Chương IV
Rối loạn chuyển hoá các chất
I. Rối loạn chuyển hoá Gluxit
1.1. éại cương về chuyển hoá Gluxit
1.1.1.Vai trò và đường đi của Gluxit trong cơ
thể
- G là nguồn nang lượng chủ yếu và trực tiếp của
cơ thể
- Tham gia cấu trúc tế bào (DNA, RNA,
mucopolysacarit, heparin,.)
+ Chuyển hoá: Từ tinh bột, đường glucoza
niêm mạc ruột tĩnh mạch cửa gan
glycogen Glucoza huyết màng tế bào
cung cấp nang lượng (ATP), tổng hợp axit béo
và một số axit amin.
21 trang |
Chia sẻ: thuychi11 | Lượt xem: 696 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nông nghiệp - Chương IV: Rối loạn chuyển hoá các chất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Chương IV
Rối loạn chuyển hoá các chất
I. Rối loạn chuyển hoá Gluxit
1.1. Đại cương về chuyển hoá Gluxit
1.1.1.Vai trò và đường đi của Gluxit trong cơ
thể
- G là nguồn năng lượng chủ yếu và trực tiếp của
cơ thể
- Tham gia cấu trúc tế bào (DNA, RNA,
mucopolysacarit, heparin,...)
+ Chuyển hoá: Từ tinh bột, đường glucoza
niêm mạc ruột tĩnh mạch cửa gan
glycogen Glucoza huyết màng tế bào
cung cấp năng lượng (ATP), tổng hợp axit béo
và một số axit amin.
• 1.1.2. Điều hoà chuyển hoá gluxit
Nguồn bổ sung Glucoza huyết Nguồn tiêu thụ
Nguồn bổ sung:
- Gluxit thức ăn sau bữa ăn
- Glycogen của gan
- Glycogen của cơ
- Glucoza tân tạo ở gan từ axit amin và các axit béo.
Nguồn tiêu thụ:
- Giáng hoá trong tế bào để cung cấp năng lượng
- Tổng hợp thành lipit và axit amin.
- Thải qua thận khi vượt ngưỡng trong máu.
• Điều hoà nội tiết
- Insulin: làm giảm glucoza huyết rất nhanh và
mạnh nhờ hai tác dụng:
+ Đưa nhanh chóng glucoza qua màng vào tế
bào
+ Làm giảm quá trỡnh tạo glucoza từ glycogen, L,
P.
- Adrenalin: Tăng giáng hoá glycogen gây tăng
nhanh và tăng cao glucoza huyết, tăng axit
lactic và thể xêton trong máu. Tác dụng của
Adrenalin nhanh nhưng không bền.
- Glucagon: gây tăng glucoza huyết giống như
Adrenalin, nhưng tác dụng ổn định và kéo dài
hơn.
- Glucococticoit: Gây tăng Glucoza huyết bằng
cách ngăn cản glucoza thấm vào tế bào (trừ tế
bào não) và tăng tân tạo glucoza từ protit.
- STH (tức GH) ức chế hexokinaza tăng giáng
hoá glycogen, hoạt hoá insulinaza, gây tăng
glucoza huyết mạnh mẽ, có thể gây glucoza
niệu.
- Men insulinaza và kháng thể chống insulin
(trong bệnh lý) gây tăng Glucoza huyết do phá
huỷ insulin.
Điều hoà Thần kinh: Thần kinh tác động lên
chuyển hoá gluxit thông qua việc điều chỉnh
tăng hay giảm tiết các hormon đã nói ở trên
(stress, sợ hãi, tức giận, xúc động) đều gây
tăng glucoza huyết.
• 1.2. Rối loạn cân bằng glucoza huyết
• 1.2.1.Giảm glucoza huyết
• Nguyên nhân:
• - Giảm nguồn bổ sung từ ruột; Thức ăn kém
phẩm chất, khẩu phần không đảm bảo đủ lượng
gluxit cần thiết, thiếu các men tiêu hoá, các
bệnh đường ruột gây trở ngại quá trỡnh tiêu hoá
gluxit và hấp thu glucoza.
• - Do rối loạn dự trữ tại gan: giảm dự trữ của
gan trong các bệnh viêm gan, xơ gan, thoái hoá
tế bào gan; không huy động được nguồn dự trữ
do thiếu hụt các men phosphorylaza, amylo1.6.
glucozidaza.
2• - Do tăng mức tiêu thụ: lao động nặng nhọc kéo dài,
bệnh mãn tính, sốt cao kéo dài... Rối loạn quá trỡnh
phosphoryl hoá ở ống thận, ảnh hưởng tới quá trỡnh tái
hấp thu glucoza ở các tế bào ống thận.
• - Do rối loạn điều hoà thần kinh nội tiết như ức chế
giao cảm, cường phó giao cảm, giảm tiết các hormon
glucagon, adrenalin, glucococticoit, STH.. hoặc tăng
tiết insulin.
• Hậu quả:
• - Gây thiếu G.6.P trong tế bào nên tạo cảm giác đói.
• - Kích thích giao cảm dẫn tới tim đập nhanh, run rẩy,
vã mồ hôi.
• - Kích thích phó giao cảm, tăng co bóp dạ dày, tăng
tiết dịch tiêu hoá, sùi bọt mép, ỉa đái lung tung, giảm
trương lực cơ, vận động khó khăn, dãn đồng tử.
• - Tăng phân huỷ glycogen và huy động mỡ nên
trong máu xuất hiện thể xeton.
• - Bò sữa thường hay bị giảm glucoza huyết
trong thời kỳ cho sữa cao nhất, nếu nặng có thể
co giật và chết.
• 1.2.2. Tăng glucoza huyết
• - Trong và sau bữa ăn quá nhiều gluxit
• - Trạng thái hưng phấn của vỏ não, nhất là
hưng phấn của hệ giao cảm
• - Bệnh nội tiết, gây giảm tiết insulin, ưu năng
tuyến yên, tuyến thượng thận gây tăng tiết các
hormon đối lập với insulin.
• - Tăng hoạt tính của các men insulinaza và
kháng thể chống insulin
Hậu quả:
• - Gây glucoza niệu, gây bệnh đái đường,
thường gặp ở chó. Song song với rối loạn gluxit
có rối loạn chuyển hoá protit và rối loạn
chuyển hoá lipit tạo ra nhiều axit béo và axetyl
CoA, tăng thể xeton và colesterol trong máu,
gây nhiễm độc toan.
• Bệnh ứ đọng glycogen, gây tích luỹ nhiều
glycogen ở gan do thiếu men G.6.
phosphataza.
• Bệnh tăng galactoza huyết do thiếu men
galacto- transferaza
• Bệnh đái đường do thiếu men phosphoryl hoá
ở tế bào ống thận.
• 2. Rối loạn chuyển hoá protit
• 2.1. Đại cương về chuyển hoá protit
• 2.1.1.Vai trò và nguồn gốc của protít trong cơ thể
• Protit là vật chất sống quan trọng nhất
• P tham gia cấu trúc cơ bản của TB và mô, các men và
các hormon cần thiết cho sự sống và các KT bảo vệ
cơ thể.
• P cũng là nguồn cung cấp năng lượng khi tối cần thiết.
• P được cấu tạo từ các axit amin.
• Trong ống tiêu hoá, P được giáng hoá thành hỗn hợp
các aA nhờ các men và được hấp thu vào tĩnh mạch
ruột – qua tĩnh mạch cửa vào gan, ở gan với hệ thống
men khử amin, khử carboxyl và chuyển amin hỗn hợp
các aA được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu từng
lúc của cơ thể. Từ đó các aA được cung cấp cho các
TB hoặc tổng hợp thành albumin và globulin cho huyết
tương. Nếu thừa sẽ bị khử amin để đưa vào vòng
chuyển hoá chung.
• 2.1.2. Sự tổng hợp protít
• Mỗi loại protít có cấu trúc đặc trưng riêng thể
hiện bằng số lượng và trỡnh tự sắp xếp các axit
amin, được mã hoá từ trỡnh tự bộ ba nucleotit
trong gien cấu trúc.
• Sự sai sót trong trong cấu trúc của protít đều
bắt nguồn từ gien trong AND, được gọi là rối
loạn về chất của tổng hợp protít.
• Rối loạn tổng hợp về lượng bắt nguồn từ hoạt
động của gien điều hoà hoặc do hoạt động quá
mạnh hay quá yếu của một cơ quan hay một
nhóm tế bào (khối u, phỡ đại hay teo, thoái hoá).
3• 2.1.3. Sự giáng hoá protít (thoái biến)
• Mỗi P đều có tuổi thọ riêng biểu thị bằng thời gian bán
huỷ (A là 20 ngày, G là 10 ngày).
• Đó là sự giáng hoá sinh lý
• Các aA – sản phẩm của sự giáng hoá được tái sử
dụng tới 90%, cơ thể chỉ cần bổ sung 10% từ thức ăn.
• Sự giáng hoá có liên quan chặt chẽ với sự tổng hợp,
thí dụ sự tăng tổng hợp P ở các khối u có thể gây tăng
giáng hoá P toàn thân.
• Cân bằng nitơ: Nhu cầu về P được xác định bằng
lượng nitơ thải ra theo nước tiêủ và phân trong 24 giờ.
• Khi lượng N mà gia súc ăn vào bằng lượng N của cơ
thể thải ra ngoài thỡ gọi là cân bằng đều về nitơ.
• Cân bằng dương: Lượng N ăn vào nhiều hơn lượng
thải ra
• Cân bằng âm: Lượng N thải ra nhiều hơn lượng ăn
vào
• 2.2. Rối loạn chuyển hoá P
• 2. 2.1. Rối loạn tổng hợp về lượng
• Tăng tổng hợp chung
• Biểu hiện bằng sự đồng hoá axit amin vượt dị hoá, cân
bằng nitơ dương tính, cơ thể phát triển. Gặp trong: thời
kỳ sinh trưởng, đang bỡnh phục; trong bệnh lý gặp khi
cường tuyến yên...
• Tăng tổng hợp chung bao giờ cũng kèm giảm giáng
hoá chung.
• Tăng tổng hợp tại chỗ
• Gặp trong phỡ đại cơ quan, liền vết thương, phục hồi
thiếu máu... Sự đồng hoá axit amin (đánh dấu) của cơ
quan tăng rõ rệt, nhưng sự đồng hoá toàn thân có thể
hơi tăng, bỡnh thường hoặc còn giảm (như trong ung
thư: cân bằng thường âm tính).
• Giảm tổng hợp chung: gặp trong đói kéo dài, suy
dinh dưỡng, suy kiệt, lão hoá, bỏng, sốt kéo dài... với
biểu hiện cân bằng nitơ âm tính rõ rệt (nghĩa là kèm
tăng giáng hoá) và thể hiện rõ ở protit huyết tương.
• Giảm tổng hợp tại chỗ: tắc mạch cơ quan, teo cơ
quan, suy tuỷ, hoại tử cơ quan...
• 2.2.2. Rối loạn Protit huyết tương
• P trong huyết tương có nguồn gốc chủ yếu từ gan
(95% albumin, 85% globulin), từ hệ võng nội mô ngoài
gan và từ một số mô khác (globumin, men, kháng thể,
hormôn, các chất vận chuyển...)
• Protit huyết tương có các nhiệm vụ sau:
- Tạo ra áp lực keo để giữ nước trong lòng mạch.
- Bảo vệ cơ thể, chống nhiễm độc, nhiễm khuẩn.
- Chứa một số men, tham gia chuyển hoá các
chất.
- Chứa một số chất vận chuyển (sắt, đồng, Hb,
lipit, hocmôn, thuốc,...).
- Chứa các chất đông máu.
- Là nguồn axit amin cung cấp cho cơ thể: protit
huyết tương thoái biến trong ống tiêu hoá, trở về
máu cung cấp cho cơ thể trong trường hợp cơ
thể thiếu protit.
- Thời gian bán huỷ của albumin là 20 và của
globulin là10 ngày.
- Tỷ lệ A/G trong huyết tương là một hằng số tuỳ
thuộc vào loài gia súc.
Giảm về lượng protit huyết tương
• Biểu thị tỡnh trạng giảm protit trong cơ thể, mà cơ chế
chung là giảm tổng hợp và tăng giáng hoá protit
chung, hoặc cung cấp không cân bằng với sử dụng.
• Các nguyên nhân thường gặp như:
• - Thiếu năng lượng và protêin trong khẩu phần, rối
loạn hấp thu nặng ở ống tiêu hoá.
• Giảm tổng hợp chung do các bệnh xơ gan, suy gan...
• - Tăng sử dụng P (hàn gắn vết thương, phục hồi mất
máu, hoặc trong các bệnh tiêu hao suy mòn cơ thể
như lao, nhiễm khuẩn, sốt cao...
• - Mất ra ngoài nhiều: bỏng rộng, thận nhiễm mỡ, ổ mủ
lớn, rò rỉ kéo dài ở vết thương.
• - Tỷ lệ A/G có thể bị đảo ngược vỡ trong mọi trường
hợp kể trên albumin bao giờ cũng giảm sút nhanh hơn
(phân tử nó nhỏ, để dễ qua vách mạch hơn).
• - Các dấu hiệu kèm theo là: sút cân, teo cơ, thiếu
máu, lâu lành vết thương, giảm đề kháng chung và có
thể phù.
• Tăng protit huyết tương: rất hiếm gặp (trong bệnh u
tuỷ), mà thường chỉ là tăng biểu kiến (tăng giả) do mất
nước, làm máu bị cô đặc.
• Thay đổi thành phần protit huyết tương
• Bằng điện di, protit huyết tương được chia làm 5 phần
chính
• Albumin, 1 – globulin, 2- globulin, - globulin, -
globulin
4• - Albumin giảm trong tất cả các trường hợp giảm protit
huyết tương và protit toàn cơ thể .
• - - globulin tăng trong viêm cấp, hoại tử tổ chức
(viêm gan, viêm cơ tim, nhồi máu...), rối lọan chuyển
hoá (thận nhiễm mỡ, nhiễm bột).
• Thành phần này liên quan với độ nhớt của máu, khi
tăng làm tốc độ lắng máu tăng.
• - - globulin có vai trò quan trọng trong vận chuyển
mỡ vỡ vậy nó tăng lên khi có tăng lipít huyết, gặp trong
các bệnh: đái đường, xơ cứng mạch, tắc mật, thận
nhiễm mỡ...)
• - - globulin tăng trong các trường hợp có tăng kháng
thể (nhiễm khuẩn, u tương bào, mẫn cảm...).
• Nên chú ý: một thành phần bị giảm có thể làm thành
phần khác tăng tương đối vỡ kết quả điện di được biểu
thị bằng %, và tổng số của chúng là 100%.
• Hậu quả: + Albumin: với rất nhiều nhóm ưa
nước trên bề mặt phân tử, có vai trò quan trọng
trong giữ ổn định trạng thái phân tán của protit
trong huyết tương. Vỡ vậy, nếu albumin giảm thỡ
protit huyết tương dễ bị tủa nhất là khi thêm vào
những kim loại nặng (tác nhân chiếm nước).
+ Khi P huyết tương giảm sẽ làm giảm tỷ trọng
huyết tương, dẫn tới tăng tốc độ lắng hồng cầu,
gặp trong: xơ gan, phù thận, suy dinh dưỡng
hoặc có thai.
+ Khi trong huyết tương có nhiều fibrinogen và -
globulin, hồng cầu bị kết tụ thành cụm, vỡ vậy
hồng cầu sẽ lắng nhanh hơn, gặp trong viêm
cấp, bệnh lao, viêm cơ tim, viêm thận, khớp...
• Dưới đây là một số phản ứng dựa vào nguyên lý
trên:
• - Phản ứng Takata ara: dùng HgCO2 làm tủa
protit khi có giảm albumin và tăng globulin.
• - Phản ứng Weltmann dùng CaCl2 gây lên bông
chậm nếu có tăng - globulin, lên bông nhanh
khi có tăng và - globulin.
• - Phản ứng Mac Lagan dùng thimol làm đục
huyết thanh nếu có tăng lipoproteit.
• - Phản ứng Kunkel dùng ZnSO4 làm tủa P khi
có tăng và - globulin
• - Phản ứng Wunderley dùng CdSO4 làm tủa P
khi có tăng và - globulin.
• 2.2.3. Rối loạn chuyển hoá trung gian protit
• Trong các tỡnh trạng bệnh thiếu oxy ở mô bào,
viêm mãn tính lan tràn kèm theo hoại tử tế bào
gây rối loạn chuyển hoá trung gian P: thể hiện ở
tốc độ phân huỷ P thành axit amin bị chậm lại,
các đa peptít phức tạp bị ứ lại trong máu kích
thích các cơ quan nhận cảm ở mạch quản gây
rối loạn tuần hoàn, tăng tính thấm mao mạch,
hạ huyết áp và nhiều hiện tượng có tính chất dị
ứng khác.
• Bỡnh thường, các men catepsin và proteaza của
mô có vai trò xử lý các tế bào già và phân huỷ
các P đó thành axit amin để tái sử dụng. Phản
ứng chuyển amin là con đường để cơ thể tổng
hợp một số axit amin khi cần thiết.
• Phản ứng khử amin làm cho axit amin mất hẳn
nhóm amin và giáng hoá gốc amin thành amoniac
và urê ở gan, sau đó đào thải qua đường thận, vỡ
vậy nếu suy gan, suy thận thỡ NH3 và urê bị ứ đọng
trong máu; mặt khác nếu tăng giáng hoá axit amin
thỡ các sản phẩm này cũng tăng trong máu.
• Khi lượng amoniac tăng cao trong máu, con vật có
biểu hiện hưng phấn cao độ, có thể co giật, hôn
mê.
• Phản ứng khử carboxyl làm cho axit amin biến
thành amin; một số amin có hoạt tính sinh lý như:
Tyramin, Histamin, Tryptamin, Serotonin gây rối
loạn các quá trỡnh sinh lý nếu chúng được sinh ra
quá nhiều.
• Rối loạn chuyển hoá trung gian P xảy ra khi rối
loạn các phản ứng khử amin, chuyển amin, khử
carboxyl
• Thí dụ khi thiếu Vitamin B6 thỡ men Transaminaza hoạt
động kém và phản ứng chuyển amin sẽ bị trở ngại.
• Kết quả là tích tụ nhiều sản phẩm độc.
• 2.2.4. Rối loạn trao đổi protit nhân
• Protit nhân là hợp chất các nucleotit với P. Khi giáng
hoá thỡ phần axit nucleic sẽ thành purin và pirimidin rồi
được chuyển thành axit uric theo nước tiểu thải ra
ngoài. Rối loạn thải axit uric thường gặp hiện tượng
lắng đọng các tinh thể muối urat ở các mô như bao
khớp, thận, có khi cả da, cơ và tương mạc của các cơ
quan nội tạng
• Về cơ chế sinh bệnh, có thể do tổng hợp quá nhiều
axit uric khi rối loạn các men; do ăn quá nhiều chất
giàu protit nhân; do rối loạn quá trỡnh đào thải tại thận.
5• III: Rối loạn chuyển hoá lipit
• 3.1. Đại cương
• 3.1.1. Vai trò của lipit trong cơ thể
• Lipit là nguồn dự trữ năng lượng lớn nhất của cơ
thể. Tuỳ theo loài động vật mà tỷ lệ mỡ khác
nhau (ở lợn là 40%).
• Lipit tham gia cấu trúc tế bào (màng tế bào, bào
tương).
• Lipit là dung môi hoà tan các vitamin A.D.E.K.
Là lớp đệm giữ nhiệt, là nguồn cung cấp nước
cho cơ thể (oxy hoá 100gr mỡ cho 107 gr
nước).
• Mô mỡ luôn luôn đổi mới, thời gian bán huỷ
trung bỡnh khoảng 5 - 6 ngày.
• 3.1.2. Sơ lược về chuyển hoá bình thường
của lipit
• Trong cơ thể lipit được chia thành 3 nhóm
chính: glyxerit, phospholipit và steroit.
• Quá trỡnh hấp thu lipit
• Lipit do thức ăn cung cấp được tiêu hoá - hấp
thu tại ruột nhờ các men của dịch tuỵ, dịch ruột
và tác dụng đặc biệt của dịch mật.
• Do tác động của men lipaza mỡ trung tính được
thuỷ phân thành glyrerol và axit béo, sau khi
qua niêm mạc ruột các sản phẩm thuỷ phân lại
được kết hợp thành mỡ trung tính đi vào mạch
bạch huyết, còn một phần theo tĩnh mạch cửa
để vào gan (khoảng 30%).
• Mô mỡ
• Các tế bào mỡ tập trung thành mô mỡ, nằm rải rác ở
nhiều nơi trong cơ thể như dưới da, xoang bụng, xung
quanh các cơ quan nội tạng như mỡ vành tim, quanh
thận. Mỡ của mỗi loài gia súc có đặc tính riêng, thường
là khác nhau về thành phần các axit béo nên nhiệt độ
nóng chảy của chúng cũng khác nhau.
• Mỡ bò nóng chảy ở 42 - 490C. Mỡ dê cừu nóng chảy
ở 44 - 500C. Mỡ ngựa nóng chảy ở gần 400C. Mỡ chó
nóng chảy ở 37 - 400C.
• Mỡ lợn nóng chảy ở 36 - 460C. Mỡ ngỗng nóng chảy
ở 26 - 340C
• Loài nhai lại tổng hợp mỡ từ các axit béo bay hơi; axit
béo bay hơi còn được tổng hợp thành mỡ sữa.
• Lipit trong máu:
Lipit trong máu phản ánh sự vận chuyển lipit từ nhiều
nguồn khác nhau. Lipit hấp thu từ ống tiêu hoá, lipit từ
kho dự trữ (FFA: axit béo tự do fatty free acide); lipit
mới được tổng hợp (phospholipit, cholesterol).
• ở trong máu lipit liên kết với P gọi là lipoproteit.
• Người ta thường chia lipit huyết theo tỷ trọng hay theo
tốc độ điện di; FFA thường gắn với albumin;
Phospholipit với - globulin; Cholesterol với globulin
và lipit trung tính với -globulin.
• Chuyển hoá lipit
• Lipit trong máu được oxy hoá tại các cơ quan, mô sử
dụng như cơ, thận, nhất là gan, axit béo và
phospholipit được cắt thành các mảnh 2C, rồi kết hợp
với CoA thành axetyl- CoA, từ đó hoặc đi vào chu trỡnh
Krebs, hoặc hỡnh thành thể xeton, để rồi lại tiếp tục
giáng hoá thành CO2 và H2O.
• Sự hỡnh thành thể xeton phụ thuộc vào lượng axit
pyruvic (sản phẩm chuyển hoá của gluxit).
• Cho nên thiếu hoặc rối loạn chuyển hoá gluxit sẽ kéo
theo sự hỡnh thành quá nhiều thể xeton, gây nên
nhiễm độc axit.
• 3.1.3. Điều hoà cân bằng chuyển hoá mỡ
• Hệ thống sinh mỡ phụ thuộc hoàn toàn vào insulin;
insulin có tác dụng tăng tổng hợp mỡ từ gluxit và ngăn
trở quá trỡnh thuỷ phân mỡ trung tính.
• Lipocain cũng có tác dụng tương tự
• Hệ thống tiêu mỡ hoạt động nhờ các hormon có tác
dụng điều mỡ như: Glucagon, ACTH, Vasoprepsin,
Cocticoit, Thyronin, STH và nhất là Catecholamin.
• Các hormon này thông qua men adenylcyclaza, AMP
vòng, hoạt hoá men proteinkinaza, men này hoạt hoá
lipaza, cắt axit béo khỏi glyxerol, biến triglyxerit thành
diglyxerit, sau đó diglyxerit tiếp tục bị phân huỷ không
phụ thuộc hormon nữa.
• 3.2. Rối loạn chuyển hoá lipit
• 3.2.1. Rối loạn cân bằng lipit
• Béo: do ăn quá nhiều, tăng tổng hợp mỡ từ gluxit, kém
huy động do ít vận động cơ bắp; gặp trong thực tế
chăn nuôi, vỡ muốn tăng trọng nhanh, sử dụng nhiều
loại chất kích thích tăng trọng, con vật ăn nhiều, ngủ
nhiều, ít vận động thường tăng tỷ lệ mỡ. Khi quá béo,
con vật kém linh hoạt, sức đề kháng chung kém.
• Gầy: Gầy thường do rối loạn hoạt động của thần kinh
và nội tiết; khi thần kinh căng thẳng, luôn luôn bị kích
thích gây tâm lý sợ sệt, lo lắng, bồn chồn, mất ngủ,
con vật tiêu hao quá mức, chán ăn dẫn tới gầy. Các
trường hợp ưu năng tuyến giáp, thiểu năng tuyến tiền
yên đều làm cho con vật gầy.
• Gầy còn gặp trong các bệnh mãn tính gây suy mòn
toàn thân, như: lao, nhiễm khuẩn kéo dài, sốt cao kéo
dài, ỉa chảy, ký sinh trùng...
6• 3.2.2. Tăng lipit huyết
• Khi hàm lượng lipit trung tính vượt quá ngưỡng gọi là tăng lipít
huyết; thường gặp trong các tỡnh trạng sau:
• - Sau khi ăn khoảng 2 giờ thỡ lipít huyết tăng và đạt tối đa sau 4-
5 giờ, trở lại bỡnh thường sau 6 - 9 giờ.
• Tuy nhiên sự tăng này còn phụ thuộc vào loài động vật và khẩu
phần ăn. ở động vật ăn cỏ tăng chậm nhưng kéo dài.
• - Lipit huyết còn tăng do tăng huy động mỡ từ nơi dự trữ, gặp
khi đói kéo dài, bệnh đái tháo đường tuỵ, hưng phấn thần kinh
quá mức gây cường giao cảm; tăng tổng hợp từ gluxit, vượt quá
khả năng sử dụng của các mô.
• - Tăng lipít huyết do giảm chuyển vận hay giảm sử dụng, khi
men lipaza bị ức chế, hoặc trong các trường hợp bệnh gan,
viêm gan, tắc mật, ngộ độc rượu, CCl4
• - Khi bị hư thận nhiễm mỡ do mất albumin, nên mỡ được huy
động vào máu để duy trỡ áp lực keo cũng gây tăng lipít huyết.
• 3.2.3. Rối loạn chuyển hoá cholesterol
• Trong cơ thể có 2 loại cholesterol là cholesterol
tự do và cholesterol este hoá, tỷ lệ giữa chúng
là 1/3. Gan là nơi thực hiện phản ứng este hoá
vì vậy sự có mặt của cholesterol este hoá biểu
hiện chức năng gan.
• ở động vật ăn cỏ cholesterol được tổng hợp
trong cơ thể; còn ở động vật ăn thịt ngoài lượng
cholesterol tổng hợp trong cơ thể còn có
cholesterol ăn vào theo thức ăn.
• Cholesterol tham gia vào quá trỡnh hỡnh thành
steroit và axit mật.
• Tăng cholesterol huyết gặp trong các tỡnh trạng
sau: ăn quá nhiều thức ăn giàu cholesterol như:
trứng, dầu cá, gan...
• Do ứ trệ mật, tắc mật hoặc tăng lipit huyết.
• Cholesterol tăng lâu sẽ dẫn đến xơ gan và xơ
cứng thành mạch.
• Giảm cholesterol gặp khi cholesterol bị đào thải
quá nhiều hoặc giảm hấp thu trong bệnh lỵ
amip, viêm ruột già, thiếu máu...
• IV: Rối loạn chuyển hoá nước và điện giải
• 4.I. Đại cương về chuyển hoá nước và điện giải
• 4.1.1. Vai trò
• Nước và các chất điện giải là thành phần không thể
thiếu được của mọi sinh vật.
• Nước chiếm từ 60 – 80% khối lượng cơ thể.
• Cơ thể càng trẻ càng chứa nhiều nước,( bào thai chứa
tới 90 - 97% nước, sơ sinh khoảng 85%, trưởng thành
65 - 70%, già 60 – 65%).
• Trong cơ thể cơ quan nào hoạt động càng nhiều thỡ
càng chứa nhiều nước; não, tim, gan, thận, phổi chứa
nhiều nước hơn sụn, xương, mô liên kết..
• - Nước duy trỡ khối lượng tuần hoàn qua đó duy trỡ
huyết áp.
• - Làm môi trường cho các phản ứng hoá sinh; trực tiếp
tham gia các phản ứng thuỷ phân, oxy hoá...
• - Làm giảm ma sát giữa các màng, tham gia điều hoà
nhiệt.
• Các chất điện giải: Na+, K+, Mg++, Ca++, Cl-, HCO3
-,
PO4
---... duy trỡ áp lực thẩm thấu của cơ thể, tham gia
hệ thống đệm, điều hoà pH nội môi.
• Cl- có vai trò đối với độ toan của dạ dày.
• - Ca++ có vai tr