Phẫu thuật ghép hạch bạch huyết trong điều trị phù bạch mạch: Một số nhận xét ban đầu

Mở đầu: Việc điều trị phù bạch mạch vẫn còn là vấn đề khó khăn và thách thức. Phẫu thuật chuyển vạt hạch có cuống mạch nuôi (ghép hạch) là một kỹ thuật đầy hứa hẹn để điều trị phù bạch mạch ở chi. Mục tiêu: Mục tiêu của báo cáo này là đưa ra một số nhận xét ban đầu về phẫu thuật ghép hạch bạch huyết trong điều trị phù bạch mạch ở chi. Đối tượng và phương pháp: Gồm 6 bệnh nhân phù bạch mạch chi trên được phẫu thuật ghép vạt hạch có cuống mạch nuôi. Kết quả: Tất cả các vạt đều sống hoàn toàn, chỉ có 1 trường hợp tụ dịch ở nơi cho vạt. Thời gian phẫu thuật trung bình là 5,8 giờ. Các bệnh nhân đều cảm thấy cải thiện sau phẫu thuật 1 tháng. Tỉ lệ giảm về chu vi của tay phù sau mổ 1 tháng giảm 2% và 3 tháng giảm 10%. Kết luận: Phẫu thuật ghép hạch mở ra một lựa chọn mới cho việc điều trị phù bạch mạch với kết quả ban đầu đáng khích lệ

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phẫu thuật ghép hạch bạch huyết trong điều trị phù bạch mạch: Một số nhận xét ban đầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Ngoại Khoa 386 PHẪU THUẬT GHÉP HẠCH BẠCH HUYẾT TRONG ĐIỀU TRỊ PHÙ BẠCH MẠCH: MỘT SỐ NHẬN XÉT BAN ĐẦU Nguyễn Văn Phùng*, Cái Hữu Ngọc Thảo Trang*, Trần Minh Hiếu** TÓM TẮT Mở đầu: Việc điều trị phù bạch mạch vẫn còn là vấn đề khó khăn và thách thức. Phẫu thuật chuyển vạt hạch có cuống mạch nuôi (ghép hạch) là một kỹ thuật đầy hứa hẹn để điều trị phù bạch mạch ở chi. Mục tiêu: Mục tiêu của báo cáo này là đưa ra một số nhận xét ban đầu về phẫu thuật ghép hạch bạch huyết trong điều trị phù bạch mạch ở chi. Đối tượng và phương pháp: Gồm 6 bệnh nhân phù bạch mạch chi trên được phẫu thuật ghép vạt hạch có cuống mạch nuôi. Kết quả: Tất cả các vạt đều sống hoàn toàn, chỉ có 1 trường hợp tụ dịch ở nơi cho vạt. Thời gian phẫu thuật trung bình là 5,8 giờ. Các bệnh nhân đều cảm thấy cải thiện sau phẫu thuật 1 tháng. Tỉ lệ giảm về chu vi của tay phù sau mổ 1 tháng giảm 2% và 3 tháng giảm 10%. Kết luận: Phẫu thuật ghép hạch mở ra một lựa chọn mới cho việc điều trị phù bạch mạch với kết quả ban đầu đáng khích lệ. Từ khoá: Phù bạch mạch, ghép hạch. ABSTRACT LYMPH NODE GRAFT FOR LYMPHEDEMA MANAGEMENT: SOME PRELIMINARY REMARKS Nguyen Van Phung, Cai Huu Ngoc Thao Trang, Tran Minh Hieu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 386 - 391 Background - objectives: The treatment of lymphedema has difficulties and challenges. Vascularized lymph node transplantation appears to be a potential solution for extremitieslymphoedema.The purpose ofthis report was to provide some preliminary remarks of lymph node graft for the treatment of upper limb lymphedema. Methods: Six patients with upper extremity underwent lymph node graft. Evaluation included qualitative assessment and quantitative volumetric analysis before surgery and at 1 month, 2 months, 3 months after the procedure. Results: All flaps survived, one case with seroma on donor site. The mean operative time was 5.8 hours. Symptoms are improvedby surgery. The reduction rate of the circumference of the lymphedematous arm was 2 % at 1 month, 5 % at 2 months, 10% at 3 months. Conclusions: Lymph node transplation will be a potential method for lymphoedema. Key words: Lymphederma, lymphatico-venous anastomosis, vascularized lymph node transplantation, lymph node graft. MỞ ĐẦU Phù bạch mạch là hiện tượng lâm sàng được định nghĩa bằng sự gia tăng thể tích của một vùng trên cơ thể do sự lưu thông kém của hệ thống bạch huyết. Có rất nhiều nguyên nhân gây phù bạch mạch nhưng có thể chia thành 2 nhóm nguyên nhân là: do bẩm sinh (do dị dạng bẩm sinh của hệ thống bạch mạch)hoặc do mắc phải do tổn thương hệ thống bạch mạch và/hoặc bạch huyết (sau phẫu thuật ung thư, xạ trị, nhiễm ký sinh trùng). Tại các nước phát triển, ung thư * Bộ môn TH – TM ĐHYD TP. HCM ** Bệnh viện Bình Dân Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Văn Phùng ĐT: 0902727138 Email: ngvaph@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Tạo Hình Thẩm Mỹ 387 và các phương pháp điều trị của nó là những nguyên nhân phổ biến nhất của phù bạch mạch. Trong ung thư vú, tỷ lệ phù bạch mạch khoảng từ 10% đến 40% cách đây khoảng hơn 30 năm, trong vòng 10 năm trở lại đây nhờ vào những tiến bộ trong phẫu thuật điều trị ung thư vú mà tỉ lệ này giảm xuống còn 5% đến 10 %. Tỉ lệ phù bạch mạch tăng ở các bệnh nhân có nạo vét hạch kèm xạ trị. Đây là hậu quả đáng sợ của điều trị ung thư vú và vùng chậu, nó gây khó chịu cho bệnh nhân vì sự biến dạng tại chỗ của phù bạch mạch không thể dùng quần áo bình thường để che dấu được, làm cho bệnh nhân thường xuyên có cảm giác về bệnh tình của họ, mất tự tin về cơ thể, giảm thể lực, mệt mỏi và suy giảm tâm lý từ đó làm giảm chất lượng sống của bệnh nhân. Có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị phù bạch mạch gồm điều trị nội khoa và phẫu thuật, tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, từng giai đoạn khác nhau để có thể áp dụng một hoặc nhiều phương pháp phối hợp. Các phương pháp phẫu thuật điều trị phù bạch mạch có thể chia thành 2 nhóm: Phẫu thuật giảm nhẹ và phẫu thuật sinh lý. Phẫu thuật giảm nhẹ là phương pháp giúp làm giảm thể tích chi bị phù bằng cách cắt bỏ hoặc hút mỡ, phương pháp này ngày nay ít sử dụng vì không giải quyết được tình trạng ứ động bạch huyết và có thể để lại sẹo xấu (cắt bỏ). Phẫu thuật sinh lý bao gồm các phẫu thuật nhằm lập lại sự lưu thông của dòng bạch huyết bằng cách tạo ra các kênh mới để tăng công suất của hệ thống bạch huyết: phẫu thuật nối bắc cầu bạch mạch - tĩnh mạch, bắc cầu bạch mạch vùng phù sang vùng bạch mạch bình thường, ghép hạch. Việc khôi phục sự lưu thông của hệ thống bạch huyết bằng phẫu thuật nối bạch mạch – tiểu tĩnh mạch hoặc bạch mạch – bạch mạch trong giai đoạn đầu cho thấy hiệu quả. Tuy nhiên về sau do áp lực trong mô kẽ tăng cao sẽ là nguyên nhân làm tổn thương những bạch mạch nhỏ này, với thành rất mỏng, áp lực trong lòng bạch mạch thấp từ đó các miệng nối này không còn hiệu quả, tình trạng phù bạch mạch không cải thiện(3,5). Phẫu thuật ghép hạch được thực hiện bằng cách lấy vạt kèm hạch có cuống mạch cấp máu cho hạch và ghép vào vùng cơ thể bị phù bạch mạch, các nhóm hạch có thể được lấy để ghép là ở vùng cổ, vùng nách và vùng bẹn. Đây là phẫu thuật điều trị phù bạch mạch được áp dụng khá phổ biến trong thời gian gần đây ở nhiều trung tâm trên thế giới với kết quả rất khả quan.Tuy nhiên ở Việt Nam cho đến hiện tại chưa có báo cáo nào về việc áp dụng phẫu thuật ghép hạch trong điều trị phù bạch mạch. Mục đích của nghiên cứu này nhằm đưa ra một số nhận xét ban đầu về phương pháp phẫu thuật ghép hạch trong điều trị phù bạch mạch. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng Bao gồm 6 trường hợp phù bạch mạch vùng tay được điều trị bằng phẫu thuật ghép hạch tại Bệnh viện Bình Dân từ tháng 7/2014 đến tháng 9/2014. Phương pháp Phù bạch huyết của bệnh nhân đã được phân loại theo tiêu chí Campisi như sau: giai đoạn I, không thường xuyên phù nề; giai đoạn II, phù liên tục, giai đoạn III, phù dai dẳng tiến triển với viêm bạch mạch cấp tính; giai đoạn IV, phù bạch mạch xơ hoá; và giai đoạn V, phù chân voi. Đo chu vi của chi tại trước và sau mổ ở các vị trí: Nếp khuỷu, trên nếp khuỷu 10 cm, dưới nếp khuỷu 10 cm, ngang mức mỏm trâm trụ, điểm giữa của cổ tay và khớp bàn ngón. Phương pháp phẫu thuật Phẫu thuật thực hiện dưới gây gây mê. Bệnh nhân ở tư thế nằm ngữa. Lấy vạt hạch: Vạt hạch bạch huyết vùng bẹn có cuống mạch nuôi được thiết kế ở dưới dây chằng bẹn và ở phía trong cơ may. Vạt kèm đảo da hình trám kích thước 4 x 8 cm được thiết kế với trục dài song song và ở phía dưới dây chằng bẹn. Rạch da theo hình thiết kế, phẫu tích bóc vạt từ ngoài vào trong, ngay trên cân cơ may. Bộc lộ cuống mạch của vạt là bó mạch mũ chậu nông. Bóc vạt kèm nhóm hạch trên ngoài và Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Ngoại Khoa 388 dưới ngoài của vùng bẹn.Trong quá trình phẫu tích không nên cố gắng bộc lộ để nhận diện các hạch bạch huyết. Chuẩn bị nơi ghép vạt hạch: Vị trí được lựa chọn để ghép vạt hạch là mặt sau cổ tay hoặc ở phía dưới – trong của nếp khuỷu. Đối với trường hợp ghép vạt hạch ở vùng khuỷu, rạch da hình chữ S từ trên xuống dưới và hướng ra ngoài của cẳng tay, phẫu tích bộc lộ tĩnh mạch nền và động mạch trụ hoặc nhánh trước của động mạch quặt ngược trụ để làm cuống mạch tiếp nhận, chuyển vạt lên vị trí tiếp nhận và nối động mạch tận – bên và tĩnh mạch tận - tận. Đối với trường hợp ghép vạt hạch ở mặt sau cổ tay, rạch da ngang mặt sau cổ tay hình chữ S lệch về phía quay, chú ý tránh làm tổn thương nhánh nông của thần kinh quay, phẫu tích bộc lộ tĩnh mạch đầu và nhánh động mạch quay trong hỏm lào hoặc bộc lộ trực tiếp động mạch quay để làm cuống mạch tiếp nhận, chuyển vạt lên vị trí tiếp nhận và nối động mạch tận – bên và tĩnh mạch tận - tận.Khâu cố định vạt sau khi đặt 1 penrose. Khâu đóng nơi cho vạt sau khi đặt 1 dẫn lưu kín. Hậu phẫu Sau khi phẫu thuật, băng nhẹ vết mổ và kê cao taytrên một cái gối. Dùng 5000 đơn vị héparin truyền qua bơm tiêm điện trong vòng 24 giờ đầu. Theo dõi tình trạng chung của bệnh nhân và theo dõi vạt. Sau khi xuất viện bệnh nhân được khuyến cáo tiếp tục điều trị bằng băng éptay 5 ngày/ tuần trong 2 tháng đầu và 3 ngày/ tuần trong tháng thứ 3 sau phẫu thuật. KẾT QUẢ Đã có 6 trường hợp phù bạch mạch được điều trị bằng phẫu thuật ghép hạch. Các bệnh nhân có độ tuổi trung bình (từ 31 đến 62 tuổi). Trong đó có 5 bệnh nhân nữ là phù bạch huyết sau điều trị ung thư vú, 1 trường hợp còn lại là bệnh nhân nam với phù bạch huyết bẩm sinh. Các bệnh nhân phù bạch mạch mạch sau điều trị ung thư vú đều có xạ trị, hoá trị và nạo hạch nách. Tất cả các bệnh nhân đều có áp dụng phương pháp băng ép, massage dẫn lưu bạch huyết trên 6 tháng nhưng không cải thiện. Ở các bệnh nhân ung thư vú, thời gian đã đoạn nhũ từ 3đến 14 năm, thời gian từ khi đoạn nhũ đến khi bắt đầu phát hiện phù là 2,2 năm (1 - 3 năm), thời gian phù là 5,6 năm (2 - 11 năm). Bảng 1: Các thông số của bệnh nhân BN Tuổi Giới Tay phù Bệnh nguyên Nạo hạch Xạ trị Giai đoạn phù Thời gian phù Điều trị bảo tồn 1 45 Nữ P Ung thư vú + + IV 2 + 2 50 Nữ P Ung thư vú + + IV 3 + 3 55 Nữ P Ung thư vú + + IV 5 + 4 58 Nữ T Ung thư vú + + IV 7 + 5 31 Nam P Bẩm sinh IV 31 + 6 52 Nữ T Ung thư vú + + IV 11 + Các bệnh nhân phù bạch mạch ở giai đoạn IV theo tiêu chí Campisi. Tất cả các vạt đều sống hoàn toàn, có một trường hợp có tụ dich tại nơi cho vạt và khỏi sau 3 tuần. Ngoài ra không ghi nhận biến chứng nào khác ở nơi nhận cũng như nơi cho vạt. Thời gian mổ trung bình 5,8 giờ (5-7 giờ). Thời gian nằm viện sau mổ từ 5 – 7 ngày. Có 4 bệnh nhân có thời gian theo dõi sau mổ 3 tháng có tỉ lệ giảm về chu vi của tay bệnh so với tay lành giảm 10 % sau 3 tháng. Có 2 bệnh nhân có thời gian theo dõi sau mổ 2 tháng có tỉ lệ giảm về chu vi tay bệnh so với tay lành giảm 5 %. Một trường hợp còn lại có thời gian theo dõi sau mổ 1 tháng thì tỉ lệ giảm về chu vi của tay bệnh so với tay lành giảm chưa đáng kể chỉ 2%. Tất cả các bệnh nhân đều nhận thấy bắt đầu có sự cải thiện sau mổ khoảng 1 tháng với các biểu hiện như: Cánh tay nhẹ hơn, vùng phù mềm mại hơn, ít đau hơn. Tỉ lệ giảm về chu vi tay bệnh so với tay lành được xác định như sau: sự khác biệt về chu vi tay bệnh và lành trước mổ - sự khác biệt về chu vi tay bệnh và tay lành sau mổ sự khác biệt vể chu vi tay bệnh và lành trước mổ BÀN LUẬN Việc điều trị phù bạch mạch cho đến nay vẫn còn là một vấn đề khó khăn và thách thức. Điều Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Tạo Hình Thẩm Mỹ 389 trị lý tưởng cho phù bạch mạch ở chi là phải kiểm soát được tình trạng viêm nhiễm, giảm sưng phù chi từ đó khôi phục chức năng, cải thiện về mặt thẩm mỹ và nâng cao được chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Năm 1912, Charles lần đầu tiên thông báo một trường hợp phù bạch mạch được điều trị bằng phẫu thuật giảm nhẹ: cắt da và mô mềm cho đến lớp cân sâu và ghép da che phủ. Năm 1927, Sistrunk là người đầu tiên mô tả phương pháp điều trị phù bạch mạch ở bệnh nhân ung thư vú bằng cách cắt bỏ da thừa, mô mềm bao gồm cả lớp cân sâu dọc theo trục dọc của chi. Vài thập niên sau, Thomson sử dụng phươg pháp chuyển vị bạch huyết bằng vạt da có cuống (vạt da đã được bóc lớp thượng bì) đặt vào vùng khuyết tổn sau khi cắt bỏ da và mô mềm. Tuy vậy chưa có bằng chứng cho thấy phương pháp tạo ra đường dẫn lưu bạch huyết thành công. Phương pháp hút mỡ cũng đã được áp dụng trong điều trị phù bạch với báo cáo đầu tiên năm 1989 của O’brien, phương pháp này giúp giảm bớt mô mỡ phì đại tuy nhiên cũng có thể làm tổn thương hệ thống bạch mạch. Một số tác giả như Baumeister, Siuda cũng giới thiệu các báo cáo về phương pháp nối bắc cầu bạch mạch - bạch mạch từ vùng bệnh đến vùng lành bằng đoạn ghép bạch mạch lấy từ chi dưới. Tuy nhiên phương pháp này sẽ để lại một vết sẹo dài và đôi khi có thể gây ra tình trạng phù bạch mạch tại nơi cho mảnh ghép. Để cải thiện một phần nhược điểm này tác giả Campisi đưa ra ý tưởng dùng đoạn ghép tĩnh mạch thay cho đoạn ghép bạch mạch(1,4). Laine và Howard là những người đầu tiên mô tả phương pháp nối bắc cầu bạch mạch - tĩnh mạch (lymphovenous) ở chuột vào năm 1963 với kỹ thuật vi phẫu, sau đó Yamada áp dụng kỹ thuật này trên chó, rồi trên người(2,10). O’Brien mô tả lần đầu tiên phẫu thuật nối bạch mạch – tiểu tĩnh mạch vào năm 1977 và từ đó mở ra tiềm năng của việc ứng dụng vi phẫu trong điều trị phù bạch mạch. Kết quả lâu dài của phẫu thuật nối bạch mạch – tiểu tĩnh mạch là 42 – 83% ở các bệnh nhân chọn lọc.Tuy nhiên hiệu quả hiệu quả của phẫu thuật này tỉ lệ thuận với số lượng bạch mạch được xác định và số lượng miệng nối. Mạch bạch huyết ngoại biên phù hợp để thự hiện các miệng nối rất khó để xác định ở trong mô xơ, với tình trạng phù của chi. Các mạch bạch huyết nhỏ, thành rất mỏng là thách thức thực sự khi tiến hành các miệng nối. Hơn nữa không thể theo dõi các miệng nối theo phương thức truyền thống như đối với các vạt tự do(5,6). Tác giả Puckett đã đưa ra một báo cáo đáng lưu ý là 100% các miệng nối thông sau 1 tuần đầu tiên nhưng sau đó 3 tuần thì các miệng nối đều tắc(6). Các nghiên cứu lâm sàng và thực nghiệm đã chứng minh rằng sự lưu thông của mạch bạch huyết có thể được phục hồi một cách tự nhiên bởi sự thông nối bạch mạch – bạch mạch hoặc bạch mạch – tĩnh mạch. Một sự lựa chọn khác cho điều trị phù bạch mạch được mở ra, đó là phẫu thuật chuyển hạch kèm tổ chức xung quanh hạch có cuống mạch nuôi để tái lập lại lưu thông bạch mạch(1,8). Năm 1990, Chen và cộng sự đã báo cáo việc tái lập lưu thông bạch mạch mới khi thực hiện chuyển hạch có cuống nuôi ở trên chó, với kết quả giảm kích thước chi đáng kể(3). Thời gian gần đây nhiều tác giả đã báo cáo về việc áp dụng phương pháp ghép mô kèm hạch bạch huyết có cuống mạch nuôi lấy từ vùng khác trên cơ thể để điều trị phù bạch mạch trên lâm sàng với kết quả rất khả quan, 95 % tình trạng phù cải thiện và 40 % thể tích chi trở về bình thường. Về lý thuyết, sau ghi ghép hach bạch huyết, tình trạng phù bạch mạch cải thiện do 2 quá trình là bơm bên trong và cơ chế hút, và sự tăng sinhbạch huyết mới sẽ tạo đường dẫn bạch mạch mới từ hạch bạch huyết đến mô xung quanh. Hạch bạch huyết là miệng nối bạch mạch tĩnh mạch sinh lý. Hạch bạch huyết cấy ghép sẽ hoạt động với cơ chế bơm bên trong và hút: cơ chế bơm thúc đẩy bởi áp lực mạnh đẩy vào vạt từ động mạch nơi cho và tiếp tục được hút bằng tĩnh mạch nơi cho thông qua miệng nối bạch mạch – tĩnh mạch sinh lý bên trong vạt. Khi áp lực mô kẽ dưới da giảm, dịch bạch huyết ở mô Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Ngoại Khoa 390 xung quanh sẽ dồn về qua “hiệu ứng lưu vực”. Ngoài ra, các hạch bạch huyết cấy ghép sẽ tạo ra yếu tố tăng trưởng nội mạch c (vascular endothelial growth factor c: VEGF-c) thúc đẩy sự tăng sinh của mạch bạch huyết(9). Becker C qua theo dõi ghép vạt hạch sau 5 năm, nhận thấy 98% trường hợp cho kết quả tốt trên lâm sàng cũng như trên chụp bạch mạch, 2% tình trạng phù không thay đổi và cũng không nặng hơn. Chụp xạ hình bạch huyết sau 1 năm cho thấy các hạch bạch huyết cấy ghép hoạt động và những mạch bạch huyết mới. Assouad J và CS tái tạo vú vạt DIEP kết hợp ghép hạch bẹn cho kết quả rất khả quan. Đối với trường hợp phù bạch mạch bẩm sinh, thông thường có sự thiểu sản của hệ thống mạch bạch huyết vì vậy phẫu thuật nối bạch mạch – tiểu tĩnh mạch không phù hợp. Với những trường hợp này, theo Becker nên cần tiến hành ghép hạch sớm để tránh quá trình viêm nhiễm lặp đi lặp lại và tình trạng xơ hoá của tổ chức dưới da. Vạt da bẹn bao gồm các hạch bẹn nông là nơi thường được lựa chọn vì đó là vùng giải phẫu quen thuộc và có thể giấu sẹo. Các hạch vùng bẹn bao gồm các hạch bẹn nông và sâu. Đối với hạch bẹn nông thì chia thành 4 nhóm với mốc là trục có gốc là vị trí đổ vào của tĩnh mạch mũ chậu nông: trên ngoài, dưới ngoài, trên trong và dưới trong. Nhóm trên ngoài có từ 2 – 4 hạch, nằm dọc theo tĩnh mạch mũ chậu nông, dẫn lưu bạch huyết chủ yếu từ thành bụng. Dẫn lưu bạch huyết của chi dưới không bị ảnh hương khi lấy đi nhóm hạch trên ngoài này. Vì vậy đây cũng là một trong nhưng lý do để lựa chọn vạt da bẹn kèm nhóm hạch này để điều trị phù bạch mạch ở các vị trí khác. Vị trí để tiếp nhận vạt da kèm hạch có cuống mạch nuôi đối với chi trên có thể ở nách, khuỷu và vùng cổ tay. Trong đó vị trí ở cổ tay theo một số tác giả đem lại kết quả tốt hơn về mặt chức năng, 2 vị trí còn lại thì cho kết quả tốt về mặt thẩm mỹ. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 5 trường hợp ghép hạch ở cổ tay, 1 trường hợp còn lại có kèm theo tình trạng tổn thương đám rối thần kinh cánh tay trái do xạ trị nên chúng tôi ghép hạch ở vùng dưới nếp khuỷu để vùng cổ tay phục vụ cho việc chuyển gân để điều trị tình trạng liệt bàn tay trái. Lin CH và cộng sự có 13 bệnh nhân và đều ghép hạch ở cổ tay, trong có một trường hợp tắc tĩnh mạch phải phẫu thuật lại nhưng vạt đều sống 100%, có 2 trường hợp nhiễm trùng vết mổ, ngoài ra không còn ghi nhận biến chứng nào khác, thời gian theo dõi trung bình 56,31 tháng với tỉ lệ giảm trung bình chu vi tay bệnh là 50,55%(5). Tất cả 6 trường hợp của chúng tôi vạt đều sống hoàn toàn, chỉ có 1 trường hợp tụ dịch tại nơi cho vạt sau mổ, ngoài ra không ghi nhận biến chứng nào khác. Tất cả các bệnh nhân đều nhận thấy có sự thay đổi tích cực như: Cánh tay nhẹ hơn, vùng phù mềm mại hơn, ít đau hơn. Kết quả ban đầu ghi nhận tình trạng phù cải thiện, tỉ lệ giảm trung bình chu vi tay bệnh so với tay lành đạt được 10% sau 3 tháng, các bệnh nhân đều hài lòng với phẫu thuật. Tỉ lệ giảm chu vi tay bệnh so với tay lành của chúng tôi còn chưa cao vì thời gian theo dõi sau mổ của chúng tôi còn ngắn trong khi kết quả ghép hạch thường ghi nhận rõ nét sau mổ khoãng 6 tháng. Mặc dù đã đạt được một số kết quả bước đầu, nhưng số lượng nghiên cứu của chúng tôi còn có hạn và thời gian theo dõi còn ngắn. Vì vậy cần tiến hành tiếp tục nghiên cứu với số lượng bệnh nhân lớn hơn và thời gian theo dõi dài hơn để từ đó có thể đánh giá một cách khách quan hiệu quả của phẫu thuật này trong điều trị phù bạch mạch. KẾT LUẬN Phẫu thuật ghép hạch mở ra một lựa chọn mới cho việc điều trị phù bạch mạch với kết quả ban đầu đáng khích lệ. Tuy nhiên cần được đánh giá với số lượng bệnh nhân nhiều hơn và theo dõi lâu dài hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Baumeister RGH (1997). “An investigation of lymphatic functionfollowing free-tissue transfer (Discussion)”. Plast Reconstr Surg, 99: 742–743. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Tạo Hình Thẩm Mỹ 391 2. Chang DW (2010). “Lymphaticovenular bypass surgery for lymphedema management in breast cancer patients: a prospective study”. Plast Reconstr Surg, 126 (3): 752-758. 3. Chen HC, O’Brien BM, Rogers IW, Pribaz JJ, Eaton CJ (1990). “Lymphnode transfer for the treatment of obstructive lymphoedema inthe canine model”. Br J Plast Surg, 43: 578– 586. 4. Cheng MH, Henry SL, Tan BK, Lin MC, Huang JJ (2013). “Vascularized groin lymph node flap transfer for postmastectomy upper limb lymphedema: flap anatomy, recipient sites, and outcomes”. Plast Reconstr Surg, 131 (6): 1286-98. 5. Lin CH, Ali R, Chen SC, Wallace C, Chang YC, Chen HC (2009). ”Vascularized groin lymph node transfer using the wrist as a recipient s