Mục tiêu: Khảo sát hiệu quả của phá thai nội khoa theo phác đồ 200mg Mifepristone uống- 800mcg Misoprostol đặt dưới lưỡi ở tuổi thai từ 50-56 ngày vô kinh và xác định tác dụng phụ thường gặp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không nhóm chứng trên 153 khách hàng muốn phá thai nội khoa có tuổi thai từ 50-56 ngày vô kinh đến Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khỏe Sinh Sản với phác đồ uống 200mg Mifepristone kết hợp đặt dưới lưỡi 800mcg Misoprostol 36-48 giờ sau. Nghiên cứu được thực hiện từ 9/2010 đến tháng 6/2011. Kết quả: Tỉ lệ sẩy thai trọn của phác đồ phá thai nội khoa là 96,5%. Thời gian ra huyết kéo dài trung bình 14,8± 7,3 ngày. Không có tai biến, tuy nhiên tác dụng phụ thường gặp như đau bụng, tiêu phân lỏng, ớn lạnh và sốt lần lượt là 100; 42,5; 60,8; 9,2% Kết luận: Phác đồ Mifepristone 200mg (uống) kết hợp Misoprostol 800mcg đặt dưới lưỡi 36-48 giờ sau có hiệu quả gây sẩy thai trọn cao cho tuổi thai từ 50-56 ngày vô kinh.
5 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 228 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phá thai nội khoa từ 50 đến 56 ngày vô kinh tại trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản TP HCM, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 213
PHÁ THAI NỘI KHOA TỪ 50 ĐẾN 56 NGÀY VÔ KINH
TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN TP.HCM
Trần Thị Lợi*, Huỳnh Thị Tuyết Mai**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát hiệu quả của phá thai nội khoa theo phác đồ 200mg Mifepristone uống- 800mcg
Misoprostol đặt dưới lưỡi ở tuổi thai từ 50-56 ngày vô kinh và xác định tác dụng phụ thường gặp.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không nhóm chứng trên
153 khách hàng muốn phá thai nội khoa có tuổi thai từ 50-56 ngày vô kinh đến Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khỏe
Sinh Sản với phác đồ uống 200mg Mifepristone kết hợp đặt dưới lưỡi 800mcg Misoprostol 36-48 giờ sau.
Nghiên cứu được thực hiện từ 9/2010 đến tháng 6/2011.
Kết quả: Tỉ lệ sẩy thai trọn của phác đồ phá thai nội khoa là 96,5%. Thời gian ra huyết kéo dài trung bình
14,8± 7,3 ngày. Không có tai biến, tuy nhiên tác dụng phụ thường gặp như đau bụng, tiêu phân lỏng, ớn lạnh và
sốt lần lượt là 100; 42,5; 60,8; 9,2%
Kết luận: Phác đồ Mifepristone 200mg (uống) kết hợp Misoprostol 800mcg đặt dưới lưỡi 36-48 giờ sau có
hiệu quả gây sẩy thai trọn cao cho tuổi thai từ 50-56 ngày vô kinh.
Từ khóa: phá thai nội khoa, Mifepristone, Misoprostol
ABSTRACTS
MEDICAL ABORTION IN PREGNANCIES FROM 50 TO 56 DAYS IN CENTER OF REPRODUCTIVE
HEALTH CARE OF HO CHI MINH CITY
Tran Thi Loi, Huynh Thi Tuyet Mai
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 213 - 217
Objective: Determine the effect of medical abortion when using Misoprostol 800 ìg sublingual 36-48h after
oral Mifepristone 200mg to terminate of 50-56 days gestation and the incidence of side-effects of this regimen.
Methods: One hundred and fifty three women who requested legal termination of pregnancy from 50 to 56
days were given 200 mg of oral mifepristone followed 36- 48 h later by 800 mcg (4×200 mcg tablets) of sublingual
Misoprostol from Septemper 2010 to June 2011 in Center of Reproductive Health Care of Ho Chi Minh City.
Results: The complete abortion rate of this regimen is 96%. There was one ongoing pregnancy. The median
duration of vaginal bleeding was 14.8 days. There were no serious complications. However, lower abdominal pain,
diarrhoea, chills and fever were the commonest side-effects with incidences of 100; 42.5; 60.8 and 9.2%
respectively.
Conclusion: The combination of mifepristone and sublingual misoprostol is effective for medical abortion for
50 to 56 days gestation.
Key words: medical abortion, Mifepristone, Misoprostol
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cuối năm 2005, tỷ lệ nạo phá thai của Việt
Nam vẫn thuộc loại cao nhất thế giới(9). Năm
2009, tổng số trường hợp phá thai trên địa bàn
*Bộ Môn Sản – Đại học Y Dược TP. HCM ** Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khỏe Sinh Sản TP HCM
Tác giả liên lạc: GS. Trần Thị Lợi ĐT: 0913 678 064 Email: tranthiloi@hotmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 214
thành phố là 13.438 trường hợp. Riêng 9 tháng
đầu năm 2010, có đến 239 trường hợp phá thai ở
trẻ vị thành niên(2). Cho dù lý do gì, việc nạo phá
thai là thủ thuật có thể để lại nhiều di chứng và
hậu quả xấu như viêm tắc ống dẫn trứng, thai
ngoài tử cung, nhau tiền đạo, vô sinh Qua
nhiều nghiên cứu ở các nước trên thế giới, sự kết
hợp giữa Mifepristone và Misoprostol tỏ ra có
hiệu quả và an toàn trong chấm dứt thai kỳ sớm.
Từ năm 2002, Hướng Dẫn Quốc gia của Bộ Y Tế
quy định phác đồ phá thai nội khoa (PTNK) cho
tới tuổi thai dưới 49 ngày vô kinh, đến cuối năm
2009, việc phá thai nội khoa cho đến tuổi thai ≤
56 ngày vô kinh được phép triển khai ở tuyến
tỉnh(1). Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khỏe Sinh Sản
Tp.HCM là cơ sở y tế chuyên trong lãnh vực kế
hoạch hóa gia đình nhưng chưa triển khai dịch
vụ PTNK ở tuổi thai từ 50 đến 56 ngày vô kinh.
Nghiên cứu này nhằm khảo sát hiệu quả của
PTNK ở tuổi thai từ 50-56 ngày vô kinh, lần đầu
tiên áp dụng tại Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khỏe
Sinh Sản Tp.HCM.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu theo thiết kế thử nghiệm lâm
sàng không nhóm chứng, được thực hiện tại
Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khỏe Sinh Sản
TP.HCM từ tháng 9/2010 đến tháng 6/2011. Tất
cả khách hàng có thai ngoài ý muốn có tuổi thai
từ 50-56 ngày vô kinh muốn chấm dứt thai kỳ
bằng phương pháp phá thai nội khoa, không có
chống chỉ định dùng thuốc và đồng ý tham gia
nghiên cứu sẽ được chọn vào mẫu nghiên cứu
cho đến khi cỡ mẫu đạt được là 153 khách hàng.
Tiêu chuẩn chẩn đoán tuổi thai: dựa vào lâm
sàng và siêu âm ngả âm đạo.
Tiêu chuẩn thành công của nghiên cứu
Kết thúc thai kỳ hoàn toàn mà không can
thiệp ngoại khoa vào buồng tử cung, thời gian
tối đa để theo dõi 1 khách hàng là 6 tuần sau khi
đặt dưới lưỡi Misoprostol.
Tiêu chuẩn phá thai nội khoa thất bại
Khi có 1 trong các điều kiện sau:
Khách hàng đổi ý chuyển sang hút thai
Hoặc ra huyết âm đạo kéo dài, hoặc nhiều
ảnh hưởng tổng trạng sẽ được hút cầm máu
Hoặc khi tái khám sau 2 tuần, siêu âm có
thai ngưng tiến triển, hay thai tiếp tục phát triển,
hay có khối echo hỗn hợp trong lòng tử cung
kết hợp với khám lâm sàng, nếu: tử cung còn to,
còn đau bụng và âm đạo ra huyết nhiều sẽ được
hút thai.
Sau sạch kinh tháng kế tiếp mà vẫn còn thấy
khối echo hỗn hợp trong lòng tử cung.
KẾT QUẢ
Trong thời gian 7 tháng từ tháng 09/2010 đến
tháng 04/2011, chúng tôi thu nhận được 153
khách hàng tại Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khỏe
Sinh Sản Tp.HCM, trong đó mất dấu 12 trường
hợp (7,8%).
Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Bảng 1: Đặc điểm chung về tuổi, văn hóa, tình trạng
hôn nhân của các đối tượng tham gia nghiên cứu
Đặc điểm Tần suất Tỷ lệ
Tuổi (TB ±
ĐLC): 26,5 ±
5
Tuổi < 20 tuổi 21 13,7
20 – 24 tuổi 58 37,9
25 – 29 tuổi 44 28,8
30 – 34 tuổi 21 13,7
≥ 35 tuổi 9 5,9
Nghề nghiệp Nội trợ 13 8,5
Công nhân – viên chức 43 28,1
Buôn bán 47 30,7
Học sinh – sinh viên 21 13,7
khác 29 19
Trình độ học
vấn
Cấp I 9 5,9
Cấp II 25 16,3
Cấp III 43 28,1
Cao đẳng – đại học 76 49,7
Tình trạng
hôn nhân
Độc thân 71 46,4
Nhận xét: Khách hàng chọn phương pháp
phá thai nội khoa trẻ tuổi, có trình độ học vấn
cao, số đối tượng là sinh viên- học sinh không
nhỏ và tình trạng chưa lập gia đình gần phân
nữa mẫu nghiên cứu.
Bảng 2: Đặc điểm tiền căn sản khoa và KHHGĐ
Đặc điểm Tần suất Tỷ lệ
Có thai lần đầu 96 62,7
Chưa từng bỏ thai 113 73,9
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 215
Đặc điểm Tần suất Tỷ lệ
Nạo hút thai 25 16,3
PTNK 20 13,1
Chưa có con 114 74,5
Tổng cộng 153
Nhận xét: Đa số khách hàng chưa sanh con
chọn phương pháp PTNK, sẽ hạn chế can thiệp
vào buồng tử cung, phần nào tránh những ảnh
hưởng xấu về sau cho sức khỏe sinh sản
Bảng 3: Hiệu quả của phác đồ
Tần suất Tỷ lệ(%)
Thành công 136 96,5
Thất bại 5 3,5
Thai còn phát triển 1 0,7
Thai ngưng phát triển 1 0,7
Ra huyết âm đạo nhiều 1 0,7
Sót nhau 2 1,4
Mất dấu 12 7,8
Tổng 153
Nhận xét: Tỷ lệ sẩy thai trọn của phác đồ là
96,5 %, một trường hợp thai tiếp tục phát triển,
một trường hợp ra huyết âm đạo nhiều phải hút
cầm máu mà chưa kịp siêu âm.
Mười hai trường hợp mất dấu với những
nguyên nhân sau: 4 trường hợp bận việc là
33,3% (4/12), 5 trường hợp khách hàng tự cho là
khỏe 41,7% (5/12), có 3 trường hợp không còn ra
huyết âm đạo, không đau bụng dưới và nhận lời
đến tái khám nhưng sau đó không đến và không
trả lời điện thoại chiếm 25% (3/12).
Bảng 4: Mức độ đau bụng
Mức độ đau bụng Tần suất Tỷ lệ (%)
Rất ít 6 3,9
Ít 23 15
Trung bình 45 29,4
Nhiều 62 40,5
Rất nhiều 17 11,1
Tổng cộng 153 100
Nhận xét: Có 29,4% (45/153) đau bụng trung
bình, 40,5% (62/153) đau bụng nhiều và 11,1%
(17/153) đau bụng rất nhiều.
Bảng 5: Mức độ ra huyết
Mức độ ra huyết Tần suất Tỷ lệ (%)
Rất ít hơn kinh nguyệt 3 2
Ít hơn kinh nguyệt 19 12,4
Giống như kinh nguyệt 61 39,9
Mức độ ra huyết Tần suất Tỷ lệ (%)
Nhiều hơn kinh nguyệt 68 44,4
Rất nhiều hơn kinh nguyệt 2 1,3
Nhận xét: Trong 4 giờ theo dõi, có 44,4%
(68/153) ra huyết âm đạo nhiều hơn kinh, 39,9%
(61/153) ra huyết như hành kinh và 1,3% (2/153)
ra huyết rất nhiều hơn kinh nguyệt. Trong số 2
trường hợp ra huyết rất nhiều hơn kinh nguyệt,
có một trường hợp phải hút cầm máu ngay vì
ảnh hưởng đến tổng trạng khách hàng, trường
hợp còn lại lượng huyết âm đạo ra giảm bớt và
không cần xử trí.
Bảng 6: Tác dụng phụ của Misoprostol và xử trí
Tác dụng phụ Tần suất Tỷ lệ Xử trí
Đau bụng 153 100 43 (31,4%)
Buồn nôn 75 49
Nôn 48 31,4
Tiêu phân lỏng 65 42,5
Ớn lạnh/run 93 60,8
Sốt 14 9,2 7 (50%)
Chóng mặt 33 21,6
Nhức đầu 19 12,4
Dị ứng 24 15,7
Tê lưỡi 24 9,2
Nhận xét: Tác dụng phụ thường gặp là:
100% khách hàng bị đau bụng dưới nhưng ở
mức độ đau khác nhau, ớn lạnh/run chiếm
60,8%, tiêu phân lỏng (42,6%), chóng mặt
(21,6%), nhức đầu (12,4%), tê lưỡi (9,2%), sốt
(9,2%), tê đầu ngón tay (8,5%) và dị ứng
(15,7%).Các tác dụng phụ hầu hết tự khỏi không
cần điều trị. Có 31,4% khách hàng có sử dụng
thuốc giảm đau Paracetamol và 7 trường hợp
phải dùng thuốc hạ sốt.
Bảng 7: Đánh giá chấp nhận và sự hài lòng
Mức độ Tần suất Tỷ lệ (%)
Rất không hài lòng 1 0,7
Không hài lòng 5 3,6
Trung tính 8 5,6
Hài lòng 87 61,7
Rất hài lòng 40 28,4
Tổng cộng 141 100
Nhận xét: Tất cả khách hàng hài lòng và
rất hài lòng sẽ chọn lại phương pháp phá thai
nội khoa nếu có thai lần nữa. Chỉ có 8% khách
hàng không chọn lại phá thai nội khoa vì
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 216
những lý do:ra huyết âm đạo kéo dài 45,4%,
đau bụng nhiều 18,2%, phải can thiệp thủ
thuật 18,2% va ra huyết âm đạo nhiều 18,2%.
BÀN LUẬN
Khi so sánh đặc điểm chung dân số về nghề
nghiệp, trình độ văn hóa, tình trạng hôn nhân
của nghiên cứu chúng tôi với nghiên cứu của tác
giả N. T. N. Ngọc (2010)(4) thực hiện tại bệnh
viện Hóc Môn cho thấy có sự khác biệt. Điều
này có thể do nghiên cứu của chúng tôi thực
hiện tại thành phố Hồ Chí Minh và tình trạng
quan hệ trước hôn nhân ngày càng nhiều.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thành
công của phác đồ phá thai nội khoa cho tuổi
thai từ 50-56 ngày vô kinh rất khả quan là 96,5%,
có thể tránh được việc can thiệp thủ thuật vào
buồng tử cung. Trong nghiên cứu của tác giả
Schreiber(6), tỷ lệ thành công là 93%, có thể do tác
giả đã dùng 200mg Mifepristone uống cùng thời
điểm đặt âm đạo 800mcg Misoprostol, làm tử
cung chưa kịp xuất hiện cơn co và chưa có sự
nhạy cảm tử cung, cổ tử cung với Prostaglandin
nên giảm khả năng tống xuất thai, đồng thời tác
giả đánh giá sớm về phác đồ PTNK ở thời điểm
2 tuần sẽ làm tăng tỷ lệ can thiệp ngoại khoa vào
buồng tử cung. So sánh với kết quả nghiên cứu
của Nguyễn Thị Như Ngọc và cộng sự (4), khi
phân tích kết quả sẩy thai trọn theo nhóm tuổi
thai từ 50 - 56 ngày vô kinh, dùng phác đồ uống
200mg Mifepristone kết hợp 800µg Misoprostol
áp má sau 36 - 48 giờ có tỷ lệ thành công là
98,5% . Có thể nói Misoprostol áp má cũng có
hiệu quả sẩy thai trọn tương đương với đường
âm đạo do tạo ra tác động vào trương lực cơ tử
cung tương tự. Kết quả này cao hơn kết quả
nghiên cứu của chúng tôi có lẽ do đường sử
dụng Misoprostol khác nhau. Trong quá trình
nghiên cứu có một trường hợp ra huyết âm đạo
nhiều chưa kịp siêu âm được hút cầm máu vì
khách hàng quá lo lắng.
Sau khi đặt dưới lưỡi 4 viên Misoprostol, các
tác dụng phụ thường gặp nhất là ớn lạnh
(60,8%), buồn nôn (49%), nôn (31,4%) và tiêu
phân lỏng (42,5%). Ngoài ra còn xuất hiện tình
trạng dị ứng chiếm (15,7%) nhưng chỉ ở mức độ
nhẹ như ngứa, đỏ lòng bàn tay hay mặt và sẽ tự
hết trong vòng 30 phút mà không cần xử trí. So
sánh với các nghiên cứu của tác giả
Tang(2003)(9), Winikoff (2008)(9), có cùng liều
lượng Misoprostol 800µg đặt dưới lưỡi, tỷ lệ tác
dụng phụ tiêu phân lỏng lần lượt là 40,2%;
33,3% tương đương với kết quả của chúng, tuy
nhiên tỷ lệ tác dụng phụ ớn lạnh của nghiên cứu
chúng tôi cao hơn rất nhiều so với tác giả
N.T.N.Ngoc(2007)(4) 12% (ngậm áp má 800mcg
Misoprostol). Điều đó có thể do chúng tôi đã
theo dõi sát sao mỗi khách hàng sau khi đặt
dưới lưỡi 800µg Misoprostol suốt 4 giờ tại
Trung Tâm CSSKSS TP.HCM nên đã ghi nhận
đầy đủ các tác dụng phụ đã xảy ra hay do khác
nhau về đường dùng thuốc.
KẾT LUẬN
Trong thời gian từ tháng 09/2010- 4/2011, sau
khi tiến hành nghiên cứu trên 153 khách hàng
phá thai nội khoa tại Trung Tâm Chăm Sóc Sức
Khỏe Sinh Sản TP.HCM, chúng tôi đạt được các
kết quả như sau: tỉ lệ sẩy thai trọn của phác đồ
Mifepristone uống – đặt dưới lưỡi 800mcg
Misoprostol sau 36-48 giờ là 96,5%. Có một
trường hợp thai tiếp tuc phát triển. Các tác dụng
phụ thường gặp là ớn lạnh/run: 60,8%, buồn
nôn 49%, nôn 31,4%, tiêu phân lỏng 42,5%.
Không có trường hợp nào vỡ tử cung, nhiễm
khuẩn hay truyền máu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2009).”Phá thai đến hết 9 tuần bằng thuốc”. Hướng dẫn
Quốc gia về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, trang 388..
2. Đỗ Hiếu.“Chuyện buồn phá thai ở tuổi trẻ”,
18028/
3. Mifestad 200. Widal 2004:358-359
4. Nguyễn Thị Như Ngọc và cộng sự (2010). ” So sánh 2 phác đồ
phá thai nội khoa: Mifepristone + Misoprostol với Misoprostol
đơn thuần.” Hội thảo quốc gia thông tin mới về các phác đồ phá thai
nội khoa TP. HCM, Việt Nam, tr: 22-27.
5. Nguyễn Văn Nhắng, Lê Văn Thạnh, Nguyễn Thị Như Ngọc,
Erica Chong, MPH, Tamar Tsereteli (2010). “So sánh 400 và 800
mcg Misoprostol sau Mifepristone trong phá thai nội khoa sớm”.
Hội thảo quốc gia thông tin mới về phác đồ phá thai nội khoa, tr 43-
51.
6. Schreiber CA, Creinin MD Harwood B, Murthy AS (2005). A
pilot study of mifepristone and misoprostol administered at the
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 217
same time for abortion in women with gestation from 50 to 63
days. Contraception. 71(6):447-450.
7. Tang et al (2002). Pilot study on the use of Mifepristone with
sublingual or vaginal Misoprostol for medical abortion of less
than 9 weeks gestation. Human Reproduction, Vol.17, No 7, 1738-
1740.
8. Tang et al., (2003). A prospective, randomized, placebo-
controlled trial on the use of Mifepristone with sublingual or
vaginal Misoprostol for medical abortion of less than 9 weeks
gestation. Human Reproduction, Vol.18, No 11, 2315 – 2318.
9. Winikof et al (2008). Two distinct oral routes of Misoprostol in
Mifepristone medical abortion. Obstetrics and gynecology
December 2008 - volume 112; pp 1303-1310.