Ô nhiễm không khí là một trong những mối đe doạ lớn nhất đối với sức khoẻ con người, với 90%
dân số toàn cầu đang phải hít thở không khí không tốt cho sức khoẻ. Nhằm nâng cao nhận thức
cộng đồng và đóng góp các giải pháp và sáng kiến để cải thiện chất lượng không khí, bài báo này
đưa ra cảnh báo về chất lượng không khí ở Hà Nội với các chất ô nhiễm không khí dễ nhận biết có
thể lan rộng trong một thành phố. Việc kết hợp đồng thời giữa công tác phân tích dữ liệu chất lượng
không khí ở Hà Nội trong quý I năm 2020 (dựa trên dữ liệu của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội) và
việc so sánh chất lượng không khí giữa quý I của năm năm gần đây nhất, sẽ giúp có được cái nhìn
trực quan hơn về tình hình ô nhiễm ở Thủ đô Hà Nội, qua đó đề xuất những hành động cần thực
hiện để cải thiện chất lượng không khí.
6 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ô nhiễm môi trường không khí ở Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2142
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở HÀ NỘI
Trần Như Hải My
Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Lê Đì Thái
TÓM TẮT
Ô nhiễm không khí là một trong những mối đe doạ lớn nhất đối với sức khoẻ con người, với 90%
dân số toàn cầu đang phải hít thở không khí không tốt cho sức khoẻ. Nhằm nâng cao nhận thức
cộng đồng và đóng góp các giải pháp và sáng kiến để cải thiện chất lượng không khí, bài báo này
đưa ra cảnh báo về chất lượng không khí ở Hà Nội với các chất ô nhiễm không khí dễ nhận biết có
thể lan rộng trong một thành phố. Việc kết hợp đồng thời giữa công tác phân tích dữ liệu chất lượng
không khí ở Hà Nội trong quý I năm 2020 (dựa trên dữ liệu của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội) và
việc so sánh chất lượng không khí giữa quý I của năm năm gần đây nhất, sẽ giúp có được cái nhìn
trực quan hơn về tình hình ô nhiễm ở Thủ đô Hà Nội, qua đó đề xuất những hành động cần thực
hiện để cải thiện chất lượng không khí.
Từ khoá: Chất lượng không khí Hà Nội, chỉ số chất lượng không khí Hà Nội, giải pháp cải thiện
không khí, mức độ ô nhiễm không khí, nồng độ bụi mịn Hà Nội.
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
‚Trong khi virus Corona mới đang chi phối thông tin thời sự quốc tế thì một kẻ giết người thầm lặng
đang ‘góp phần’ làm tăng thêm gần 7 triệu cái chết mỗi năm: Ô nhiễm không khí. Thông qua quá
trình tổng hợp và quan sát dữ liệu từ hàng ngàn trạm quan trắc chất lượng không khí, báo cáo chất
lượng không khí thế giới năm 2019 đưa ra bối cảnh mới cho mối đe doạ sức khoẻ môi trường hàng
đầu thế giới.‛ - Frank Hammes, Giám đốc điều hành IQAir cho biết.
Điều đó cho thấy ô nhiễm không khí đã gia tăng nhanh chóng ở các thành phố lớn và hiện là mối
quan tâm lớn trong một số lĩnh vực. Theo báo cáo của WHO, Việt Nam nằm trong nhóm có mức độ
ô nhiễm không khí đứng thứ 2 toàn cầu, nhưng lại nằm trong nhóm có tỷ lệ tử vong do ô nhiễm cao
nhất thế giới, cao hơn cả những nước ô nhiễm nặng như Trung Quốc và Ấn Độ.
Ở nước ta, tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết kết quả quan trắc trong đầu
năm 2020 cho thấy chất lượng không khí tại một số đô thị miền Bắc có dấu hiệu xấu đi. Đặc biệt,
Hà Nội - một trong những thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ - thường xuyên chìm
trong khói bụi, mây mù, chất lượng không khí vượt ngưỡng nguy hại, ảnh hưởng trực tiếp tới sức
khỏe của mọi đối tượng, kể cả người khỏe mạnh. Vì vậy, những gì chúng ta phải làm lúc này chính
là nhìn nhận thực trạng từ đó tìm hướng giải quyết thích hợp cho vấn đề cấp bách này.
2143
2 THỰC TRẠNG
Hà Nội trải qua ba tháng đầu năm 2020 với mức độ hạt cực cao trong không khí. Trong giai đoạn
này, nồng độ bụi mịn PM2.5 trung bình đo được tại Hà Nội là 56.8 µg/m3. Trong đó có khoảng 40%
lượng thời gian có nồng độ PM 2.5 vượt quá giới hạn được thiết lập trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lượng không khí xung quanh QCVN 05:2013/BTNMT (50 ug/m3). Đáng chú ý, đến hơn
12% đạt trên 100 ug/m3, vượt hơn 10 lần khuyến cáo 10,0 µg/m3 theo WHO và vượt gấp 5 lần mức
quy chuẩn cho phép của Chính phủ Việt Nam.
Hình 1: Biểu đồ thể hiện nồng độ PM 2.5 trung bình hàng giờ ở Hà Nội trong quý I năm 2020
Nguồn: Tác giả vẽ biểu đồ dựa trên số liệu của Airnow.gov
Theo Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (EPA), chỉ số chất lượng không khí (AQI) là chỉ số để báo cáo chất
lượng không khí hàng ngày và được chia thành 6 cấp độ liên quan đến ảnh hưởng sức khỏe.
Bảng 1: 6 cấp độ của Chỉ số chất lượng không khí (AQI) theo EPA Hoa Kỳ
Chỉ số chất lượng
không khí
Mức độ lo ngại
về sức hỏe
Giá trị số Ý nghĩa
Tốt 0 đến 50 Chất lượng không khí được xem là tốt, và ô nhiễm
không khí đem lại rất ít rủi ro hoặc không có rủi ro nào.
Trung bình 51 đến 100 Chất lượng không khí chấp nhận được; tuy nhiên, đối
với một số chất gây ô nhiễm, có thể có một mối quan
ngại sức khỏe vừa phải cho một số rất nhỏ những
người đặc biệt nhạy cảm với không khí ô nhiễm.
Không lành mạnh cho các
nhóm nhạy cảm
101 đến 150 Các thành viên của các nhóm nhạy cảm có thể bị ảnh
hưởng sức khỏe. Công chúng nói chung có thể không
bị ảnh hưởng.
Không lành mạnh 151 đến 200 Tất cả mọi người có thể bắt đầu chịu ảnh hưởng sức
khỏe; Các thành viên của các nhóm nhạy cảm có thể bị
ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng hơn.
2144
Chỉ số chất lượng
không khí
Mức độ lo ngại
về sức hỏe
Giá trị số Ý nghĩa
Rất không lành mạnh 201 đến 300 Cảnh báo sức khỏe trường hợp khẩn cấp. Toàn dân
nhiều khả năng bị ảnh hưởng.
Nguy hiểm 301 đến 500 Cảnh báo y tế: Tất cả mọi người có thể bị ảnh hưởng
sức khỏe nghiêm trọng hơn
Đầu năm 2020, mặc dù Việt Nam cũng như toàn thế giới phải đối mặt với đại dịch viêm phổi cấp
Corona đang bùng nổ và Chính phủ đã ra lệnh cách ly xã hội trên toàn nước, nhưng chỉ số chất
lượng không khí ở Hà Nội vẫn không có dấu hiệu ngừng tăng cao, AQI trung bình đạt 127.8 và
không có bất kì ngày nào chỉ số AQI đạt mức Tốt. Đỉnh điểm, Hà Nội liên tục đứng đầu bảng xếp
hạng các thành phố có AQI cao nhất thế giới.
Tiến hành so sánh dữ liệu AQI được ghi nhận tại Đại sứ quán Hoa Kỳ trong suốt năm năm gần đây
(từ năm 2016 đến năm 2020) để theo dõi những thay đổi trong chất lượng không khí hàng năm, dữ
liệu cho thấy: tuy đã có sự cải thiện về chất lượng không khí tại Hà Nội trong quý I-2019, nhưng mức
không lành mạnh vẫn đạt trung bình 53,9% và chất lượng không khí có xu hướng tồi tệ trở lại với
khu vực không lành mạnh chiếm khoảng 75% thời gian trong Q1-2020.
Hình 2: Biểu đồ thể hiện chỉ số chất lượng không khí (AQI) trung bình hàng giờ ở Hà Nội
trong quý I (2016-2020)
Nguồn: Tác giả vẽ biểu đồ dựa trên số liệu của Airnow.gov
3 NGUYÊN NHÂN
Theo WHO, sáu chất chính gây ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người bao gồm:
Oxit nitơ (NOx), Oxit lưu huỳnh (SOx), Carbon monoxit (CO), Chì, Ozon tầng mặt đất và Các hạt vật
2145
chất khí quyển lơ lửng. Chất gây ô nhiễm có thể có nguồn gốc tự nhiên hoặc do con người tạo ra.
Tuy nhiên, 95% là do các hoạt động của con người gây ra ô nhiễm không khí ở Hà Nội.
Về quy hoạch, Hà Nội đang thiếu rất nhiều vườn hoa, sân chơi trong các khu vực dân cư, đặc biệt
trong khu vực nội thành, đất được dùng làm không gian xanh công cộng chỉ chiếm chưa đầy 2%
tổng quỹ đất.
Về công nghiệp, đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người. Các quá trình ô nhiễm là quá
trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ
chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây chuyền công nghệ, các quá trình
vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi.
Về nông nghiệp, người dân có thói quen đốt rừng lấy đất trồng trọt. Nguy hiểm hơn nếu như không
thể kiểm soát đám cháy thì sẽ gây ra những vụ cháy rừng nghiêm trọng. Gần đây nhất phải kể đến
vụ cháy rừng trên đảo Sumatra và Borneo thuộc Indonesia (09/2019) kéo dài nhiều tuần liền. Khói
bụi từ các đám cháy rừng ở đã gây ảnh hưởng lan rộng sang các nước trong khu vực, trong đó có
Việt Nam. Nhiều tỉnh và thành phố ở nước ta đã bị che phủ bởi lớp ‚sương m ‛ dày đặc, thực chất
là do ảnh hưởng của việc cháy rừng tại Indonesia. Ngoài ra, do trời không nắng nên không có đủ
bức xạ làm nóng mặt đất, tạo ra lớp nghịch nhiệt, làm các khí ô nhiễm nằm lớp sát mặt đất không
phát tán lên cao được (Bảo Duy, 2019).
Về giao thông vận tải, là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí, đặc biệt ở khu đông dân cư như
Hà Nội. Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2,
NOx, Pb, CH4, các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển. Nếu xét trên từng phương tiện thì
nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ nhưng nếu mật độ giao thông lớn và quy hoạch địa hình, đường
sá không tốt thì sẽ gây ô nhiễm nặng cho khu vực.
Về hoạt động sinh hoạt, là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ chủ yếu là các hoạt động đun nấu sử
dụng nhiên liệu nhưng đặc biệt gây ô nhiễm cục bộ trong một hộ gia đ nh hoặc vài hộ xung quanh.
Điển hình là thói quen sử dụng than tổ ong. Khói của than tổ ong chứa nhiều thành phần độc hại,
khiến thành phần không khí nhiễm các chất khí độc như CO, CO2, nitơ oxit NOx, SOx, muội than,
4 HẬU QUẢ
Các hạt mịn do ô nhiễm không khí gây ra đã thâm nhập sâu vào phổi và hệ thống tim mạch, gây
ra các bệnh đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh nhiễm
trùng đường hô hấp. Năm 2016, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng ô nhiễm không khí là ‚thủ
phạm‛ gây ra 7 triệu ca tử vong sớm mỗi năm trên toàn cầu. Không những thế, một nghiên cứu của
Tổ chức Y tế thế giới WHO và Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế IARC đã cho thấy mối tương
quan tỷ lệ thuận giữa mức độ ô nhiễm bụi không khí với tỷ lệ người mắc ung thư. Cụ thể, mật độ
PM2.5 trong không khí tăng trên 10 µg/m3 thì tỷ lệ ung thư phổi tăng đến 36%. Tại Việt Nam, với sự
phát triển của một số lĩnh vực như công nghiệp, vận tải, tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng
nghiêm trọng và có tới 34.332 người tử vong sớm có liên quan tới ô nhiễm không khí.
2146
Không những thế, ô nhiễm không khí còn gây ra các hiện tượng môi trường như hiệu ứng nhà kính,
biến đổi khí hậu. Đặc biệt, nó còn gây nên hiện tượng mưa axit. Hiện tượng này tác động gián tiếp
lên thực vật và làm cây thiếu thức ăn như canxi, các chất dinh dưỡng, vi sinh vật, Ðối với động vật,
nhất là vật nuôi, thì Flo gây nhiều tai họa hơn cả. Chúng bị nhiễm độc do hít trực tiếp và qua chuỗi
thức ăn. Theo Trung tâm Quan trắc môi trường (Tổng cục Môi trường), Việt Nam đã xây dựng được
hệ thống 05 trạm đo mưa axit đặt tại Hà Nội, Hòa Bình, Ninh Bình, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. Số
liệu quan trắc cho thấy, một số nơi ở Việt Nam đã có biểu hiện mưa axit rõ rệt với giá trị pH trong
nước mưa thấp hơn 5,6. Trên tổng thể, khu vực miền Bắc và miền Trung có tần suất xuất hiện mưa
axit từ 15-85%.
5 GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
Để khắc phục tình trạng ô nhiễm trầm trọng như hiện nay, điều quan trọng nhất là những chỉ đạo
kịp thời của Chính phủ Việt Nam cùng với sự hợp tác của người dân để các phương án có hiệu quả
nhanh nhất có thể.
5.1 Đối với Chính phủ
Thực chất công tác quy hoạch và hệ thống chính sách, các văn bản pháp lý về quy hoạch xây dựng
đã xác định rõ các tiêu chí cần đạt được. Tuy nhiên, trong thực tiễn rất khó thực thi:
– Giảm thiểu việc xây dựng các khu công nghiệp khu chế xuất trong thành phố, chỉ giữ lại các
xí nghiệp phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt của người dân.
– Tạo ra các diện tích cây xanh rộng lớn trong thành phố, thiết lập các dải cây xanh nối liền các
khu vực khác nhau của thành phố, nhất là các khu vực, tuyến phố có nhiều phương tiện qua
lại và hay xảy ra tình trạng ùn tắc.
– Khuyến khích người dân đi lại bằng các phương tiện công cộng để giảm thiểu ùn tắc và
phương tiện tham gia giao thông, qua đó làm giảm mật độ khói bụi và các chất thải do quá
trình đốt cháy nhiên liệu xăng dầu trong không khí, nhất là vào giờ cao điểm.
Vào tháng 06 năm 2016, Chính phủ đã công bố Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất
lượng không khí cho đến năm 2020. Kế hoạch này được thiết kế để cải thiện chất lượng không khí
và đảm bảo cho người dân khỏe mạnh thông qua việc kiểm soát khí thải và giám sát ô nhiễm
không khí. Bên cạnh đó, thêm 70 trạm quan trắc chất lượng không khí sẽ được lắp đặt trên khắp Hà
Nội (Mai Anh, 2020).
Ngoài ra, Chính phủ nên có những lệnh nghiêm cấm các hành vi đốt phá rừng thải khói, bụi, khí có
chất hoặc mùi độc hại vào không khí, đồng thời mạnh tay xử phạt các trường hợp vi phạm. Tăng
cường bố trí thêm các chốt kiểm lâm để có thể quản lý nghiêm ngặt hơn.
5.2 Đối với người dân
Mỗi người trong chúng ta phải có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường không khí, cũng như bảo
vệ chính bản thân mình:
2147
– Sử dụng các ứng dụng (như AirVisual) để thường xuyên theo dõi chỉ số bụi mịn PM2.5 trong
không khí.
– Nghiêm túc thực thi các phương án mà Chính phủ đã ban bố như là không đốt rừng bừa bãi,
thải các chất độc hại vào không khí,
– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tích cực trồng cây xanh để mở rộng diện tích rừng, công
viên tại khu vực mình sinh sống.
– Hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân và tăng cường dùng phương tiện công cộng hoặc các
phương tiện không sử sụng nhiên liệu đốt (xe đạp, xe điện, đi bộ, .
– Chủ động sử dụng các sản phẩm bảo vệ như khẩu trang khi đi ra ngoài. Nếu có điều kiện
hơn, các hộ gia đ nh có thể sử dụng các sản phẩm khử khuẩn, thanh lọc không khí giúp loại
bỏ bụi, vi khuẩn, vi rút, nấm mốc, các chất hữu cơ bay hơi, các chất ô nhiễm không khí như
CO, SO2, NOx để giúp con người luôn khoẻ mạnh và phòng tránh các bệnh về đường hô hấp
trong thực trạng ô nhiễm hiện nay.
6 KẾT LUẬN
Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường không khí cực kỳ nghiêm trọng. Mặt khác,
xử lý hậu quả do ô nhiễm không khí gây ra là một công tác hết sức khó khăn đối với những nước
đang phát triển như Việt Nam bởi chi phí cao và cần kiên trì trong thời gian dài. Vì thế, các hành
động khẩn cấp cần được thực hiện để giải quyết những vấn đề trên, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và
hệ sinh thái.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Historical data 2020 PM2.5 MTD. AirNow. Website:
https://www.airnow.gov/international/us-embassies-and-consulates/#Vietnam$Hanoi
[Ngày truy cập: 07/04/2020]
[2] Air Quality Monitor. US Embassy & Consulate in Vietnam. Website:
https://vn.usembassy.gov/embassy-consulate/embassy/air-quality-monitor/ [Ngày truy cập:
10/04/2020]
[3] Hanoi US Embassy past 53 months daily average AQI. Website: https://aqicn.org/city/hanoi/
[Ngày truy cập: 010/04/2020]
[4] Bảo Duy (09/2019). Bó tay vì khói từ Indonesia, Malaysia cầu cứu cả thần linh lẫn ASEAN. Báo
Tuổi Trẻ online. Website: https://tuoitre.vn/bo-tay-vi-khoi-tu-indonesia-malaysia-cau-cuu-ca-
than-linh-lan-asean-20190919153823957.htm [Ngày truy cập: 14/04/2020]
[5] Mai Anh (02/2020). Hà Nội dự định lắp thêm 70 trạm quan trắc không khí. Mạng Thông Tin
Bảo Vệ Môi Trường. Website: https://moitruong.com.vn/tin-tuc-su-kien/su-kien-moi-
truong/diem-tin-ha-noi-du-dinh-lap-them-70-tram-quan-trac-khong-khi-20809.htm [Ngày
truy cập: 15/04/2020].