Phân tích các yếu tố liên quan đến tử vong trên bệnh nhi mắc hội chứng thực bào máu nhập bệnh viện nhi đồng 1 từ 2007 – 2011

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ tử vong của HCTB trong giai đoạn tấn công (8 tuần) và các yếu tố có liên quan tới nhóm tử vong và nhóm sống. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, phân tích 97 ca HCTB dưới 15 tuổi, nhập bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM từ 1/2007 đến tháng 3/2011. Tất cả bệnh nhân được điều trị với phác đồ thực bào máu 2004-HLH trong 8 tuần. Kết cục điều trị có ba nhóm: nhóm tử vong để chỉ bệnh nhân tử vong trong 8 tuần đầu điều trị, trong đó nhóm tử vong sớm để chỉ bệnh nhân tử vong trong 2 tuần đầu tiên điều trị, nhóm tử vong muộn là nhóm tử vong sau 2 tuần và nhóm sống chỉ bệnh nhân còn sống sót sau 8 tuần điều trị. Các dấu hiệu lâm sàng, xét nghiệm khi mới bắt đầu nhập viện và kết cục điều trị được phân tích để tìm yếu tố liên quan tới nhóm tử vong sớm và tử vong chung. Kết quả: Tỉ lệ tử vong trong giai đoạn tấn công (8 tuần) là 25,8% (25/97), trong đó tử vong sớm 2 tuần đầu là 9,3% (9/97). Các yếu tố có liên quan tới tử vong trong giai đoạn tấn công như: tuổi nhỏ (p= 0,03), dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa (p= 0,001), bạch cầu thấp (p=0,04), số lượng tiểu cầu thấp (p= 0,03), cấy máu dương (p= 0,03), và MRI não bất thường (p= 0,006). Các yếu tố có liên quan tới nhóm tử vong sớm so với nhóm tử vong muộn và nhóm sống thì tương tự như trên nhưng không có yếu tố tuổi nhỏ. Kết luận: Bệnh nhân HCTB có tỉ lệ tử vong cao 25,8%. Các yếu tố liên quan nhóm tử vong là trẻ nhỏ, có xuất huyết tiêu hóa, có dấu hiệu thần kinh bất thường, số lượng bạch cầu thấp, số lượng tiểu cầu thấp, và dấu hiệu MRI bất thường.

pdf11 trang | Chia sẻ: thuylinhqn23 | Ngày: 09/06/2022 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích các yếu tố liên quan đến tử vong trên bệnh nhi mắc hội chứng thực bào máu nhập bệnh viện nhi đồng 1 từ 2007 – 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 1 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TỬ VONG TRÊN BỆNH NHI MẮC HỘI CHỨNG THỰC BÀO MÁU NHẬP BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 TỪ 2007 – 2011 Lâm Thị Mỹ*, Lê Bích Liên**, Nguyễn Minh Tuấn**, Phan Nguyễn Liên Anh**, Lương Thị Xuân Khánh**, Trần Ngọc Kim Anh**, Phù Lý Minh Hương**, Lương Thùy Vân**, Nguyễn Thị Thanh An* TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỉ lệ tử vong của HCTB trong giai đoạn tấn công (8 tuần) và các yếu tố có liên quan tới nhóm tử vong và nhóm sống. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, phân tích 97 ca HCTB dưới 15 tuổi, nhập bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM từ 1/2007 đến tháng 3/2011. Tất cả bệnh nhân được điều trị với phác đồ thực bào máu 2004-HLH trong 8 tuần. Kết cục điều trị có ba nhóm: nhóm tử vong để chỉ bệnh nhân tử vong trong 8 tuần đầu điều trị, trong đó nhóm tử vong sớm để chỉ bệnh nhân tử vong trong 2 tuần đầu tiên điều trị, nhóm tử vong muộn là nhóm tử vong sau 2 tuần và nhóm sống chỉ bệnh nhân còn sống sót sau 8 tuần điều trị. Các dấu hiệu lâm sàng, xét nghiệm khi mới bắt đầu nhập viện và kết cục điều trị được phân tích để tìm yếu tố liên quan tới nhóm tử vong sớm và tử vong chung. Kết quả: Tỉ lệ tử vong trong giai đoạn tấn công (8 tuần) là 25,8% (25/97), trong đó tử vong sớm 2 tuần đầu là 9,3% (9/97). Các yếu tố có liên quan tới tử vong trong giai đoạn tấn công như: tuổi nhỏ (p= 0,03), dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa (p= 0,001), bạch cầu thấp (p=0,04), số lượng tiểu cầu thấp (p= 0,03), cấy máu dương (p= 0,03), và MRI não bất thường (p= 0,006). Các yếu tố có liên quan tới nhóm tử vong sớm so với nhóm tử vong muộn và nhóm sống thì tương tự như trên nhưng không có yếu tố tuổi nhỏ. Kết luận: Bệnh nhân HCTB có tỉ lệ tử vong cao 25,8%. Các yếu tố liên quan nhóm tử vong là trẻ nhỏ, có xuất huyết tiêu hóa, có dấu hiệu thần kinh bất thường, số lượng bạch cầu thấp, số lượng tiểu cầu thấp, và dấu hiệu MRI bất thường. Từ khóa: Hội chứng thực bào máu, nhóm tử vong sớm, nhóm tử vong muộn. ABSTRACT ANALYSIS OF FACTORS ASSOCIATED WITH DEATH IN PATIENTS WITH HEMOPHAGOCYTIC LYMPHOHISTIOCYTOSIS AT THE CHILDREN’S HOSPITAL N.1 HCMC Lam Thi My, Le Bich Lien, Nguyen Minh Tuan, Phan Nguyen Lien Anh, Luong Thi Xuan Khanh, Tran Ngoc Kim Anh, Phu Ly Minh Hương, Luong Thuy Van, Nguyen Thi Thanh An * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 1 - 11 Study objective: To identify the rate of fatality of patients with Hemophagocytic Lymphohistiocytosis (HLH) and to analyze factors associated with death group and survival group. Methods: A retrospective study was conducted in 97 HLH patients age < 16 years, who were hospitalized from 2007 Jan to 2011 March at The Children Hospital N1 HCMC. All patients were treated with the 2004-HLH guideline for the initial period (8 weeks). The outcome of patients was classified into groups: death group, for patients who died during the initial therapy period (8 weeks), early death group for patients who died during the first 2 weeks of the initial therapy period, late death group for patients died after 2 weeks of the initial period and * Bộ Môn Nhi-Đại Học Y Dược TPHCM ** Bệnh Viện Nhi Đồng 1 TPHCM Tác giả liên lạc: BS Lâm Thị Mỹ, ĐT: 0918111668 Email: drlamthimy@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 2 survival group for patients who survived after the initial period. Clinical, laboratory data at the first hospitalization and outcome of HLH patients were analyzed to find factors associated death group. Results: A total of 97 patients were enrolled, with the rate of fatality in the initial period was 25.8% (25/97), the rate of early death group was 9.3% (9/97). Factors associated with death group were: young age (p= 0.03), gastrointestinal bleeding (p= 0.001), central nervous system disorders (p=0.03),severe leucopenia(p= 0.04), thrombocytopenia (p= 0.03), positive blood culture (p=0.03) and MRI disorders (p= 0.006). Factors associated with early death group were the same but had no young age factor. Conclusion: the rate of fatality of HLH was high (25.8%). Factors associated with death group were young age, gastrointestinal bleeding, central nervous system disorders, severe leucopenia, thrombocytopenia, and MRI disorder. Key words: Hemophagocytic lymphohistiocytosis, early death group, late death group. ĐẶT VẤN ĐỀ Hội chứng thực bào máu (HCTB= Hemophagocytic lymphohistiocytosis –HLH) là một hội chứng có biểu hiện lâm sàng đa dạng, diễn tiến nguy kịch(9,10). Từ năm 1994 và năm 2004 Hội Histiocytosis thế giới đã lần lượt giới thiệu phác đồ điều trị dành cho thể gia đình (familial hemophagocytic lymphohistiocytosis= FHL) hoặc thể thực bào thứ phát (secondary hemophagocytic lymphohistiocytosis) ở trong tình huống nguy kịch, với sự phối hợp Dexamethasone, Cyclosporine A, Etoposide và ghép tủy. Các phác đồ này (HLH-1994 và sau đó HLH- 2004) đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới áp dụng và báo cáo. Qua y văn cho thấy kết quả đáp ứng điều trị khá tốt(11,14,20). Tuy nhiên, hiện nay HCTB vẫn được xem là bệnh có tỉ lệ tử vong rất cao, và đã có nhiều công trình sau đúc kết về HCTB, đã đặt vấn đề khảo sát các yếu tố liên quan tới tử vong như: yếu tố tuổi, cơ địa, chủng tộc(13) hoặc bệnh nền(19).Từ đó đã có nhiều nghiên cứu đưa ra các yếu tố tiên lượng bệnh nhân bị HCTB dựa trên chủng tộc, dân tộc, bệnh phối hợp, hoặc các xét nghiệm như đo hoạt lực của Natural killer, nồng độ CD25 hoà tan, kiểm tra nồng độ ferritin máu, theo dõi lượng IFNγ và IL-10(13,3,6,1,18) Tại bệnh viện Nhi Đồng 1, trong hoàn cảnh còn thiếu về phương tiện chẩn đoán như miễn dịch phân tử,và điều trị triệt để như ghép tủy HCTB ngày càng được phát hiện nhiều, nhưng tỷ lệ tử vong vẫn còn rất cao. Nghiên cứu này của chúng tôi nhằm tìm ra những đặc điểm lâm sàng cũng như cận lâm sàng của bệnh nhi ngay từ lúc bắt đầu điều trị cho tới 8 tuần đầu tiên của giai đoạn tấn công theo phác đồ HCTB. Sự phân tích kết quả tử vong của bệnh nhân HCTB so với nhóm không tử vong qua các yếu tố cơ địa, tuổi, bệnh cảnh lâm sàng và xét nghiệm lúc vào viện để tìm hiểu các yếu tố có liên quan tử vong từ đó giúp cho bác sĩ lâm sàng có thêm kinh nghiệm cảnh báo chẩn đoán sớm và điều trị tích cực trước các bệnh nhân nghi ngờ HCTB. Mục tiêu nghiên cứu 1. Xác định tỉ lệ tử vong của bệnh nhân bị hội chứng thực bào máu trong giai đoạn điều trị tấn công. 2. Xác định các yếu tố có liên quan tới bệnh nhân HCTB bị tử vong. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chúng tôi tiến hành phân tích hồi cứu hồ sơ của tất cả các bệnh nhi nhập viện Nhi đồng 1 từ tháng 1/2007 đến tháng 3/2011 đủ tiêu chuẩn chẩn đoán HLH: khi có 5/6 tiêu chuẩn sau: sốt kéo dài; gan lách to; giảm 2/3 dòng tế bào máu (hemoglobin < 9 g/dL, tiểu cầu < 100 x 109/ L, neutrophil 265 mg/dl và/hoặc giảm fibrinogen < 1,5 g/L; ferritine tăng > 500 µg/ L; tủy đồ có hiện tượng thực bào máu. Tiêu chuẩn để đưa vào mẫu là các ca được tiến hành điều trị theo phác đồ HLH 2004 với etoposide, dexamethasone, cyclosporin, IVIG, methotrexate + prednisone (nếu có tổn thương hệ thần kinh) và phải đủ thời gian theo dõi ít nhất là 8 tuần. Các bệnh nhi được theo dõi Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 3 đáp ứng điều trị dựa trên sự thay đổi các dấu hiệu lâm sàng: sốt, gan to, gan lách to, sang thương da, dấu hiệu thần kinh, xuất huyết tiêu hóa; thay đổi trên cận lâm sàng: bạch cầu, bạch cầu hạt, hemoglobin, tiểu cầu, ferritin, triglyceride, fibrinogen, men gan, billirubin, chức năng thận mỗi tuần. Ngoài ra còn các yếu tố liên quan khác như huyết thanh chẩn đoán EBV, CMV (kết quả được công nhận là dương tính khi IgM dương tính hoặc PCR có ý nghĩa); kết quả cấy máu; bất thường trên X quang (viêm phổi, tràn dịch màng phổi hoặc màng bụng); bất thường trên MRI (teo não, tổn thương não). Số liệu thu thập từ hồ sơ và bảng theo dõi sẽ được nhập bằng chương trình Epi Data và xử lý số liệu bằng Stata. Từ các dữ liêu đã nhập, chúng tôi rút ra các đặc điểm chung của mẫu về tuổi; giới tính; thời gian sốt đến lúc nhập viện; thời gian sốt đến lúc chẩn đoán; thời gian bắt đầu điều trị sau chẩn đoán; thời gian điều trị nội trú; thời gian sống còn, các dấu hiệu lâm sàng lúc bắt đầu điều trị: gan to, gan lách to, sang thương da, dấu hiệu thần kinh, xuất huyết tiêu hoá; tỷ lệ nhiễm EBV, CMV, cấy máu dương tính, bất thường trên X quang hay MRI não; tỷ lệ bệnh nhi được điều trị với IVIG, etoposide, cyclosporine, methotrexate +prednisone. Tại thời điểm 8 tuần – thời điểm kết thúc điều trị tấn công, bệnh nhi được phân thành 3 nhóm: nhóm tử vong; nhóm bỏ tái khám (gồm những ca bỏ tái khám và những ca được chuyển viện vì bệnh lý nền); nhóm còn sống (các ca còn sống sau 8 tuần điều trị và đi tái khám đầy đủ). Tiến hành so sánh các đặc điểm giữa nhóm tử vong và nhóm còn sống tại thời điểm bắt đầu điều trị gồm: tuổi, giới tính, thời gian bắt đầu sốt đến lúc chẩn đoán, các dấu hiệu lâm sàng lúc bắt đầu điều trị: gan to, gan lách to, sang thương da, dấu hiệu thần kinh, xuất huyết tiêu hoá; tỷ lệ nhiễm EBV, CMV, cấy máu dương tính, bất thường trên X quang hay MRI não; tỷ lệ được điều trị với IVIG, etoposide, cyclosporine, methotrexate +prednisone. Từ kết quả về thời gian sống trung bình của nhóm tử vong, lấy mốc là điểm trung vị, chia nhóm tử vong thành 2 nhóm: tử vong sớm và tử vong muộn. Tiếp tục tiến hành so sánh giữa 3 nhóm: tử vong sớm, tử vong muộn và còn sống về các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng tương tự khi so sánh hai nhóm trên để có những kết luận sâu hơn. Việc so sánh biến số về tỷ lệ giữa các nhóm được sử dụng phép kiểm chi bình phương hay Fisher’s exact test. Với các biến số về định lượng như tuổi, thời gian, xét nghiệm sinh hóa được mô tả bằng giá trị trung vị (khoảng) và so sánh giữa hai nhóm bằng phép kiểm Wilcoxan – Mann – Whitney U; giữa 3 nhóm bằng phép kiểm Kruskal-Wallis test. Sự khác biệt có ý nghĩa nếu p < 0,05. Từ đó có thể rút ra được nhựng yếu tố tiên lượng tử vong trên bệnh nhân HLH ngay tại thời điểm bắt đầu điều trị. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chúng tôi tiến hành phân tích hồi cứu trên 97 ca được chẩn đoán hội chứng thực bào máu và điều trị theo phác đồ HLH 2004 từ tháng 1/2007 đến tháng 3/2011 tại bệnh viện Nhi đồng 1. Tại thời điểm 8 tuần sau điều trị (giai đoạn tấn công), chúng tôi chia bệnh nhi thành hai nhóm tử vong và nhóm còn sống để tiến hành so sánh tìm các đặc điểm khác biệt. Với kết quả về thời gian sống trung bình của nhóm tử vong là 17 ngày, chúng tôi tiến hành phân tích sâu hơn: xếp các ca tử vong trước 2 tuần vào nhóm tử vong sớm và so sánh các đặc điểm lâm sàng cũng như cận lâm sàng so với các nhóm còn lại. Với phương pháp phân tích như trên chúng tôi thu được một số kết quả đáng kể. Đặc điểm của mẫu Bảng 1: Đặc điểm chung và lâm sàng khi vào viện lần đầu của mẫu nghiên cứu Đặc điểm mẫu nghiên cứu Cỡ mẫu = 97 Số ca (%) hay Trung vị (khoảng) Tuổi (năm) 2,5 (0,1-14,3) Tỷ lệ nam/nữ 55/42 (1,3) Thời gian chẩn đoán tại bệnh viện (ngày) 4 (0-29) Thời gian bắt đầu điều trị sau chẩn đoán (ngày) 2 (0-29) Thời gian nằm viện lần đầu (ngày) 25 (3-160) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 4 Đặc điểm mẫu nghiên cứu Cỡ mẫu = 97 Số ca (%) hay Trung vị (khoảng) Thời gian sốt từ khi bệnh đến lúc nhập viện (ngày) 9 (1-120) Thời gian sốt từ khi bệnh đến lúc chẩn đoán (ngày) 14 (6-121) Gan to 91 (93,8) Gan lách to 71 (73,2) Sang thương da 34 (35,1) Xuất huyết tiêu hoá 10 (10,4) Dấu hiệu thần kinh; n (%) 9 (9,4) Bảng 2: Đặc điểm cận lâm sàng khi vào viện của mẫu nghiên cứu Đặc điểm cận lâm sàng Cỡ mẫu = 97 Số ca (%) hay Trung vị (khoảng) Bạch cầu (x 10 9/L) 3,1 (0,34 -37,2) Neutrophil (x 10 9/L) 0,8 (0,04 -19,6) Hemoglobin (d/dL) 8,4 (0,04-19,6) Tiểu cầu (x 10 9/L) 62 (3-708) Ferritin (ng/ml) 2520 (41 -78000) Triglyceride (mg%) 489 (104-5990) Fibrinogen (g/dL) 1,9 (0,25 -6,01) AST (U/L) 160 (5-7659) ALT (U/L) 107 (2-2035) Bilirubin toàn phần (mg%) 1,49 (0,12 -30,6) Creatinine (mg/dl) 0,38 (0,02 -1,2) X quang ngực bất thường 13 (13,4) Bất thường MRI não 7 (7,2) Bảng 3: Đặc điểm bệnh phối hợp Bệnh phối hợp Cỡ mẫu = 97 Số ca (%) Bệnh gia đình 1 (1/33= 3,0) Bệnh huyết học ác tính 4 (4,1) Bệnh nhiễm trùng Bệnh nhiễm EBV hoặc CMV 30 (30,9) EBV 25 (25,7) CMV 9 (9,3) EBV và CMV 4 (4,1) Bệnh nhiễm trùng máu 14 (14,6) Bảng 4: Kết quả điều trị Hội chứng thực bào trong giai đoạn tấn công (8 tuần đầu) Đặc điểm điều trị Cỡ mẫu = 97 Số ca (%) IVIG 6 (6,5) Etoposide 39 (42,4) CSA 89 (96,7) Dexamethasone 97 (100) Metrothexate 5 (5,5) Từ tháng 1/2007 đến tháng 3/2011 chúng tôi có 97 ca đủ tiêu chuẩn chẩn đoán và được điều trị theo HLH – 2004. Lứa tuổi trung vị khởi phát bệnh là 2,5 tuổi (0,1 -14,3 tuổi) với tỷ lệ nam/nữ là 1,3 (55 nam/42nữ) (Bảng 1). Số ngày từ lúc bệnh nhân nhập viện đến lúc được chần đoán trung bình là 4 ngày (0 – 29 ngày) và số ngày bắt đầu tiến hành điều trị sau chẩn đoán trung bình là 2 ngày (0 – 29 ngày) (Bảng 1). Tất cả bệnh nhi khi bắt đầu điều trị đều có dấu hiệu sốt kéo dài với thời gian sốt trung bình từ lúc khởi bệnh đến lúc được chẩn đoán là 14 ngày (6 – 121 ngày). Các dấu hiệu lâm sàng thường gặp là: gan to chiếm 93,8%; gan lách to chiếm 73,2%, sang thương da 35,1% như sẩn hồng ban, vàng da; xuất huyết tiêu hoá 10,4%; dấu hiệu thần kinh 9,4% như co giật, lơ mơ, (Bảng 1). Tại thời điểm bắt đầu điều trị, các xét nghiệm thường quy cho thấy trung vị số lượng bạch cầu là 3,1x109/L (0,34 – 37,2 x109/L) trong đó lượng bạch cầu hạt rất thấp 0,8 x109/L (0,04 – 19,6 x109/L); hemoglobin trung vị là 8,4g/dl (3,2 - 13g/dl) và lượng tiểu cầu cũng giảm thấp 62 x 109/L (3 – 708 x109/L). (Bảng 2).Phản ứng viêm rất mạnh biểu hiện qua giá trị ferritin máu tăng cao trung bình 2520 ng/ml (41 -78000 ng/ml).Triglyceride cũng tăng với giá trị trung vị 489 mg% (104-5990 mg%) Lượng fibrinogen trong máu nằm ở mức bình thường 1,9 g/dl (0,25 -6,01g/dl). Mức độ tổn thương gan biểu hiện qua men gan tăng cao với lượng AST là 160 U/L (5- 7659 U/L), ALT là 107 I/L (2-2035 U/L) và billirubin tăng với giá trị trung vị là 1,49 mg% (0,12 -30,6mg%). Không có trường hợp nào biểu hiện suy thận ngay tại thời điểm điều trị với chức năng thận biểu thị qua giá trị creatinin trung bình 0,38 mg/dl (0,02 -1,2mg/dl). (Bảng 2). X quang bất thường với dấu hiệu viêm phổi, tràn dịch màng phổi hay màng bụng chiếm tỷ lệ (13/97; 13,4%). Tỷ lệ bệnh nhi có biểu hiện MRI não bất thường là (7/97; 7,2%) trong đó có 4 ca teo não, 1 ca tổn thương chất trắng, 1 ca tổn thương nhân bèo và 1 ca dãn não thất (Bảng 2) Khảo sát bệnh lý nhiễm trùng phối hợp vào thời điểm chẩn đoán thực bào máu: nhiễm EBV có tỷ lệ khá cao (25/97; 25,7%) trong đó có 9 ca có EBV Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 5 IgM dương tính và 16 ca có EBV PCR dương. Tỷ lệ nhiễm CMV (9/97; 9,3%) trong đó 8 ca CMV IgM dương tính là 1 ca CMV PCR có ý nghĩa. Tỷ lệ bệnh nhi nhiễm vừa EBV vừa nhiễm CMV là (4/97; 4,1%). (Bảng 3). Tất cả bệnh nhi trước khi bắt đầu điều trị đều được tiến hành cấy máu và kết quả có (14/97; 14,6%) ca dương tính: 1 ca Staphylococcus aureus, 6 ca Coagulase - negative Staphyloccus; 3 ca Acinobacter spp; 1 ca Streptococcus; 1 ca Pseudomonas aeruginosa; 2 ca nấm Candida albicans,.(Bảng 3) Khảo sát di truyền có 1/33 ca được khảo sát gen và phát hiện có đột biến gen SAP và PRF1. Ngoài ra 1 ca có tiền căn gia đình 2 anh em cùng bị HLH nhưng khi khảo sát gen SAP, Perforin chưa tìm thấy bất thường. Tất cả 97 ca đều được điều trị theo phác đồ HLH -2004 với kết quả là IVIG 6,5%, Etoposide 42,4%, Cyclosporin 96,7%, Dexamethasone 100%, Methotrexate và Prednisone 5,5% (Bảng 4). Tỷ lệ dùng IVIG còn thấp do thiếu nguồn cung cấp thuốc. Tỷ lệ dùng Etoposide cũng vậy do nhiều bệnh nhi có chống chỉ định ngay tại thời điểm bắt đầu điều trị. Sau thời gian điều trị nội trú trung bình 25 ngày (3-160 ngày) với thời gian sống trung bình 145 ngày (3-1493 ngày), cắt ngang tại thời điểm 8 tuần, kết quả là trong 97 ca có 8 ca bỏ theo dõi (8,2%) – trong đó có 4 ca phải chuyển viện vì bệnh máu ác tính: 2 ca bạch cầu cấp, 1 ca lymphoma và 1 ca Langerhans Cells Histicytosis (LCH). Tỉ lệ tử vong của bệnh nhân thực bào máu trong giai đoạn điều trị tấn công: Bảng 5: Tỷ lệ tử vong Kết quả điều trị 8 tuần Tổng số ca = 97 ca N (%) Nhóm tử vong 25 (25,8) Tử vong sớm (trong 2 tuần đầu) 9 (9,3) Tử vong muộn (sau 2 tuần điều trị tấn công) 16 (16,5) Nhóm sống 64 (65,9) Mất theo dõi 8 (8,2) Sau 8 tuần điều trị, trong số 97 bệnh nhân ban đầu, có 4 bệnh nhân bỏ điều trị và 4 bệnh nhân chuyển viện để điều trị theo bệnh lý máu ác tính, còn lại 89 bệnh nhân. Trong số 89 bệnh nhân này,có 25 bệnh nhân tử vong, chiếm tỉ lệ 25,8% (25/97), trong đó 9 bệnh nhân tử vong sớm trong vòng 2 tuần, chiếm tỉ lệ 9,3% (9/97) (Bảng 5). Xác định các yếu tố có liên quan tới tử vong trong giai đoạn điều trị tấn công Bảng 6: So sánh giữa nhóm tử vong và nhóm sống Nhóm tử vong (n=25) Số ca (%) Trung vị (khoảng) Nhóm sống (n = 64) Số ca (%) Trung vị (khoảng) P Đặc điểm chung Tuổi (tuổi) * 1,7 (0,2 -12) 2,7 (0,1 – 14,3) 0,028 Tỷ lệ nam: nữ ¶ 1,5 (15/10) 1,3 (36/28) 0,748 Thời gian sống còn (ngày) 17 (3 – 52) 240 (12 – 1493) Thời gian sốt (ngày) * 14 (7 – 121) 15 (6 – 55) 0,434 Gan to ‡ 24 (96) 62 (96,9) 1 Gan lách to ¶ 21 (84) 46 (71,9) 0,126 Sang thương da ¶ 9 (36) 19 (29,7) 0,483 Xuất huyết tiêu hoá ‡ 6 (24) 1 (1,6) 0,001 Dấu hiệu thần kinh ‡ 4 (16) 3(4,7) 0,085 Bạch cầu (x 10 9/L) * 2,3 (0,37 -25,1) 3,3 (0,34 – 37,2) 0,038 Neutrophil (x 10 9/L) * 0,7 (0,4 -11,7) 0,73 (0,1 – 19,6) 0,996 Hemoglobin (g/dL) * 8,2 (3,2 -12,1) 8,5 (4,4 – 13) 0,346 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 6 Nhóm tử vong (n=25) Số ca (%) Trung vị (khoảng) Nhóm sống (n = 64) Số ca (%) Trung vị (khoảng) P Tiểu cầu (x 10 9/L) * 47 (3 -544) 69 (6 – 708) 0,029 Ferritin (ng/ml) * 2492 (41 -22800) 2673 (43 – 78000) 0,224 Triglyceride (mg%) * 514 (209 – 1442) 489 (141 – 5990) 0,562 Fibrinogen (g/dL) * 1,53 (0,4 -5,5) 2,1 (0,25 – 6,01) 0,093 AST (U/L) * 114 (32 – 4221) 196 (5 – 5860) 0,961 ALT (U/L) * 70 (23 – 1436) 126 (2 – 2012) 0,957 Bilirubin toàn phần (mg%) * 2,26 (0,24 – 20,6) 1,26 (0,12 – 30,6) 0,081 Creatinine (mg/dl) * 0,35 (0,04 – 0,71) 0,38 (0,02 – 1,2) 0,748 EBV ¶ 7 (28) 16 (25) 0,771 CMV ‡ 2 (8) 7 (10,9) 1 Cấy máu (+) ‡ 7 (28) 5 (7,8) 0,033 X quang ngực bất thường ‡ 1 (4) 10(15,6) 0,171 MRI não bất thường‡ 5 (20) 1 (1,6) 0,006 IVIG ‡ 2 (8) 2 (3,2) 0,259 Etoposide ¶ 9 (36) 27(42,2) 1 CSA ‡ 18 (72) 63 (98,4) 0,014 Metrothexate ‡ 2 (8) 2 (3,2) 0,259 * Mann-Whitney U test ‡ Fisher’s exact test ¶ Chi square test Bảng 7: So sánh giữa nhóm tử vong sớm, tử vong muộn và còn sống Tử vong sớm (n:9) Số ca (%) Trung vị (khoảng) Tử vong muộn (n:16) Số ca (%) Trung vị (khoảng) Còn sống (n:64) Số ca (%) Trung vị (khoảng) P Tuổi (năm) * 1,5 (0,2 – 5,8) 2 (0,54 -12) 2,7 (0,1 – 14,3) 0,08 Tỷ lệ nam: nữ ‡ 3,5 (7/2) 1 (8/8) 1,3 (36/28) 0,383 Thời gian sống còn (ngày) 6 (3 – 13) 22 (15 – 52) 27 (7 – 160) T
Tài liệu liên quan