Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả mổ phương pháp cắt xương thái dương nhằm điều trị các bệnh lý ác tính tai và
xương thái dương.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 9/2009 đến tháng 9/2012, 10 trường hợp cắt xương thái
dương được thực hiện đối với các bệnh nhân ung thư tai và xương thái dương. Các bệnh nhân bao gồm 4 nam và
6 nữ, tuổi giao động từ 33 đến 78. Giải phẫu bệnh bao gồm 8 carcinôm tế bào gai, 1 carcinôm nhầy bì, và 1
carcinôm tuyến bọc dạng nhú. U được phân giai đoạn theo đại học Pittsburgh, Hoa Kỳ. Cắt xương thái dương
bán phần bao gồm toàn bộ tuyến mang tai, lồi cầu xương hàm dưới và nạo vét hạch cổ trên cơ vai móng được
thực hiện trên 7 bệnh nhân. 3 bệnh nhân còn lại thực hiện cắt xương thái dương phần ngoài phối hợp cắt xương
đá bán phần. Thắt xoang sigma và tái tạo màng cứng được thực hiện trên 1 bệnh nhân. Hố mổ được tái tạo với
mỡ bụng, vạt có cuốn của các cơ ngực lớn, cơ lưng rộng, cơ thang, và vạt tự do cơ thon. 9 bệnh nhân được xạ trị
sau mổ. Theo dõi sau mổ bằng CT và MRI.
Kết quả: Chảy dịch não tủy qua vết thương và viêm màng não xảy ra trên hai bệnh nhân. Bệnh nhân thắt
xoang sigma có phù não thoáng qua. Thời gian theo dõi trung bình là 15 tháng. Trong 4 bệnh nhân chết do tái
phát tại chổ, 2 bệnh nhân có biên phẫu thuật dương tính. Tỉ lệ sống còn sau 1 năm là 70%, 2 năm là 60%. Bệnh
nhân có khối u xâm lấn màng não vẫn sống.
Kết luận: Phẫu thuật cắt xương thái dương trên bệnh nhân ung thư tai cải thiện khả năng lấy bỏ u với biên
âm tính so với phẫu thuật khoét rỗng đá chũm truyền thống. Việc theo dõi bệnh nhân sau mổ cần thêm thời gian.
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phẫu thuật cắt xương thái dương điều trị ung thư tai: 10 trường hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng –Mắt 131
PHẪU THUẬT CẮT XƯƠNG THÁI DƯƠNG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TAI:
10 TRƯỜNG HỢP
Nguyễn Quảng Đại*, Lý Xuân Quang**, Trần Văn Dương***,
Trần Minh Trí****, Nguyễn Phong****, Võ Hiếu Bình**, Trần Minh Trường*****
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả mổ phương pháp cắt xương thái dương nhằm điều trị các bệnh lý ác tính tai và
xương thái dương.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 9/2009 đến tháng 9/2012, 10 trường hợp cắt xương thái
dương được thực hiện đối với các bệnh nhân ung thư tai và xương thái dương. Các bệnh nhân bao gồm 4 nam và
6 nữ, tuổi giao động từ 33 đến 78. Giải phẫu bệnh bao gồm 8 carcinôm tế bào gai, 1 carcinôm nhầy bì, và 1
carcinôm tuyến bọc dạng nhú. U được phân giai đoạn theo đại học Pittsburgh, Hoa Kỳ. Cắt xương thái dương
bán phần bao gồm toàn bộ tuyến mang tai, lồi cầu xương hàm dưới và nạo vét hạch cổ trên cơ vai móng được
thực hiện trên 7 bệnh nhân. 3 bệnh nhân còn lại thực hiện cắt xương thái dương phần ngoài phối hợp cắt xương
đá bán phần. Thắt xoang sigma và tái tạo màng cứng được thực hiện trên 1 bệnh nhân. Hố mổ được tái tạo với
mỡ bụng, vạt có cuốn của các cơ ngực lớn, cơ lưng rộng, cơ thang, và vạt tự do cơ thon. 9 bệnh nhân được xạ trị
sau mổ. Theo dõi sau mổ bằng CT và MRI.
Kết quả: Chảy dịch não tủy qua vết thương và viêm màng não xảy ra trên hai bệnh nhân. Bệnh nhân thắt
xoang sigma có phù não thoáng qua. Thời gian theo dõi trung bình là 15 tháng. Trong 4 bệnh nhân chết do tái
phát tại chổ, 2 bệnh nhân có biên phẫu thuật dương tính. Tỉ lệ sống còn sau 1 năm là 70%, 2 năm là 60%. Bệnh
nhân có khối u xâm lấn màng não vẫn sống.
Kết luận: Phẫu thuật cắt xương thái dương trên bệnh nhân ung thư tai cải thiện khả năng lấy bỏ u với biên
âm tính so với phẫu thuật khoét rỗng đá chũm truyền thống. Việc theo dõi bệnh nhân sau mổ cần thêm thời gian.
Từ khóa: Cắt xương thái dương, ung thư tai.
ABSTRACT
TEMPORAL BONE RESECTION FOR EAR CANCER: 10 CASES
Nguyen Quang Đai, Ly Xuan Quang, Tran Van Duong, Tran Minh Tri, Nguyen Phong, Vo Hieu Binh,
Tran Minh Truong* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 131 - 137
Objectives: The aim of this study was to describe a method of temporal bone resection for the malignancies
originating from the external auditory canal or the middle ear.
Materials and Methods: From 9/2009 to 9/2012, 10 temporal bone resections were performed for patients
with malignancies of the ear and temporal bone. These patients were 4 male and 6 female with the age ranged from
33 to 78 years. The pathological entities included 8 squamous cell carcinomas, 1 papillary cystic carcinoma, and 1
mucoepidermoid carcinoma. Tumors were graded according to the University of Pittsburgh system. Three
patients underwent lateral temporal bone resection (LTBR) + subtotal petrosectomy (SP). Seven patients was
performed subtotal temporal bone resection (STBR) including total parotidectomy, mandibular condylectomy, and
* Khoa Tai Mũi Họng, BV FV ** Bộ Môn Tai Mũi Họng, Trường Đại Học Y Dược TP HCM
*** Khoa Chấn Thương Chỉnh Hình, BV Chợ Rẫy **** Khoa Ngoại Thần Kinh, BV Chợ Rẫy
***** Khoa Tai Mũi Họng, BV Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: Ths Nguyễn Quảng Đại ĐT: 0908988278 Email: dainguyen72@yahoo.co.uk
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 132
supraomohyoid neck dissection. Ligation of the sigmoid sinus and dural reconstruction was done in the same one
patient. The surgical cavities were reconstructed with abdominal fat, pectoralis myocutaneous flap, latissimus
dorsi myocutaneous flap, trapezius myocutaneous flap, and gracilis myocutaneous free flap. 9 out of 10 patients
received post-op radiotherapy. Pre-op and post-op radiologic evaluation was done with CT and MRI.
Results: Post-op CSF leak and meningitis occurred in two patients with no death. Transient cerebral edema
occurred in the patient with sigmoid sinus ligation. A mean follow-up period was 15 months. 4 patients died of
local recurrence including 2 patients with tumour-positive margin. 6 patients were still alive. Overall, 1- and 2-
year survival rates were 70% and 60%, respectively. The patient with dural invasion remains alive.
Conclusion: Temporal bone resection which was recommended for the malignancies of the ear improved
probability of tumour removal with tumour-free margin compared with traditional radical mastoidectomy. More
observation of post-op patient needs to be done.
Keywords: Temporal bone resection, ear cancer.
ĐẶT VẤN ĐỀ
U ác tính xuất phát ống tai ngoài và tai
giữa rất hiếm gặp, với tần xuất khoảng
1/1.000.000/năm(3,6). Chưa thật sự có một
nghiên cứu tiến cứu nào về phân giai đoạn,
điều trị và đánh giá kết quả. Hiện tại, vẫn
chưa có bảng phân giai đoạn nào của ung thư
ống tai ngoài được chấp nhận bởi AJCC
(American Joint Committee on Cancer) hay
UICC (International Union Against Cancer.
Do vậy, việc so sánh giữa các nhóm nghiên
cứu khác nhau là rất khó khăn. Năm 1990,
Arriaga và cộng sự (1) đã đề xuất bảng phân
giai đoạn carcinôm tế bào gai ống tai ngoài và
được hiệu chỉnh bởi Hirsch vào năm 2000(5).
Cho đến nay, hệ thống phân giai đoạn
Pittburgh được chấp nhận và sử dụng rộng rãi
trên toàn thế giới. Kỹ thuật lấy trọn u với biên
phẫu thuật âm tính theo quan điểm ung thư
học được xem là nguyên tắc nhằm nâng cao tỉ
lệ sống năm năm đối với ung thư đầu cổ. Cho
đến hiện tại, nhiều nơi trên thế giới và cả tại
Việt Nam vẫn giữ quan điểm rằng khó phẫu
thuật lấy trọn khối u do không thể đạt đến
biên lành. Phẫu thuật khoét rỗng đá chũm
toàn phần và xạ trị sau mổ vẫn tiếp tục được
chấp nhận là phương pháp xử lý đối với nhóm
bệnh lý này mặc dù tiên rất lượng kém và tỉ lệ
sống còn trên 5 năm rất thấp. Năm 1954,
Parsons và Lewis đã giới thiệu kỹ thuật cắt bỏ
xương thái dương bán phần(7). Năm 1997,
Moffat báo cáo tỉ lệ sống trên năm năm là 47%
đối với các trường hợp ung thư xương thái
dương giai đoạn trễ (T3, T4) được phẫu thuật
cắt xương thái dương. Đây là bước tiến quan
trọng trong điều trị ung thư xương thái
dương. Trong nghiên cứu này, chúng tôi mô tả
kỹ thuật cắt xương thái dương nhằm điều trị
ung thư xương thái dương đồng thời đánh giá
những khó khăn cũng như những kết quả
bước đầu.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hàng loạt ca.
Đối tượng nghiên cứu
Từ 9/2009 đến 9/2012, nhóm nghiên cứu gồm
các phẫu thuật viên tai mũi họng, ngoại thần
kinh, và tạo hình đã điều trị cho 10 bệnh nhân
ung thư tai và xương thái dương tại khoa Tai
Mũi Họng Bệnh viện Chợ Rẫy.
Phương tiện và dụng cụ nghiên cứu
Dụng cụ phẫu thuật đầu cổ, dụng cụ phẫu
thuật thần kinh, và dụng cụ vi phẫu tai. Kính
hiển vi và khoan siêu tốc.
Tiến hành nghiên cứu
Các bệnh nhân bao gồm 4 nam và 6 nữ, tuổi
từ 33 đến 78, được thăm khám lâm sàng, chụp
cắt lớp điện toán (CT) và cộng hưởng từ (MRI)
vùng xương thái dương để đánh giá vị trí, kích
thước, mức độ hủy xương, và liên quan của khối
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng –Mắt 133
u với các cấu trúc xung quanh. Các bệnh nhân
được đánh giá giai đoạn theo hệ thống phân giai
đoạn của Đại học Pittsburgh. Các bệnh nhân
được phẫu thuật cắt xương thái dương bán phần
hoặc cắt xương thái dương phần ngoài kết hợp
cắt xương đá bán phần phối hợp cắt bỏ toàn bộ
tuyến mang tai, cắt bỏ lồi cầu xương hàm dưới,
nạo vét hạch cổ trên cơ vai móng. Hố mổ được
tái tạo bằng mỡ, vạt cơ thái dương, vạt cơ ngực
lớn, vạt cơ lưng rộng, và vạt cơ thon.
Phẫu thuật cắt bỏ xương thái dương phần
ngoài (LTBR) + cắt bỏ xương đá bán phần
(SP)
Rạch sau tai kéo dài từ hố thái dương xuống
cổ. Nếu vành tai được bảo tồn, đường rạch thứ
hai được thực hiện trong cửa tai ngoài sang
thương. Nếu vành tai được cắt bỏ, kết hợp
đường rạch trước và sau tai lấy bỏ vành tai và cả
vùng da xung quanh thành một khối.
Lấy bỏ vỏ xương chũm và bộc lộ dây VII.
Phần xương lấy bỏ đến rễ cung gò má và gờ cơ
nhị thân.
Mở rộng ngách mặt và giải phóng khớp đe
đạp. Ngách mặt được mở tiếp tục xuống dưới
và trước ngoài dây VII, nhưng trong cung nhĩ,
cho tới khi phần mô lấy bỏ chỉ còn dính thành
ống tai xương phía trước ở mức bao khớp thái
dương hàm.
Osteotome được thực hiện để tách rời mẫu
bệnh phẩm. Cắt bỏ toàn bộ tuyến mang tai thành
một khối với bệnh phẩm bao gồm ống tai ngoài,
màng nhĩ, xương búa, và xương đe.
Lấy bỏ toàn bô các nhóm khí bào chũm + lấp
vòi nhĩ.
Lấp hố mổ bằng mỡ hoặc để hở.
Dẫn lưu, đóng vết thương đồng thời đóng
ống tai ngoài vĩnh viễn.
Biên trong là khoang tai giữa và xương bàn
đạp, khoang chũm phía sau, thượng nhĩ và cung
gò má phía trên, bao khớp thái dương hàm phía
trước, vòng nhĩ trong (medial tympanic ring) và
hố dưới thái dương phía dưới. Biên ngoài tùy
thuộc mức độ lan rộng của khối u. Bao nhĩ (otic
capsule) và dây thần kinh mặt được bảo tồn.
Phẫu thuật cắt bỏ xương thái dương bán phần
(STBR)
Thực hiện phẫu thuật cắt bỏ xương thái
dương phần ngoài.
Lấy bỏ bao nhĩ, thành xương phía trong của
tai giữa và xương chũm.
Cắt bỏ lồi cầu xương hàm dưới, TK VII,
màng cứng, xoang sigma, và các thành phần hố
dưới thái dương. TK VII được cắt bỏ đến đoạn
mê nhĩ hoặc ống tai trong. Tuy nhiên, có thể
chọn lọc bảo tồn TK VII nếu không có dấu hiệu
liên quan thần kinh.
Nếu khối u lan vào vùng trước nhĩ, vòi nhĩ,
hoặc ĐM cảnh trong là chỉ định mở vào hố dưới
thái dương. Cơ thái dương được lật xuống dưới
và cắt bỏ cung gò má. Cắt bỏ lồi cầu xương hàm
dưới. Việc lấy bỏ u tiến hành tùy thuộc vào mức
độ lan rộng của bệnh nhưng có thể bao gồm xác
định mảnh chân bướm, TK V3, đoạn ngang ĐM
cảnh trong và có thể bao gồm mở sọ thái dương.
Hố mổ được tái tạo bằng vạt da cơ có cuốn
hay vạt tự do.
Các biên là xoang sigma và màng cứng hố
sau phía sau, màng cứng hố giữa phía trên, động
mạch cảnh trong phía trước, hành cảnh phía
dưới, và mài mỏng phần xương quanh đm cảnh
trong phần đỉnh xương đá phía trong. Giới hạn
trong của phẫu thuật còn ở bao nhĩ tùy thuộc độ
sâu ảnh hưởng và được thực hiện lấy bỏ từng
phần một.
Phẫu thuật nạo vét hạch cổ trên cơ vai móng
(nhóm I, II, III), cắt bỏ toàn bộ tuyến mang tai,
cùng với lồi cầu xương hàm dưới được thực hiện
trước khi tiến hành cắt xương thái dương.
Sau phẫu thuật, các bệnh nhân được điều trị
kháng sinh dự phòng nhiễm trùng vết mổ hoặc
viêm màng não. Dẫn lưu thắt lưng cân nhắc
trong từng trường hợp. Các bệnh nhân được
chụp CT hoặc MRI để theo dõi sau mổ. Các bệnh
nhân được xạ trị sau mổ 4 đến 6 tuần.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 134
KẾT QUẢ
Tuổi
33 đến 78 tuổi, trung bình 50 tuổi
Giới
Nam: 04, Nữ: 06
Triệu chứng lâm sàng
Bảng 1: Triệu chứng lâm sàng.
Chảy tai Đau tai Chảy máu tai Liệt mặt Polyp Khối u trong tai Giảm thính lực VTG mạn
43, nữ + + - + - + - -
54, nữ + + + + - + + +
33, nữ + + - + - + + +
52, nam + + - - - + + +
56, nữ + + + - - + + -
33, nam + + - + - + + -
78, nam + - - - - + - -
39, nữ + + - + - + + -
48, nam + + - + - + + +
68, nữ + + - + - + + +
Đau tai, chảy tai và khối u trong tai gặp trong đa số các trường hợp.
Bảng 2: Phân giai đoạn và giải phẫu bệnh
TNM Giai đoạn GPB Xạ
43, nữ T4N0Mx IV SCC cao +
54, nữ T4N0Mx IV SCC TB +
33, nữ T4N0Mx IV C nhầy bì +
52, nam T4N0Mx IV SCC TB +
56, nữ T4N0Mx IV SCC TB +
33, nam T4N0Mx IV SCC kém di căn +
78, nam T4N0Mx IV C tuyến bọc nhú +
39, nữ T3N0Mx III SCC cao +
48, nam T4N0Mx IV SCC cao +
68, nữ T4N0Mx IV SCC cao -
Phân giai đoạn theo bảng phân loại Đại học Pittsburgh, 9/10 bệnh nhân giai đoạn IV. Carcinôm tế
bào gai chiếm 8 trường hợp.
Bảng 3: Phẫu thuật.
Phẫu thuật cắt xương thái dương
Nao
hach
Cắt
tuyến
mang tai
Cắt lồi
cầu
Thắt
xoang
sigma
Tái tạo
màng
cứng
Tái tạo
43, nữ PT cắt xương thái dương bán phần + + + - - Vạt cơ thon
54, nữ PT cắt xương thái dương bán phần + + + - - Vạt cơ thang
33, nữ
PT cắt xương thái dương bán phần
+ + + - -
Vạt cơ lưng
rộng
52, nam
PT cắt xương thái dương bán phần
+ + + + +
Vạt cơ ngực
lớn
56, nữ PT cắt xương thái dương bán phần + + + - - Vạt cơ thon
33, nam PT cắt xương thái dương bán phần + + + - - Vạt cơ thon
78, nam
PT cắt xương thái dương phần ngoài + PT cắt
xương đá bán phần
- - - - - Mỡ bụng
39, nữ PT cắt xương thái dương bán phần + + + - - Mỡ bụng
48, nam
PT cắt xương thái dương phần ngoài + PT cắt
xương đá bán phần
- - - - - Để hở
68, nữ PT cắt xương đá bán phần - - - - - Để hở
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng –Mắt 135
Trong 10 bệnh nhân, 7 bệnh nhân được phẫu
thuật cắt xương thái dương bán phần, 2 bệnh
nhân được cắt xương thái dương phần ngoài +
cắt xương đá bán phần, và 1 bệnh nhân được
phẫu thuật cắt xương đá bán phần. 7/10 bệnh
nhân được nạo vét hạch trên cơ vai móng, cắt
toàn phần tuyến mang tai, và cắt lồi cầu xương
hàm dưới. Trong 7 bệnh nhân cắt xương thái
dương bán phần, 1 bệnh nhân được thắt xoang
sigma, lấy bỏ vịnh cảnh, lấy bỏ và tái tạo một
phần màng cứng do u xâm lấn. Để tái tạo hố mổ,
vạt tự do cơ thon được sử dụng trong 3 trường
hợp. 2 trường hợp sử dụng mỡ bụng, 2 trường
hợp để hở. 3 trường hợp còn lại sử dụng vạt cơ
thang, cơ ngực lớn và cơ lưng rộng.
Bảng 4: Biến chứng.
Phù não VMN Dò DNT Nhiễm trùng VT
43, nữ - - - -
54, nữ - - + +
33, nữ - - - -
52, nam + + + -
56, nữ - - - -
33, nam - - - -
78, nam - - - -
39, nữ - - - -
48, nam - - - -
68, nữ - - - -
Có 1 bệnh nhân xảy ra các biến chứng phù
não, viêm màng não, và dò dịch não tủy qua vết
thương. 1 bệnh nhân khác xảy ra nhiễm trùng
vết mổ.
Bảng 5: Theo dõi.
Tái phát Theo dõi Kết quả
43, nữ 3 tháng 06 tháng Chết do tái phát tại chổ
54, nữ 6 tháng 18 tháng Chết do tái phát tại chổ
33, nữ - 14 tháng Sống, không bệnh
52, nam - 28 tháng Sống, không bệnh
56, nữ - 24 tháng Sống, không bệnh
33, nam - 24 tháng Sống, không bệnh
78, nam - 12 tháng Sống, không bệnh
39, nữ + 04 tháng Chết do tái phát tại chổ
48, nam - 16 tháng Sống, không bệnh
68, nữ - 06 tháng Chết, tái phát tại chổ
Thời gian bệnh nhân được theo dõi ít nhất là
6 tháng và lâu nhất là 28 tháng. Trong 10 bệnh
nhân được theo dõi.
Hình 1: CT trước phẫu
thuật.
Hình 2: CT sau phẫu
thuật.
Hình 3: Bệnh nhân
trước mổ.
Hình 4: Bệnh nhân sau
mổ.
BÀN LUẬN
Việc điều trị ung thư tai và xương thái
dương vẫn còn là một thách thức rất lớn đối với
phẫu thuật viên sàn sọ. Vị trí giải phẫu, diễn biến
âm thầm, và mức độ ác tính rất cao không
những làm cho việc chẩn đoán sớm trở nên rất
khó khăn mà việc điều trị cũng khống đem lại
kết quả khả quan.
Rõ ràng, phẫu thuật, xạ trị hoặc phẫu thuật
phối hợp xạ trị là những lựa chọn điều trị.
Những nổ lực điều trị phẫu thuật ung thư tai và
xương thái dương có từ hàng trăm năm nay khởi
đầu là phẫu thuật khoét rỗng đá chũm phối hợp
xạ trị sau mổ cho đến những phẫu thuật lớn hơn
như cắt xương thái dương được thực hiện bởi
Parsons và Lewis từ thập niên 50 thế kỷ trước.
Tuy nhiên, tỉ lệ sống còn không cải thiện và di
chứng phẫu thuật đã làm cho các phẫu thuật
viên chùn bước(3,5,2).
Đối với Việt Nam chúng ta, cho đến những
năm đầu của thế kỷ 21, chúng ta vẫn dung lại ở
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 136
phẫu thuật khoét rỗng đá chũm kết hợp xạ trị
sau phẫu thuật đối với ung thư tai và xương thái
dương. Điều này đồng nghĩa với việc tỉ lệ sống
còn trên 5 năm là rất thấp và bệnh nhân phải
chịu đựng hố mổ chảy dịch hôi thối kéo dài và
sự đau đớn cho ung thư xâm lấn xương.
Ung thư tai là bệnh lý hiếm gặp. Do vậy, gần
nhứ không có nhiều trung tâm trên thế giới có
được những kết luận có ý nghĩa thống kê. Khó
có thể nói rằng phương pháp điều trị nào là tối
ưu nhất đối với bệnh nhân ung thư tai (6,2). Phẫu
thuật khoét tại chổ đối với ung thư giai đoạn
sớm (T1 và T2), vẫn được ủng hộ nhiều nơi trên
thế giới. Tuy nhiên, khó có thể nói rằng khối u
đã được lấy trọn hay chưa.
Vào những thập niện cuối cùng của thế kỷ
XX, đã có những báo cáo của nhiều tác giả khác
nhau cho thấy không những giảm được di
chứng sau phẫu thuật mà còn gia tăng tỉ lệ sống
còn trên 5 năm đối với các trường hợp ung thư
tai tái phát hoặc giai đoạn cuối. Sự thành công
này rõ ràng có sự đóng góp rất lớn của ngành
gây mê hồi sức, với sự hộ trợ của các chuyên
khoa liên quan như Ngoại Thần Kinh, Giải Phẫu
Bệnh, Chẩn Đoán Hình Ảnh, Ung Thư,
Điểm then chốt trong điều trị phẫu thuật ung
thư tai cũng như các loại ung thư khác là đảm
bảo được biên an toàn trong phẫu thuật. Điều
này rõ ràng khó có thể có được đối với phẫu
thuật khoét rỗng đá chũm trong nhiều trường
hợp ung thư giai đoạn trễ (T3 và T4).
Đối với các trường hợp ung thư giai đoạn
sớm (T1 và T2), chúng tôi ủng hộ phẫu thuật cắt
xương thái dương phần ngoài phối hợp phẫu
thuật cắt xương đá bán phần để đảm bảo tối đa
biên an toàn.
Đối với giai đoạn trễ, chúng tôi tiến hành
phẫu thuật cắt xương thái dương bán phần +
cắt bỏ toàn bộ tuyến mang tai, nạo vét hạch cổ
trên cơ vai móng, và cắt bỏ lồi cầu xương hàm
dưới. Việc cắt bỏ xương thái dương được thực
hiện trên tinh thần lấy trọn khối u. Tuy nhiên,
với những vị trí sát động mạch cảnh trong hay
vịnh cảnh, việc lấy bỏ u từng phần được chấp
nhận để đảm bảo đạt được biên lành ở mức độ
tối đa có thể được. Phẫu thuật lấy trọn u đầu
tiên được mô tả bởi Campbell vào 1951. 1954,
Parson và Lewis mô tả ứng dụng thành công
phẫu thuật này. 1961, Conley và Novak nâng
được tỷ lệ sống còn trên 5 năm lên 27%. Vào
năm 1975, Lewis báo cáo 100 trường hợp với tỉ
lệ sống còn trên 5 năm là 25%(8,4). Cho đến
1997, Moffat báo cáo tỉ lệ sống còn trên 5 năm
là 47%(4). Vào năm 2008, tác giả Nobutaka báo
cáo phẫu thuật cắt xương thái dương bán
phần cho tỉ lệ sống còn trên 5 năm đối với
bệnh nhân ung thư tai là 67,5%.
Biến chứng sau phẫu thuật là vấn đề
không thể tránh khỏi(1). Để tránh tối đa, tất cả
các trường hợp ung thư tai và xương thái
dương nên được đánh giá kỹ lưỡng về lâm
sàng và hình ảnh học.
Mặc dù mới áp dụng phẫu thuật cắt xương
thái dương trên 10 bệnh nhân, kết quả bước đầu
đã cho thấy có sự cải thiện về chất lượng cuộc
sống cũng như tỉ lệ sống còn.
KẾT LUẬN
Ung thư tai và xương thái dương là bệnh lý
hiếm gặp. Cho đến thời điểm hiện tại, thế giới
vẫn chưa có sự thống nhất về cách phân chia giai
đoạn cũng như phương pháp điều trị tối ưu. Tuy
nhiên, phẫu thuật cắt xương thái dương điều trị
ung thư tai đã đem lại những thành công trong
việc nâng cao tỉ lệ sống còn trên năm năm cũng
như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arriaga M, Curtin HD, Takahashi H, Kamerer DB. “The role of
preoperative CT scans in staging external auditory meatus
carcinoma: radiologic-pathologic correlation study.”
Otolaryngol Head Neck Surg 1991 Jul;105(1):6-11.
2. Goodwin WJ, Jesse RH. “Malignant neoplasms of the external
auditory canal and temporal bone.” Arch Otolaryngol 1980
Nov;106(11):675-9.
3. Kuhel WI, Hume CR, Selesnick SH. “Cancer of the external
auditory canal and temporal bone.” Otolaryngol Clin North Am
1996 Oct;29(5):827-52. Review.
4. Moffat DA, Grey P, Ballagh RH, Hardy DG. “Extended
temporal bone resection for squamous cell carcinoma.”
Otolaryngol Head Neck Surg 1997 Jun;116(6 Pt 1):617-23.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng –Mắt 137
5. Moody SA, Hirsch BE, Myers E