Phân tích kinh tế trang trại tỉnh đồng nai từ góc độ địa lí kinh tế xã hội

Trong sự phát triển của nền nông nghiệp thế giới hiện đại, kinh tế trang trại có vị trí vô cùng quan trọng ở nhiều nước phát triển, khi mà hầu hết các sản phẩm nông nghiệp ở các nước này đều được sản xuất từ các trang trại. Ở Việt Nam, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra và tác động toàn diện đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Đặc biệt, chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi lớn trong nông nghiệp- nền nông nghiệp đang dần được công nghiệp hóa. Trong đó, trang trại là một biểu hiện rõ nét nhất của sự thay đổi theo hướng tích cực, với sự áp dụng ngày càng nhiều máy móc kĩ thuật và các thành tựu của công nghệ sinh học dẫn đến năng xuất lao động và hiệu quả sản xuất ngày càng tăng, góp phần to lớn vào việc làm thay đổi bộ mặt nông thôn nói chung và mức sống của người nông dân nói riêng. Chính vì thế, kinh tế trang trại, dù chỉ mới xuất hiện trong những năm 90 của thế kỉ XX ở nước ta, nhưng lại phát triển với tốc độ nhanh ngay từ khi mới ra đời, đặc biệt là trong thời gian gần đây. Đồng Nai là một tỉnh nằm trong khu vực Đông Nam bộ, với diện tích 5.903,9 Km 2 , dân số 2008 là 2.321487 người. Là Tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếp giáp với nhiều Tỉnh, thành phố và khu vực năng động. Cũng như nhiều Tỉnh khác trong khu vực Đông Nam bộ, hình thức trang trại đã xuất hiện ở Đồng Nai từ lâu dưới dạng các đồn điền trồng cây công nghiệp dài ngày, hoặc các vườn chuyên trồng cây ăn quả có quy mô lớn. Tại các huyện Long Khánh, Tân Phú , Xuân Lộc đã từng nổi tiếng về các loại cây ăn quả. Với lợi thế về điều kiện khí hậu, đất đai, thị trường tiêu thụ kinh tế trang trại đã và đang được chú trọng phát triển ở Đồng Nai. Sự phát triển của kinh tế trang trại nơi đây đã góp phần khai thác thêm nguồn vốn trong dân; mở mang diện tích đất trồng qua việc tận dụng diện tích đất trống, đồi trọc, đất hoang hóa; tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo Tuy nhiên, vấn đề khó khăn trong việc phát triển loại hình này ở Tỉnh Đồng Nai hiện nay là vấn đề vay vốn để đầu tư cho trang trại, vấn đề sở hữu đất đai, việc ứng dụng KHKT, trình độ quản lí của những chủ trang trại Nhìn chung, các trang trại ở nơi đây chủ yếu là của tư nhân với quy mô nhỏ, chưa ứng dụng nhiều KHKT vào sản xuất nên năng xuất chưa cao, việc tiêu thụ nông sản khó khăn và thường bị thương lái ép giá do chưa nắm được nhu cầu của thị trường

pdf115 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1926 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích kinh tế trang trại tỉnh đồng nai từ góc độ địa lí kinh tế xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Ngô Thị Bích Thuận PHÂN TÍCH KINH TẾ TRANG TRẠI TỈNH ĐỒNG NAI TỪ GÓC ĐỘ ĐỊA LÍ KINH TẾ-XÃ HỘI Chuyên ngành: Địa Lí Học ( Trừ địa lí tự nhiên ) Mã số: 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS ĐẶNG VĂN PHAN Thành phố Hồ Chí Minh - 2010 LỜI CÁM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin chân thành gởi lời cám ơn đến Ban Giám Hiệu, phòng KHCN và SĐH, các Thầy, Cô giáo trường ĐHSP TPHCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tác giả xin chân thành cám ơn PGS.TS Đặng Văn Phan, người đã tận tình hướng dẫn tác giả trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Qua đây, tác giả cũng trân trọng gởi lời cám ơn đến các cơ quan: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Đồng Nai; Sở tài nguyên môi trường Tỉnh Đồng Nai; Ủy ban nhân dân Tỉnh Đồng Nai; Cục thống kê Tỉnh Đồng Nai; Phòng thống kê huyện Trảng Bom, huyện Định Quán, huyện Xuân Lộc và các thư viện ĐHSP TPHCM, thư viện khoa học tổng hợp TPHCM, thư viện ĐH KHXH và NV đã giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập số liệu, tài liệu và thông tin có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Cuối cùng, tác giả cũng xin gởi lời cám ơn đến bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình thực hiện đề tài. TPHCM, ngày tháng năm Ngô Thị Bích Thuận DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT KT-XH : kinh tế xã hội ĐDSH : đa dạng sinh học TCLTNN : tổ chức lãnh thổ nông nghiệp KHKT : khoa học kĩ thuật HTX : hợp tác xã GDP : Gross dometic products (Tổng sản phẩm quốc nội) ĐBSCL : đồng bằng sông cửu long SXKD : sản xuất kinh doanh GTGT : giá trị gia tăng CNH-HĐH : công nghiệp hóa- hiện đại hóa MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong sự phát triển của nền nông nghiệp thế giới hiện đại, kinh tế trang trại có vị trí vô cùng quan trọng ở nhiều nước phát triển, khi mà hầu hết các sản phẩm nông nghiệp ở các nước này đều được sản xuất từ các trang trại. Ở Việt Nam, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra và tác động toàn diện đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Đặc biệt, chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi lớn trong nông nghiệp- nền nông nghiệp đang dần được công nghiệp hóa. Trong đó, trang trại là một biểu hiện rõ nét nhất của sự thay đổi theo hướng tích cực, với sự áp dụng ngày càng nhiều máy móc kĩ thuật và các thành tựu của công nghệ sinh học… dẫn đến năng xuất lao động và hiệu quả sản xuất ngày càng tăng, góp phần to lớn vào việc làm thay đổi bộ mặt nông thôn nói chung và mức sống của người nông dân nói riêng. Chính vì thế, kinh tế trang trại, dù chỉ mới xuất hiện trong những năm 90 của thế kỉ XX ở nước ta, nhưng lại phát triển với tốc độ nhanh ngay từ khi mới ra đời, đặc biệt là trong thời gian gần đây. Đồng Nai là một tỉnh nằm trong khu vực Đông Nam bộ, với diện tích 5.903,9 Km2, dân số 2008 là 2.321487 người. Là Tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếp giáp với nhiều Tỉnh, thành phố và khu vực năng động. Cũng như nhiều Tỉnh khác trong khu vực Đông Nam bộ, hình thức trang trại đã xuất hiện ở Đồng Nai từ lâu dưới dạng các đồn điền trồng cây công nghiệp dài ngày, hoặc các vườn chuyên trồng cây ăn quả có quy mô lớn. Tại các huyện Long Khánh, Tân Phú , Xuân Lộc…đã từng nổi tiếng về các loại cây ăn quả. Với lợi thế về điều kiện khí hậu, đất đai, thị trường tiêu thụ…kinh tế trang trại đã và đang được chú trọng phát triển ở Đồng Nai. Sự phát triển của kinh tế trang trại nơi đây đã góp phần khai thác thêm nguồn vốn trong dân; mở mang diện tích đất trồng qua việc tận dụng diện tích đất trống, đồi trọc, đất hoang hóa; tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo… Tuy nhiên, vấn đề khó khăn trong việc phát triển loại hình này ở Tỉnh Đồng Nai hiện nay là vấn đề vay vốn để đầu tư cho trang trại, vấn đề sở hữu đất đai, việc ứng dụng KHKT, trình độ quản lí của những chủ trang trại…Nhìn chung, các trang trại ở nơi đây chủ yếu là của tư nhân với quy mô nhỏ, chưa ứng dụng nhiều KHKT vào sản xuất nên năng xuất chưa cao, việc tiêu thụ nông sản khó khăn và thường bị thương lái ép giá do chưa nắm được nhu cầu của thị trường… Trước vai trò to lớn của kinh tế trang trại trong việc góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao mức sống cho người dân ở Tỉnh nhà, vì thế tôi muốn đề cập đến vấn đề “ Phân tích kinh tế trang trại ở Tỉnh Đồng Nai từ góc độ địa lý kinh tế- xã hội” để mong tìm hiểu một lần nữa thực trạng phát triển của kinh tế trang trại tại Đồng Nai cũng như chú trọng đến tìm hiểu hiệu quả sản xuất của các trang trại từ đó tìm ra các giải pháp giúp kinh tế trang trại phát triển nhanh, hiện đại và thực sự trở thành con đường thoát nghèo cho người lao động nơi đây. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu  Mục đích: Tìm hiểu, nghiên cứu hiện trạng phát triển kinh tế trang trại ở Tỉnh Đồng Nai Phân tích hiệu quả sản xuất của trang trại thông qua việc phân tích một số loại hình trang trại từ đó đề xuất những giải pháp nhằm làm tăng thêm nữa hiệu quả sản xuất của các trang trại tại địa phương này. Đề tài sẽ là nguồn tư liệu cho các sinh viên khi tìm hiểu về vấn đề kinh tế trang trại; là tài liệu tham khảo cho các giáo viên phổ thông khi tìm hiểu về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trong chương trình địa lí 12, hoặc tìm hiểu về địa lí địa phương.  Nhiệm vụ Tìm hiểu các vấn đề cơ sở lý luận về kinh tế trang trại. Sự phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam từ kinh tế hộ gia đình chuyển sang sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Phân tích thực trạng phát triển và phân bố kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai (tiến hành thu thập số liệu, thực địa, điều tra mẫu một số trang trại…) Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của một số loại hình trang trại ở Tỉnh Đồng Nai (dựa trên kết quả của điều tra mẫu ) Các kết quả phân tích được sẽ là cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm phát triển cũng như nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất của kinh tế trang trại tại địa phương này. 3. Giới hạn nghiên cứu Đề tài chủ yếu nghiên cứu về hiện trạng phát triển kinh tế trang trại và hiệu quả sản xuất của một số loại hình trang trại Trong đề tài, cũng sử dụng mô hình kinh tế lượng (mô hình toán hồi quy tuyến tính bội) để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của một số loại hình trang trại trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai. Từ thực trạng phát triển; kết quả của việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của trang trại từ đó đưa ra những giải pháp và định hướng phát triển kinh tế trang trại trong tương lai.Cụ thể: - Về không gian: trong phạm vi Tỉnh Đồng Nai (chi tiết đến cấp huyện). - Về thời gian: chủ yếu từ 2002 đến 2009 - Về tư liệu : dựa chủ yếu vào số liệu tự điều tra các trang trại trên 11 huyện của Tỉnh Đồng Nai (tác giả đã tiến hành thu thập thông tin cần thiết tại 301 trang trại trên tổng số 3183 trang trại của tỉnh Đồng Nai, trong đó gồm 111 trang trại chăn nuôi, 105 trang trại trồng cây lâu năm, 85 trang trại trồng cây hàng năm ); Số liệu tổng hợp về trang trại của Cục thống kê Tỉnh Đồng Nai; Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai. Đề tài chỉ phân tích kinh tế trang trại dưới góc độ của địa lí kinh tế, xã hội nên không đi sâu vào phần kinh tế (khía cạnh hiệu quả sản xuất không tập trung nhiều) 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp luận  Quan điểm tổng hợp lãnh thổ: Đối tượng nghiên cứu là các trang trại phân bố trên một không gian nhất định và có đặc trưng lãnh thổ riêng. Áp dụng quan điểm tổng hợp lãnh thổ cho phép xem xét các yếu tố trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, phát hiện ra quy luận phát triển, các nhân tố trội tác động đến sự phát triển của trang trại.  Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Những tác động của sự phát triển kinh tế, xã hội đến sự hình thành và phát triển của trang trại là quá trình lâu dài. Hiện trạng phát triển và xu hướng phát triển là cơ sở để đề xuất các giải pháp quản lí và phát triển các trang trại trong tương lai.  Quan điểm hệ thống: Dựa vào quan điểm này, chúng ta phải xem xét sự phát triển kinh tế trang trại trong mối quan hệ với các loại hình tổ chức sản xuất KT-XH khác.Vì kinh tế trang trại chỉ là một bộ phận của hệ thống các ngành kinh tế quốc dân.  Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững: Sự phát triển của bất cứ lĩnh vực gì cũng cần hướng tới sự phát triển bền vững, nghĩa là sự phát triển đòi hỏi sự cân bằng cả về ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Chính vì thế, kinh tế trang trại- một trong những hình thức tổ chức sản xuất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, không chỉ chú ý đến khía cạnh kinh tế mà cũng cần phải chú ý đến yếu tố môi trường để đảm bảo sự ổn định, lâu dài và bền vững. 4.2. Phương pháp nghiên cứu:  Phương pháp tổng hợp thống kê, phân tích, so sánh Việc thu thập, tổng hợp số liệu sẽ là những dẫn chứng, minh họa cho vấn đề nghiên cứu. Vì vây tổng hợp thống kê và phân tích, so sánh số liệu thống kê để làm rõ thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên một lãnh thổ, làm cơ sở để đưa ra những giải pháp phát triển sau này.  Phương pháp toán học- dự báo: Cho phép tổng hợp hóa, đơn giản hóa các thông số hoạt động, các mối liên hệ đa dạng phức tạp của các đối tượng nghiên cứu địa lý kinh tế xã hội trong thực tiễn, làm nổi bật các đặc trưng cơ bản, quy luật vận động của đối tượng Sử dụng toán học ( mô hình hàm hồi quy tuyến tính đơn, hàm hồi quy tuyến tính bội…) để hỗ trợ cho việc đánh giá vấn đề một cách chính xác, khoa học. Từ đó giúp định hướng chiến lược, xác định các mục tiêu phát triển trước mắt và lâu dài của kinh tế trang trại ở Đồng Nai một cách khách quan, có cơ sở khoa học, phù hợp với hiện thực và xu thế phát triển của hiện thực.  Phương pháp bản đồ- biểu đồ: Bản đồ- biểu đồ là một kênh thông tin quan trọng đặc biệt đối với ngành địa lý. Các nghiên cứu địa lý kinh tế xã hội được khởi đầu bằng bản đồ và kết thúc cũng bằng bản đồ, bản đồ là “ngôn ngữ” tổng hợp, ngắn gọn, súc tích, trực quan của đối tượng nghiên cứu. Không những có giá trị thẩm mỹ cao mà còn cung cấp một lượng thông tin lớn góp phần minh họa, làm rõ hơn vấn đề.  Phương pháp thực địa: Là phương pháp cần thiết để có thể lấy được thông tin chính xác và cập nhật, cũng là phương pháp quan trọng đặc biệt trong ngành địa lý. Sử dụng phương pháp này giúp tránh được những kết luận chủ quan, vội vàng, thiếu cơ sở thực tiễn. Giúp đánh giá xác định lại một cách đầy đủ, chính xác tài liệu đã có, đồng thời bổ sung kịp thời những nội dung mới được phát hiện trong quá trình khảo sát  Phương pháp chuyên gia: Qua việc tổng hợp các ý kiến của các chủ trang trại từ các phiếu điều tra trang trại trong tỉnh Đồng Nai và thông qua phỏng vấn trực tiếp các chủ trang trại trong quá trình thực địa, từ đó đưa ra các định hướng, giải pháp cũng như các kiến nghị nhằm phát triển hơn nữa kinh tế trang trại nơi đây. 5. Lịch sử nghiên cứu Kinh tế trang trại, dù mới xuất hiện và phát triển trong những năm 90 của thế kỷ XX nhưng đã nhận được sự quan tâm của nhiều tác giả,với rất nhiều các đề tài, bài báo viết về kinh tế trang trại ở cấp độ cả nước, vùng, tỉnh. Nghiên cứu cả về lý luận lẫn đánh giá thực tiễn của trang trại từ những năm 90 đến nay. Tuy nhiên, những đề tài viết về Trang Trại ở Tỉnh Đồng Nai không nhiều, phần lớn chỉ tìm hiểu về thực trạng và những khó khăn chung của việc phát triển kinh tế trang trại mà chưa đi vào đánh giá hiệu quả sản xuất của từng loại hình trang trại. Đề tài “Phân tích kinh tế trang trại Tỉnh Đồng Nai từ góc độ địa lí kinh tế-xã hội” không những chú trọng đến phân tích thực trạng phát triển kinh tế trang trại mà điểm khác của đề tài là đã sử dụng phương pháp định lượng (mô hình hồi quy tuyến tính bội ) để đánh giá các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất của một số loại hình Trang Trại chủ yếu tại Tỉnh Đồng Nai, từ đó giúp xác định các chính sách ưu tiên để phát triển kinh tế trang trại nơi đây. Dưới đây là một số đề tài, bài viết, tài liệu đã là nguồn tư liệu quý giá cho Tác giả trong quá trình nghiên cứu đề tài: - Nguyễn Viết Thịnh (chủ nhiệm đề tài), 2009, Kinh tế trang trại ở Việt Nam phân tích từ góc độ địa lý kinh tế và sinh thái - Nguyễn Khắc Ngân (chủ nhiệm đề tài), 2000, Phát triển kinh tế trang trại ở nông thôn thành phố Hồ Chí Minh - Hoàng Đắc Bằng, 2004, Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở Đồng Nai, khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP.TPHCM - Nguyễn Võ Hoàng ( luận văn thạc sĩ kinh tế), 2007, Kinh tế trang trại Tỉnh Bình Phước- Thực trạng và giải pháp phát triển - Nguyễn Yên Tri (chủ biên), 2001, Địa chí Đồng Nai- tập II, địa lí, NXB tổng hợp Đồng Nai - Thái Doãn Mười (chủ biên), 2001, Địa chí Đồng Nai- tập IV,Kinh tế, NXB tổng hợp Đồng Nai. - Vũ Tuyên Hoàng, 2003, Xây dựng mô hình nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, tham luận tại hội nghị toàn thể ISG thường niên - Đề án phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2010-2015, 2009, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Ngoài ra, còn một số bài báo viết về sự phát triển của các trang trại trồng cây ăn quả, trang trại chăn nuôi…của một số huyện ở Tỉnh Đồng Nai: - Đồng Nai- kinh tế trang trại đang khởi sắc, Trung tâm tin học bộ NN và PTNT, báo KHKT nông nghiệp, 2/2008 - Tác giả Nguyễn Thương, Vấn đề tích tụ đất làm trang trại, theo báo Đồng Nai, 2008 - Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 112 năm 2008 6. Bố cục của đềtài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài còn có 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề cơ sở lý luận về trang trại Chương 2: Phân tích kinh tế trang trại Tỉnh Đồng Nai Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại Tỉnh Đồng Nai. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TRANG TRẠI 1. Một số nhận thức về kinh tế trang trại 1.1. Khái niệm về kinh tế trang trại Kinh tế trang trại đã hình thành, tồn tại và phát triển trong lịch sử lâu dài của nền nông nghiệp thế giới. Từ thời phong kiến, dù nền nông nghiệp năng xuất thấp, tính chất hàng hóa chưa thể hiện rõ, thì ở Châu âu, các hình thức ban đầu của trang trại đã xuất hiện. Một số quan niệm về kinh tế trang trại trên thế giới: K.Marx khẳng định, điểm cơ bản của kinh tế trang trại là sản xuất hàng hóa, khác với kinh tế tiểu nông là sản xuất tự cấp tự túc. Nhưng cũng có điểm giống nhau là lấy kinh tế gia đình làm cơ sở nòng cốt Ở một số nước phát triển như Mỹ, Anh và một số nước ở Châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc…thì cho rằng: “Trang trại là loại hình sản xuất Nông-Lâm- Ngư nghiệp của hộ gia đình nông dân sau khi phá vỡ vỏ bọc sản xuất tự cấp, tự túc khép kín của hộ tiểu nông, vươn lên sản xuất nông sản hàng hóa, tiếp cận với thị trường, từng bước thích nghi với nền kinh tế cạnh tranh.” Ở nước ta, trong quá trình hình thành và phát triển, mô hình kinh tế trang trại đã được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Đã có nhiều quan niệm khác nhau về kinh tế trang trại và khái niệm của mô hình sản xuất này vẫn chưa được thống nhất hoàn toàn. Trên cơ sở Nghị quyết 06 của Bộ Chính Trị, Chính Phủ có Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 2-2-2000, Nghị quyết xác định quan điểm về kinh tế trang trại như sau: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông lâm thủy sản.” 1.2. Những đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại Là một trong những hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp chứ không phải là một thành phần kinh tế riêng biệt nào khác ngoài kinh tế hộ. Căn bản dựa trên nền tảng kinh tế hộ, mang bản chất kinh tế hộ, được thể hiện trên ba khía cạnh: + Người quản lí chính là chủ hộ, hoặc là một thành viên có năng lực được sự tín nhiệm của hộ. + Trang trại có thể sử dụng lao động làm thuê nhưng lao động của gia đình vẫn là yếu tố trụ cột. + Có thể tích tụ, tập trung thêm đất nhưng không vượt quá khả năng sử dụng có hiệu quả của trang trại. Con đường hình thành và phát triển cơ bản của trang trại là tái sản xuất mở rộng không phải chủ yếu bằng phát triển chiều rộng mà chủ yếu phát triển chiều sâu- bởi yếu tố đầu tư vốn, khoa học kĩ thuật công nghệ, bởi năng lực quản trị sản xuất kinh doanh được tăng cường Sản xuất hàng hóa lớn (cả tổng giá trị sản phẩm hàng hóa và tỉ suất hàng hóa ) gắn với thị trường và chấp nhận cạnh tranh để phát triển. Trong Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23/6/2000 của Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn và Tổng cục Thống kê hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại có xác định rõ các đặc trưng chủ yếu của kinh tế trang trại như sau: - Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất nông, lâm, thủy sản hàng hóa với qui mô lớn. - Mức độ tập trung hóa và chuyên môn hóa các điều kiện và yếu tố sản xuất cao hơn hẳn so với sản xuất của nông hộ, thể hiện ở qui mô sản xuất như: đất đai, số lượng gia súc, lao động, giá trị nông lâm thủy sản hàng hóa. - Chủ trang trại có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản xuất, biết áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất; sử dụng lao động gia đình và thuê lao động bên ngoài sản xuất hiệu quả cao, có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ. Ngoài ra, thông tư này cũng đưa ra những tiêu chí định lượng để xác định kinh tế trang trại: - Giá trị sản xuất hàng hóa và dịch vụ bình quân một năm: + Đối với các Tỉnh phía Bắc và Duyên hải Miền Trung từ 40 triệu đồng trở lên . + Đối với các Tỉnh phía Nam và Tây nguyên từ 50 triệu đồng trở lên - Qui mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế  Đối với trang trại trồng trọt: * Trang trại trồng cây hàng năm: + Từ 2 ha trở lên đối với các Tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền trung + Từ 3 ha trở lên đối với các Tỉnh miền Nam và Tây Nguyên * Trang trại trồng cây lâu năm: + Từ 3 ha trở lên đối với các Tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền trung + Từ 5 ha trở lên đối với các Tỉnh miền Nam và Tây Nguyên + Trang trại trồng hồ tiêu từ 0,5 ha trở lên * Trang trại lâm nghiệp: + Từ 10 ha trở lên đối với các vùng trong cả nước  Đối với trang trại chăn nuôi: * Chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò… + Chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên + Chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên * Chăn nuôi gia súc: lợn, dê… + Chăn nuôi sinh sản có thường xuyên đối với lợn 20 con trở lên, đối với dê, cừu từ 100 con trở lên + Chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên, dê thịt từ 200 con trở lên * Chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan ngỗng…có thường xuyên từ 2000 con trở lên (không tính số con dưới 7 ngày tuổi).  Trang trại nuôi trồng thủy sản: Diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản có từ 2 ha trở lên (riêng đối với nuôi tôm thịt theo kiểu công nghiệp từ 1 ha trở lên) Đối với các loại sản phẩm nông,lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản có tính chất đặc thù: trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thủy sản và thủy đặc sản, thì tiêu chí xác định là giá trị sản lượng hàng hóa. Tại thông tư số 74/2003/TT-BNN ngày 4/7/2003 của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn, đã sửa đổi một số chổ về tiêu chí định lượng để xác định là kinh tế trang trại: - Một hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản được xác định là kinh tế trang trại phải đạt một trong hai tiêu chí về giá trị sản lượng hàng hóa, dịch vụ bình quân một năm, hoặc về quy mô sản xuất của trang trại được qui định ở Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN- TCTK. - Đối với hộ sản xuất, kinh doanh tổ