Những vấn đề đặt ra trong đổi mới giảng dạy môn Lý thuyết xác suất và thống kê ở các trường khối ngành kinh tế hiện nay

Lý thuyết xác suất và thống kê là môn học được dạy ở hầu hết các trường đại học, học viện, cao đẳng khối ngành Kinh tế ở Việt Nam. Ban đầu, với vai trò là một môn Toán, thuộc học phần Kiến thức cơ bản, đến nay, xác suất và thống kê được ứng dụng rộng rãi ở hầu hết các lĩnh vực trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và đặc biệt được cho là nền tảng của khoa học dữ liệu - một lĩnh vực quan trọng trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Bài viết là ý kiến nhận định cá nhân về những vấn đề đặt ra cũng như thách thức trong đổi mới giảng dạy môn Lý thuyết xác suất và thống kê, từ đó đưa ra một số kiến nghị để nâng cao chất lượng giảng dạy môn học trong điều kiện đổi mới giáo dục đại học theo hướng tự chủ và đáp ứng chuẩn đầu ra.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 404 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những vấn đề đặt ra trong đổi mới giảng dạy môn Lý thuyết xác suất và thống kê ở các trường khối ngành kinh tế hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
31 ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Tóm tắt Lý thuyết xác suất và thống kê là môn học được dạy ở hầu hết các trường đại học, học viện, cao đẳng khối ngành Kinh tế ở Việt Nam. Ban đầu, với vai trò là một môn Toán, thuộc học phần Kiến thức cơ bản, đến nay, xác suất và thống kê được ứng dụng rộng rãi ở hầu hết các lĩnh vực trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và đặc biệt được cho là nền tảng của khoa học dữ liệu - một lĩnh vực quan trọng trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Bài viết là ý kiến nhận định cá nhân về những vấn đề đặt ra cũng như thách thức trong đổi mới giảng dạy môn Lý thuyết xác suất và thống kê, từ đó đưa ra một số kiến nghị để nâng cao chất lượng giảng dạy môn học trong điều kiện đổi mới giáo dục đại học theo hướng tự chủ và đáp ứng chuẩn đầu ra. Từ khóa: Xác suất, thống kê, ứng dụng, chuẩn đầu ra 1. Quan điểm lãnh đạo của Đảng trong đổi mới giáo dục và đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 Từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay, Việt Nam đã trải qua nhiều lần cải cách và đổi mới giáo dục - đào tạo. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011) đã xác định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế” và “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân” và được cụ thể hóa bằng Nghị quyết số 29 NQ/TW (tháng 11/2013) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người”. Trong đó, chủ trương đào tạo đại học được cụ thể hóa, đó là đa dạng hóa các loại hình đào tạo, hoàn thiện chính sách phát triển các cơ sở đào tạo ngoài công lập, thực hiện cơ chế tự chủ đối với đào tạo bậc đại học * Khoa Cơ bản, Học viện Tài chính NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ Ở CÁC TRƯỜNG KHỐI NGÀNH KINH TẾ HIỆN NAY 4. TS. Nguyễn Thị Thúy Quỳnh* 32 ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC phù hợp với xu thế chung của thế giới, chuyển đổi trường đại học công lập kém hiệu quả sang mô hình hợp tác công - tư; đẩy mạnh tự chủ đại học; có chính sách đột phá phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Xây dựng các cơ chế, chính sách và giải pháp để đào tạo lại lực lượng lao động chuyển đổi nghề nghiệp do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghệ và tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0). Hiện nay, CMCN 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, làm thay đổi toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị. Nó còn được nhận định có thể làm thay đổi hoàn toàn lối sống, phương pháp làm việc và các mối quan hệ trong xã hội. Quy mô, phạm vi và sự phức tạp của lần chuyển đổi này được kỳ vọng sẽ định hình lại toàn bộ nền kinh tế thế giới. Trọng tâm của CMCN 4.0 là kết hợp sản xuất, công nghệ thông tin và Internet. CMCN 4.0 diễn ra trên ba lĩnh vực chính gồm: công nghệ sinh học, kỹ thuật số và vật lý. Những yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số là: trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data). Việt Nam đang đứng trước thách thức trong tiếp cận CMCN 4.0. Nghiên cứu của Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc và Bộ Công Thương chỉ ra: có tới 85% các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam đang ở mức “ngoài cuộc” CMCN 4.0, 13% các doanh nghiệp ở mức mới bắt đầu và chỉ có 2% số doanh nghiệp được đánh giá là ở mức “có trình độ cơ bản” (intermediate, thuộc nhóm đang học hỏi), một số rất nhỏ doanh nghiệp được đánh giá ở mức có kinh nghiệm (experienced) và chuyên gia (expert), không có doanh nghiệp được đánh giá ở mức đi đầu (top performer); có khoảng 80% số doanh nghiệp không có dự định thực hiện những điều chỉnh trong bối cảnh CMCN 4.0, trong đó có 34% số doanh nghiệp nói không biết phải làm gì. Một trong những nguyên nhân cơ bản hạn chế tiếp cận CMCN 4.0 của các doanh nghiệp đó là nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt nhu cầu về nhân lực trong các lĩnh vực: khoa học dữ liệu, điều phối viên robot, kỹ sư công nghiệp, chuyên gia mô phỏng, điều phối viên chuỗi cung ứng, chuyên gia lập mô hình dữ liệu Một nguồn nhân lực đòi hỏi nền tảng Toán học, Lý thuyết xác suất và thống kê được trang bị tốt. Để đáp ứng nguồn nhân lực trong thời kỳ CMCN 4.0, theo Poor và Basl (2018), cần phải thay đổi hệ thống giáo dục, cần có một cái nhìn dài hạn và tái cấu trúc hệ thống giáo dục phù hợp. Để làm được điều đó, đầu tiên là phải vạch ra các năng lực cụ thể đối với nhân lực trong các ngành nghề, lĩnh vực, từ các chuyên gia đến lao động phổ thông, cần đưa ra các dự báo về sự gia tăng nhân lực chất lượng cao. Ngay sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những giải pháp được cho là đòn bẩy trong đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo đó là Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT ngày 22/6/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo1. Đây là quy định về chuẩn chương trình đào tạo các trình độ giáo dục đại học, là căn cứ xây dựng thẩm định, phê duyệt, thực hiện đánh giá cải tiến chương trình. Thông tư cũng là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước thanh tra, kiểm tra chương trình đào tạo, đảm bảo chất lượng 1 https://moet.gov.vn/van-ban/vanban/Pages/chi-tiet-van-ban.aspx?ItemID=1405 33 ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC của chương trình; các bên liên quan và toàn xã hội giám sát hoạt động, kết quả đào tạo của cơ sở đào tạo. Có thể nói, đây cũng là cơ hội để các trường xây dựng triển khai quyền tự chủ, xây dựng hệ thống giáo dục và đào tạo đảm bảo chất lượng theo chuẩn đầu ra, tiệm cận với quy trình quản lý chất lượng của các nước có nền giáo dục tiên tiến, phù hợp với tiêu chuẩn kiểm định chất lượng quốc tế. Theo đó, chuẩn chương trình đào tạo phải theo nhóm ngành, lĩnh vực. Cùng một trường, cùng một trình độ với các ngành khác nhau thì chuẩn đầu ra khác nhau. Cùng một ngành, cùng một trình độ đào tạo, ở các trường khác nhau phải có chuẩn đầu ra tối thiểu tương đồng nhau. Với những định hướng đổi mới tổng thể chương trình giáo dục đại học đặt ra yêu cầu đổi mới toàn diện nội dung chương trình của từng môn học. Lý thuyết xác suất và thống kê là môn học có vai trò quan trọng, được giảng dạy ở phần lớn các trường, đang đứng trước cơ hội cũng như thách thức để đổi mới toàn diện. 2. Thực trạng giảng dạy môn Lý thuyết xác suất và thống kê ở một số trường đại học khối ngành Kinh tế hiện nay Xác suất và thống kê trước đây là môn học cơ bản, thuộc học phần bắt buộc ở các trường đại học với thời lượng từ 2 đến 3 học phần. Gần đây, trong xu hướng tự chủ đại học, một số trường đã có những thay đổi thời lượng, tên gọi, kết cấu, nội dung theo đặc thù chương trình riêng của nhà trường. Với các trường có Khoa Toán kinh tế, Lý thuyết xác suất và thống kê có thể được chia thành nhiều học phần, ví dụ chương trình đào tạo ngành Toán kinh tế của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có học phần bắt buộc là Lý thuyết xác suất; Thống kê toán; Phân tích thống kê nhiều chiều, có học phần tự chọn Mô phỏng ngẫu nhiên và ứng dụng trong tài chính Đối với các trường không có Khoa Toán kinh tế thì đa dạng hình thức, tên gọi. Ví dụ như tại Học viện Tài chính, Xác suất và thống kê là học phần bắt buộc; tại Trường Đại học Ngoại Thương, Xác suất và thống kê là học phần tự chọn song song với Kinh tế lượng; tại Học viện Ngân hàng, Xác suất và thống kê là học phần bắt buộc nhưng có tên gọi là Toán kinh tế 2 và đều có thời lượng 3 tín chỉ; tại Trường Đại học Thương mại, đến nay, nhiều khoa chuyên ngành không học Lý thuyết xác suất và thống kê, bên cạnh đó, Toán cao cấp 1, Toán cao cấp 2, Lý thuyết xác suất và thống kê được ghép thành Toán đại cương với thời lượng (3 tín chỉ)... Từ sự thay đổi theo cách riêng của mỗi trường, môn Lý thuyết xác suất và thống kê đến nay không còn giữ được sự ổn định, thiếu tính nhất quán trong nội dung. Áp lực về sự đổi mới đào tạo theo chuẩn đầu ra cũng làm thay đổi vị trí ưu tiên của môn học ở các nhà trường, các chuyên ngành. Nhìn tổng thể, thành tựu Toán học của Việt Nam hiện nay mới tập trung vào công bố quốc tế và thi Olympic Toán học sinh giỏi: công bố quốc tế của Việt Nam từ vị trí 55 lên vị trí thứ 35 - 40 trên thế giới và đứng đầu khối ASEAN2; xếp hạng Olympic Toán quốc tế trong 10 năm qua (2011 - 2020), Việt Nam đứng thứ 12 trên tổng số hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, theo khu vực Việt Nam đứng sau Singapore (hạng 7 - 8), Thái Lan (hạng 9)3. 2 https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=7151 3 https://vnexpress.net/thu-hang-cua-viet-nam-o-olympic-toan-quoc-te-10-nam-qua-4168858.html 34 ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Về lĩnh vực giảng dạy ứng dụng của Toán nói chung, Lý thuyết xác suất và thống kê nói riêng còn hạn chế và chưa thực sự được quan tâm, chưa thể hiện được vai trò là môn khoa học cơ bản, có những đóng góp quan trọng trong nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của xã hội. Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ, chất lượng giáo dục và đào tạo còn chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc chưa được chú trọng đúng tầm mức; kỷ luật, kỷ cương quản lý trường, lớp ở nhiều nơi còn buông lỏng. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn nhiều bất cập về cơ cấu, số lượng và chất lượng; một bộ phận giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Cân đối bố trí ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu. Cơ chế, chính sách tài chính để huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục và đào tạo còn nhiều bất cập, chậm đổi mới. Những nhận định chung về yếu kém, tồn tại của giáo dục và đào tạo cũng chứa đựng những yếu kém, thiếu sót của đội ngũ giảng viên, của chương trình nội dung giảng dạy môn học Lý thuyết xác suất và thống kê nói riêng. 3. Vấn đề đặt ra đối với giảng dạy môn Lý thuyết xác suất và thống kê hiện nay 3.1. Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động giáo dục trong các nhà trường đại học Nghiên cứu của Nguyễn Minh Trí (2020)4 đã chỉ ra những tác động sau: (i) Chuyển đổi giáo dục nặng về trang bị kiến thức sang một nền giáo dục giúp phát triển năng lực, thúc đẩy đổi mới và sáng tạo cho người học. Các mô hình học tập mới cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ thay thế dần các phương pháp dạy - học truyền thống. (ii) Các hoạt động đào tạo, từ đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy, quản lý sinh viên, phương pháp kiểm tra, đánh giá chuẩn đầu ra, với sự ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, các trường có xu hướng thay đổi mô hình giảng dạy như: đào tạo trực tuyến không cần lớp học, không cần giảng viên đứng lớp, người học sẽ được hướng dẫn học qua mạng Internet. Những lớp học ảo, thầy giáo ảo, thiết bị ảo có tính mô phỏng, bài giảng được số hóa và chia sẻ qua những nền tảng như Facebook, YouTube... (iii) Kiến thức không bó hẹp và độc quyền bởi một người hay trong một phạm vi tổ chức nào đó. Sinh viên có nhiều cơ hội để tiếp cận, tích lũy, chắt lọc cái mới, cái hay để trở thành công dân toàn cầu - người lao động tương lai có khả năng làm việc trong môi trường sáng tạo và có tính cạnh tranh. Mô hình đào tạo sẽ chuyển đổi sang mô hình chỉ đào tạo “những gì thị trường cần”, những nội dung của các môn học cơ bản sẽ phải được rút ngắn và thay thế vào đó là những nội dung cần thiết để đáp ứng nhu 4 https://www.vass.gov.vn/tap-chi-vien-han-lam/tac-dong-cua-cach-mang-cong-nghiep-40-doi-voi-giao-duc-38 35 ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC cầu của thị trường lao động và giúp người học thực hiện được phương châm “học tập suốt đời”. (iv) Việc gắn kết giữa cơ sở đào tạo với tổ chức, doanh nghiệp là yêu cầu tất yếu để bổ sung cho nhau, đẩy mạnh việc hình thành các cơ sở đào tạo trong doanh nghiệp để phân chia các nguồn lực chung, làm cho các nguồn lực được sử dụng với hiệu quả cao nhất. Doanh nghiệp nói riêng và thị trường nói chung có nhu cầu như thế nào thì người học sẽ càng hướng tới tìm học những nơi đáp ứng được nhu cầu đó. Đây thực sự là một thách thức trong điều kiện hạn hẹp về kinh phí cũng như các điều kiện thực hiện để triển khai ứng dụng khoa học - công nghệ trong các trường đại học. (v) Giảng dạy phù hợp theo nhu cầu năng lực của sinh viên, mỗi sinh viên có nhu cầu và năng lực học tập khác nhau sẽ được thiết kế tiến độ học tập riêng biệt. (vi) Mô hình giảng dạy thay đổi, ở đó, các phần mềm đào tạo sẽ thay thế từng phần hoặc toàn bộ lượng kiến thức của giáo trình. Thay vì tập trung cung cấp cho người học các kiến thức, kỹ năng, mô hình giảng dạy mới chủ yếu hướng dẫn sinh viên cách tự học, cách tư duy và xử lý các tình huống, qua đó hình thành năng lực tiếp cận và giải quyết vấn đề. (vii) Phương pháp quản lý thay đổi. Hệ thống quản lý nhà trường có sự hỗ trợ của công nghệ sẽ cung cấp hệ thống dữ liệu giúp họ theo dõi diễn biến, sự tiến bộ của mỗi lớp học, kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình học tập của sinh viên. Giảng viên phải nỗ lực học tập, nghiên cứu để có thể tận dụng và làm chủ công nghệ, để những công cụ này hỗ trợ và tạo ra sự tự do, sáng tạo trong công tác đào tạo. Đào tạo theo chuẩn đầu ra sẽ góp phần đáp ứng đòi hỏi của thị trường lao động, từng bước gắn kết các trường đại học với tổ chức, doanh nghiệp nhằm rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo, nghiên cứu và triển khai. Đồng thời, tăng cường việc gắn kết giữa trường đại học và doanh nghiệp trên cơ sở trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, hướng tới doanh nghiệp thực sự là “cánh tay nối dài” trong hoạt động đào tạo của trường đại học nhằm sử dụng có hiệu quả trang thiết bị và công nghệ của doanh nghiệp phục vụ cho công tác đào tạo, qua đó hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học trong quá trình đào tạo và thực tập tại doanh nghiệp. 3.2. Một số khó khăn trong công tác giảng dạy môn Lý thuyết xác suất và thống kê Thứ nhất, khó khăn trong xây dựng chương trình đào tạo gắn với thực tiễn. Cùng với các môn học cơ bản, môn Lý thuyết xác suất và thống kê bị thu hẹp thời lượng, thiếu định hướng chung theo ngành dọc về góc độ toán học, thiếu sự liên kết thống nhất của các khối trường nên sự đổi mới chưa đạt được tính bền vững tương đối của môn học. Thứ hai, khó khăn trong nghiên cứu khoa học ứng dụng. Các môn khoa học cơ bản nói chung, môn Lý thuyết xác suất và thống kê nói riêng được giảng dạy khá sớm, khi sinh viên chưa được trang bị kiến thức chuyên ngành nên việc giảng dạy ứng dụng trong điều kiện hạn chế về thời lượng, thời gian, kiến thức là rất khó khăn. 36 ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Việc giảng dạy thiếu tính ứng dụng chuyên môn trong thời gian qua đã làm mất đi vai trò của các môn học trong tổng thể chương trình đào tạo; đôi lúc, đôi nơi đã có những nhìn nhận không đúng, thậm chí không chỉ cắt giảm mà đưa ra khỏi chương trình đào tạo. Trong khi đó, nhân lực chất lượng cao trong điều kiện CMCN 4.0 lại đòi hỏi kiến thức về xác suất và thống kê, cơ sở dữ liệu như là kiến thức nền tảng. Thứ ba, khó khăn trong cải thiện trình độ tiếng Anh. Giáo viên giảng dạy các môn khoa học cơ bản thường được đào tạo ở trong nước, môi trường ít sử dụng ngoại ngữ, các hội thảo quốc tế về chuyên môn thường quá chuyên sâu so với kiến thức giảng dạy trong các trường. Bên cạnh đó, khối lượng giảng dạy đối với giáo viên thường cao, vì vậy, việc học tập nâng cao trình độ tiếng Anh cũng là một trở ngại. Thứ tư, khó khăn trong ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp cận thành tựu mới về khoa học công nghệ và thế giới. Cùng với khó khăn về ngoại ngữ, sức ép về học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiên cứu khoa học trong điều kiện thu nhập của giảng viên eo hẹp, các nghiên cứu ứng dụng môn Lý thuyết xác suất và thống kê chưa đạt tới nghiên cứu khoa học cơ bản, và không đạt tới nghiên cứu chuyên ngành. Giảng viên khó tìm một chỗ đứng để tập trung vào đổi mới trong giảng dạy, nghiên cứu ứng dụng. Thiếu động lực nghiên cứu khoa học sẽ là rào cản để giảng viên tham gia các hội thảo chuyên đề, tham gia vào các chương trình trao đổi giao lưu, học hỏi các mô hình giảng dạy tiên tiến trên thế giới, thiếu động lực và hạn chế phương pháp tiếp cận tiếp thu công nghệ mới. Thứ năm, khó khăn trong đổi mới phương pháp giáo dục truyền thống. Kiến thức cốt lõi của các môn khoa học cơ bản, môn Lý thuyết xác suất và thống kê trong thời lượng rút ngắn là không thể linh hoạt và thay đổi. Sự đổi mới chương trình chủ yếu là cắt giảm thời lượng giảng dạy, chưa có một mô hình đổi mới điển hình, chưa có đánh giá hiệu quả trong quá trình đổi mới vừa qua và thiếu một định hướng chung cơ bản. 3.3. Một số giải pháp trong đổi mới giảng dạy môn Lý thuyết xác suất và thống kê Thứ nhất, các nhà trường cần kiến nghị Hội Toán học và Hội Toán ứng dụng hỗ trợ các nghiên cứu ứng dụng Toán học trong lĩnh vực chuyên ngành kinh tế, xã hội. Thực chất ở các nhà trường, kiến thức trang bị cho sinh viên thường dừng ở các kết quả đã được chứng minh cụ thể. Việc giảng dạy với ví dụ theo lý thuyết các chuyên ngành, phân tích kết quả toán học theo bài toán chuyên ngành đặt ra sẽ làm tăng hiệu quả ứng dụng. Các ví dụ cần được lấy từ các nghiên cứu khoa học có sự phối kết hợp của giảng viên chuyên ngành và giảng viên Toán. Cần có chương trình học bổng, giải thưởng cho các nghiên cứu ứng dụng Toán học cho sinh viên, giảng viên các trường; các đề tài có sự liên kết của các doanh nghiệp. Thứ hai, Hội Toán học, Hội Toán ứng dụng cần có kế hoạch, chương trình bồi dưỡng kiến thức cho giảng viên. Hiện nay, đội ngũ giảng viên giảng dạy môn Lý thuyết xác suất và thống kê không đồng nhất, từ nhiều chuyên ngành khác nhau. Các kiến thức giảng dạy phần nhiều tự nghiên cứu và tự học hỏi trong phạm vi hẹp. Việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cũng như cập nhật kiến thức mới, phương pháp tiếp cận mới của môn học nên được duy trì hàng năm. 37 ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Thứ ba, cần xây dựng nhóm định hướng và phát triển nội dung giảng dạy môn Lý thuyết xác suất và thống kê ứng dụng theo các chuyên ngành. Mặc dù các trường có những cạnh tranh trong giảng dạy, song cộng đồng cần cùng nhau xây dựng một khung chương trình có chuẩn tương đối đảm bảo nội dung khoa học, ứng dụng và sử dụng đa dạng các phần mềm phân tích dữ liệu, ngôn ngữ lập trình hỗ trợ nhau trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Có thể nói, việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy Lý thuyết xác suất và thống kê không chỉ thuộc về đội ngũ giảng viên các trường mà trách nhiệm có phần thuộc về Hội Toán học, Hội Toán ứng
Tài liệu liên quan