến 5 năm và có 4 người làm việc trên 5 năm. Bảng 1: Số phiếu khảo sát tại các ngân hàng thương mại STT Tên ngân hàng Số lượng phiếu khảo sát 1 NHTMCP An Bình 4 2 NHTMCP Á Châu 18 3 NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 19 4 NHTMCP Đông Á 7 5 NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam 12 7 NHTMCP Kiên Long 5 8 NHTMCP Quân đội 13 9 NHTMCP Hàng hải Việt Nam 6 10 NHTMCP Phương Đông 3 11 NHTMCP Sài Gòn Thương Tín 14 12 NHTMCP Sài Gòn công thương 8 13 NHTMCP Kỹ thương Việt Nam 11 14 NHTMCP Quốc tế Việt Nam 14 15 NHTMCP Ngoại thương Việt Nam 27 16 NHTMCP Công thương Việt Nam 16 17 NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng 7 18 NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 35 Tổng 219 Nguồn: Kết quả tổng hợp của nhóm tác giả 98 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 4.2. Kết quả khảo sát Kết quả khảo sát thu được cho thấy: Mặc dù BCLCTT là mẫu biểu chỉ bắt buộc đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, tuy nhiên trong thực tế hầu hết các doanh nghiệp đều cung cấp BCLCTT trong hồ sơ tài chính gửi ngân hàng khi có nhu cầu vay vốn. Có 92% Người thẩm định khoản vay nhận thức được vai trò của BCLCTT trong việc đánh giá khả năng tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, có 79,5% Người thẩm định không sử dụng BCLCTT trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Một số rào cản ảnh hưởng đến việc sử dụng BCLCTT trong hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng được rút ra từ kết quả khảo sát bao gồm: (i) Do quy trình phân tích tín dụng chưa có yêu cầu về phân tích BCLCTT (81,3%); (ii) Do người phân tích chưa biết rõ phương pháp phân tích BCLCTT (70,8%) (iii) Do người phân tích đánh giá mức độ chính xác của BCLCTT còn hạn chế (49,3%); (iv) Do người phân tích chưa hiểu rõ các nội dung được phản ánh trên BCLCTT (16%). Như vậy, hai rào cản chính làm cho BCLCTT chưa được chú trọng sử dụng trong đánh giá năng lực tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng là do quy trình nội bộ tín dụng chưa có yêu cầu về phân tích BCLCTT và các phương pháp phân tích BCLCTT chưa được phổ biến đối với người sử dụng. Dựa trên kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm gia tăng mức độ sử dụng BCLCTT trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. 5. GIẢI PHÁP GIA TĂNG MỨC ĐỘ SỬ DỤNG BCLCTT TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG 5.1. Quy định nội dung phân tích BCLCTT khi phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm đánh giá khả năng tài chính và khả năng hoàn trả vốn vay của doanh nghiệp Do tính hữu ích của những thông tin từ BCLCTT mang lại nên việc phân tích BCLCTT là rất cần thiết khi đánh giá trạng thái tài chính và khả năng hoàn trả vốn vay bằng tiền của doanh nghiệp. Vì vậy, để gia tăng mức độ phổ biến của việc phân tích BCLCTT, các ngân hàng cần có nội dung quy định bắt buộc về việc phân tích BCLCTT đối với các trường hợp cần thiết, cụ thể: (i) Giá trị khoản vay đạt ngưỡng nhất định; (ii) trong cho vay dự án; (iii) cho vay đối với doanh nghiệp có quy mô lớn; (iv) cho vay đối với nhóm khách hàng liên quan; (v) Cho vay đối với một số lĩnh vực cần thiết. 5.1.1. Phương pháp phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ Phân tích BCLCTT cần được thực hiện theo 3 phương pháp: phân tích xu hướng (phân tích theo chiều ngang); phân tích cơ cấu (phân tích theo chiều dọc) và phân tích chỉ số. Các phương pháp nói trên được giới thiệu về cách thức thực hiện và thực hiện minh họa bằng tình huống phân tích BCLCTT của công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG), cụ thể như sau: 5.1.2. Phân tích xu hướng (phân tích theo chiều ngang) Phương pháp được thực hiện bằng cách sắp xếp dòng tiền của các năm theo chiều ngang. Người phân tích tập trung vào xu hướng biến động của các dòng tiền mà không không phân tích chi tiết từng dòng tiền tại một thời kỳ cụ thể. Theo Nguyễn Thị Thanh Hiền (2012), phương pháp này thường mang lại hiệu quả cao nhất khi đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tiền của doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn doanh nghiệp mở rộng đầu tư. Cụ thể, khi tiến hành đầu tư, doanh 99 Phương pháp phân tích . . . nghiệp có dòng tiền ICF âm. Trong dài hạn, tiền chi cho hoạt động đầu tư phải kích thích khả năng tạo tiền của HĐKD. Trong trường hợp này, phân tích xu hướng chỉ rõ dòng tiền ICF âm trong quá khứ có làm gia tăng dòng tiền OCF trong tương lai hay không. Từ đó người phân tích có thể đưa ra kết luận chính xác về tính hiệu quả trong chính sách đầu tư của doanh nghiệp. Với phương pháp phân tích xu hướng, số liệu của từng dòng tiền được cộng dồn theo chiều ngang, qua đó loại bỏ ảnh hưởng của sự biến động về dòng tiền trong một thời kỳ cụ thể, tránh những đánh giá cục bộ về tính hiệu quả trong chính sách quản lý chi tiêu của doanh nghiệp. Minh họa phân tích BCLCTT của HAG theo phương pháp xu hướng (xem bảng bảng 2). Bảng 2: Phân tích xu hướng dòng tiền của HAG giai đoạn 2010-2015 (ĐVT: tỷ đồng) Dòng tiền 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng OCF 294 (933) 940 (2.060) (473) 1.529 (703) ICF (1.786) (5.299) (5.833) (3.215) (5.808) (10.333) (32.274) FCF 2.553 6.184 4.515 5.205 4.812 8.793 32.062 - Thu từ phát hành cổ phiếu - 9 24 1.231 1.100 159 2.523 - Thu từ đi vay 5.143 10.269 10.461 11.360 10.846 15.978 64.057 - Tiền trả nợ gốc vay (3.055) (4.674) (5.969) (7.019) (7.130) (7.342) (35.189) Tiền thuần trong kỳ 1.061 (48) (378) (70) (1.469) (11) (915) Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả theo Báo cáo tài chính của HAG Qua bảng 2 cho thấy: Trong giai đoạn 2010-2015, HAG có tiền thuần âm (-915 tỷ đồng), nguồn tiền tạo ra được trong giai đoạn trước đó đã bị sử dụng thâm hụt trong giai đoạn này. Đây là giai đoạn công ty tích cực đầu tư vào các tài sản cố định (-32.274 tỷ đồng). Tuy nhiên, việc đầu tư chưa làm cải thiện dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (-703 tỷ đồng). Để tài trợ cho hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư, công ty đã chủ yếu sử dụng vốn vay (32.062 tỷ đồng). Một số nhận định rút ra khi phân tích BCLCTT theo phương pháp xu hướng là: “Công ty đang mở rộng đầu tư. Tuy nhiên, hiệu quả của việc đầu tư mang lại chưa cao. Đối với hoạt động đầu tư, việc giải ngân chi phí đầu tư được thực hiện trong 1 -2 năm đầu, và dự án phải đảm bảo được dòng tiền trả nợ trong những năm còn lại. HAG đã liên tiếp giải ngân chi phí đầu tư trong 6 năm nhưng dòng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh vẫn âm. Điều này làm ảnh hưởng đến dòng tiền trả nợ của Công ty. Tuy nhiên, khoản nợ vay được tất toán trong giai đoạn nghiên cứu rất lớn (35.189 tỷ đồng). Do đó, Người phân tích cần xem xét mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp, bởi vì theo bảng 2, hoạt động duy nhất tạo ra tiền của công ty trong giai đoạn nghiên cứu là khoản thu từ vốn vay của ngân hàng”. 5.1.3. Phân tích cơ cấu (phân tích theo chiều dọc) Phương pháp được thực hiện khi dòng tiền OCF được lập theo phương pháp gián tiếp. Bằng việc phân tích các chỉ tiêu từ trên xuống dưới theo nội dung phản ánh của BCLCTT. Các nội dung phân tích bao gồm: - Giải thích nguyên nhân của sự khác biệt giữa lợi nhuận và dòng tiền ròng từ HĐKD. Thông qua các điều chỉnh khi lập BCLCTT theo phương pháp gián tiếp, có thể đánh giá 100 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật được chính sách quản lý vốn lưu động, chính sách kinh doanh mà doanh nghiệp đang áp dụng. Nhờ đó xác định được nguyên nhân của sự khác biệt giữa lợi nhuận và OCF. Đây là nội dung được người phân tích quan tâm nhằm đánh giá sự chuyển đổi doanh thu và lợi nhuận thành tiền của doanh nghiệp. - Đánh giá vai trò của HĐKD trong việc tạo tiền của doanh nghiệp. Thông qua giá trị của dòng tiền OCF, người phân tích đánh giá được HĐKD có tạo ra tiền để trang trải cho các nhu cầu sử dụng tiền khác của doanh nghiệp hay không? Nếu có, dòng tiền OCF được sử dụng cho các mục đích cụ thể nào (đầu tư tài sản cố định, thanh toán nợ, chi trả cổ tức,)? Trong trường hợp dòng tiền OCF âm, người phân tích xác định được doanh nghiệp đã sử dụng nguồn tiền từ đâu để tài trợ cho HĐKD (nguồn tiền từ bán, thanh lý TSCĐ, từ góp vốn của chủ sở hữu, từ tiền vay bên ngoài). Trong nội dung phân tích này, cần kết hợp với các thông tin về giai đoạn phát triển của doanh nghiệp nhằm đưa ra những nhận xét về tính hiệu quả và tính phù hợp trong hoạt động của doanh nghiệp. Minh họa phân tích BCLCTT của HAG theo phương pháp cơ cấu (xem bảng 3) Bảng 3: Phân tích cơ cấu dòng tiền của HAG giai đoạn 2014-2015 (ĐVT: tỷ đồng) Nội dung 2014 2015 Lợi nhuận trước thuế 1.750 806 Điều chỉnh cho các khoản - Khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) 334 373 - Các khoản dự phòng 5 10 - Lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái (11) (115) - Lãi từ hoạt động đầu tư (1.546) (628) - Chi phí lãi vay 605 1.078 Lợi nhuận từ HĐKD trước thay đổi vốn lưu động 1.137 1.524 - Giảm (tăng) các khoản phải thu (1.528) 1.170 - Tăng hàng tồn kho (229) (1.916) - Tăng các khoản phải trả 848 1.700 - Giảm (tăng) chi phí trả trước (53) 121 - Tiền lãi vay đã trả (546) (932) - Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp (90) (110) - Tiền chi khác cho HĐKD (12) (28)
Tài liệu liên quan