Ô nhiễm môi trường biển và động thái của giới trẻ

Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề toàn cầu nóng bỏng của nhân loại, cụ thể là hiện trạng môi trường xuất hiện những chất độc, chất hại dẫn đến thay đổi nhanh chóng và gây tác hại xấu đến cuộc sống con người. Biển là một bộ phận của môi trường, ô nhiễm biển là việc tồn tại nhiều chất hại trong môi sinh biển khiến các sinh vật biển không thể sinh sống và tạo ra những vấn đề xấu với con người.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 10/06/2022 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ô nhiễm môi trường biển và động thái của giới trẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2264 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ ĐỘNG THÁI CỦA GIỚI TRẺ Hà Thanh Liêm Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Bùi Nhật Lê Uyên TÓM TẮT Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề toàn cầu nóng bỏng của nhân loại, cụ thể là hiện trạng môi trường xuất hiện những chất độc, chất hại dẫn đến thay đổi nhanh chóng và gây tác hại xấu đến cuộc sống con người. Biển là một bộ phận của môi trường, ô nhiễm biển là việc tồn tại nhiều chất hại trong môi sinh biển khiến các sinh vật biển không thể sinh sống và tạo ra những vấn đề xấu với con người. Từ khóa: ô nhiễm môi trường, môi trường biển, hậu quả, bảo vệ môi trường. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Biển là nơi tham quan và là nơi vui chơi, giải trí của mọi người từ trẻ con đến người già, người nội trợ đến những người đi làm. Biển là nơi con người tìm về để giảm đi những căng thẳng, mệt mỏi của cuộc sống bộn bề vào các kỳ nghỉ. Bên cạnh đó, biển cung cấp cho ta bao nhiêu tài nguyên, hải sản thơm ngon. Thế nhưng, hiện nay biển đang bị đe doạ, đang ngày một ô nhiễm bởi nhiều tác động tiêu cực từ ý thức con người cho đến hoạt động kinh tế - xã hội, thế giới này sẽ như thế nào nếu biển ô nhiễm nghiêm trọng? Phải làm gì để khôi phục môi trường biển? 2 THỰC TRẠNG Việt Nam có vùng bờ biển đặc quyền kinh tế trên 1.000.000 km² và hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ, hai quần đảo là Trường Sa và Hoàng Sa, bờ biển kéo dài trên 3.260 km, vị trí địa hình thuận lợi cho phát triển kinh tế biển, nhưng nó đang bị ô nhiễm trầm trọng. Hiện tượng hải sản tự nhiên và nuôi trồng đột ngột chết trên quy mô lớn do độc tố học và tảo biển. Có rất nhiều rác thải, vỏ lon nước ngọt túi nilon trần ngập quanh bờ biển. Màu nước biển không còn xanh mà càng ngày càng đục và bẩn, nếu chạm vào người rất là ngứa. Nước biển của một số khu vực có biểu hiện bị axit hóa do độ PH trong nước biển bề mặt tầng biến đổi. Nước biển ven bờ có biểu hiện bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ, kẽm và một số chủng bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, đến khi những bức hình gây ám ảnh về chiếc túi nilon trùm kín đầu một chú rùa được tiết lộ, thì các cuộc chiến bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác nhựa mới bắt đầu nóng lên. Điển hình đầu năm 2019, mạng xã hội Việt Nam bắt đầu lan truyền hàng loạt hashtag hướng về môi trường. Tiêu biểu là chiến dịch #trashtag hay #ChallengeforChange - dọn dẹp bãi rác 2265 ven biển đã nở rộ khắp mạng xã hội. Rất nhiều hình ảnh so sánh thành quả đáng kinh ngạc, khiến các bạn trẻ càng thêm tự hào và hăng hái với những hành động thiết thực tương tự. Hình 1. Thực trạng môi trường biển hiện nay 3 NGUYÊN NHÂN GÂY RA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 3.1 Yếu tố tự nhiên Do các loại vi sinh vật biển, vi tảo gây hại ngày một gia tăng về số lượng, tham gia vào hiện tượng thuỷ triều đỏ, làm suy giảm số lượng các sinh vật biển có lợi. Các hoạt động địa chất như núi lửa, bão làm chết hàng loạt sinh vật biển, xác của chúng không được xử lý đã gây ô nhiễm vùng biển đới bờ. Ngoài ra, sự đứt gãy của vỏ trái đất làm rò rỉ những mỏ dầu ở đáy đại dương cũng đã góp phần gây ra tình trạng ô nhiễm biển. 3.2 Yếu tố con người 3.2.1 Sức ép dân số Do dân số gia tăng và nghèo đói. Biển và vùng bờ là nơi giàu có và đa dạng các loại hình tài nguyên, cũng như chứa đựng tiềm năng phát triển kinh tế đa dạng. Bởi vậy, đây cũng là nơi tập trung sôi động các hoạt động phát triển của con người: trên 50% số đô thị lớn, gần 60% 2266 dân số tính theo đơn vị cấp tỉnh, phần lớn các khu công nghiệp và khu chế xuất, các vùng nuôi thuỷ sản, các hoạt động cảng biển – hàng hải và du lịch sẽ được xây dựng ở đây đến năm 2010. Tỷ lệ tăng dân số ở vùng này cũng thường cao hơn trung bình cả nước. Đi kèm các hoạt động trên là sự gia tăng di dân tự do, tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên và hình thành thói quen tiêu thụ tài nguyên lãng phí. Kết quả đã gây sức ép rất lớn đến môi trường đô thị, khu dân cư ven biển, làm suy giảm và suy thoái tài nguyên biển và vùng ven bờ. Trong khi vùng biển gần bờ nước ta còn rất ít tôm cá, thì cuộc sống của khoảng 600.000 ngư dân và gia đình họ vẫn cần có cá hằng ngày và bản năng tồn tại vẫn buộc họ phải khai thác nhiều tôm cá hơn nên nguồn lợi từ biển ngày càng cạn kiệt. 3.2.2 Lối sống giản đơn và dân trí thấp Khác với trong đất liền, cơ cấu dân cư ven biển từ nhiều nguồn, họ đến từ tứ xứ, thậm chí có một bộ phận dân cư ngoài đất Việt. Họ vốn là những người nghèo, xa quê đến vùng ven biển hoặc các đảo nước ta để sinh sống. Họ tụ tập thành các “vạn chài”, đối mặt hàng ngày với tính khốc liệt của biển cả, sống với sông nước và gắn liền cuộc sống với con thuyền, nên tư duy người “vạn chài” hết sức giản đơn, khái niệm bảo vệ nguồn lợi và môi trường biển dường như vẫn còn xa vời với họ. Tập quán và phong tục sống còn lạc hậu, học vấn thấp do không có điều kiện học tập. Cũng vì thế mà nhận thức về môi trường và tài nguyên biển của đại bộ phận dân cư ở đây vẫn còn thấp kém. Hành vi và cách ứng xử của họ với các hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên rất hạn chế, chưa thành thói quen tự giác. 3.2.3 Sức ép từ hoạt động phát triển kinh tế Du lịch tràn lan, nuôi trồng thuỷ sản bất hợp lý. Theo điều tra của Viện Hải Dương học, một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường ven biển là hiện tượng nuôi thuỷ sản tràn lan, không có quy hoạch. Tại các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Bình, trên 37.000 ha đã được khai thác đưa vào nuôi trồng thuỷ sản (chiếm 30-35% diện tích nước mặn lợ). Gần đây phần lớn cơ sở đã đi vào nuôi trên quy mô công nghiệp dẫn tới các nơi cư trú sinh vật, bãi đẻ, bãi giống bị huỷ diệt, dịch bệnh xuất hiện tràn lan Hơn nữa, tình trạng ô nhiễm môi trường còn do các địa phương khai thác, sử dụng không hợp lý các vùng đất cát ven biển dẫn tới việc thiếu nước ngọt, xói lở, sa bồi bờ biển với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Việc khai thác bằng đánh mìn, sử dụng hoá chất độc hại làm cạn kiệt nhanh chóng nguồn lợi thuỷ sản và gây hậu quả nặng nề cho các vùng sinh thái biển. Các hoạt động du lịch có ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái, cảnh quan tự nhiên của biển. Điển hình là vườn quốc gia Cát Bà với 5.400 ha mặt nước, từ một hòn đảo khá đẹp và trong lành, Cát Bà đã biến thành một hòn đảo “tạp” kể từ khi được đưa vào khai thác du lịch và nuôi trồng thuỷ sản. Những khu du lịch, khu nuôi cá lồng bè, khu đánh bắt cá Tất cả đều được quy hoạch “bám” ra mặt biển. Theo thống kê, mỗi ngày có hàng nghìn tấn rác được đổ trực tiếp ra biển. Về cơ bản, đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam nguồn vốn FDI có vai trò khá rõ nét và đã được khẳng định trên nhiều lĩnh vực. Theo số liệu thống kê gần đây, cả nước có khoảng trên 15.000 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 218,8 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 106 tỷ USD. Trong thời gian qua các doanh nghiệp FDI đã thể hiện việc tuân thủ 2267 các quy định về môi trường khá tốt. Ví dụ tại Bắc Ninh, năm 2015 có khoảng 85-90% các công ty đầu tư nước ngoài tại tỉnh có báo cáo thường xuyên và đúng hạn về theo dõi chất lượng môi trường và chỉ có 5-7% số doanh nghiệp FDI được khảo sát có những vi phạm về môi trường mà chủ yếu là chưa tuân thủ các thủ tục hành chính về báo cáo những thay đổi trong hệ thống quản lý môi trường của họ. Tuy nhiên, có không ít doanh nghiệp FDI vận hành nhà máy xử lý nước thải chưa tuân thủ theo quy định, gây tác động không nhỏ đến môi trường. Mặt khác, các cơ quan quản lý và giám sát về môi trường còn thiếu cả về thiết bị và nhân lực nên công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra còn khá hạn chế, chế tài xử phạt chưa có tính răn đe cao. Như vụ việc Công ty Formosa Hà Tĩnh gây ra ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng làm cá chết hàng loạt xảy ra vào tháng 06/04/2016 trên vùng biển cảng Vũng Áng tại 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế là một ví dụ điển hình. Sự cố này đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội và môi trường, trong đó chịu ảnh hưởng nặng nhất là ngành thủy sản, tiếp đến là hoạt động kinh doanh, dịch vụ, du lịch và đời sống sinh hoạt của ngư dân. Nguyên nhân gây ra sự cố môi trường làm hải sản chết hàng loạt tại ven biển bốn tỉnh miền Trung được xác định do công ty Formosa gây ra trong quá trình vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà máy, đã có những vi phạm và để xảy ra sự cố, dẫn tới nước thải có chứa độc tố phenol, xyanua chưa được xử lý đạt chuẩn xả ra môi trường. Công ty Formosa đã nhận trách nhiệm, xin lỗi Chính phủ, Nhân dân và bồi thường 500 triệu USD. 3.2.4 Ô nhiễm biển do dầu gia tăng Ô nhiễm biển do tràn dầu. Một nguyên nhân gây ô nhiễm biển nữa là tràn dầu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn trong những năm gần đây đã làm gia tăng rất mạnh lượng tiêu thụ xăng dầu. Lợi ích kinh tế dẫn đến tình trạng khai thác dầu quá mức. Hậu quả là một lượng dầu rất lớn bị rò rỉ ra môi trường biển do hoạt động của các tàu và do các sự cố hư hỏng hay đắm tàu chở dầu, do sự cố tại lỗ khoan thăm dò và dàn khoan khai thác dầu. Đáng chú ý là các vụ tràn dầu nghiêm trọng những năm gần đây có xu hướng tăng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường biển, đặc biệt là vùng nuôi trồng thuỷ sản. Bên cạnh đó, vùng biển nước ta có khoảng 340 giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí, ngoài việc thải nước lẫn dầu với khối lượng lớn. Trung bình mỗi năm hoạt động này còn phát sinh khoảng 5600 tấn rác thải dầu khí, trong đó có 20 đến 30% là chất thải rắn nguy hại còn chưa có bãi chứa và nơi xử lý. 4 HẬU QUẢ Với những tác động trên dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng: 4.1 Làm suy giảm chất lượng nước biển Ô nhiễm biển gây ra sự mất cân bằng nước. Các chất hữu cơ các chất rắn lơ lửng như NO3, NH4, PO4,... Không được phân hủy, vẫn còn lưu lại trong nước với hàm lượng lớn dẫn đến sự mất dần sự tinh khiết ban đầu làm chất lượng nguồn nước bị suy giảm nghiêm trọng. Ở các cảng ảnh đều phải đối mặt với nước đục do liên quan đến hoạt động của tàu thuyền ra vào cảng, nạo vét luồng lạch, đổ phế thải. Nước 2268 thải sinh hoạt và công nghiệp đổ xuống biển chưa qua xử lý nên chỉ số vi trùng học luôn ở mức cao. 4.2 Ảnh hưởng tới sinh vật biển Chất lượng môi trường biển thay đổi dẫn đến nơi cư trú tự nhiên của loài bị phá hủy gây tổn thất lớn về đa dạng vùng biển. Có khoảng 85 loài hải sản ở mức độ nguy cấp khác nhau, trên 70 loài đã được đưa vào danh sách đỏ Việt Nam. Ô nhiễm làm cho các loài sinh vật biển bị nhiễm độc, môi trường biển bị ô nhiễm dẫn tới suy thoái đa dạng sinh học biển, điển hình là hệ sinh thái san hô vùng biển Việt Nam có khoảng 122 km² rạn san hô. Nếu hệ sinh thái này bị mất, vùng biển nước ta có nguy cơ trở thành “thủy mặc” không còn tôm cá nữa. 4.3 Ảnh hưởng đến sức khỏe đời sống con người Ô nhiễm không gây ảnh hưởng ngắn hạn mà môi trường biển còn ảnh hưởng trong dài hạn tới con người qua các thế hệ. Con người thường là sinh vật cuối cùng trong hệ tiêu thụ khi con người hấp thụ kim loại nặng, bộ phận tiêu hóa không thải ra hiệu quả lắm, cho nên kim loại nặng tích tụ trong người. Như vậy các kim loại nặng ảnh hưởng đến bộ máy tiêu hóa, phân chia tế bào, không những gây ung thư mà còn có thể làm hư cả tế bào gốc, dị tật có thể ảnh hưởng đến nhiều thế hệ sau nữa. 4.4 Ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội Hình 2. Một số vùng biển ô nhiễm ở Việt Nam 2269 Môi trường biển ô nhiễm không những ảnh hưởng trực tiếp tới sinh vật biển và nước biển mà còn ảnh hưởng rất lớn tới đời sống kinh tế - xã hội của người dân ở những vùng biển bị ô nhiễm. Về kinh tế, riêng số hải sản chết dạt vào bờ được đánh giá khoảng 100 tấn sản lượng khai thác ven bờ thiệt hại khoảng 1.600 tấn/tháng. Với hoạt động nuôi trồng thủy sản có 9 triệu tôm giống bị chết, hàng nghìn lồng nuôi cá cũng bị thiệt hại. Về xã hội, sự việc đã khiến giảm lòng tin của các tầng lớp nhân dân đặt nghi vấn về quá trình thẩm định, phê duyệt đầu tư, nghi ngờ về khả năng của các cơ quan chức năng trong ứng phó các tình huống khẩn cấp về môi trường. Một số bộ phận không còn tin vào an toàn của cá biển và các sản phẩm liên quan như nước mắm, rong tảo 5 BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Để bảo vệ môi trường biển cần nâng cao ý thức của người dân, tuyên truyền tổ chức các buổi giáo dục ý thức cho thế hệ trẻ như học sinh, sinh viên hiểu những tác hại nguy hiểm có thể xảy ra. Hỗ trợ nguồn vốn, lo cho cuộc sống người dân vùng biển ổn định hơn. Nghiêm cấm việc vứt rác ra bờ biển của khách du lịch biển, thường xuyên nhặt rác bẩn dọc bờ biển để hạn chế việc ô nhiễm. Giữ gìn vệ sinh chung, quét dọn đường làng, ngõ xóm, khơi thông cống rãnh, những cống rãnh chảy phải có nắp đậy, không xả nước thải, chất thải sinh hoạt chưa qua xử lý ra những ao, hồ không có rãnh thoát. Mỗi gia đình cần có một thùng đựng rác có nắp đậy riêng và thu gom rác thải sinh hoạt đúng nơi quy định. Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường giúp làm giảm ô nhiễm cũng là phương pháp bảo vệ môi trường một cách nhanh chóng, hiệu quả và hữu ích. Bảo vệ được môi trường sống là bảo vệ sức khỏe con người và phát triển kinh tế của đất nước. Giám sát hoạt động xả thải nước bẩn ở hộ dân và khu nuôi trồng thuỷ hải sản. Xây dựng hệ thống hóa sinh xử lý nước thải trước khi đưa xuống biển. Đưa ra các hình thức xử phạt với những tổ chức làm trái quy định. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp, ngành, địa phương về việc quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên biển, trong công tác phòng ngừa, kết hợp với xử lý có hiệu quả cao ô nhiễm, cải thiện mới trường biển vùng ven biển. Nghiêm ngặt trong giao thông đường thuỷ, tránh tai nạn và tràn dầu, tăng cường bảo vệ các mỏ dầu khí trên biển. Khai thác thuỷ hải sản hợp lý để bảo vệ những nguồn gen quý. Để khắc phục nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ở khu vực FDI, chính sách đầu tư và chính sách về môi trường ở Việt Nam hiện nay không phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Để giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường, cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách, quy định về bảo vệ môi trường theo hướng rõ ràng hơn và ổn định hơn, khắc phục tính văn bản pháp quy thiếu hướng dẫn, ban hành không đúng lúc, hay thay đổi. Cần xây dựng một hệ thống thông tin chính thức để giúp doanh nghiệp FDI cập nhật thông tin về chính sách và các yêu cầu từ các cơ quan chức năng; đặc biệt là cần tăng cường hiệu lực và hiệu quả thực thi các chính sách về môi trường. Công tác kiểm tra, giám sát cần được thực hiện đồng thời cả cơ chế tiền kiểm và hậu kiểm về vấn đề môi trường đối với các dự án FDI nói riêng cũng như dự án đầu tư nói chung. Cần xây dựng năng lực quản lý môi trường cho phù hợp với các yêu cầu của pháp luật Việt Nam. Không chỉ tăng cường năng lực cho các cán bộ quản lý môi trường của các cơ quan 2270 có chức năng quản lý, mà còn cần đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ phụ trách về môi trường ở các doanh nghiệp. Cần có sự phối hợp ăn khớp giữa các cơ quan quản lý môi trường như: cảnh sát môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý các khu công nghiệp... để tránh chồng chéo trong theo dõi, giám sát việc tuân thủ các chính sách, quy định của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp FDI nói riêng, tăng tính hiệu quả của kiểm tra, giám sát. 6 KẾT LUẬN Hành vi gây ô nhiễm môi trường nước cũng chính là hành vi mang tính “tội ác” khi chúng có thể cướp đi cuộc sống của con người. Tình trạng ô nhiễm môi trường biển tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn, chính vì thế hãy chung tay bảo vệ môi trường nước nói riêng và môi trường nói chung để hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn đối với con người. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Web TS Trung tâm TNHH Công nghệ Trung Sơn, https://tschem.com.vn/o-nhiem-moi- truong/#thuc-trang-o-nhiem-moi-truong-hien-nay (23/03/2021). [2] Báo tin tức, https://baotintuc.vn/bien-dao-viet-nam/cac-giai-phap-gop-phan-bao-ve-moi- truong-bien-20160916074437401.htm (23/03/2021). [3] Tạp chí VS môi trường, https://thonghutbephottaivinhphuc.com/o-nhiem-moi-truong- bien/ (24/03/2021) [4] Danh ngôn đời sống, https://danhngondoisong.net/details/o-nhiem-moi-truong-bien-- nguy-co-hien-huu.html (27/03/2021). [5] hsevn, https://hsevn.com.vn/nhung-nguyen-nhan-va-hau-qua-cua-o-nhiem-moi-truong- bien.html (31/03/2021). [6] Báo môi trường, https://moitruong.net.vn/dan-so-suc-ep-len-moi-truong/ (01/04/2021). [7] Báo Quảng Ninh, chong-danh-bat-thuy-san-bat-hop-phap-2525400/index.htm (06/04/2021). [8] (08/04/2021). [9] https://nhandan.com.vn/baothoinay-dothi/thach-thuc-tu-rac-thai-bien-361047/ (10/04/2021). [10] https://tuoitre.vn/formosa-dung-dau-cac-vu-gay-o-nhiem-nam-2016-1351267.htm
Tài liệu liên quan