Sản xuất lúa gạo đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và
nông thôn Việt Nam. Khoảng 80% trong tổng số 11 triệu hộ nông dân tham gia sản xuất
lúa gạo, chủ yếu dựa vào phương thức canh tác thủ công truyền thống. Do sản xuất lúa
gạo là nguồn thu nhập và cung cấp lương thực chính của các hộ nông dân, nên chính sách
phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn gắn liền với phát triển ngành hàng lúa gạo.
Trong gần ba thập kỷ qua nhờ có đổi mới cơ chế quản lý, Việt Nam đã đạt được những
thành tựu lớn trong sản xuất lúa gạo, không những đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong
nước mà hàng năm còn xuất khẩu được 3-4 triệu tấn gạo. Tuy nhiên ngành lúa gạo Việt
Nam vẫn còn có nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt là dưới sức ép cạnh tranh ngày
một tăng của quá trình hội nhập quốc tế. Hiện nay năng suất lúa bình quân chung của cả
nước đạt khoảng 4,5 tấn/ha, song giữa các vùng sinh thái khác nhau lại có sự chênh lệch
đáng kể về năng suất lúa. Ở các vùng đồng bằng một số hộ nông dân trồng lúa đã đạt
được năng suất rất cao, 10-12 tấn/ha, trong khi đó năng suất lúa ở các vùng trung du miền
núi và các vùng đất cát duyên hải thường lại rất thấp, chỉ đạt bình quân khoảng trên 2
tấn/ha. Lượng gạo tham gia vào lưu thông chủ yếu từ hai nguồn cung cấp chính là Đồng
Bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH). Trên thực tế, các
vùng sản xuất nông nghiệp nằm ngoài các châu thổ lớn đều không có gạo dư thừa, ngoại
trừ một vài năm gần đây ở một số địa phương vùng cao, nông dân được mùa do thời tiết
thuận lợi, nên lượng gạo sản xuất đã vượt mức tiêu dùng địa phương. Sản xuất lúa gạo ở
các vùng duyên hải và trung du miền núi chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực tại
chỗ, mang tính tự cung tự cấp, và vẫn còn tình trạng một số hộ nông dân không đủ lương
thực cho gia đình từ một đến hai tháng trong năm. Thiếu việc làm để đảm bảo thu nhập
ổn định và thiếu vốn để mua vật tư thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp đang là những
trở ngại lớn trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam.
37 trang |
Chia sẻ: thuylinhqn23 | Ngày: 07/06/2022 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng quan các tài liệu nghiên cứu ngành lúa gạo Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG QUAN CÁC TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
NGÀNH LÚA GẠO VIỆT NAM
PHẦN I. TỔNG QUAN NGÀNH HÀNG LÚA GẠO VIỆT NAM 1
Sản xuất lúa gạo đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và
nông thôn Việt Nam. Khoảng 80% trong tổng số 11 triệu hộ nông dân tham gia sản xuất
lúa gạo, chủ yếu dựa vào phương thức canh tác thủ công truyền thống. Do sản xuất lúa
gạo là nguồn thu nhập và cung cấp lương thực chính của các hộ nông dân, nên chính sách
phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn gắn liền với phát triển ngành hàng lúa gạo.
Trong gần ba thập kỷ qua nhờ có đổi mới cơ chế quản lý, Việt Nam đã đạt được những
thành tựu lớn trong sản xuất lúa gạo, không những đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong
nước mà hàng năm còn xuất khẩu được 3-4 triệu tấn gạo. Tuy nhiên ngành lúa gạo Việt
Nam vẫn còn có nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt là dưới sức ép cạnh tranh ngày
một tăng của quá trình hội nhập quốc tế. Hiện nay năng suất lúa bình quân chung của cả
nước đạt khoảng 4,5 tấn/ha, song giữa các vùng sinh thái khác nhau lại có sự chênh lệch
đáng kể về năng suất lúa. Ở các vùng đồng bằng một số hộ nông dân trồng lúa đã đạt
được năng suất rất cao, 10-12 tấn/ha, trong khi đó năng suất lúa ở các vùng trung du miền
núi và các vùng đất cát duyên hải thường lại rất thấp, chỉ đạt bình quân khoảng trên 2
tấn/ha. Lượng gạo tham gia vào lưu thông chủ yếu từ hai nguồn cung cấp chính là Đồng
Bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH). Trên thực tế, các
vùng sản xuất nông nghiệp nằm ngoài các châu thổ lớn đều không có gạo dư thừa, ngoại
trừ một vài năm gần đây ở một số địa phương vùng cao, nông dân được mùa do thời tiết
thuận lợi, nên lượng gạo sản xuất đã vượt mức tiêu dùng địa phương. Sản xuất lúa gạo ở
các vùng duyên hải và trung du miền núi chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực tại
chỗ, mang tính tự cung tự cấp, và vẫn còn tình trạng một số hộ nông dân không đủ lương
thực cho gia đình từ một đến hai tháng trong năm. Thiếu việc làm để đảm bảo thu nhập
ổn định và thiếu vốn để mua vật tư thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp đang là những
trở ngại lớn trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam.
Các hoạt động chế biến và lưu thông lúa gạo tuy đã phát triển đáng kể song vẫn còn
nhiều khó khăn cần vượt qua. Ngành chế biến xay xát lúa gạo hiện đang trong quá trình
chuyển dịch từ một hệ thống chủ yếu dựa vào chế biến quy mô nhỏ phục vụ tiêu dùng nội
địa (chỉ có số ít các nhà máy xay qui mô lớn phục vụ xuất khẩu) tiến tới một mô hình chế
biến công nghiệp hiện đại hơn với nhiều nhà máy chế biến quy mô lớn. Trình độ công
nghệ áp dụng trong chế biến lúa gạo của Việt Nam hiện vẫn còn lạc hậu, chất lượng gạo
chế biến còn thấp, tỉ lệ hao hụt lớn và tỉ lệ gạo vỡ còn cao. Một trong những nguyên nhân
1 Nguyễn Ngọc Quế & Trần Đình Thao, Tổng quan ngành lúa gạo Việt Nam, 2003
chính làm chậm quá trình hiện đại hoá công nghệ ngành chế biến lúa gạo là thiếu vốn đầu
tư. Hệ thống cung cấp tín dụng chính thức ưu tiên phục vụ cho các doanh nghiệp quốc
doanh nên chưa phát huy được khả năng cạnh tranh có hiệu quả của khu vực kinh tế tư
nhân. Hơn nữa, phần lớn các hợp đồng chính phủ được giao cho các công ty quốc doanh
thực hiện, nên khả năng mở rộng hoạt động xuất khẩu của khu vực kinh tế tư nhân kgông
tương đồng.
Những vướng mắc về thể chế và sự yếu kém về cơ sở hạ tầng sản xuất kinh doanh lúa
gạo đang kìm hãm sự phát triển của ngành. Chi phí cao trong hệ thống cung cấp tín dụng
chính thức không khuyến người nông dân và các nhà chế biến lúa gạo tăng mức đầu tư,
buộc họ phải tìm đến hệ thống tín dụng phi chính thức và trì hoãn hoặc cắt giảm đầu tư.
Cần phải tiếp tục cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh để đảm bảo an ninh lương
thực và xoá đói giảm nghèo, cũng như gia tăng kim ngạch xuất khẩu lúa gạo. Một môi
trường kinh doanh thuận lợi cho ngành lúa gạo phát triển cần có hai lĩnh vực quan trọng.
Một là, nâng cao hiệu suất và khả năng cạnh tranh của ngành hàng lúa gạo; và hai là, Việt
Nam phải tạo được khả năng xuất khẩu gạo đặc sản và gạo chất lượng cao. Để thực hiện
được hai mục tiêu trên Việt Nam phải xây dựng được môi trường thuận lợi cho mọi thành
phần kinh tế cùng phát triển.
Để tăng năng suất lúa vượt mức bình quân hiện nay là 4,5 tấn/ha, phải tăng năng suất lúa
trung bình và giảm chênh lệch về năng suất giữa các vùng, xử lý một loạt các vấn đề liên
quan đến khâu giống, cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng và vật tư nông nghiệp, dịch vụ
khuyến nông. Mặc dù khả năng tăng thêm năng suất lúa ở các vùng đồng bằng châu thổ
(vốn đã có được mức năng suất trung bình khá cao) là không nhiều, song cơ hội để cải
thiện năng suất lúa ở các vùng xâu, vùng xa và các vùng đất cao vẫn còn.
Nhiều nhà kinh tế cho rằng vai trò của khu vực kinh tế công trong việc đầu tư trực tiếp
nhằm tăng năng suất nên tập trung vào hệ thống thuỷ lợi để đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Vai trò của kinh tế công đối với các yếu tố tăng năng suất khác cũng chỉ nên giới hạn ở
việc tạo môi trường thuận lợi thông qua việc cải thiện hệ thống pháp lý và cung cấp các
dịch vụ hỗ trợ, như tăng cường cơ sở hạ tầng và hoàn thiện chính sách nhằm giảm bớt chi
phí giao dịch trong dịch vụ tín dụng, hơn là tham gia vào các dịch vụ cung cấp vật tư đầu
vào
Khu vực kinh tế tư nhân phải được khuyến khích tham gia phát triển thị trường gạo đặc
sản có giá trị cao, đem lại lợi ích cho các hộ nông dân có khả năng cung cấp giống lúa
chất lượng cao. Đồng thời khuyến khích tăng sản lượng và năng suất của các loại lúa đại
trà khác.
Tăng đầu tư và tăng năng suất lúa gạo chưa phải là biện pháp chính nhằm xoá đói giảm
nghèo trong nông thôn Việt Nam. Đối với đa số các hộ nông dân nằm ngoài ĐBSCL và
ĐBSH, sản xuất lúa gạo còn phân tán, manh mún mang tính tự cung tự cấp. Ngay cả khi
năng suất đã được cải thiện thì thu nhập từ lúa của các hộ này cũng chỉ đạt từ 100 đến
200 USD trên 1 ha. Nhìn chung phát triển sản xuất lúa gạo phải kết hợp với các biện pháp
đa dạng hoá sản xuất để đảm bảo tăng thu nhập một cách ổn định cho các hộ gia đình
nông thôn.
1. Sản xuất lúa
Sản xuất lúa gạo giữ một vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, chiếm gần 50%
GDP nông nghiệp (không bao gồm lâm và ngư nghiệp) năm 2003. Trong giai đoạn 1990-
2002 sản lượng lúa tăng bình quân khoảng 4,9% năm. Đó là kết quả của việc tăng năng
suất lúa (3.0% năm) và do tăng diện tích gieo trồng (1,8% năm). Mức tăng trưởng của sản
xuất lúa giữa các vùng có sự khác biệt đáng kể. Tốc độ tăng sản lượng cao nhất là ở vùng
Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Năng suất lúa tăng
mạnh nhất là ở vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Diện
tích gieo trồng lúa ở Tây Bắc và Duyên hải Nam Trung Bộ trong giai đoạn 1990-2002
giảm, trong khi đó ở các vùng khác trong cùng thời kỳ lại tăng.
Biểu Error! No text of specified style in document.-1 Diện tích, năng suất và sản lượng
lúa phân theo vùng, giai đoạn 1990-2002
1990-2002
1990 2002 2002 % tăng hàng
năm
% đóng góp
tăng SL
1. Sản lượng lúa, 1000 tấn
Cả nước 19225.1 32529.5 34063.5 4.88 100.0
Đồng bằng sông Hồng 3890.8 6586.6 6685.3 4.61 100.0
Đông Bắc 1180.4 2065.0 2328.9 5.83 100.0
Tây Bắc 248.8 403.6 451.5 5.09 100.0
Bắc Trung Bộ 1642.3 2824.0 3138.9 5.55 100.0
Duyên hải Nam Trung Bộ 1347.3 1681.6 1705.4 1.98 100.0
Tây Nguyên 386.1 586.8 609.5 3.88 100.0
Đông Nam Bộ 1049.1 1679.2 1666.1 3.93 100.0
Đồng bằng sông Cửu Long 9480.3 16702.7 17477.9 5.23 100.0
2. Diện tích GT, 1000 ha
Cả nước 6042.8 7666.3 7485.4 1.80 37.3
Đồng bằng sông Hồng 1158.0 1212.6 1196.7 0.27 6.0
Đông Bắc 519.2 550.3 562.5 0.67 11.6
Tây Bắc 144.3 136.8 140.8 -0.20 -4.0
Bắc Trung Bộ 677.0 695.0 700.4 0.28 5.1
Duyên hải Nam Trung Bộ 414.6 422.5 399.5 -0.31 -15.5
Tây Nguyên 165.3 176.8 186.1 0.99 25.8
Đông Nam Bộ 384.3 526.5 485.6 1.97 50.6
Đồng bằng sông Cửu Long 2580.1 3945.8 3813.8 3.31 64.0
3. Năng suất lúa, tấn/ha
Cả nước 3.2 4.2 4.6 3.03 62.7
Đồng bằng sông Hồng 3.4 5.4 5.6 4.33 94.0
Đông Bắc 2.3 3.8 4.1 5.12 88.4
Tây Bắc 1.7 3.0 3.2 5.31 104.0
Bắc Trung Bộ 2.4 4.1 4.5 5.25 94.9
Duyên hải Nam Trung Bộ 3.2 4.0 4.3 2.30 115.5
Tây Nguyên 2.3 3.3 3.3 2.86 74.2
Đông Nam Bộ 2.7 3.2 3.4 1.92 49.4
Đồng bằng sông Cửu Long 3.7 4.2 4.6 1.86 36.0
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa theo số liệu TCTK
Trong giai đoạn 1990-2002, mức tăng diện tích gieo trồng lúa khoảng 24% . Diện tích
gieo trồng lúa tăng liên tục trong xuốt giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2000 (tăng
2,4%/năm), nhưng lại có xu thế giảm nhẹ trong năm 2000-2002 (giảm 1,2%/năm). Trong
3 năm này, trong khi diện tích giảm thì sản lượng lúa vẫn tiếp tục tăng và chủ yếu nhờ
tăng năng suất lúa.
Diện tích gieo trồng lúa tăng hầu như không phải do tăng diện tích đất canh tác sử dụng
cho sản xuất lúa. Trong khi diện tích gieo trồng lúa tăng thêm 24% sau 12 năm (1990-
2002), thì diện tích đất lúa lại gần như không thay đổi, chỉ tăng không quá 1%. Như vậy
tăng diện tích gieo trồng lúa chủ yếu là do tăng vụ (95,6% tăng diện tích gieo trồng là do
tăng hệ số quay vòng sử dụng đất).
Sự thay đổi về diện tích và năng suất lúa là hai nhân tố tác động chính tới tốc độ tăng sản
lượng, song vai trò của chúng giữa các vùng cũng khác nhau và thay đổi theo thời gian.
Trong giai đoạn 1990-2002 sản lượng lúa ở cả hai vựa thóc chính của đất nước đều tăng
mạnh, nhưng ở ĐBSH do qui mô đất canh tác bình quân của một hộ rất thấp và hệ số
quay vòng sử dụng đất đã khá cao nên sản lượng lúa tăng được chủ yếu là nhờ thâm canh
tăng năng suất (94% tăng sản lượng là do nămg suất). Trong khi đó ở ĐBSCL sản lượng
lúa tăng chủ yếu lại là do tăng diện tích gieo trồng (64% sản lượng tăng là do tăng diện
tích gieo trồng: trong đó 51,6% là do tăng hệ số quay vòng đất và chỉ có 12,5% là do tăng
diện tích đất lúa).
Diện tích gieo trồng lúa của Việt Nam năm 2002 đạt xấp xỉ 7,5 triệu ha, trong đó ĐBSCL
chiếm tỉ lệ cao nhất (51,3%) sau đó là ĐBSH (19,6%). Hiện nay, năng suất lúa trung bình
cả nước đạt 4,6 tấn/ha và sản lượng thóc đạt 34,064 triệu tấn.
Các tỉnh phía Bắc chủ yếu làm hai vụ chính: Đông-Xuân và Mùa. Các tỉnh phía Nam phổ
biến trồng thêm Hè-Thu. Năng suất lúa Đông-Xuân thường cao hơn năng suất lúa Mùa và
Hè-Thu. Năng suất các loại lúa tính trung bình theo vùng được thể hiện ở bảng sau:
Biểu Error! No text of specified style in document.-2 Diện tích và năng suất lúa phân
theo vụ và vùng sinh thái (tấn/ha)
Đông Xuân Hè Thu Mùa Diện Năng Diện Năng Diện Năng
Tích Suất Tích Suất Tích Suất
Năm 1990
Cả nước 2074 3.79 1216 3.36 2778 2.62
Đồng bằng sông Hồng 568 3.54 598 3.15
Đông Bắc 172 2.42 352 2.17
Tây Bắc 27 2.60 115 1.55
Duyên hải Bắc Trung Bộ 312 2.86 121 2.11 256 1.93
Duyên hải Nam Trung Bộ 162 3.47 111 3.72 137 2.73
Tây Nguyên 26 3.72 135 2.16
Đông Nam Bộ 55 3.44 77 2.84 256 2.52
Đồng bằng sông Cửu Long 752 4.83 908 3.53 930 2.84
Năm 2002
Cả nước 3033 5.51 2276 3.93 2176 3.85
Đồng bằng sông Hồng 594 5.99 602 5.19
Đông Bắc 214 4.65 348 3.83
Tây Bắc 33 4.94 108 2.68
Duyên hải Bắc Trung Bộ 336 5.32 156 4.15 208 3.38
Duyên hải Nam Trung Bộ 173 5.08 98 4.32 128 3.14
Tây Nguyên 55 4.28 5 2.44 126 2.87
Đông Nam Bộ 114 4.16 133 3.38 239 3.12
Đồng bằng sông Cửu Long 1514 5.70 1883 3.94 417 3.42
Nguồn: TCTK
Cùng với việc gia tăng tổng diện tích gieo trồng lúa thì hệ thống canh tác lúa cũng thay
đổi đáng kể trong 12 năm qua. Hệ thống canh tác lúa trong giai đoạn từ 1990 đến 2002 đã
chuyển từ trồng lúa Mùa sang lúa Hè-Thu và lúa Đông-Xuân. Trong giai đoạn này diện
tích trồng lúa Đông-Xuân tăng 46,3%, diện tích lúa Hè-Thu tăng 87,2% và diện tích lúa
Mùa giảm 21%. Sau năm 1995, diện tích lúa Đông-Xuân đã vượt trội diện tích lúa Mùa
và tiếp tục giữ vị trí ưu thế cho tới thời điểm hiện tại.
Sản xuất lúa gạo tăng một phần là do tăng năng suất lúa, đặc biệt là lúa vụ Đông-Xuân và
vụ Mùa, nhưng một phần là nhờ tăng diện tích lúa vụ Đông-Xuân và vụ Hè-Thu. Do lúa
vụ Hè-Thu chỉ tăng về diện tích, còn năng suất hầu như không tăng, cho nên có thể khẳng
định là năng suất lúa cả năm tăng chủ yếu là nhờ lúa Đông-Xuân và lúa Mùa.
Đối với lúa, việc tăng năng suất cây trồng không thể chỉ nhờ có giống tốt, mà còn do phát
triển thuỷ lợi, cải thiện dinh dưỡng cây trồng, và cải tiến công tác quản lý. Tốc độ tăng
năng suất lúa (tuỳ theo điều kiện tự nhiên, chủ yếu là dinh dưỡng, bức xạ và khả năng
tưới tiêu) khác biệt đáng kể giữa các vùng sinh thái, đặc biệt là giữa ĐBSCL và các vùng
còn lại trong cả nước. Trong khi tốc độ tăng năng suất lúa ở ĐBSCL giảm từ 2,1% xuống
còn 0,4%, thì các vùng khác lại tăng trung bình từ 4 lên 5%. ĐBSCL chiếm trên 50%
tổng sản lượng lúa cả nước và là nguồn cung cấp gạo xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam,
trong khi các vùng khác chỉ sản xuất vừa đủ hoặc thiếu. Năng suất lúa của ĐBSCL trong
vòng 5 năm gần đây (1998-2002) ổn định trong khoảng 4,1 - 4,6 tấn/ha, trong khi đó tại
ĐBSH năng suất lúa đã tăng từ 4,5 lên đến 5,6 tấn/ha. Sản lượng lúa của ĐBSCL trong
thập kỷ 90 tăng mạnh nhưng chủ yếu là nhờ tăng diện tích hơn là do tăng năng suất. Các
vùng khác (ngoại trừ Đông Nam Bộ) thì ngược lại.
Những thành tựu trong sản xuất lúa gạo trong thời kỳ đổi mới đã giúp Việt Nam không
chỉ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn trở thành nước xuất khẩu gạo
quan trọng trên thế giới. Kể từ năm 1996 đến nay khi cơ chế hạn ngạch xuất khẩu đã
được nới lỏng và xoá bỏ, số lượng gạo có thể sử dụng cho xuất khẩu đã tăng gấp đôi.
2. Tiêu dùng lúa gạo
Cân đối tiêu dùng lương thực có thể ước tính dựa trên một số giả định về các hệ số tiêu
dùng lúa gạo cho các nhu cầu tiêu dùng khác nhau, bao gồm cả tỉ lệ để giống, tỉ lệ hao
hụt sau thu hoạch và cho chăn nuôi gia súc. Ngoài ra còn phải xác định tỉ lệ xay xát (từ
thóc sang gạo trắng).
• Lượng thóc để giống tại các hộ nông dân ước tính vào khoảng 4-5% sản lượng. Con
số ước tính này dựa theo kết quả của Dự án nghiên ngành giống 1999 do Chính phủ
Thuỵ Điển tài trợ (DANIDA-MARD). Lượng thóc để giống giao động giữa Bắc Bộ
(trồng lúa bằng cấy mạ 125kg/ha) và Nam Bộ (gieo vãi bằng hạt trực tiếp 170kg/ha).
• Tổn thất sau thu hoạch dựa theo ước tính của Viện Công nghệ sau thu hoạch là
khoảng 10%. Con số này tương đối cao vì phải tính đến việc các hộ nông dân qui mô
nhỏ làm khô thóc bằng phương pháp phơi nắng truyền thống, cũng như xay xát gạo
chủ yếu tại các cơ sở xay xát địa phương quy mô nhỏ.
• Tỉ lệ thóc để lại làm thức ăn chăn nuôi ước khoảng 4% sản lượng. Đây cũng chỉ là
một con số ước đoán vì thực tế không có số liệu. Viện Công nghệ sau thu hoạch ước
tính tỉ lệ thóc sử dụng làm thức ăn gia súc khoảng 5,4% ở ĐBSCL, tuy nhiên ở các
vùng khác có thể thấp hơn.
• Theo ước tính của Viện Công nghệ sau thu hoạch, tỉ lệ xay xát từ lúa ra gạo là khoảng
66%. Con số này đã tính đến thực tế là việc xay xát thóc gạo chủ yếu dựa vào các cơ
sở chế biến xay xát quy mô nhỏ ở các địa phương.
• Mức tiêu dùng lương thực gạo có thể được tính theo 2 cách. Cách thứ nhất, nhu cầu
gạo lương thực có thể được ước tính dựa vào số liệu điều tra mức sống 1997-98 của
TCTK: mức tiêu dùng ở nông thôn là 13,24 kg/người/tháng và ở thành thị là 10,04
kg/người/tháng. Tổng mức tiêu dùng được tính bằng cách nhân mức tiêu dùng hàng
tháng bình quân trên 1 đầu người với 12 tháng trong năm để được mức tiêu dùng
trong một năm của 1 nhân khẩu bình quân, sau đó nhân với mức dân số. Như vậy
bình quân chung nhu cầu tiêu dùng lương thực cả năm của một người là 149,37 kg.
Con số này có thể là một ước tính thấp vì chưa kể đến lượng gạo tiêu dùng ở ngoài hộ
gia đình. Hoặc dựa theo kết quả điều tra kinh tế - xã hội năm 2001 do Bộ NN&PTNT
thực hiện trong khuôn khổ của Dự án Thông tin An ninh Lương thực do FAO tài trợ,
mức tiêu dùng gạo cả năm tại hộ và ngoài hộ là 178kg/người. Cách thứ hai, mức tiêu
dùng có thể ước tính như là phần dư của sản lượng thóc sau khi đã trừ đi các khoản để
giống, hao hụt, TAGS và xuất khẩu.
Biểu Error! No text of specified style in document.-3 Tiêu dùng lúa gạo ở Việt Nam
1975 1980 1990 2000 2001 2002
Sản lượng lúa, triệu tấn 10.3 11.6 19.2 32.5 32.1 34.1
Thóc giống, triệu tấn 0.721 0.846 0.915 1.187 1.156 1.155
Thóc hao hụt & TAGS, tr. tấn 1.493 1.689 2.788 4.717 4.656 4.939
Xuất khẩu gạo, triệu tấn -0.300 -0.200 1.624 3.477 3.721 3.241
Dân số. triệu người 48.0 53.6 66.0 77.6 78.7 79.7
Thóc lương thực & TAGS, tr. tấn 9.0 9.9 14.0 22.9 22.2 24.7
% tiêu dùng so với sản lượng 94.3 92.6 77.4 74.0 72.7 75.8
Mức tiêu dùng gạo, kg/ng. 119 118 133 185 177 194
SL gạo trên 1 người, kg/ng. 144 146 195 281 273 286
Tiềm năng XK gạo ở mức tiêu dùng
147kg/ng, triệu tấn -1.6 -1.7 0.8 6.5 6.2 7.1
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa theo số liệu TCTK;
Ghi chú: Mức tiêu dùng gạo 147kg/người căn cứ theo mức năng lượng cần đảm bảo duy
trì là 2350 calo/người/ngày; TAGS - Thức ăn gia súc
Hình Error! No text of specified style in document.-1 Tiêu dùng lúa gạo Việt Nam,
1975-2002
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa theo số liệu TCTK
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
1975 1980 1985 1990 1995 2000
Tấn
Xuất khẩu gạo
Tiêu dùng gạo trong nước
Sản lượng gạo
Các giả định về tỉ lệ hao hụt, tỉ lệ xay xát và đặc biệt là mức tiêu dùng gạo bình quân đầu
người là những yếu tố rất quan trọng quyết định mức cân bằng lương thực thừa hay thiếu
đối với từng vùng.
Hiện chưa có bằng chứng đầy đủ để chứng tỏ tỉ lệ hao hụt và tỉ lệ xay xát gạo đã được cải
thiện nhiều trong mấy năm qua (Mặc dù việc đầu tư phát triển các nhà máy xay xát hiện
đại qui mô lớn vẫn đang tiếp diễn, song đại đa số các cơ sở chế biến xay xát gạo vẫn chỉ
là quy mô vừa và nhỏ). Cho nên mọi sự thay đổi trong cân đối lương thực chủ yếu được
giả định là do có sự thay đổi về mức tiêu dùng bình quân trên khẩu.
Nếu lấy mức tiêu dùng theo ước tính của FAO (năm 2001) áp dụng cho các năm khác thì
sẽ không phù hợp vì như vậy sẽ có nhiều năm thiếu hụt gạo mặc dù trên thực tế vẫn xuất
khẩu gạo với khối lượng lớn. Nếu sử dụng mức tiêu dùng 149,37 kg/người của ĐTMS để
cân đối gạo cho các năm thì mức dư thừa lại cao hơn mức xuất khẩu rất nhiều. Như vậy
chứng tỏ là mức tiêu dùng gạo bình quân đầu người có thể tăng theo thời gian. Bảng trên
cho thấy mức tiêu dùng gạo trong nước bình quân cho 1 người được xác định bằng lượng
sản xuất dư thừa sau khi đã trừ đi xuất khẩu (chưa tính đến phần lưu trữ). Kết quả tính
toán cho thấy mức tiêu dùng tiềm năng tính trên đầu người tăng từ 133kg/người/năm
trong năm 1990 lên tới 185kg/người/năm trong năm 2000. Sản lượng lúa cả nước tăng
liên tục trong thập kỷ 90, và có giảm chút ít trong giai đoạn 2000-2001 nhưng sang năm
2002 lại tiếp tục tăng. Tổng mức tiêu dùng của cả nước và mức tiêu dùng bình quân
người cũng có xu hướng biến động giống như của tăng trưởng sản xuất gạo (194kg/người
năm 2002).
Những tính toán cân đối ở trên cho thấy chính sách tháo gỡ hạn ngạch và tăng xuất khẩu
gạo trong thời gian vừa qua không hề tác động tiêu cực đến tiêu dùng trong nước hay đến
an ninh lương thực, ngược lại cùng với sự gia tăng sản xuất gạo phục vụ xuất khẩu thì
mức tiêu dùng gạo trong nước cũng có xu thế tăng.
4. Giá cả
Giá cả không ổn định hiện vẫn là mối lo ngại lớn nhất đối với các tác nhân tham gia kênh
thị trường lúa gạo. Trong những năm gần đây, mức giá tương đối của lúa gạo nội địa có
xu thế giảm. Giá thóc (tính theo mặt bằng giá 1994) bình quân giai đoạn 1996-1999 giảm
từ 1600 đ/kg xuống còn 1300 đ/kg trong giai đoạn 2000-2002. Nói một cách khác, giá
"thực" (Real Price) của lúa gạo (tức giá cánh kéo, hay giá tương đối của lúa gạo so với
các sản phẩm khác) trong thời kỳ này đã giảm đáng kể giúp người tiêu dùng được lợi,
nhưng người sản xuất thì bị thiệt thòi.
Hình Error! No text of specified style in document.-4 Diễn biến giá thóc 1990-2002 (giá
đã g