Nói “cảm ơn”

Một lời cảm ơn – được gì và mất gì? Có rất nhiều sinh viên trước và cùng khóa chúng tôi ‘sợ’ phòng Giáo vụ. Sợ là vì nhiều nhân viên ở đó rất ‘lạnh lùng’. Họ hiếm khi có một nụ cười thân thiện khi tiếp xúc với sinh viên. Thậm chí tệ hơn là quẳng vào mặt chúng tôi các câu nói không đầy đủ chủ vị. Những gì chúng tôi nhận thường là những câu cầu khiến lạnh như mùa đông. Tôi từng tham gia làm việc ở phòng máy tính của CTU. Cũng có nhiều lúc bực dọc đến phát cáu khi có quá nhiều sinh viên vây quanh và yêu cầu cho mượn máy hoặc thanh toán. Nói như vậy để hiểu, nếu chúng ta đặt mình vào hoàn cảnh của những người có vô vàn công việc phải lo thì bạn sẽ biết điều đó khó khăn đến nhường nào. Hãy tượng tượng xem, lúc nào quanh bạn cũng là những chồng giấy tờ đầy ắpvà công việc luôn đòi hỏi bạn phải hoàn thành tốt nhất, kịp thời nhất, ta sẽ dễ thông cảm với những nhân viên ở phòng Giáo vụ hơn. Tháng 10 vừa rồi tôi có dịp tham gia vào đoàn tàu biển của người cậu. Tôi đi theo và cảm nhận được sự vất vả của họ. Trung bình một người có thể gánh một ngày khoảng 10-15 tấn cá từ tàu này sang tàu khác. Đến cuối buổi thanh toán, tôi đã nói với họ: “Các anh đã cực nhiều. Cảm ơn các anh lắm!”. Họ mỉm cười và tôi nghĩ đó là cách duy nhất tôi có thể làm cho họ cảm thấy bớt mệt mỏi

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nói “cảm ơn”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nói “cảm ơn” Một lời cảm ơn – được gì và mất gì? Có rất nhiều sinh viên trước và cùng khóa chúng tôi ‘sợ’ phòng Giáo vụ. Sợ là vì nhiều nhân viên ở đó rất ‘lạnh lùng’. Họ hiếm khi có một nụ cười thân thiện khi tiếp xúc với sinh viên. Thậm chí tệ hơn là quẳng vào mặt chúng tôi các câu nói không đầy đủ chủ vị. Những gì chúng tôi nhận thường là những câu cầu khiến lạnh như mùa đông. Tôi từng tham gia làm việc ở phòng máy tính của CTU. Cũng có nhiều lúc bực dọc đến phát cáu khi có quá nhiều sinh viên vây quanh và yêu cầu cho mượn máy hoặc thanh toán. Nói như vậy để hiểu, nếu chúng ta đặt mình vào hoàn cảnh của những người có vô vàn công việc phải lo thì bạn sẽ biết điều đó khó khăn đến nhường nào. Hãy tượng tượng xem, lúc nào quanh bạn cũng là những chồng giấy tờ đầy ắp và công việc luôn đòi hỏi bạn phải hoàn thành tốt nhất, kịp thời nhất, ta sẽ dễ thông cảm với những nhân viên ở phòng Giáo vụ hơn. Tháng 10 vừa rồi tôi có dịp tham gia vào đoàn tàu biển của người cậu. Tôi đi theo và cảm nhận được sự vất vả của họ. Trung bình một người có thể gánh một ngày khoảng 10-15 tấn cá từ tàu này sang tàu khác. Đến cuối buổi thanh toán, tôi đã nói với họ: “Các anh đã cực nhiều. Cảm ơn các anh lắm!”. Họ mỉm cười và tôi nghĩ đó là cách duy nhất tôi có thể làm cho họ cảm thấy bớt mệt mỏi. Cách đơn giản nhất để làm cho người đang phục vụ mình quên đi một phần nào sự cực nhọc chính là nói biết ơn họ. Song điều đơn giản này thật không được chú trọng. Bạn là chủ một doanh nghiệp và bạn luôn nghĩ mình trả tiền để có được sức lao động tận lực nhất của nhân viên. Thế là bạn nghĩ bạn không cần phải cảm ơn họ vì họ đã lao động cho bạn. Đó là một suy nghĩ sai lầm, thậm chí có thể dẫn đến tác hại to lớn làm ảnh hưởng đến việc chung của doanh nghiệp. Nhân viên của bạn đến lúc nào đó sẽ nói: “Làm ít hay nhiều vẫn vậy vì ông ta đâu có biết đến. Thậm chí ông ấy chẳng cần biết ơn vì điều đó”. Có một lần vào thứ sáu, vì có việc gấp cần tham vấn nên tôi đã gửi một bức thư điện tử đến luật sư M.Andre. Và ông ấy đã trả lời hết sức ngắn gọn với một dòng vẻn vẹn: “Tôi sẽ tham khảo và trả lời cho bạn sau khi có thể”. Nhưng cuối tuần này tôi đã cần đến chúng và không thể đợi được đến đầu tuần sau. Thế là tôi gửi cho ông ấy một bức thư khác vào đầu giờ chiều thứ sáu, bức thư có nội dung như sau: Ngài M. Andre thân mến, Tôi thật lấy làm biết ơn vì ngài đã quan tâm và giúp đỡ tôi. Mặc dù biết ngài rất bận và tôi thật vô phép khi có thể đã làm phiền ngài vào ngày cuối tuần này. Nhưng một lần nữa tôi rất biết ơn nếu như ngài hồi đáp tôi sớm hơn có thể vì tôi hiện rất cần chúng chậm nhất là vào Chủ nhật này. Mong ngài hiểu cho. Một lần nữa tôi chân thành cảm tạ ngài. Chúc ngài cuối tuần vui vẻ. Bạn biết đấy, tôi đã nhận bức thư phản hồi vào ngày thứ bảy. Và ông ấy bảo tôi hãy liên hệ với ông ấy bất cứ khi nào cần thiết. Đôi khi một lời cảm ơn đúng lúc có thể có ích hơn cả khi bạn trúng xổ số. Nhưng đó phải là lòng biết ơn chân thành, xuất phát từ chính tấm lòng của bạn. Sự chân thành luôn mang đến những giá trị tốt đẹp. Khi nào nên nói cảm ơn? Bạn thường quên đi sự biểu thị lòng biết ơn ở những hoàn cảnh dù đơn giản nhất. Khi nhận được chiếc vé từ quầy bán ở rạp chiếu bóng, khi người phục vụ mang đến cho bạn một đĩa thức ăn ngon, một cốc nước uống giải khát, hoặc một anh giúp việc đang làm cỏ ngoài vườn Có thể bạn biết đến, nhưng bạn nghĩ nói “cảm ơn” sẽ trở nên sáo rỗng mà chủ yếu là sự biết ơn ở tấm lòng. Bạn lại quên rằng lòng chân thành khi biểu hiện hai từ “cảm ơn” có một ý nghĩa to lớn khác. Nó có thể giúp người bán vé phấn chấn hơn khi ngày nào cũng đối diện với những con người xếp hàng dọc để nhận vé và đưa tiền, rồi nhận tiền thừa lại; nó có thể giúp người phục vụ quán ăn có tinh thần làm việc hơn và phục vụ bạn tốt hơn ở lần sau; nó có thể giúp người giúp việc nhà bạn cảm thấy đỡ mệt nhọc hơn và thấy rằng sự cống hiến của họ cho bạn là đúng và cần thiết .Tất cả những điều đó bạn có thể đơn giản thực hiện chúng bằng việc nói lời cảm ơn chân thành nhất. Bạn thay vì khó chịu với cung cách tiếp xúc sinh viên của các nhân viên phòng giáo vụ thì bạn có thể nói: “Thầy (cô) đã vất vả rồi. Xin cảm ơn đã giúp em”. Tuy nhẹ nhàng, nhưng tôi tin người ấy sẽ ngẩng đầu lên nhìn bạn, hoặc sẽ nở một nụ cười thân thiện với bạn. Hơn là cứ cúi xuống mà làm việc tiếp và mặc cho bạn có đứng đó hoặc đã đi. Trong lúc xếp hàng để đến lượt mình ở những nơi công cộng cũng thế. Bạn nên mỉm cười và cảm ơn họ chân thành trước khi ra về. Đó là cử chỉ đẹp và là cách ứng xử hay nhất để biểu thị lòng biết ơn của bạn với những người đã phục vụ bạn. Một cử chỉ đẹp, một hành động đúng luôn mang đến giá trị và niềm tin cho cuộc sống. Bạn cũng có thể không làm gì cả nhưng hãy nghĩ xem, một khi bạn ở vào những tình trạng tương tự bạn sẽ mong muốn điều gì. Một lời cảm ơn chân thành hay là sự chỉ trích của người khác về thái độ phục vụ của bạn. Người Việt chúng ta có câu: “Lời nói không mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Một lời nói chẳng thể gây cho bạn thiệt hại gì, nhưng từ một lời nói có thể giúp người khác làm việc tốt hơn. Vậy tại sao không? Khi bạn nói cảm ơn người khác một cách chân thành khi họ làm việc gì đó cho bạn chứ!