Phân tích đa dạng cảnh quan phục vụ định hướng bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

Tổng quan các công trình nghiên cứu về mặtl ý luận và phương pháp thực hiện đánh giá tính đa dạng của cảnh quan trên thế giới và tại Việt Nam. Xác lập cơ sở lý luận về hướng phân tích mối quan hệ giữa đặc điểm đa dạng cảnh quan với mục tiêu bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên. Tìm hiểu các nhân tố thành tạo cảnh quan (xác định, xây dựng và biên tập các bản đồ hợp phần: bản đồ địa chất, bản đồ địa mạo, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất). Trên cơ sở đó, hệ thống phân loại cảnh quan được lựa chọn để thành lập bản đồ cảnh quan cho khu vực huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Nghiên cứu đa dạng cảnh quan trên các khía cạnh: đa dạng các nhân tố thành tạo, đa dạng về kiểu loại, đa dạng về hình thái của cảnh quan. Phân tích, đánh giá hướng khai thác và sử dụng cảnh quan dựa trên các đánh giá định lượng. Định hướng sử dụng,thành lập bản đồ đề xuất bảo vệ và sử dụng hợp lý cảnh quan cho mục đích bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích đa dạng cảnh quan phục vụ định hướng bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích đa dạng cảnh quan phục vụ định hướng bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình Phạm Minh Tâm Trường Đại học Khoa học Tư nhiên Luận văn ThS. Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường Mã số: 60 85 01 01 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn An Thịnh Năm bảo vệ: 2013 Abstract: Tổng quan các công trình nghiên cứu về mặtl ý luận và phương pháp thực hiện đánh giá tính đa dạng của cảnh quan trên thế giới và tại Việt Nam. Xác lập cơ sở lý luận về hướng phân tích mối quan hệ giữa đặc điểm đa dạng cảnh quan với mục tiêu bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên. Tìm hiểu các nhân tố thành tạo cảnh quan (xác định, xây dựng và biên tập các bản đồ hợp phần: bản đồ địa chất, bản đồ địa mạo, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất). Trên cơ sở đó, hệ thống phân loại cảnh quan được lựa chọn để thành lập bản đồ cảnh quan cho khu vực huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Nghiên cứu đa dạng cảnh quan trên các khía cạnh: đa dạng các nhân tố thành tạo, đa dạng về kiểu loại, đa dạng về hình thái của cảnh quan. Phân tích, đánh giá hướng khai thác và sử dụng cảnh quan dựa trên các đánh giá định lượng. Định hướng sử dụng,thành lập bản đồ đề xuất bảo vệ và sử dụng hợp lý cảnh quan cho mục đích bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên Keywords: Đa dạng sinh học; Cảnh quan môi trường; Quản lý tài nguyên; Thái Bình Content 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Tính đa dạng (diversity) là một khái niệm phổ biến đã và đang được sử dụng trong nhiều nghiên cứu thuộc lĩnh vực sinh học và sinh thái học. Tuy nhiên, khái niệm này được tiếp cận muộn hơn trong địa lý học, cảnh quan học và sinh thái cảnh quan. Năm 1982, nghiên cứu đầu tiên về đa dạng cảnh quan bắt đầu được đề cập trong công trình của hai tác giả người Mỹ là Romme và Knight về “Đa dạng cảnh quan: Khái niệm được áp dụng cho Vườn Quốc gia Yellowstone” (Landscape Diversity: The Concept Applied to Yellowstone Park). Sau đó, nội dung và các nguyên lý về đa dạng cảnh quan được nhiều tác giả ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học phục vụ đời sống (Forman và Godron, 1986; Olsen và nnk, 1993; Forman, 1995; Aspinall, 1996; Robertson và Augspurger, 1999;...). Nếu xét trên bình diện chung thì hướng nghiên cứu đa dạng cảnh quan chú trọng tới phân tích đặc tính đồng nhất, bất đồng nhất, tính trội và ưu thế của cảnh quan- những yếu tố quy định hướng quy hoạch, thiết kế cảnh quan cho mục đích bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên. Tiền Hải là một trong hai huyện ven biển thuộc tỉnh Thái Bình, là một địa bàn chiến lược về bảo tồn thiên nhiên, phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo an ninh-quốc phòng của vùng duyên hải Bắc Bộ. Do tác động của nhiều yếu tố tự nhiên và nhân sinh, sự phân hóa của lãnh thổ này được biểu hiện bởi tính đa dạng cao về cảnh quan và nhiều hệ sinh thái ngập nước ven biển đặc thù. Hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế-xã hội của huyện Tiền Hải phụ thuộc rất nhiều vào tiềm năng và tính đa dạng của lãnh thổ. Tài nguyên khoáng sản (khí đốt), tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học, tài nguyên biển phong phú là nguồn lực tự nhiên thuận lợi cho phát triển một nền kinh tế đa dạng, bao gồm cả nông-lâm-ngư nghiệp, thương mại, dịch vụ-du lịch, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện. Khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (15,4% vào năm 2010). Mặc dù ngành nông nghiệp luôn giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế, nhưng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đang có xu thế tăng trưởng nhanh. Theo thống kê năm 2010, giá trị sản xuất nông-lâm-thuỷ sản đạt 919 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 7,8%; giá trị sản xuất ngành công nghiệp-xây dựng đạt 1450 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 20,8%; giá trị ngành thương mại dịch vụ đạt 469 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 15,5% (UBND huyện Tiền Hải, 2011). Tuy nhiên, tính đa dạng của lãnh thổ cũng tạo ra nhiều yếu tố không thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội ở huyện Tiền Hải. Xét về mặt tự nhiên, ngập úng, xâm nhập mặn, xói lở bờ biển, giông bão, nước biển dâng,... là những thiên tai điển hình, diễn ra với tần suất lớn, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt và sản xuất. Xét về mặt sử dụng đất, đối với nhiều khu vực có tiềm năng cho phát triển nhiều lĩnh vực khác nhau thì việc lựa chọn, cân đối giữa các mục tiêu phát triển và bảo vệ môi trường là điều kiện tiên quyết. Thực tế tại lãnh thổ này đã từng xảy ra nhiều xung đột liên quan tới phát triển công nghiệp trên những khu vực canh tác nông nghiệp, phát triển nuôi trồng thủy sản trên các khu vực rừng ngập mặn phòng hộ và đặc dụng, đất trống ven biển chưa được định hướng sử dụng hợp lý,... Trong giai đoạn 2000-2010, diện tích đất trồng lúa giảm 738,82 ha do chuyển đổi sang mục đích phi nông nghiệp, diện tích đất nuôi trồng thủy sản tăng 1.500,53 ha do phát triển sang khu vực rừng ngập mặn phòng hộ, diện tích đất chưa sử dụng giảm 1.130,51 ha (UBND huyện Tiền Hải, 2011). Đây là những thách thức lớn đối với việc ra quyết định của các nhà quản lý trong bối cảnh hiện nay. Để giải quyết vấn đề này trên khía cạnh khoa học, nghiên cứu đa dạng cảnh quan là một hướng tiếp cận phù hợp cho phép giải quyết được bài toán lựa chọn đa mục tiêu sử dụng tại huyện Tiền Hải- một lãnh thổ ven biển có sự phân hóa đa dạng về điều kiện tự nhiên và sử dụng đất. Xuất phát từ lý do thực tiễn trên, đề tài luận văn thạc sỹ: “Phân tích đa dạng cảnh quan phục vụ định hướng bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình” được lựa chọn nghiên cứu và hoàn thành. 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ a) Mục tiêu Xác lập luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn trong đề xuất định hướng bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên cho phát triển tổng hợp các lĩnh vực kinh tế dựa trên phân tích đa dạng cảnh quan tại khu vực huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. b) Nhiệm vụ Để hoàn thành mục tiêu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra như sau: - Tổng quan các công trình nghiên cứu về mặt lý luận và phương pháp thực hiện đánh giá tính đa dạng của cảnh quan trên thế giới và tại Việt Nam. - Xác lập cơ sở lý luận về hướng phân tích mối quan hệ giữa đặc điểm đa dạng cảnh quan với mục tiêu bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên. - Phân tích các nhân tố thành tạo cảnh quan (xác định, xây dựng và biên tập các bản đồ hợp phần: bản đồ địa chất, bản đồ địa mạo, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất). Trên cơ sở đó, hệ thống phân loại cảnh quan được lựa chọn để thành lập bản đồ cảnh quan cho khu vực huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. - Phân tích đa dạng cảnh quan trên các khía cạnh: đa dạng các nhân tố thành tạo, đa dạng về kiểu loại, đa dạng về hình thái của cảnh quan. - Phân tích, đánh giá hướng khai thác và sử dụng cảnh quan dựa trên các đánh giá định lượng. - Định hướng sử dụng, thành lập bản đồ đề xuất bảo vệ và sử dụng hợp lý cảnh quan cho mục đích bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU a) Phạm vi không gian Đề tài giới hạn nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi ranh giới hành chính của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. b) Phạm vi khoa học - Phân tích đặc điểm thành tạo và phân hóa của cảnh quan. - Phân tích, đánh giá tính đa dạng và tiềm năng cảnh quan trên cơ sở các mô hình toán học. - Định hướng bảo vệ và sử dụng tài nguyên cho phát triển nông-lâm nghiệp dựa trên kết quả nghiên cứu đa dạng cảnh quan. 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN - Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong phú hệ thống tri thức của cảnh quan học và sinh thái cảnh quan về lý thuyết đa dạng cảnh quan và lý luận về tính đặc thù trong phân hóa lãnh thổ, tài nguyên của khu vực ven biển. - Ý nghĩa thực tiễn: Các kết quả nghiên cứu tạo cơ sở dữ liệu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên. Trên cơ sở đó, phương án định hướng sử dụng cảnh quan là cơ sở khoa học cho các nhà quản lý ra quyết định. 5. CƠ SỞ DỮ LIỆU THỰC HIỆN ĐỀ TÀI - Các tài liệu về cơ sở lý thuyết: các giáo trình, sách chuyên khảo trong và ngoài nước về cảnh quan học và sinh thái cảnh quan (cấu trúc cảnh quan, đánh giá cảnh quan...), khoa học môi trường và phát triển bền vững (sử dụng hợp lý tài nguyên...). - Các tài liệu về khu vực nghiên cứu: Các dữ liệu bản đồ hợp phần của huyện Tiền Hải (bản đồ địa chất, bản đồ thổ nhưỡng và bản đồ hiện trạng sử dụng đất); các số liệu thống kê và báo cáo quy hoạch sử dụng đất; báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020 của huyện Tiền Hải. 6. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nghiên cứu được chia thành ba chương: Chương 1. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu đa dạng cảnh quan phục vụ định hướng bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên khu vực huyện Tiền Hải. Chương 2. Phân tích đa dạng cảnh quan huyện Tiền Hải. Chương 3. Đánh giá cảnh quan, định hướng bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên cho phát triển tổng hợp các lĩnh vực kinh tế tại huyện Tiền Hải. REFERENCES Tài liệu tiếng Việt 1. Đào Đình Bắc (2008), Địa mạo Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Đoàn Bộ, Nguyễn Đức Cự (1996), Nghiên cứu năng suất sinh học sơ cấp của thực vật nổi trong hệ sinh thái vùng triều cửa sông Hồng, Tài nguyên và Môi trường biển, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, tr.169-176. 3. Nguyễn Can (1994), Phân kiểu sinh khí hậu lãnh thổ Việt Nam, Tuyển tập công trình nghiên cứu Địa lý, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 133-140. 4. Hoàng Thanh Cảnh (1975), Một số vấn đề về trầm tích chứa than dải Khoái Châu- Tiền Hải (Thái Bình) và triển vọng của nó, Đề tài Viện Khoa học Địa chất Khoáng sản. 5. Nguyễn Xuân Dục (1991), “Những đặc trưng cơ bản về điều kiện tự nhiên và nguồn lợi sinh vật của hệ sinh thái vùng triều miền bắc Việt Nam”, Tuyển tập báo cáo khoa học, Hội nghị khoa học toàn quốc về biển lần thứ III, Tập I, Nhà xuất bản Viện Khoa học Việt Nam, năm 1991, tr. 52-60. 6. Vũ Xuân Doanh (1975), Triển vọng trầm tích than Neogen vùng Khoái Châu-Tiền Hải, Thái Bình, Đề tài Viện Khoa học Địa chất Khoáng sản. 7. Nguyễn Thùy Dương (2009), Nghiên cứu biến động cảnh quan và đa dạng sinh học đất ngập nước ven biển Thái Bình, định hướng quy hoạch sử dụng vùng cho phát triển bền vững, Luận án Tiến sĩ khoa học. 8. Glovenok V.K., Lê Văn Chân (1966), Trầm tích và điều kiện thành tạo trầm tích Neogen-Đệ Tứ miền trũng Hà Nội. 9. Phạm Hoàng Hải (2006), Nghiên cứu đa dạng cảnh quan Việt Nam-Phương pháp luận và một số kết quả thực tiễn nghiên cứu, Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ II-Hà Nội, tr. 261-273. 10. Trương Quang Hải, Nguyễn An Thịnh, Nguyễn Thị Thúy Hằng (2008), Mô hình sinh thái cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam và ứng dụng nghiên cứu đa dạng cảnh quan, Tạp chí Các khoa học Trái Đất 30 (4), tr. 545-554. 11. Nguyễn Hiệp, Nguyễn Văn Đắc (2010), Địa chất và tài nguyên Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. 12. Phan Nguyên Hồng (1991), Sinh thái thảm thực vật rừng ngập mặn Việt Nam, Luận án tiến sĩ khoa học sinh học, Hà Nội, tr. 35-40. 13. Nguyễn Cao Huần (2005), Đánh giá cảnh quan, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 14. Nguyễn Cao Huần, Nguyễn An Thịnh (2005), Tiếp cận định lượng trong nghiên cứu địa lý và ứng dụng, Tạp chí các Khoa học Trái Đất, số 3, Hà Nội. 15. Nguyễn Cao Huần, Nguyễn An Thịnh, Phạm Quang Tuấn và nnk (2005), Tính đặc thù của cảnh quan ven biển Thái Bình, Tạp chí Khoa học, số 5AP. ĐHQGHN, Hà Nội, tr. 50-58. 16. Nguyễn Ngọc Khánh, Nguyễn Hồng Anh (2012), Sự hòa hợp của đa dạng văn hóa tộc người và đa dạng tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ: Từ thực tiễn phát triển tới những vấn đề lý luận, Tạp chí khoa học tự nhiên và công nghệ, Tập 28, số 5S, 2012, tr. 45-56. 17. Nguyễn Đức Khả (1988), Sự tiến triển của đường bờ biển Thái Bình trong Holoxen muộn - hiện đại và vấn đề quai đê lấn biển, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội số 1, tr. 24-26. 18. Hoàng Ngọc Kỷ, Nguyễn Tiến Chủ (1977), Đặc điểm biển tiến Holocen giữa và ý nghĩa của nó đối với khảo cổ học, Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1977, tr. 59- 65, Ủy ban Khoa học Xã hội Hà Nội. 19. Doãn Đình Lâm (2003), Lịch sử tiến hóa trầm tích Holocene châu thổ sông Hồng, Luận án Tiến sỹ Địa chất. 20. Nguyễn Thành Long và nnk (1993), Nghiên cứu xây dựng bản đồ cảnh quan các tỷ lệ trên lãnh thổ Việt Nam, Trung tâm Địa lý Tài nguyên, Hà Nội. 21. Phạm Quang Sơn (2004), Ứng dụng thông tin viễn thám và GIS trong nghiên cứu, quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường ở vùng ven biển và hải đảo, Trung tâm Viễn Thám và Địa tin học. 22. Vũ Trung Tạng (1981-1985), Điều tra tổng hợp vùng cửa sông ven biển tỉnh Thái Bình, Đề tài cấp Quốc gia phối hợp với tỉnh Thái Bình, mã số 52 02 01, giai đoạn 1981- 1985 trong Chương trình " Quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường" (52 02). 23. Vũ Trung Tạng (2005), Quy hoạch định hướng cho một số hệ sinh thái đất ngập nước ven biển Bắc bộ phục vụ cho phát triển bền vững, Chương trình cấp Nhà nước, 2003-2004. 24. Nguyễn Ngọc Thạch và nnk (1997), Viễn thám trong nghiên cứu tài nguyên môi trường, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 25. Lê Bá Thảo (1977), Thiên nhiên Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 26. Nguyễn Gia Thắng (1998), Báo cáo đề án khai thác tổng hợp và sử dụng hợp lý tài nguyên dải ven biển Bắc Bộ, Đề tài cấp Bộ, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Hà Nội. 27. Nguyễn An Thịnh (2007), Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan phục vụ định hướng phát triển bền vững nông lâm nghiệp huyện Sapa tỉnh lào Cai, Luận án Tiến sĩ Địa lý. 28. Mai Trọng Thông (1989), Điều kiện khí hậu dải ven biển Việt Nam, Hà Nội. 29. Phạm Quang Tuấn, Nguyễn An Thịnh, Phạm Minh Tâm (2012), Phân tích đa dạng cảnh quan khu vực phía Tây thành phố Hà Nội, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 28, số 5S, trang 135-144. 30. Trần Duy Tứ (1994), Đánh giá tài nguyên đất dải ven biển đồng bằng sông Hồng, Hà Nội. 31. Trần Duy Tứ (1995), Đánh giá hiện trạng sử dụng tài nguyên đất huyện Tiền Hải và Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, Hà Nội. 32. Ủy ban Nhân dân huyện Tiền Hải (2011), Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, Dự án “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011-2015 của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình”. 33. Ủy ban Nhân dân huyện Tiền Hải (2012), Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011-2015. 34. Phạm Thế Vĩnh (2004), Nghiên cứu cảnh quan sinh thái dải ven đồng bằng sông Hồng phục vụ cho việc sử dụng hợp lý lãnh thổ, Luận án Tiến sỹ Địa lý. 35. Viện Nông hóa Thổ nhưỡng (2005), Báo cáo thuyết minh và bản đồ đất Thái Bình tỷ lệ 1/50.000, Hà Nội. Tài liệu tiếng Anh 36. Aspinall, R.J. (1996), Some issues in measuring and modelling (bio)diversity, In: LA. Simpson and P. Dennis (Editors), The Spatial Dynamics of Biodiversity, Towards an understanding of spatial patterns and processes in the landscape, Proceedings of the fifth annual IALE (UK) conference. IALE (UK), University of Stirling. 37. Burel F., J. Baudry (2003), Landscape Ecology: Concepts, Methods and Applications, Science Publishers Inc., 362 p. 38. Carlson B., D. Wanga, D. Capena, E. Thompson (2004), An evaluation of GIS- derived landscape diversity units to guide landscape-level mapping of natural communities, Journal for Nature Conservation 12 (2004), pp. 15-23. 39. Carranza M.L., A. Acosta, C. Ricotta (2007), Analyzing landscape diversity in time: The use of Re`nyi’s generalized entropy function, Ecological Indicators 7, pp. 505- 510. 40. Chiron F., O. Filippi-Codaccioni, F. Jiguet, V. Devictor (2010), Effects of non- cropped landscape diversity on spatial dynamics of farmland birds in intensive farming systems, Biological Conservation 143 (2010), pp. 2609-2616. 41. Eric T., P. Tabacchi, A.M. Salinas, M. Jacoba, D. Henri (1996), Landscape structure and diversity in riparian plant communities: a longitudinal comparative study, Regulated Rivers: Research & Management 12, pp. 367-390. 42. European Commission (2000), From land cover to landscape diversity in the European Union. 43. Farina A. (1998), Principles and methods in landscape ecology, Chapman & Hall Publisher, 412 pages. 44. Forman R.T.T. (1995), Land Mosaics: The Ecology of Landscapes and Regions, Cambridge University Press, 632 pages. 45. Forman R.T.T., M. Godron (1986), Landscape ecology, John Wiley & Sons, New York, 620 pages. 46. Gergal S.E., M.G. Turner (2002), Learning Landscape Ecology: A practical guide to concepts and techniques, Springer Publisher, 316 pages. 47. Gray M. (2004), Geodiversity valuing and conserving abiotic nature, John Wiley & Sons Ltd., 434 pages. 48. Hori K., S. Tanabe, Y. Saito, S. Haruyama, N. Viet, A. Kitamura (2004), Delta initiation and Holocene sea-level change: Example from the Song Hong (Red River) Delta, Vietnam, Sed. Geol. 164, pp. 237-249. 49. Kuswandari R. (2004), Assessment of Different Methods for Measuring the Sustainability of Forest Management, International Institute for Geo-Information Science and Earth Observation, Enschede, The Netherlands. 50. Le Canh Dinh, Tran Trong Duc (2011), The Integration of GIS and FUZZY-AHP- Group for Land Suitability Analysis, the 10th Annual Asian Conference and Exhibition on Geospatial Information, Technology & Application: Geospatial Convergence- Paradigm for Future, Jakarta, Indonesia, 17-19 Oct. 2011. 51. McGarigal K., S.A. Cushman, S.G. Stafford (2000), Multivariate Statistics for Wildlife and Ecology Research, Springer-Verlag, New York. 52. McKenzie D., C. Miller, D.A. Falk (2011), The landscape ecology of fire, Ecological Studies, Vol. 213, Springer Publisher, 312 pages. 53. Multifunctional Landscapes: Interdisciplinary Approaches to Landscape Research and Management’ conference held at the University of Roskilde, Denmark (2000), In this second of three volumes (and a special issue of Landscape and Urban Planning 57, pp. 3- 4) 54. NGUYEN An-Thinh (Editor in chief), Quang-Hai TRUONG, Quan V.V. DU, Van-Truong TRAN, Duc-Uy PHAM, Choen KIM, and Nobukazu NAKAGOSHI (2012), A New Approach to Landscape Change Modeling: Integrating Remote Sensing, GIS and Fractal Analysis, TheGioi Publishers, Hanoi, Vietnam, 309 pages. 55. Olsen E.R., R.D. Ramsey, D.S. Winn (1993), A modified fractal dimension as a measure of landscape diversity, Photogrammetric Engineering 6, Remote Sensing 59 (10), pp. 1517-1520. 56. Onut S., T. Efendigil, S.S. Kara (2010), A combined fuzzy MCDM approach for selecting shopping center site: An example from Istanbul, Turkey. Expert Systems with Applications (37), pp. 1973-1980, Sciencedirect Publisher. 57. Robertson K.M., C. K. Augspurger (1999), Geomorphic processes and spatial patterns of primary forest succession on the Bogue Chitto River, USA, Journal of Ecology, Volume 87, Issue 6, pp. 1052-1063. 58. Romme W.H., Knight D.H. (1982), Landscape diversity: The concept applied to Yellowstone Park, Bioscience 32, No. 8. Chapter 23 in Foundation Papers in Landscape Ecology. 59. Saaty, T. L. (1980), The Analytic Hierarchy Process. Planning, Priority Setting, Resource Allocation, Mc Graw-Hill Publisher. 60. UNESCO Universal Declaration on Cultural Diversity (2001), UNESCO Publisher.
Tài liệu liên quan