Sau khi tập “thơ dâng” (gitanjali) đat giải nobel (1913), tên tuổi Tagore bắt đầu lừng danh và ông trở thành nhà thơ nổi tiếng của thế giới. từ đó việc nghiên cứu R. Tagore càng trở nên sâu rộng.Vấn đề nghiên cứu Tagore ở các nước Anh, Pháp, Nga, Ân. hình thành từ đó. Ơ Việt Nam, đề cập đến Tagore sớm nhắt, có lẽ vào năm 1942 trên báo “Nam phong” số 81,84.Việc nghiên cứu và giảng dạy thơ Tagore còn mới mẻ và ít ỏi. Nghiên cứu thi pháp thơ Tagore còn ít, hầu như người ta nói nhiều về thơ và cuộc đời ông. Như vậy, đứng ở góc độ nghiên cứu thơ Tagore, nhìn chung các công trình nghiên cứu mới bàn về cái được biểu hiện- thế giới được miêu tả trong thơ Tagore. Các nhà nghiên cứu khai thác kĩ nội dung chủ nghĩa nhân đạo, đề cập đến cảm hứng tôn giáo - triết học trong thơ ông. Những vấn đề nhủ điểm nhìn nghệ thuật của cái tôi trữ tình, bút pháp hướng nội, thủ pháp nghệ thuật gần như rất ít đề cập đến.
25 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2821 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Niên luận Tính chất tượng trưng trong thơ dâng của Tagore, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
---------------
NIÊN LUẬN
TÍNH CHẤT TƯỢNG TRƯNG TRONG THƠ DÂNG
CỦA TAGORE
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Phương Liên
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thu
Lớp : K50-Văn học
Hà Nội -2007
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài.
Sau khi tập “thơ dâng” (gitanjali) đat giải nobel (1913), tên tuổi Tagore bắt đầu lừng danh và ông trở thành nhà thơ nổi tiếng của thế giới. từ đó việc nghiên cứu R. Tagore càng trở nên sâu rộng.Vấn đề nghiên cứu Tagore ở các nước Anh, Pháp, Nga, Ân... hình thành từ đó. Ơ Việt Nam, đề cập đến Tagore sớm nhắt, có lẽ vào năm 1942 trên báo “Nam phong” số 81,84.Việc nghiên cứu và giảng dạy thơ Tagore còn mới mẻ và ít ỏi. Nghiên cứu thi pháp thơ Tagore còn ít, hầu như người ta nói nhiều về thơ và cuộc đời ông. Như vậy, đứng ở góc độ nghiên cứu thơ Tagore, nhìn chung các công trình nghiên cứu mới bàn về cái được biểu hiện- thế giới được miêu tả trong thơ Tagore. Các nhà nghiên cứu khai thác kĩ nội dung chủ nghĩa nhân đạo, đề cập đến cảm hứng tôn giáo - triết học trong thơ ông. Những vấn đề nhủ điểm nhìn nghệ thuật của cái tôi trữ tình, bút pháp hướng nội, thủ pháp nghệ thuật gần như rất ít đề cập đến.
2.Mục đích của đề tài
Với đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ đong góp thêm cho việc tìm hiểu đặc sắc nghệ thuât trong thơ Tagore nói chung và tập thơ “thơ Dâng” nói riêng. Đồng thời chúng tôi mong muốn giúp bạn đọc sẽ hiểu sâu hơn về tập thơ nổi tiếng này của R.Tagore.
3. Phạm vi tài liệu
Tài liệu chính được sử dụng là tập “Thơ Dâng” (bản dịch tiếng anh và bản dịh tiengs việt của Dặng Anh Đào), Tago văn và người, nhà xuất bản văn hóa thông tin. Ngoài ra còn sử dụng một số sách lí luận, phê bình, các tài liệu tạp chí nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Khảo sát trên văn bản và thống kê so sánh.
5. Kết cấu niên luận
-Phần mở dầu
-Phần nội dung gồm hai chương
- Phần kết luận
PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Khái quát chủ nghĩa tượng trưng trong thơ
1. Chủ nghĩa tượng trưng và tượng trưng
Theo từ điển văn học chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa tượng trưng là một trào lưu nghệ thuật và một quan điểm triết học- mỹ học. ở cuối thế kỉ XIX nảy sinh như một khuynh hướng văn học ở Pháp những năm 60, 70. Với Bôđơle, Veclen, Lenmo...sau đó lan rộng thành một hiện tượng văn hóa ở toàn châu Âu. Bao gồm cả sân khấu và hội họa, âm nhạc. Ơ Nga, chủ nghĩa tượng trưng nảy sinh từ những năm 90 với Mixki, Merozkopxki và đầu thế kỉ XX với Blok, Belui. Các nhà tượng trưng biểu hiện một cách độc đáo cảm quan về thời đại khủng hoảng xã hội của tư sản, khủng hoảng của đời sống văn hóa của tư tưởng, của ngôn ngữ. Nhà thơ Pháp Moorrea- người đã nêu thuật ngữ “chủ nghĩa tượng trưng” trong tuyên ngôn tượng trưng khẳng định rằng: Thi ca tượng trưng biểu hiện trước hết “những tư tưởng nguyên thủy” nó là kẻ thù “sự mô tả khách quan”. Hình tượng tượng trưng là đa nghĩa bất định, nó ghi nhận sự tồn tại “của khu vực bí ẩn”, của những cái vô hình, những thế lực định mệnh. Do chỗ âm nhạc hơn hẳn các nghệ thuật khacstrong việc truyền đạt những sắc thái, những bán âm, nên tượng trưng nghệ thuật cũng mang nhạc tính. Chủ nghĩa tượng trưng yêu cầu thơ “ trước hết phải có nhạc tính”( Veclen). Quan niệm tượng trưng như là hình tượng có khả năng không chỉ biểu đạt những sự tương hợp của các khách thể và hiện tượng, mà trước hết có khả năng truyền đạt nội dung thể nghiệm của ý thức, do vậy ở các tac phẩm của những người theo trường phái này, biểu tượng vật thể thực được đan bện chặt với các thủ pháp gây ấn tượng. Lối sáng tác của chủ nghĩa tượng trưng- với tính liên tưởng, lối nói bóng gió với vai trò đặc biệt của văn cảnh đã góp phần cách tân và mở rộng ý thức nghệ thuật. Vai trò chủ đạo trong nhận thức và sang tác nghệ thuật của chủ nghĩa tượng trưng là trực giác- được đồng nhất với sự bừng ngộ thần bí, với sự khải thị, với trạng thái kích động cao.
Cũng theo Từ điển văn học, tượng trưng là khái niệm vừa mang nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Với nghĩa rộng, tượng trưng là một phạm trù phổ quát của mỹ học, được xác lập thông qua việc đối chiếu hai phạm trù kề cận: một phía là hình tượng nghệ thuật, một phía là kí hiệu. Tượng trưng là hình tượng được hiểu ở bình diện kí hiệu, và là kí hiệu chứa tính đa nghĩa của hình tượng. Mọi tượng trưng đều là hình tượng (và hình tượng đều là tượng trưng ở những mức khác nhau) nếu ở hình tượng ấy luôn luôn hiện diện một nghĩa nào đó, tuy hòa với hình tượng nhưng không bị đồng nhất hoàn toàn vào hình tượng. Hình tượng khách thể và hàm nghĩa chiều sâu là hai cực không tách rời nhau của tượng trưng (bởi vì tách khỏi hình tượng thì nghĩa sẽ mất tính biểu hiện, mà tách khỏi nghĩa thì hình tượng sẽ bị phân rã thành các yếu tố) nhưng tượng trưng được bộc lộ chính là qua cả sự phân li lẫn sự liên kết giữa chúng. Nhập vào tượng trưng, hình tượng sẽ trở nên “trong suốt”, nghĩa sẽ “soi rọi” qua nó, trở thành nghĩa hàm, có chiều sâu, có viễn cảnh. Nghĩa của tượng trưng là cái không thể giải mã bằng nỗ lực lí trí, nó đòi hỏi sự thâm nhập. Đây chính là sự khác biệt căn bản của tượng trưng so với phúng dụ. ở tượng trưng không tồn tại một nghĩa nào đó dưới một vài định thức duy lí để có thể đem đặt và sau đó rút ra khỏi hình tượng.Tượng trưng là hình tượng mà” phải được hiểu như nó vốn là vậy, và chỉ nhờ thế mới nắm bắt được cái mà nó biểu đạt” (F.WScheking). Cấu trúc của tượng trưng thường nhằm làm cho mỗi hiện tượng đơn lẻ được thấm nhuần tính chất “khởi thủy”, thông qua đó đem lại một hình tượng hoàn chỉnh về thế giới. Cấu trúc của tượng trưng là đa tầng và có dự tính đến nỗ lực của tâm thức của người tiếp nhận. Hàm nghĩa của tượng trưng không phải là cái có sẵn mà như một xu thế động. Hàm nghĩa naỳ không thể nắm được nhờ phân tích, quy thành một định thức đơn trị, chỉ có thể soi rọi đối sánh nó với những kết hợp mang tính tượng xa hơn, có sự sáng rõ của lí tính hơn, nhưng không đạt tới khái niệm thuần khiết. Học thuyết tượng trưng của phái Platon, mô tả mọi thứ nhìn thấy được như là tượng trưng và thực thể nhìn thấy được như là tượng trưng của bản chất thượng đế vốn sâu kín, vô định, không hiển thị vì vậy những tầng nấc thấp của trật tự thứ bậc thế giới tái tạo theo lối tượng trưng hình ảnh của những tầng nấc tối cao, khiến trí óc có thể đi lên theo thang bậc hàm nghĩa.
Theo nghĩa hẹp tượng trưng là một dạng chuyển nghĩa (cùng loại với phúng dụ). Sự tiếp hợp của hai bình diện - nội dung “vật thể” của hình tượng và nghĩa bóng của nó- có thể hoặc là hiển nhiên (khi hai bình diện đều có mặt trong văn bản).Khi đó sẽ có một đối sánh tượng trưng, hoặc là ẩn kín. Khi đó sự ám chỉ sẽ nằm ở mạch ngầm văn bản và toàn bộ tác phẩm sẽ mang ý nghĩa tượng trưng. Ơ mức giới hạn, mỗi yếu tố của hệ thống nghệ thuật ( ẩn dụ, tỉ dụ, tả cảnh...) đều có thể trở thành tượng trưng được hay không là do một loạt dấu hiệu :
a. Độ cô đúc của khái quát nghệ thuật
b. Dụng ý của tác giả muốn lộ ra ý nghĩa tượng trưng của các điều mình muốn miêu tả.
c. Văn cảnh tác phẩm, khi ý nghĩa tượng trưng của một vài yếu tố hình tượng lộ ra, bất chấp ý định của tác giả, điều này được xác nhận thêm khi xem xét toàn bộ hệ thống sáng tác của nhà văn. Đôi khi ý nghĩa tượng trưng của một yếu tố cụ thể lại là tín hiệu về một “lời giải”,được nhấn mạnh khi đó có thể coi yếu tố này như một mô tip hoặc chủ đạo.
d. Văn cảnh văn học của thời đại và văn hóa
Trong văn xuôi, ta thấy tượng trưng dược thể hiện ở chi tiết truyện, qua tình tiết truyện, có thể cả tình huống truyện nữa. Thử dừng lại ở tình huống -tượng trưng trong truyện ngắn. Tình huống tượng trưng là kiểu tình huống trong đó cái ý nghĩa của hình tượng sự bộc lộ chủ đề rất kín đáo, thậm chí có khi bị phủ một lớp sương mù huyền hoặc. theo nghĩa rộng thì tượng trưng là hình tượng được biểu hiện ở bình diện kí hiệu, là kí hiệu chứa tính đa nghĩa của hình tượng, vừa không đồng nhất hoàn toàn với hình tượng. Ví dụ trong truyện ngắn “Phiên chợ Giat” của Nguyễn Minh Châu, có cái nét nhòe mơ hồ, cái không xác định của hình tượng và là một thế giới quyện nhòe của hư và thực, đó là những kí hiệu riêng của nhà văn. Trong truyện ngắn này “giấc mơ” như là hình tượng chính “thức giấc vì một giấc mơ”, “trong cơn mơ ngủ”, “thức giấc vì một giấc mơ”. như thế giấc mơ đã trở thành một tình huống tượng trưng trong thiên truyện này.
Như vậy, tượng trưng trong văn học rất đa dạng nó như một phương tiện để tác giả truyền tải ý đồ nghệ thuật của mình. Tượng trưng trong thơ càng phong phú hơn, hầu hết các nhà thơ đều coi thủ pháp nghệ thuật như một thành công cho tác phẩm, vì đặc trưng của thơ là gợi nhiều hơn tả nên các nhà thơ sử dụng hình ảnh càng cô đọng càng súc tích thì tính biểu trưng càng cao. Ví dụ trong thơ Hàn Mặc Tủ hình ảnh “ánh trăng” dường như tượng trưng cho cả con người cũng như phong cách sáng tác của nhà thơ.
Trong thơ Tagore ta thấy thủ pháp tượng trưng dường như có trong mọi bài thơ, mọi hình ảnh thơ.
2.Tượng trưng trong quan điểm sáng tác của Tagore
Tagore cho rằng “mọi ý tưởng trừu tượng đều không có chỗ trong nghệ thuật thật sự nơi mà muốn được chấp nhận thì phải dưới dạng ngụy trang nhân cách hóa. Đó là lí do vì sao thơ ca đã cố chọn từ ngữ có các phẩm chất sống động- những từ ngữ không chỉ để thông tin thuần túy, mà đã biến nhập trong tim ta, mà hình dáng chưa bị mài mòn vì đã thường xuyên trên thị trường”(Nghệ thuật là gì?, trích từ tuyển tập văn học Ân Độ, tr.384). Tagore khuyến khích việc lựa chọn từ ngữ vì việc lựa chọn từ ngữ sống động sẽ tạo được thông tin tối đa của tác phẩm, ông viết: “trong thi pháp, trong từ ngữ và ý nghĩ của tôi, tôi buông thả theo lối tự do phóng túng”(My life).Nhưng về chất liệu trong tác phẩm, ông cho rằng phải bắt nguồn từ hiện thực, từ cái “có” của thế giới: “nhiệm vụ của người nghệ sĩ là nhắn nhủ với thế giới rằng chúng ta lớn lên trong hiên thực, bằng các hiện thực mà chúng ta thể hiện”(Tôn giáo của nhà thơ). BằNG các tác phẩm của mình Tagore đã chứng minh cho quan điểm trên, các tác phẩm văn xuôi của Tagore đều xuất phát từ đất nước ấn Độ, đó là những người phụ nữ, hay là thiên nhiên của Ân Độ “nhiệm vụ của người nghệ sĩ là tuyên bố lòng tin của mình vào cái có vĩnh cửu để nói: “tôi tin có một lí tưởng quanh quẩn trên trái đất và thẩm thấu vào trái đất cái lí tưởng của thiên đường kia không phải chỉ là kết quả tượng tượng mà là thực tiễn cuối cùng trong đó mọi thứ sống và chuyển động”(Tôn giáo của nhà thơ). Ông còn nhận thấy vai trò quan trọng của nhịp điiệu “có vần, câu thơ dừng lai mà không chấm dứt, từ ngữ lặng đi mà âm nhạc kéo dài”.Theo ông, chúng ta cần phải có một thứ trung gian để biểu đạt tình cảm của mình: “loài người vốn có những chất thơ trong trái tim mình nên họ cần thể hiện tình cảm của họ càng hoàn chỉnh càng tốt. Muốn như vậy, họ cần có một thứ trung gian, mềm mại và sinh động, từ thời đại này đến thời đại khác, trở thành của riêng họ”. nhưng cái trung gian đó phải là cái do mình tạo ra chứ không phải sao chép hay vay mượn : “không một nhà thơ nào lại đi vay mượn thứ trung gian làm sẵn từ một cửa hàng đáng kính nào đó. Anh ta không những có hạt giống riêng của mình mà còn phải làm mảnh đất của mình nữa”.
Như vậy, Tagore đã kết hợp cả hiện thực lẫn huyền ảo trong thủ pháp tượng trưng trong sáng tác của mình, ông có nhưng quan niệm đổi mới so với các nhà tượng trưng trước đó.
CHƯƠNG II. TƯỢNG TRƯNG TRONG “THƠ DÂNG” CỦA TAGORE.
1. Tượng trưng trong các thể loại của Tagore.
- Trong kịch.
Có nhiều cách để phân loại kịch của Tagore. Có thể chia theo giai đoạn sáng tác, chia theo ngôn ngữ sáng tác hoặc chai theo hình ảnh của các lớp nghĩa được chúng biểu đạt. Nếu chia theo hình ảnh và các lớp nghĩa biểu đạt, ta thấy những vở kịch mang tính tượng trưng cao như “Post office” - Bưu điện; Theo Cycle of Spring- vòng tuần hoàn hảo của mùa xuân; Red Orleanders - Trúc đào đủ. Để có thể đánh giá chính xác về những vở kịch mang tính tượng trưng của Tagore, chúng ta cần phải phân biệt giữa những biểu tượng thuần túy và những biểu tượng mang tính điển hình khác. Một tác phẩm tượng trưng gồm có hai lớp nghĩa: Lớp nghĩa trên bề mặt và lớp nghĩa khác được ngầm ẩn bên trong. Lớp nghĩa trên bề mặt tương đối rõ ràng trong khi lớp nghĩa ngầm ẩn thường được gợi ý gián tiếp. Trong những vở kịch tượng trưng thì hai lớp nghĩa này không hòa lẫn vào nhau mà biểu lộ song song với nhau.
Trong “The Cycle of Sping - Vong tuần hoàn của mùa Xuân” ý tưởng chính của vở kịch là sự thay đổi của mùa đông. Trong vở kịch ra vẻ bề ngoài của mùa xuân. Cái cũ biến đổi dần dần để tạo thành cái mới. Tất cả những nghi lê, những quy luật thiên nhiên, những bài ca điệu vũ của vở kịch, chúng ta thấy được kết cục tất yếu rằng mùa đông buộc phải chấm dứt và mùa xuân nhất định phải ra đời. Vở kịch gồm một loạt các nhân vật mang tính chất biểu tượng. Nhân vật Minstel mù về thể chất thì mù nhưng ông lại có thể nhìn thấy mọi điều bằng toàn bộ cơ thể và tâm hồn mình. Còn Chandra là biểu tượng của tuổi trẻ và cuộc sống. Còn ông già mù Minstel là nhà tiên tri của cái mới đang tới.
Hầu hết trong các vở kịch của Tagore, ông đều lấy nhân vật với những hành động và tính cách của họ để biểu tượng cho tư tưởng mà ông muốn chuyển tải lại cho người đọc.
2. Tượng trưng trong “Thơ Dâng” Tagore.
2.1. Hình ảnh “người thầy, Thượng đế…”
Xuất hiện trong Thơ Dâng rất nhiều nhà thơ sử dụng hình ảnh này như một nhân vật để nói chuyện, gửi gắm tâm tình của mình.
Người đã tạo tôi vô tận; đó là ý thích của người
(Thou host made me endles, such is thy pleasure)
(Thơ Dâng, bài 1).
Nhà thơ đã sử dụng những thuật ngữ của tôn giáo để đưa vào thơ mình.ất nhiều học giả phương Tây đã hiểu nhầm nhà thơ là một con chiên sùng đạo. Tiến sĩ A. Aronson viết: “Khi những bài thơ của Tagore” lần đầu tiên xuất hiện tỏng các bản dịch bằng tiếng Anh, nhiều người tin rằng triết học hay sự huyền bí của Tagore là kết quả của ảnh hưởng của Thiên chúa giáo đối với ông cũng như đối với phần lớn nước ấn Độ”. Tuy nhiên, đây là một sự đánh giá sai về thơ của Tagore. Chính Tagore đã viết: “Tôi không thuộc về tôn giáo nào cả mà cũng khôgn nghiêng về đức tin đặc biệt nào. Có điều khi Thượng đế sinh ra tôi, thì chính người đã trở thành tôi rồi”. Ngày nay, người triển khai con người tôi trong cuộc sống và nâng niu con người tôi với nhiều sinh lực và vẻ đẹp khác nhau trong thế giới này. Chính sự kiện tôi hiện hữu đã mang lại trong nó lòng yêu thương vĩnh cửu rồi”. “Chúa, người’ trong “Thơ Dâng” được Tagore quan niệm chính là cuộc đời. Thượng đế ở đây chính là vị “chúa Trời”. Nếu như trong kinh thánh của Thiên chúa giáo, hình ảnh chúa là siêu hình, là tối cao thì trong thơ Tagore, hình ảnh “chúa, thượng đế” chính là hình ảnh của niềm vui (Ananda), hình ảnh của tình yêu (Kama), hình ảnh của sự lao động, hình ảnh của cuộc đời. Vì vậy, màu sắc tôn giáo trong “Thơ Dâng” chỉ còn tồn tại ở hình thức, ở phương tiện biểu hiện chứ không phải ở chốn cao xa vĩnh hằng nữa mà “chúa” chính là cuộc sống đang hiện hữu quanh mỗi con người, là cuộc sống lao động hàng ngày của con người:
- Mở mắt ra nhìn, anh sẽ thấy Thượng đế anh thờ không phải ngồi phía trước!. Người ở nơi kia, nơi nông dân đang vật lộn cùng đất nước, nơi công nhân đang xẻ đá làm đường.
Bằng sự lí giải sáng tạo, minh bạch, Tagore đã tước bỏ uy quyền tuyệt đối của Chúa, kéo Chúa từ cõi vĩnh hằng xuống mặt đất, biến chúa thành những người lao động bình thường. Ông kêu gọi con người để chúng ta nhận thức: Chúa Trời nằm trong việc chúng ta biến cuộc đời mình cho sự phục vụ nhân loại. Vì vậy khi đọc thơ tác giả, chúng ta không nên đồng nhất “người, chúa” theo quan điểm của tôn giáo siêu hình nào. Theo quan điểm của Tagore “Chúa, người” chính là một ẩn dụ, tượng trưng về mặt cõi “chân phúc”, mang hơi thở ấm áp cuộc đời.
2.2. Hình ảnh “Ly rượu” (the Vessel)
Tượng trưng trong thơ của Tagore có ở mỗi bài thơ, mỗi hình ảnh - Nhà thơ chỉ chớp lấy một hình ảnh, để làm biểu tượng cho cả thơ.
Hình ảnh mang tính tượng trưng cao nhất có lẽ là hình ảnh “chiếc ly tràn đầy”. Qua khảo sát và đối chiếu với bản gốc của Thơ Dâng, ta thấy hình ảnh này được lặp lại ở các bài: 1,65,73,90.
- Cái ly mảnh khảnh này Người không ngớt rót vơi đi và không ngớt lại rót đầy sự sống mới.
(This frail vessel thou emptiest again and again, anh fillest it ever with fresh life).
(Thơ Dâng, bài 1)
- Trước khi vị khánh đến thăm tôi sẽ đặt cái ly đầy tràn cuộc sống tôi dâng (Oh, i with set before my guest the full vesel of my life).
(Thơ Dâng, bài 90)
- Thượng đế, rượu thiêng nào Người uống trong cốc này đời tôi tràn đầy.
(Thơ Dâng, bài 65)
Tagore dùng hình ảnh “chiếc ly” cho việc truyền đạt tư tưởng của mình. “Chiếc ly” trong đạo thiên chúa tượng trưng cho cái linh thiêng nhất vì lý do đó là nơi chứa mình và Máu Giêsu. Còn Tagore sử dụng hình ảnh “chiếc ly” mang đậm màu sắc tôn giáo. Có nhà nghiên cứu đã nhận xét rằng Tagore đã “đắm mình vào Kinh Tân ước” và “câu chuyện của chúa Giêsu” (Edward Thompson) [2]ư\. Nhưng Tagore đã khẳng định rằng “Tôn giáo của ông là tôn giáo con người”. Chính vì vậy hình ảnh “chiếc ly” ở đây chính là cộng đồng, là cuộc sống thực tâị. Sự sống được Tagore ví như ly rượu tràn đầy đã được cuộc sống rót đầy ắp cuộc đời. Có nhiều nhà phê bình đã nhận xét rằng Tagore và Hafiz - nhà thơ thần bí của đạo Hồi, đều uống từ một cốc rượu đầy của nghệ thuật: họ đều chịu sự lôi cuốn mạnh mẽ của vũ trụ bao la bên ngoài, cả hai đều bị thôi thúc phải đáp trả một tiếng gọi từ người yêu Thần thánh - Chúa trời bất diệt, họ đều sống trong một thế giới tràn ngập tình yêu thần thánh - chúa trời bất diệt, họ đều sống trong một thế giới tràn ngập tình yêu và niềm vui, nơi họ đã vươn lên một thế giới của cái vô tận và vĩnh hằng. Cả hai nhà thơ đều muốn liên tục đổ rượu tình vào cái cốc của cuộc sống thậm chí ngay cả khi sắp phải từ bò trái đất này. Nhà thơ dùng hình ảnh “chiếc ly” - cái cụ thể để nói lên cuộc sống, nói đến cuộc đời. Cuộc sống ta chỉ nhận thức được một chút ít trong cái bể mênh mông ấy.
Vì vậy cuộc sống cứ tràn vào tâm hồn chúng ta còn “người” cứ rót mãi rót mãi không ngừng nghỉ. Cuộc sống thì rộng lớn còn con người thì nhỏ bé vô cùng, nhưng khi sống hết mình, sống với cuộc đời thực tại chúng ta cũng dẽ tạo cho mình một cuộc sống có “thiên đường ngay giữa trần gian” (Theo Tagore). Tagore đã thấy cuộc đời ông là một minh chứng, ông đã dành gần như cả cuộc đời cho việc đi khắp thế giới để ủng hộ hòa bình thế giới, ủng hộ các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Tagore luôn trân trọng từng giờ, từng phút của cuộc sống. Còn trong lao động nghệ thuật. Tagore. Tagore đã đem cái tài năng, đêm toàn bộ sức lực của mình để tạo ra những bài thơ hay, những bông hoa đẹp dâng hiến cho cuộc đời. Để rồi, đến lúc “thần chết” có gõ cửa ông vân mang niềm vui sống cho Người, đem “cái ly tràn đầy cuộc sống tôi dâng”.
Với hình ảnh này, Tagore đã tạo cho mình một tâm cao mới. Ông đã dùng hình ảnh của Tôn giáo để biểu đạt tư tưởng của mình, sở dĩ như vậy vì: ở Ấn Độ do thiên nhiên khắc nghiệt, do văn hóa (nhiều tôn giáo), chiến tranh, chế độ phân biệt đẳng cấp, nên tôn giáo là cứu cánh duy nhất của họ, vì vậy Tagore đã dùng hình ảnh của tôn giáo (tiêu biểu là Thiên chúa giáo) để truyền tải tư tưởng của mình. Qua hình ảnh này, nhà thơ đã nâng hình ảnh “chiếc ly lên một hình tượng tượng trưng, một triết lý sống: Con người chỉ là hữa hạn, cuộc sống là cái vô tận.
2.3 “Chiếc sáo sậy” (The Flute of a reed)
Bên cạnh hình tượng “Chiếc ly tràn đầy” ta còn thấy hình ảnh “chiếc sáo sậy” được nhà thơ sử dụng như một hình tượng. Hình ảnh “chiếc sáo”- The Flute xuất hiện bốn lần trong tập thơ (bài 1; 7 ; 74; 79)
- Chiếc sáo nhỏ bằng lau sậy này, Người đã đem nó đi qua đồi, qua lũng và qua lòng sáo, Người đã thổi những điệu khúc mãi mãi mới hoài. (This little flute of a reed thou hast carrier over hills and dales, and hast breathd through)
- Chỉ xin để tôi biến đời mình thành bình dị và thẳng ngay như chiếc sáo sậy để Người phả đầy âm nhạc vào trong.
(Only let me make my life simple and straigh, like a flute of a reed for thee to fill with music)
Một lần nữa, nhà