Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến kỹ năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học Đồng Tháp. Các số liệu sử dụng
trong nghiên cứu này được thu thập từ kết quả khảo sát 400 sinh viên của trường. Số
liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS, thông qua kiểm định thang đo bằng hệ
số Cronbach Alpha, mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) và xây dựng mô hình
hồi qui các nhân tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của sinh viên đang theo học tại
trường. Kết quả có 7 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của sinh viên bao
gồm: yếu tố biểu hiện khuôn mặt, yếu tố lắng nghe, yếu tố đặt câu hỏi, yếu tố ngôn
ngữ, yếu tố phi ngôn ngữ, chuyển tải thông điệp, yếu tố khác biệt văn hóa.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học Đồng Tháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
51
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KỸ NĂNG GIAO TIẾP
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
SV. Lưu Thị Thúy An
ThS. Phạm Ánh Tuyết
Tóm tắt. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến kỹ năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học Đồng Tháp. Các số liệu sử dụng
trong nghiên cứu này được thu thập từ kết quả khảo sát 400 sinh viên của trường. Số
liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS, thông qua kiểm định thang đo bằng hệ
số Cronbach Alpha, mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) và xây dựng mô hình
hồi qui các nhân tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của sinh viên đang theo học tại
trường. Kết quả có 7 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của sinh viên bao
gồm: yếu tố biểu hiện khuôn mặt, yếu tố lắng nghe, yếu tố đặt câu hỏi, yếu tố ngôn
ngữ, yếu tố phi ngôn ngữ, chuyển tải thông điệp, yếu tố khác biệt văn hóa.
1. Đặt vấn đề
Trong cuộc sống, mỗi người đều có những mối quan hệ ràng buộc nói chung,
mối quan hệ ràng buộc giữa người với người nói riêng. Do vậy việc giao tiếp là cần
thiết để chuyển tải tâm tư, tình cảm, nguyện vọng,... của người này đến với người
khác nhằm đạt được mục tiêu giao tiếp. Giao tiếp không chỉ giúp mỗi cá nhân xây
dựng và duy trì những mối quan hệ hữu ích mà còn góp phần xây dựng một hình ảnh
cá nhân ấn tượng, cũng như đạt được những mục đích trong cuộc sống. Tuy nhiên,
đôi khi việc giao tiếp không hiệu quả có thể tạo nên những mâu thuẫn trong các mối
quan hệ, dẫn đến nhiều bất lợi trong sự nghiệp và đời sống.
Việc giao tiếp không phải đơn thuần chỉ là trò chuyện qua lại theo một cách
riêng mà mỗi cá nhân thích, mà giao tiếp ở đây được xem là một nghệ thuật mang
tính khoa học - nghệ thuật giao tiếp.
Tất cả mọi người nói chung và đặc biệt là sinh viên nói riêng phải không
ngừng nâng cao khả năng giao tiếp nhằm có được công việc như mong muốn trong
tương lai, sự thăng tiến trong công việc và hơn hết là phát triển những mối quan hệ
xã hội tốt đẹp. Để làm được điều đó, bản thân mỗi sinh viên phải ra sức trau dồi
những kỹ năng này ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Nhận thấy được tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống và mối
quan hệ giữa người với người nên nhóm tác giả quyết định chọn đề tài “Giải pháp
nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trường Đại học Đồng Tháp” để làm rõ tầm
quan trọng của vấn đề giao tiếp hiện nay cũng như phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến kỹ năng giao tiếp của sinh viên, từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao
kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trường Đại học Đồng Tháp.
2. Nội dung chính
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu: tiến hành thu thập thông tin sơ cấp thông qua
điều tra trực tiếp bằng cách phát 400 bảng hỏi cho sinh viên chính quy đang học tại
trường Đại học Đồng Tháp.
52
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:
+ Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu sơ cấp sau khi thu thập được tác giả sử
dụng công cụ xử lý phần mềm SPSS 16.0 để xử lý số liệu sơ cấp và sử dụng phương
pháp tổng hợp, phân tích để thấy được thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên. Từ kết
quả chạy SPSS, tác giả tiến hành phân tích và đưa ra nhận định.
+ Phương pháp phân tích số liệu sơ cấp: Sau khi các số liệu được xử lý thông
qua SPSS 16.0, tác giả tiến hành phân tích thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên
bằng cách xây dựng phương trình hồi qui bội.
2.2. Kết quả nghiên cứu
2.2.1. Mã hóa thang đo
Bài viết sử dụng thang đo Likert 5 điểm theo qui ước: (1) Hoàn toàn không
đồng ý; (2) (Không đồng ý); 3 (Bình thường); 4 (Đồng ý); 5 Hoàn toàn đồng ý
Các biến quan sát được mã hóa như sau:
TT
Biến
quan
sát
Diễn giải
1 A1 Không cảm thấy lo lắng
2 A2 Không cảm thấy lúng túng
3 A3 Không cảm thấy có áp lực
4 A4 Cảm thấy vui vẻ
5 A5 Cảm thấy tự tin
6 B6
Bạn thường chăm chú theo dõi người khác nói chuyện cho đến khi kết
thúc ý mà người khác muốn trình bày.
7 B7
Bạn hiểu rõ toàn bộ nội dung câu chuyện mà người khác muốn truyền
tải.
8 B8
Bạn hiếm khi ngắt ngang câu chuyện mà người khác đang nói (trừ một
vài trường hợp thật sự quan trọng và cần thiết).
9 B9 Bạn có thể lặp lại, diển đạt lại những điều mà người khác vừa nói.
10 B10
Câu chuyện của người nói luôn khiến bạn tập trung và không nghĩ đến
vấn đề khác.
11 B11
Bạn luôn lắng nghe tất cả những điều được nói trước khi đưa ra kết luận
và đánh giá.
12 B12
Bạn luôn khuyến khích người nói bằng việc nhắc lại những nội dung
trọng tâm của câu chuyện.
13 B13 Bạn thường dùng lời nói, cử chỉ (gật đầu) để khuyến khích người nói.
14 B14
Bạn thường không làm việc riêng khi người khác đang nói chuyện với
bạn.
15 B15
Kết thúc một cuộc hội thoại, bạn luôn có được khối lượng lớn thông tin
mình cần.
16 C16
Bạn luôn chuẩn bị chu đáo về nội dung câu hỏi trước khi hỏi ai đó về vấn
đề gì.
17 C17 Câu hỏi của bạn thường khai thác được nhiều thông tin
18 C18
Bạn thường nói giảm, nói tránh khi cần hỏi những vấn đề tế nhị, nhạy
cảm
19 C19 Câu hỏi của bạn thường dễ hiểu, không cần phải giải thích thêm.
20 C20 Bạn thường ít khiến người khác hiểu sai về vấn đề bạn nói
53
21 C21 Câu hỏi của bạn có thể khuyến khích phản hồi từ người tiếp nhận.
22 C22 Bạn luôn nhấn mạnh những từ ngữ quan trọng để người nghe chú ý.
23 C23
Khi bạn đặt câu hỏi, người khác luôn vui vẻ trả lời mà không cảm thấy
khó chịu.
24 D24 Bạn có thể đồng cảm với tâm trạng của đối tượng đang giao tiếp.
25 D25 Bạn có khả năng thấu hiểu được mối quan tâm của người giao tiếp.
26 D26 Bạn thường không có những cảm xúc thái quá (quá vui hoặc quá buồn)
27 D27 Bạn thường không làm người khác mất hứng thú khi nói chuyện với bạn.
28 D28
Khi thấy người khác không tập trung đến nội dụng câu chuyện của mình,
bạn thường sẽ chuyển sang chủ đề khác.
29 E29 Nội dụng truyền tải ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu
30 E30 Bạn có thể diễn đạt tốt các suy nghĩ, cảm nhận của bạn
31 E31 Bạn thể hiện được những cảm xúc của mình
32 E32
Bạn có thể chuyển tải được những thông điệp của mình đến đối tượng
giao tiếp
33 E33
Bạn có khả năng dẫn dắt người khác vào câu chuyện của mình để đạt
được mục đích giao tiếp.
34 F34 Bạn luôn luôn thể hiện sự vui vẻ trên khuôn mặt khi giao tiếp.
35 F35
Nét mặt của bạn thể hiện sự thân thiện, tự tin khi nói chuyện với người
khác.
36 F36
Diện mạo bên ngoài của bạn thường phù hợp với không gian, đối tượng,
bối cảnh giao tiếp.
37 F37 Bạn không tỏ ra mệt mỏi, uể oải
38 F38 Bạn điều khiển và kết hợp tốt các cử chỉ điệu bộ cơ thể.
39 F39
Bạn có khả năng sử dụng cử chỉ của đôi tay để làm người khác cảm thấy
cuốn hút khi giao tiếp.
40 F40
Bạn hiếm khi có thái độ phớt lờ, không chú ý (nhìn đi nơi khác hoặc làm
việc riêng) khi người khác nói đến chủ đề bạn không quan tâm.
41 G41
Bạn có một vốn từ ngữ phong phú, giúp bạn có thể trò chuyện với từng
đối tượng khác nhau.
42 G42
Cường độ giọng nói của bạn ở mức độ vừa phải (không quá lớn, không
quá nhỏ) đủ để đối tượng giao tiếp nghe tốt
43 G43 Bạn sử dụng từ ngữ chuyên biệt, rõ ràng cho từng đối tượng giao tiếp
44 G44 Bạn thường sử dụng những từ ngữ tương đối dễ hiểu
45 G45 Bạn phát âm khá chuẩn
46 H46
Bạn dễ hòa nhập khi nói chuyện với các đối tượng giao tiếp khác nhau về
văn hóa
47 H47 Bạn biết về nền văn hoá của người tiếp nhận thông điệp.
48 H48
Bạn hiểu biết ngôn từ của từng vùng miền và biết vận dụng một cách hợp
lý khi trò chuyện với từng đối tượng nên không làm đối tượng khó chịu
49 H49
Bạn thường không trao đổi về các vấn đề nhạy cảm (ví dụ: tôn giáo,
chính trị,)
2.2.2. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo
Hệ số tin cậy Cronbach’s Anlpha dùng để loại các biến không phù hợp vì các
biến rác này có thể tạo ra các nhân tố giả khi phân tích EFA. Hệ số Cronbach’s Anlpha
phải đạt từ 0.6 trở lên là sử dụng được và các biến quan sát có hệ số tương quan giữa
biến tổng trong bảng kết quả < 0.3 sẽ bị loại bỏ.
54
Theo kết quả phân tích, hệ số cronbach’s anlpha của các nhân tố luôn nằm trong
khoảng từ 0,607 - 0,774 chứng tỏ thang đo lường đạt tiêu chuẩn (> 0,6). Sau khi loại
bỏ 6 biến B11, B12, C16, C18, C23, G45 do có hệ số tải nhân tố < 0,3 thì phân tích
Cronbach’s Alpha đã giữ lại 43 biến quan sát. Với 43 biến quan sát này tiếp tục được
đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA ở bước tiếp theo.
Kết quả kiểm định độ tin cậy của tất cả thang đo cho thấy, tất cả các thang đo
đều đạt được độ tin cậy cho phép, do đó tất cả các thang đo đều được sử dụng trong
phân tích EFA ở bước tiếp theo.
2.2.3. Phân tích nhân tố
* Phân tích nhân tố khám phá với các biến độc lập
Sau khi phân tích nhân tố khám phá được kết quả như sau:
Bảng 2.1. Hệ số KMO và Bartlett của các biến độc lập
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,825
Bartlett's Test of
Sphericity
Approx. Chi-Square 0,201
Df 780
Sig. 0,000
Chỉ số KMO là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân
tố, KMO lớn có ý nghĩa phân tích nhân tố là thích hợp. Với KMO = 0,825 là thỏa mãn
điều kiện 0,5 < KMO <1 và kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê do Sig. = 0,000
(<0,05). Do vậy, có thể kết luận rằng kết quả phân tích nhân tố là thích hợp với tập dữ
liệu.
Phân tích nhân tố với 43 biến quan sát được đưa vào phân tích theo tiêu chuẩn
Eigenvalue > 1 thì có 09 nhân tố được rút ra và giữ lại trong mô hình phân tích.
Bảng 2.2. Tổng phương sai được giải thích
Nhân tố
Giá trị Eigen ban đầu Tổng hệ số tải bình phương
Tổng % phương sai % cộng dồn Tổng % phương sai % cộng dồn
1 6,368 12,8750 12.8750 5,917 10.854 10.854
2 4,414 10,8110 23.6860 3,955 9.581 20.435
3 3,785 9.7610 33.4470 2,322 8.696 29.131
4 3,351 7.6720 41.1190 2,207 6.019 35.15
5 2,501 6.9500 48.0690 1,869 5.307 40.457
6 2,388 5.6620 53.7310 1,431 4.151 44.608
7 2,025 5.2950 59.0260 1,119 3.009 47.617
8 1,550 4.8720 63.8980 0,873 2.745 50.362
9 1,433 3.4420 67.3400 0,746 2.395 52.757
10 1.320 2.305 69.6450
11 1.209 2.139 71.7840
12 1.067 2.125 73.9090
13 1.016 1.931 75.8400
14 .989 1.905 77.7450
55
15 .869 1.862 79.6070
16 .829 1.77 81.3770
17 .773 1.658 83.0350
18 .743 1.514 84.5490
19 .738 1.373 85.9220
20 .690 1.313 87.2350
21 .647 1.272 88.5070
22 .629 1.251 89.7580
23 .558 1.199 90.9570
24 .514 1.128 92.0850
25 .496 1.038 93.1230
26 .488 0.981 94.1040
27 .468 0.836 94.9400
28 .440 0.805 95.7450
29 .405 0.728 96.4730
30 .383 0.702 97.1750
31 .357 0.601 97.7760
32 .314 0.544 98.3200
33 .292 0.417 98.7370
34 .274 0.379 99.1160
35 .240 0.209 99.3250
36 .212 0.200 99.5250
37 .163 0.187 99.7120
38 .148 0.168 99.8800
39 .081 0.1200 100.0000
(Nguồn: Kết quả kiểm định EFA từ số liệu điều tra)
Với việc loại bỏ 04 biến quan sát không đạt yêu cầu là A3, D27, D28, F36 do
có hệ số tải nhân tố ≤ 0,5 thì dựa theo kết quả ma trận nhân tố đã xoay cho thấy các
biến ở bảng 2.3 đều có hệ số tải nhân tố nằm trong khoảng từ 0,5 – 0,882 nên 39 biến
này đủ điều kiện đưa vào mô hình phân tích.
Bảng 2.3. Ma trận xoay nhân tố
Nhân tố
1 2 3 4 5 6 7 8 9
F34 0,608
F35 0,546
F40 0,501
B7 0,831
B10 0,669 0,302
B8 0,596
B13 0,568
B6 0,539
56
B15 0,521
B14 0,513
B9 0,502
C19 0,928
C17 0,801
C21 0,679 0,230
C20 0,612
C22 0,537
G43 0,689
G42 0,601
G41 0,567 0,178
G44 0,542
F38 0,672
F39 0,546
F37 0,520
H46 0,344 0,578
H48 0,551
H47 0,536
H49 0,531
E33 0,777
E30 0,200 0,664
E29 0,562
E31 0,533
E32 0,512
A5 0,369 0,746
A2 0,610
A1 0,581
A4 0,564
D26 0,876
D24 0,710
D25 -0,101 0,635
(Nguồn: Kết quả kiểm định EFA từ số liệu điều tra)
Như vậy, các biến quan sát được đưa vào phân tích EFA được rút gọn thành 09
nhân tố. Cụ thể nhân tố 1 gồm 3 biến F34, F35, F40; nhân tố 2 gồm 8 biến B6, B7, B8,
B9, B10, B13, B14, B15; nhân tố 3 gồm 5 biến, C17, C19, C20, C21, C22; nhân tố 4
gồm 4 biến G41, G42, G43, G44; nhân tố 5 gồm 3 biến từ F37 đến F39; nhân tố 6 gồm
4 biến từ H46 đến H49; nhân tố 7 gồm 5 biến từ E29 đến E33; nhân tố 8 gồm 4 biến A1,
A2, A3, A5; nhân tố 9 gồm 3 biến D24, D25, D26.
* Đặt tên lại và hiệu chỉnh mô hình
Với kết quả phân tích EFA ở trên, tác giả tiến hành đặt tên cho các biến quan
sát thuộc 09 nhóm nhân tố như sau:
57
X1: Yếu tố biểu hiện khuôn mặt (gồm 3 biến F34, F35, F40)
X2: Kỹ năng lắng nghe (gồm 8 biến B6, B7, B8, B9, B10, B13, B14, B15)
X3: Kỹ năng đặt câu hỏi (gồm 5 biến, C17, C19, C20, C21, C22)
X4: Yếu tố ngôn ngữ (gồm 4 biến G41, G42, G43, G44)
X5: Yếu tố phi ngôn ngữ (gồm 3 biến từ F37 đến F39)
X6: Sự khác biệt về văn hóa (gồm 4 biến từ H46 đến H49)
X7: Kỹ năng chuyển tải thông điệp (gồm 5 biến từ E29 đến E33)
X8: Yếu tố tâm lý (gồm 4 biến A1, A2, A3, A5)
X9: Sự thấu cảm (gồm 3 biến D24, D25, D26)
2.2.4 Phân tích tương quan và xây dựng mô hình hồi quy
* Phân tích tương quan
Trước khi phân tích đề tài tiến hành kiểm tra phân phối chuẩn của các nhân tố,
kết quả như sau:
Bảng 2.4. Phân phối chuẩn các nhân tố
X1 X2 X3 X4 X5 X6 X7 X8 X9 Y
Mean 3.371
2
3.488
0
3.575
5
3.520
8
3.660
5
3.510
8
3.504
2
3.585
0
3.325
0
3.54
Median 3.500
0
3.600
0
3.600
0
3.666
7
3.800
0
3.666
7
3.666
7
3.750
0
3.500
0
3,64
Skewness .051 -.051 -.318 -.287 -.601 -.331 -.408 -.677 -.182 -.165
Std, Error of
Skewness
.122 .122 .122 .122 .122 .122 .122 .122 .122 .122
(Nguồn: Kết quả thống kê mô tả từ số liệu điều tra)
Qua số liệu cho thấy trung bình và trung vị của các biến X1 đến X9 và Y có giá
trị gần bằng nhau, độ xiên (Skewness) dao động trong khoảng từ -1 đến +1. Vì vậy,
các nhân tố được coi như có phân phối chuẩn.
* Xây dựng mô hình hồi quy
Bảng 2.5. Kết quả phân tích hồi quy
Mô hình
Hệ số chưa được
chuẩn hóa
Hệ số được
chuẩn hóa
T Sig, VIF
B
Độ lệch
chuẩn
Beta
Hằng số 0,04 0,063 0,163 0,245
X1- Biểu hiện khuôn mặt 0,014 0,021 0,025 22,357 0,013 1,543
58
X2 - Kỹ năng lắng nghe 0,174 0,037 0,201 4,141 0,004 1,146
X3 - Kỹ năng đặt câu hỏi 0,099 0,023 0,114 5,362 0,000 1,213
X4 - Ngôn ngữ 0,175 0,056 0,199 6,440 0,000 1,087
X5 - Phi ngôn ngữ 0,194 0,022 0,210 8,149 0,000 1,167
X6 - Khác biệt văn hóa 0,069 0,036 0,085 7,939 0,257 1,079
X7 - Chuyển tải thông điệp 0,132 0,018 0,144 8,570 0,000 1,248
X8 - Tâm lý cá nhân 0,250 0,036 0,264 5,891 0,118 1,276
X9 - Sự thấu cảm 0,220 0,011 0,238 1,485 0,001 1,169
R2 = 0,883 R2 điều chỉnh =0,868
Durbin-Watson =
1,941
F = 187,885
Sig,=
0,000
(Nguồn: Kết quả phân tích hồi quy từ số liệu điều tra)
Kết quả phân tích hồi quy bằng phương pháp enter cho thấy hệ số R2 điều chỉnh
= 0,868 có nghĩa là 86,8% sự biến thiên của kỹ năng giao tiếp của sinh viên trường Đại
học Đồng Tháp được giải thích bởi các nhân tố được đưa vào mô hình, còn lại là các
nhân tố khác chưa được nghiên cứu.
Hệ số Dubin Watson của mô hình = 1,941 (gần bằng 2) chứng tỏ không có hiện
tượng tự tương quan. Kiếm định F có Sig. =0,000 nên mô hình hồi quy là phù hợp và
có ý nghĩa, các biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y. Như vậy, mô hình lý
thuyết phù hợp với thực tế.
Bảng 2.5 cho thấy có 7 nhân tố ảnh hưởng đến Y do sig. <0,01 (loại ra 2 nhân tố
X6 và X8 do có sig. lần lượt là 0,210 và 0,144 không có ý nghĩa) và hầu như không xảy ra
hiện tượng đa cộng tuyến vì hệ số phóng đại phương sai VIF < 10.
Như vậy, phương trình hồi quy ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến kỹ năng
giao tiếp của sinh viên trường Đại học Đồng Tháp bao gồm 7 nhân tố (X1, X2, X3,
X4, X5, X7, X9), được thiết lập như sau:
Y= 0,04 + 0,014X1 + 0,174X2 + 0,099X3 + 0,175X4+0,194X5 + 0,132X7 +
0,220X9
Thông qua kiểm định của mô hình cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến kỹ năng
giao tiếp của sinh viên là X1: yếu tố biểu hiện khuôn mặt, X2: yếu tố lắng nghe, X3:
yếu tố đặt câu hỏi, X4: yếu tố ngôn ngữ, X5: yếu tố phi ngôn ngữ, X7: Chuyển tải
thông điệp, X9: yếu tố khác biệt văn hóa. Do đó để nâng cao kỹ năng giao tiếp của
sinh viên cần tác động vào 07 yếu tố trên.
Nhìn chung tất cả các biến này có tác động mạnh đến việc nâng cao kỹ năng
giao tiếp của sinh viên.
Trong 7 yếu tố trên thì X9 có tác động mạnh nhất đến Y. Hệ số hồi quy của X9
là 0,220 có nghĩa là khi giữ cho tất cả các biến khác không đổi thì khi tăng thêm một
điểm đánh giá của các đáp viên thì biến phụ thuộc Y sẽ tăng 0,220 điểm. Như vậy biến
này có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao kỹ năng giao tiếp của sinh viên.
Sự khác biệt văn hóa được nhiều đáp viên cho rằng có ảnh hưởng lớn đến kỹ năng giao
tiếp của bản thân, nó là rào cản giao tiếp trong quá trình giao lưu, học hỏi. Theo khảo
sát thì giá trị trung bình X9 là 3,325 tương đối thấp nên cần có giải pháp kịp thời nhằm
khắc phục trở ngại này.
59
Các biến còn lại cũng có tác động không nhỏ đến việc nâng cao kỹ năng giao
tiếp. Khi thay đổi giá trị của 01 biến trong mô hình (giả sử các yếu tố khác không đổi)
trong những trường hợp sau thì:
- Hệ số hồi quy của X5 là 0,194 có nghĩa là khi tăng thêm một điểm đánh giá
của các đáp viên thì biến phụ thuộc Y sẽ tăng 0,194 điểm. Theo khảo sát thì giá trị
trung bình X5 là 3,6605 được đánh giá cao nhất trong các nhân tố, điều này cho thấy
nhân tố chuyển tải thông điệp được đáp viên chú trọng trong quá trình giao tiếp, là
nhân tố có sức ảnh hưởng đến kết quả của quá trình giao tiếp.
- Hệ số hồi quy của X4 là 0,175 tức khi tăng thêm một điểm đánh giá của các
đáp viên thì biến phụ thuộc Y sẽ tăng 0,175 điểm. Theo khảo sát thì giá trị trung bình
X4 là 3,5208 được đánh giá khá cao cho thấy sự thấu cảm là một phần quan trọng
trong quá trình giao tiếp vì kiểm soát được cảm xúc của bản thân và có khả năng thấu
cảm với cảm xúc của đối tượng sẽ dễ đạt được kết quả trong giao tiếp.
- Biến X2: Khi biến X2 tăng thêm 1 điểm đánh giá thì Y sẽ tăng 0,174 điểm.
Theo thực trạng thì X2 đạt giá trị trung bình là 3,4880. Qua số liệu thu thập cho thấy
các bạn sinh viên có kỹ năng lắng nghe chưa tốt.
- Biến X7: Khi X7 tăng 01 điểm thì Y sẽ tăng 0,132 điểm. Giá trị trung bình của
yếu tố này chỉ đạt là 3,5042. Nguyên nhân do chưa có sự tương tác hiệu quả giữa nhận –
giải mã – chuyển tải thông tin trong quá trình giao tiếp, quá trình này bị ảnh hưởng bởi
nhiều yếu tố khác khả năng diễn đạt chưa tốt, biểu cảm cử chỉ điệu bọ làm người khác
hiểu sai thông tin, sự khác biệt văn hóa, yếu tố ngôn ngữ
- Biến X3: Khi X3 tăng 01 điểm thì Y sẽ tăng 0,099 điểm. Giá trị trung bình của
nhóm yếu tố kỹ năng đặt câu hỏi là 3,5755. Nhìn chung giá trị này là không cao, cho
thấy khả năng đặt câu hỏi để thu thập thông tin cần thiết trong giao tiếp còn kém.
- Biến X1: có giá trị trung bình là thấp nhất 3,3712 trong các biến. Điều này cho
thấy nhân tố sự biểu cảm khuôn mặt là một phần rào cản trong giao tiếp của sinh viên
hiện nay. Nguyên nhân do các bạn sinh viên chưa biết thể hiện biểu cảm khuôn mặt
phù hợp với tình huống giao tiếp, thiếu tập luyện và rụt rè khi giao tiếp với người lạ,
không kiểm soát được suy nghĩ của mình và biểu hiện trên gương mặt. Tuy nhiên sự
ảnh hưởng của biến này đến kỹ năng giao tiếp của sinh viên là không lớn.
3. Kết luận
Kết quả của các mô hình đo lường cho thấy, sau khi đã bổ sung và điều chỉnh,
các thang đo đều đạt được độ tin cậy và giá trị cho phép. Kết quả cũng cho thấy trong
phạm vi của nghiên cứu điển hình 400 sinh viên trường đại học Đồng Tháp thì có 9
thành phần ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của sinh viên đó là: yếu tố biểu hiện
khuôn mặt, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đặt câu hỏi, yếu tố ngôn ngữ, yếu tố phi ngôn
ngữ, sự khác biệt về văn hóa, kỹ năng chuyển tải thông điệp, yếu tố tâm lý, sự thấu
cảm thông qua 7 biến quan sát ban đầu.
Sau khi tiến hành phân tích hồi qui cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến kỹ năng
giao tiếp của sinh viên là: yếu tố biểu hiện khuôn mặt, yếu tố lắng nghe, yếu tố đặt câu hỏi,
yếu t