Nước mỹ dưới thời tổng thống Truman (1945 – 1953)

Lịch sử hơn 200 năm của nước Mỹ chịu sự tác động rất lớn bởi các chính sách đối nội và đối ngoại của các tổng thống, những nguyên thủ quốc gia và cũng là những người đứng đầu chính phủ. Nếu những chính sách được ban hành đúng đắn, phù hợp với tình hình quốc gia thì sẽ trở thành đòn bẩy cho sự phát triển về kinh tế, chính trị, xã hội của Mỹ. Ngược lại, những chính sách không phù hợp với quan điểm sai lệch sẽ góp phần gây nên sự phát triển trì trệ của nước Mỹ. Bởi vậy, tìm hiểu những chính sách đối nội và đối ngoại của nước Mỹ chính là một cách tiếp cận tốt để tìm hiểu về tình hình của nước này. Qua đó, ta không chỉ biết được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nước Mỹ mà còn hiểu được nguyên nhân của dẫn tới tình hình đó. Dựa trên cơ sở trên, trong phạm vi bài tiểu luận này, người viết sẽ tìm hiểu về tình hình nước Mỹ dưới thời tổng thống Harry Truman dựa trên những chính sách đối nội và đối ngoại được tổng thống ban hành từ năm 1945 đến 1953.

doc14 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1714 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nước mỹ dưới thời tổng thống Truman (1945 – 1953), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Khoa Quốc tế học ------o0o------  MÔN: LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA MỸ Đề tài: NƯỚC MỸ DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG TRUMAN (1945 – 1953) Giảng viên : TS. Lê Thế Quế Sinh viên : Vũ Thị Phương Dung Lớp : K52 Châu Mỹ Hà Nội, tháng 1/2011 LỜI NÓI ĐẦU Lịch sử hơn 200 năm của nước Mỹ chịu sự tác động rất lớn bởi các chính sách đối nội và đối ngoại của các tổng thống, những nguyên thủ quốc gia và cũng là những người đứng đầu chính phủ. Nếu những chính sách được ban hành đúng đắn, phù hợp với tình hình quốc gia thì sẽ trở thành đòn bẩy cho sự phát triển về kinh tế, chính trị, xã hội của Mỹ. Ngược lại, những chính sách không phù hợp với quan điểm sai lệch sẽ góp phần gây nên sự phát triển trì trệ của nước Mỹ. Bởi vậy, tìm hiểu những chính sách đối nội và đối ngoại của nước Mỹ chính là một cách tiếp cận tốt để tìm hiểu về tình hình của nước này. Qua đó, ta không chỉ biết được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội… nước Mỹ mà còn hiểu được nguyên nhân của dẫn tới tình hình đó. Dựa trên cơ sở trên, trong phạm vi bài tiểu luận này, người viết sẽ tìm hiểu về tình hình nước Mỹ dưới thời tổng thống Harry Truman dựa trên những chính sách đối nội và đối ngoại được tổng thống ban hành từ năm 1945 đến 1953. 1. Nước Mỹ trước khi tổng thống Harry Truman lên nắm quyền Trước khi tổng thống Harry Truman lên cầm quyền, nước Mỹ đã trải qua mười hai năm dưới sự điều hành của tổng thống Franklin Roosevelt. Thời gian đầu khi Roosevelt mới nhận chức, những ảnh hưởng của cuộc Đại suy thoái (1929-1933) đã khiến cho hệ thống ngân hàng, tài chính Mỹ tê liệt, tỷ lệ thất nghiệp cao, nông nghiệp và nông nghiệp phát triển trì trệ, xã hội mất ổn định do người dân mất niềm tin vào nền kinh tế và chính phủ…Bằng việc đưa ra những chính sách kinh tế mới (New Deal) lần thứ nhất và lần thứ hai, ban hành các đạo luật bảo vệ người lao động và đảm bảo xã hội, cùng với việc giám sát chặt chẽ và đưa ra những khoản chi tiêu cứu trợ khổng lồ của chính phủ, Roosevelt đã mang lại cho nước Mỹ một bầu không khí tự tin và niềm lạc quan về nền kinh tế cũng như sự phát triển xã hội. Công nhân được bảo đảm quyền lợi, nông dân được hưởng trợ cấp và hỗ trợ phòng chống xói mòn đất, nhiều cơ hội việc làm được tạo ra, hệ thống an sinh xã hội cũng được thiết lập để giúp đỡ người nghèo, người khuyết tật và người cao tuổi… Cũng trong thời kỳ tổng thống Roosevelt lên cầm quyền, cả thế giới đang chao đảo với cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đầy khốc liệt. Ban đầu, Mỹ vẫn kiên định với chính sách trung lập của mình. Tuy nhiên, nhiều sự kiện xảy ra đã khiến cho dân chúng và chính phủ Mỹ thay đổi quan điểm về việc tham gia vào cuộc chiến. Vào đầu năm 1941, Roosevelt đã được Quốc hội đồng ý thông qua Chương trình cho vay - cho thuê, cho phép Roosevelt chuyển giao vũ khí và thiết bị chiến tranh cho bất kỳ quốc gia nào (đặc biệt là Anh, Liên Xô và Trung Quốc) được đánh giá là quan trọng sống còn đối với sự phòng thủ của nước Mỹ. Tổng số toàn bộ khoản trợ giúp cho vay - cho thuê này, tính đến cuối cuộc chiến ước tính là hơn 50 tỉ đô-la. Sự kiện 7/12/1941 với việc Nhật tấn công bất ngờ hủy diệt toàn bộ hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ tại Trân Châu Cảng, Hawaii đã làm cho nước Mỹ chính thức bước vào cuộc chiến. Công nghiệp và nông nghiệp được huy động toàn bộ cho chiến tranh. Chỉ sau hơn ba năm, ngành công nghiệp phục vụ cho chiến tranh đã đạt được những mục tiêu sản xuất đáng kể 300.000 máy bay, 5.000 tàu vận tải, 60.000 tàu đổ bộ và 86.000 xe tăng. Bên cạnh đó, các hoạt động nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất…và các hoạt động buôn bán, đầu tư, truyền thông và thậm chí cả giáo dục và văn hóa cũng được đẩy mạnh dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ. Và như vậy, việc chính thức tham gia vào cuộc chiến tranh đã tạo động lực lớn cho sự phát triển công nghiệp và nông nghiệp của nước Mỹ, đó còn chưa kể đến những khoản lợi nhuận kếch xù và những khoản cho vay lớn từ việc Mỹ bán vũ khí cho các nước tham chiến. Chính những điều này đã tạo đà cho sự phát triển hơn nữa của nền kinh tế Mỹ nói riêng và của nước Mỹ nói chung trong những năm tổng thống Roosevelt nắm quyền và là nền tảng cho sự phát triển của Mỹ trong những năm về sau. 2. Nước Mỹ dưới thời tổng thống Harry Truman Tháng 4 năm 1945, sau khi đã tại vị được 12 năm, tổng thống Roosevelt mất khi vẫn đang đương chức trong nhiệm kỳ thứ tư của mình. Phó tổng thống nước Mỹ lúc này là Harry Truman lên thay cho tổng thống Roosevelt tiếp tục lãnh đạo đất nước. Lúc này Truman đã 61 tuổi và khá nổi tiếng với sự táo bạo và kiên quyết của mình. Khi ông lên nắm quyền, cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đã dần đi vào hồi kết thúc, và nước Mỹ vẫn đang trong đà phát triển với sự vận hành sản xuất nông nghiệp và công nghiệp phục vụ chiến tranh. Nhiệm vụ trước mắt của vị tổng thống mới nhận chức này là làm sao để vừa kết thúc chiến tranh nhanh chóng, tránh thiệt hại cho lính Mỹ, vừa giành giật được nhiều quyền lợi sau chiến tranh, củng cố vị thế siêu cường của mình, đồng thời làm ổn định và phát triển nền kinh tế khi chuyển từ nền kinh tế thời chiến sang nền kinh tế thời bình. Để đạt được những mục tiêu này, tổng thống Truman đã ban hành nhiều chính sách đối nội và đối ngoại, những chính sách mà được coi là ảnh hưởng rất lớn đến tình hình nước Mỹ thời bấy giờ. Về mặt đối ngoại, các chính sách của tổng thống đưa ra đều nhằm mục đích củng cố và tăng cường quyền lợi, sự ảnh hưởng,vị thế của Mỹ trên trường quốc tế, và tất nhiên việc củng cố được quyền lợi chính trị này sẽ kéo theo quyền lợi về kinh tế được tăng cường. Sau khi lên nhận chức, tổng thống Truman tiếp tục theo dõi những giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến tranh thế giới lần hai. Trước sự ngoan cố của Nhật Bản, ngày 6 và 9 tháng 8 năm 1945, tổng thống Truman hạ lệnh ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản làm hơn 250.000 người bị chết ngay lập tức hoặc chết do nhiễm phóng xạ nội trong một năm. Mục đích của Truman khi đưa ra quyết định ném bom xuống Nhật Bản trước hết là để kết thúc chiến tranh một cách nhanh chóng, tránh thiệt hại và thương vong cho quân Mỹ nói riêng và quân Đồng Minh nói chung. Đồng thời, động thái này cũng nhằm tuyên bố với thế giới về việc Mỹ đã sở hữu một loại vũ khí mới, hiện đại có sức công phá kinh khủng là bom nguyên tử (mà đã được cho phép sản xuất từ thời tổng thống Franklin Roosevelt). Đây có thể coi là một tiến bộ lớn trong ngành khoa học, kĩ thuật của Hoa Kỳ. Ngoài những mục tiêu kể trên, việc Mỹ ném bom xuống Nhật Bản còn là để tranh giành công với Liên Xô trong việc phe Đồng Minh giành chiến thắng trên chiến trường, tạo cơ sở để thuận lợi cho việc phân chia quyền ảnh hưởng sau chiến tranh. Ngay sau khi bị Mỹ ném hai quả bom nguyên tử phá hủy hoàn toàn hai thành phố Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản thỉnh cầu thương lượng hòa bình và đã chính thức đầu hàng vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, kết thúc hoàn toàn cuộc chiến tranh thế giới lần hai. Chiến thắng của phe Đồng Minh, sự phát triển sản xuất trong nước cùng với những khoản cho vay và lợi nhuận kếch xù từ việc bán vũ khí, hơn nữa lại không bị tàn phá bởi chiến tranh đã khiến nước Mỹ trở thành một siêu cường có sự ảnh hưởng chi phối các công việc toàn cầu. Ước tính chiến tranh thế giới lần hai đã mang lại cho Mỹ 114 tỉ đô la lợi nhuận nhờ buôn bán vũ khí, giúp Mỹ trở thành trung tâm tài chính của các nước tư bản. Mỹ cũng là chủ nợ duy nhất trên thế giới, có khối lượng vàng dự trữ lớn nhất thế giới, chiếm gần ba phần tư khối lượng vàng của các nước tư bản. Sản lượng công nghiệp của Mỹ thời điểm này chiếm hơn một nửa tổng sản lượng của thế giới tư bản. Sản lượng nông nghiệp gấp 2 lần sản lượng của Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại. Mỹ cũng năm ½ số tàu thuyền đi lại trên biển của thế giới, cùng với đó là quyền nắm ảnh hưởng ở Tây Âu, Nam Triều Tiên… Bên cạnh đó, cùng với việc trở thành một cường quốc kinh tế trên thế giới, tổng thống Truman từng bước xóa bỏ chủ nghĩa biệt lập trong chính sách đối ngoại của mình, hướng nước Mỹ tham gia nhiều hơn vào các công việc quốc tế mà có lợi cho sự phát triển của nước này. Trước sự lớn mạnh và tầm ảnh hưởng lan rộng của chủ nghĩa cộng sản Liên Xô, Mỹ đã chủ trương phải ngăn chặn triệt để nguy cơ này để tránh gây ảnh hưởng đến những mục tiêu kinh tế, xã hội mà nước Mỹ và chủ nghĩa tư bản đang theo đuổi dẫn đến cuộc chiến tranh lạnh vơi sự đối đầu của phe tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu và phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu. Đầu tiên, chính sách ngăn chặn được áp dụng ở Địa Trung Hải. Theo đó, đầu năm 1946, Mỹ yêu cầu và buộc Liên Xô phải rút quân khỏi phía Bắc Iran, phần lãnh thổ mà Liên Xô đã chiếm đóng trong chiến tranh. Mùa hè năm đó, Mỹ đã tỏ rõ sự ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ chống lại những đòi hỏi của Liên Xô trong việc kiểm soát vùng eo biển giữa Biển Đen và Địa Trung Hải. Ngoài ra, Mỹ cũng xây dựng quan hệ đồng minh chặt chẽ với nhiều nước như đề xuất việc thành lập Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) – một liên minh quân sự gồm các nước Mỹ, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Anh…cùng với đó là việc trợ giúp cho các đồng minh của mình trong việc hồi phục kinh tế, tạo nền móng vững chắc hơn cho bản thân Mỹ và các nước này nhằm đẩy lui chủ nghĩa cộng sản. Kế hoạch trợ giúp các đồng minh của Mỹ được biết đến là Kế hoạch Marshall hay còn gọi là Chương trình tái thiết Châu Âu (European Recovery Program - ERP). Theo đó, từ năm 1948 – 1952, Mỹ đã chi khoảng 13 tỷ đô la cho các dự án tái thiết giúp các nước Tây Âu phục hồi một cách nhanh chóng và thậm chí phát triển hơn cả trước chiến tranh. Việc này không chỉ có lợi cho công cuộc chống chủ nghĩa cộng sản của Mỹ mà còn giúp tăng sự ảnh hưởng của Mỹ ở Châu Âu và giúp tiêu thụ sản phẩm do Mỹ sản xuất cũng như tạo cơ hội việc làm cho người dân Mỹ. Hơn nữa, trước và trong chiến tranh thế giới thứ hai, các quốc gia Tây Âu cũng là những đối tác thương mại rất quan trọng của Mỹ. Do đó, giúp các nước này phục hồi và phát triển là giúp đẩy mạnh xuất khẩu của Mỹ cũng như tình hình sản xuất trong nước. Song song với những công tác đối ngoại nhằm tăng cường vị thế, vai trò cũng như quyền lợi của Mỹ trên toàn thế giới, góp phần vào sự phát triển kinh tế Mỹ, tổng thống Truman cũng đưa ra nhiều chính sách và cải cách nhằm ổn định và phát triển toàn diện trong nước. Dường như mối lo về chủ nghĩa cộng sản đã ám ảnh tổng thống Truman và những người quan tâm đến những ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản ở Mỹ. Bởi vậy, ngay trong lòng nước Mỹ, một phong trào chống cộng cũng được nổi lên trên diện rộng. Rất nhiều nhân viên được huy động trong cuộc điều tra những người theo chủ nghĩa cộng sản, những gián điệp của Liên Xô và các nước phe xã hội chủ nghĩa. Theo đó, vào năm 1947, ủy ban Hoạt động phi Mỹ của Hạ viện đã điều tra ngành công nghiệp điện ảnh để xác định xem các tư tưởng cộng sản có được phản ánh trong những bộ phim nổi tiếng hay không. Khi phát hiện một số nhà viết kịch bản là Đảng viên bí mật của Đảng cộng sản, những người này lập tức bị bắt và tống giam. Tiếp đến, vào năm 1950, sau khi Liên Xô cho thử bom nguyên tử, chính phủ đã điều tra và phát hiện ra một mạng lưới gián điệp Anh-Mỹ đã chuyển cho Liên Xô những tài liệu về chế tạo bom nguyên tử. Hai người hoạt động trong mạng lưới này là Julius Rosenberg và vợ của ông là Ethel đã bị kết án tử hình… Nhìn chung, những hoạt động của Mỹ trong việc chống chủ nghĩa cộng sản khá gay gắt, mục tiêu là nhổ tận gốc, tiêu diệt mầm mống chủ nghĩa cộng sản ngay trong lòng nước Mỹ, làm ổn định xã hội và phát triển kinh tế. Ngoài chủ trương chống cộng trong nước, tổng thống Truman còn khá quan tâm tới việc phát triển kinh tế, ổn định chính trị của Mỹ trong thời kỳ chuyển giao từ thời chiến tranh sang thời kỳ hòa bình. Mặc dù chiến tranh kết thúc là thời điểm công nông nghiệp Mỹ đã khá phát triển cùng với những khoản lợi nhuận khổng lồ từ việc bán vũ khí trong chiến tranh, tuy nhiên ngay sau đó, có khá nhiều vấn đề do việc kết thúc chiến tranh xuất hiện trong nền kinh tế, xã hội Mỹ. Vấn đề đầu tiên là các quân nhân tham gia chiến tranh thế giới thứ hai muốn nhanh chóng trở về quê hương, nhưng khi về đến nhà, họ phải đối mặt với việc mất nhà cửa và việc làm. Bên cạnh đó, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp tiếp tục theo đà phục vụ cho chiến tranh trước đây dẫn tới tình trạng dư thừa sản phẩm trong nước. Tuy nhiên, ngay sau đó, nước Mỹ lại rơi vào tình trạng bất ổn trong tầng lớp lao động khi mà nền kinh tế Mỹ dần chuyển đổi từ nền kinh tế thời chiến sang nền kinh tế thời bình. Do đó, nhiều công nhân lâm vào tình trạng thất nghiệp vì chủ trương cắt giảm sản xuất, tránh việc dư thừa sản phẩm. Những công nhân khác lại muốn được tăng lương, một sự tăng lương mà họ cảm thấy đã phải chờ đợi quá lâu. Điều này dẫn đến vào năm 1946, 4.6 triệu công nhân đã bãi công. Họ thách thức các ngành công nghiệp ôtô, thép và điện lực. Trước tình hình đó, tổng thống cũng chủ trương nới lỏng quy định kiểm soát tiền lương và giá cả. Tuy nhiên, do bị kìm nén trong suốt thời gian chiến tranh, sau khi những hạn chế được giãn ra, tiền lương và giá cả ở Mỹ đã tăng bùng nổ và dẫn tới tình trạng lạm phát, giá cả tăng từ 8.5% đến 14.5% và dẫn tới một cuộc suy thoái kinh tế năm 1947. Điều này làm cản trở lớn tới tình hình phát triển kinh tế của nước Mỹ, làm cho GDP của Mỹ giảm gần 10% trong nhiệm kỳ đầu của tổng thống Truman. Tuy nhiên, với chương trình chương trình cải cách công bằng (The Fair Deal) mà tổng thống Truman đưa ra cùng với việc thực hiện kế hoạch Marshall (giúp các đối tác thương mại trước đây phục hồi kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu sang những nước này bằng cách giảm hàng rào thuế quan…), nền kinh tế đã dần hồi phục. GDP trong nhiệm kỳ hai của tổng thống Truman tăng lên và thậm chí còn lớn hơn cả GDP trung bình các nhiệm kỳ của các thời tổng thống tiếp theo.  Source: US Department of Commerce . Biểu đồ trên đây thể hiện sự tăng giảm GDP bình quân trong các nhiệm kỳ của tổng thống Mỹ. Qua đây, ta thấy được, trong nhiệm kỳ của tổng thống Truman, GDP bình quân của nhiệm kỳ đầu giảm rõ rệt, khoảng 10% và dần tăng lên trong nhiệm kỳ thứ hai của ông, đạt tới con số tăng trưởng GDP là gần 27%. So sánh với các đời tổng thống tiếp theo như Eishenhower, GDP bình quân nhiệm kỳ đầu của Eishenhower tăng khoảng 10% và giảm xuống khoảng 8% ở nhiệm kỳ hai. Tiếp đến là đời tổng thống Kenedy với GDP nhiệm kỳ đầu khoảng 25%, nhiệm kỳ 2 là khoảng 21%. Các tổng thống tiếp sau cũng chưa ai có nhiệm kỳ nào mà GDP bình quân nhiệm kỳ vượt quá con số tăng trưởng khoảng 27% của nhiệm kỳ hai tổng thống Truman. Trong chương trình cải cách công bằng của tổng thống Truman có thể kể đến việc thông qua và ban hành dự luật G.I nhằm giúp các quân nhân dễ dàng hòa nhập với đời sống dân sự nhờ việc được cung cấp các khoản phúc lợi như: các khoản tiền cho vay có bảo đảm để mua nhà ở, trợ giúp cho việc đào tạo nghề nghiệp và giáo dục đại học. Thêm vào đó, chính phủ cũng sử dụng ngân quỹ Liên bang để phá các khu nhà ổ chuột và đổi mới đô thị, thay đổi bộ mặt cho nước Mỹ. Những chủ trương này ngoài mục đích ổn định tình hình dân cư, phát triển kinh tế do nhiều quân nhân giải ngũ vay mua nhà thế chấp, dẫn tới bùng nổ trong xây dựng và tạo động lực lao động ở khắp nước Mỹ. Ngoài ra, việc bùng nổ trong xây dựng còn dẫn đến một làn sóng di cư mạnh mẽ về vùng ngoại ô. Người dân muốn có nhà ở với giá cả phải chăng cho những gia đình ngày càng trở nên đông đúc hơn do sự bùng nổ sinh con thời hậu chiến. Do đó, di cư về vùng ngoại ô là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người. Điều này còn kéo theo sự phát triển về đường xá giao thông và việc nhiều khu thương mại mới được dựng lên ở những vùng ngoại ô, kích thích sự phát triển kinh tế Mỹ thời gian này. Ngoài những mục tiêu kể trên của chương trình cải cách công bằng, tổng thống Truman còn thêm vào đó mục tiêu chấm dứt nạn phân biệt chủng tộc trong quân đội và trong xã hội Mỹ. Những năm sau chiến tranh, vấn đề phân biệt chủng tộc lại nổi lên và trở thành vấn đề khá căng thẳng trong xã hội Mỹ. Không ít vụ hành hình không hề xét xử được thực hiện bởi đám người phân biệt chủng tộc da trắng đối với những người da đen và những hình thức bạo lực chống lại người da đen ở miền Nam. Khi biết được vụ việc này, năm 1946, ông đã yêu cầu ủy ban Quyền công dân có nhiệm vụ điều tra sự kỳ thị chủng tộc và tôn giáo. Tiếp đến tổng thống Truman đã cho ban hành một sắc luật cấm kỳ thị chủng tộc trong việc tuyển dụng nhân viên cho các cơ quan Liên bang, ra lệnh đối xử bình đẳng trong các lực lượng vũ trang và yêu cầu một ủy ban có nhiệm vụ chấm dứt nạn chia rẽ sắc tộc trong quân đội. Cuối cùng, nạn phân biệt chủng tộc trong quân đội cũng đã chấm dứt vào thời kỳ Chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953). Tuy nhiên, sự phân biệt chủng tộc trong xã hội thực sự vẫn còn tiếp diễn trong những năm về sau. Bên cạnh việc làm ổn định và phát triển nền kinh tế, xã hội trong nước, tổng thống Truman còn có chính sách hoàn thiện hơn nữa bộ máy nhà nước, góp phần làm ổn định chính trị. Năm 1947, Truman ban hành Luật kế vị chức chủ tịch nhằm thay thế cho Luật kế vị năm 1886 được ban hành dưới thời tổng thống Grover Cleveland. Theo luật này, chủ tịch Hạ Nghị viện và chủ tịch tạm thời của Thượng Nghị Viện có quyền trực tiếp kế vị chức Phó tổng thống và đứng đầu nội các. Việc ban hành luật này cùng với thông qua Hiến pháp sửa đổi năm 1951, quy định mỗi Tổng thống được giữ chức tối đa là hai nhiệm kỳ tạo cơ sở, tiền đề cho việc tổ chức bộ máy chính quyền, tránh gây tranh cãi và mất ổn định trong chính trị khi có sự thay đổi trong nội bộ chính quyền. 3. Đánh giá Nhìn chung, trong 8 năm cầm quyền của tổng thống Truman có khá nhiều biến động cả về chính trị, kinh tế và xã hội. Trong đó, vấn đề chính trị có thể được coi là vấn đề được quan tâm nhất thời kỳ này khi mà Mỹ đóng vai trò là một cực trong cuộc chiến tranh lạnh với Liên Xô. Tiếp theo là vấn đề chuyển đổi nền kinh tế chuyển từ thời chiến sang thời bình. Nước Mỹ đã phải trải qua một thời kỳ suy thoái, tuy không để lại hậu quả nặng nề như cuộc Đại suy thoái trước đây (1929 – 1933) nhưng cũng gây cản trở đến sự phát triển kinh tế, xã hội của Mỹ. Trong khi đó, về mặt xã hội, cuộc sống người dân phải bị chịu ảnh hưởng lớn từ những lên xuống thăng trầm của nền kinh tế lúc thịnh vượng, lúc suy thoái và lạm phát. Đó là còn chưa kể đến sau chiến tranh sự phân biệt chủng tộc giữa người da trắng và người da đen lại nổi lên, trở thành một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Bởi vậy, tổng thống Harry Truman đưa ra khá nhiều chính sách đối nội và đối ngoại mà có tác động lớn, làm ổn định và phát triển tình hình chính trị, kinh tế và xã hội của nước Mỹ. Trong đó, nhiều chính sách được tính toán, ban hành và thực hiện để đạt được nhiều mục tiêu cùng một lúc. Ví dụ như việc thực thi kế hoạch Marshall không chỉ là một mục tiêu chính trị mà còn là một mục tiêu về kinh tế. Thực thi kế hoạch Marshall, không chỉ giúp cho Mỹ tăng danh tiếng, tầm ảnh hưởng ở các nước Châu Âu mà còn tạo một cơ sở, một liên minh vững chắc nhằm ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản Liên Xô đang có ảnh hưởng ở nhiều quốc gia Châu Âu. Bên cạnh đó, kế hoạch Marshall còn nhắm tới mục tiêu kinh tế khi giúp Mỹ tạo cơ hội việc làm cho người dân, giải quyết được sản phẩm dư thừa cũng như tăng cơ hội kinh tế cho Mỹ. Chính nhờ những chính sách phù hợp này mà nước Mỹ ngày càng khẳng định được sức mạnh kinh tế, chính trị và xã hội của mình, khẳng định được vị thế của một siêu cường trên thế giới. Đến nay, khi nước Mỹ đã trải qua sự điều hành của 43 đời tổng thống và đang dưới sự điều hành của tổng thống thứ 44 Brack Obama, có rất nhiều công trình nghiên cứu và điều tra về nước Mỹ để đánh giá và xếp hạng sự thịn vượng của nước Mỹ dưới các thời tổng thống. Theo một cuộc điều tra năm 2004 của các nhà kinh tế học Mỹ dựa trên 6 tiêu chí như tăng trưởng GDP, thu nhập đầu người tăng, việc làm tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm, lạm phát giảm và thâm hụt liên bang giảm, nước Mỹ dưới thời tổng thống Truman được coi là một trong những thời điểm thịnh vượng nhất của nước Mỹ. Trong đó, tổng thống Truman được đ