Mở đầu: Bướu niệu mạc đường tiểu trên (BNMĐTT) là một bệnh lý khá hiếm gặp, chiếm khoảng 5‐7% các trường hợp bướu của thận và 5% các trường hợp bướu của niệu mạc. Năm 1991, Clayman là người đầu tiên thực hiện thành công cắt thận – niệu quản bằng phẫu thuật nội soi (PTNS). Từ đó đến nay đã có nhiều tác giả thực hiện PTNS để điều trị bướu niệu mạc đường tiểu trên. Kỹ thuật cắt niệu quản đoạn xa và một phần bàng quang trong PTNS đã tỏ ra là một thách thức đáng kể về kỹ thuật và cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn được chuẩn hoá. Nhiều phương pháp khác nhau đã được mô tả. Mỗi phương pháp đều có những điểm lợi và bất lợi riêng. Thách thức đã và đang đặt ra là phát triển một phương pháp mà đem lại sự an toàn, dễ áp dụng và hợp lý về phương diện ung thư học. Mục tiêu: Trình bày một phương pháp phẫu thuật mới điều trị bệnh lý BNMĐTT. Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo trường hợp lâm sàng. Kết quả: BN nam, 52t. Thời gian mổ: 120 phút. Lượng máu mất: 100ml. Số ngày nằm viện: 04 ngày. Kết luận: Phương pháp của chúng tôi đã cho thấy những lợi ích thiết thực và đáng kể so sánh với những phương pháp khác, cho thấy tính khả thi, dễ áp dụng và an toàn.
5 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phẫu thuật hoàn toàn nội soi trong phúc mạc: Cắt tận gốc thận‐niệu quản và một phần bàng quang điều trị bệnh lý bướu niệu mạc đường tiểu trên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 206
PHẪU THUẬT HOÀN TOÀN NỘI SOI TRONG PHÚC MẠC:
CẮT TẬN GỐC THẬN‐NIỆU QUẢN VÀ MỘT PHẦN BÀNG QUANG
ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ BƯỚU NIỆU MẠC ĐƯỜNG TIỂU TRÊN
Đỗ Lệnh Hùng*, Trần Thanh Nhân*, Vĩnh Tuấn*, Vũ Lê Chuyên*
TÓM TẮT
Mở đầu: Bướu niệu mạc đường tiểu trên (BNMĐTT) là một bệnh lý khá hiếm gặp, chiếm khoảng 5‐7% các
trường hợp bướu của thận và 5% các trường hợp bướu của niệu mạc. Năm 1991, Clayman là người đầu tiên
thực hiện thành công cắt thận – niệu quản bằng phẫu thuật nội soi (PTNS). Từ đó đến nay đã có nhiều tác giả
thực hiện PTNS để điều trị bướu niệu mạc đường tiểu trên. Kỹ thuật cắt niệu quản đoạn xa và một phần bàng
quang trong PTNS đã tỏ ra là một thách thức đáng kể về kỹ thuật và cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn được
chuẩn hoá. Nhiều phương pháp khác nhau đã được mô tả. Mỗi phương pháp đều có những điểm lợi và bất lợi
riêng. Thách thức đã và đang đặt ra là phát triển một phương pháp mà đem lại sự an toàn, dễ áp dụng và hợp lý
về phương diện ung thư học.
Mục tiêu: Trình bày một phương pháp phẫu thuật mới điều trị bệnh lý BNMĐTT.
Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo trường hợp lâm sàng.
Kết quả: BN nam, 52t. Thời gian mổ: 120 phút. Lượng máu mất: 100ml. Số ngày nằm viện: 04 ngày.
Kết luận: Phương pháp của chúng tôi đã cho thấy những lợi ích thiết thực và đáng kể so sánh với những
phương pháp khác, cho thấy tính khả thi, dễ áp dụng và an toàn.
Từ khoá: bướu niệu mạc đường tiểu trên, phẫu thuật nội soi
ABSTRACT
PURE LAPAROSCOPIC TECHNIQUE WITH COMPLETE RESECTION OF DISTAL URETER AND A
BLADDER CUFF FOR THE UPPER TRACT UROTHELIAL CARCINOMA
Do Lenh Hung, Tran Thanh Nhan, Vinh Tuan, Vu Le Chuyen
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 206 ‐ 210
Background: Upper urinary tract transitional cell carcinomas (TCCs) are relatively rare, accounting for 5‐
7% of all renal tumors and 5% of all urothelial tumors. Laparoscopic nephroureterectomy was first reported in
the literature by Clayman and coworkers in 1991. Since then, several centers of excellence have adopted the
laparoscopic approach. Management of distal ureter including excision of the bladder cuff presents a significant
challenge laparoscopically and has not yet been standardized. Multiple techniques have been described to manage
the distal ureter, none clearly superior to others. The challenge has been development of a technique that is safe,
easily reproducible, and oncologically sound.
Objectives: Introduce a new surgical therapeutic modality in treatment of upper urinary tract transitional
cell carcinomas.
Methods: Case report study.
Results: 52 years old, male patient. Operating time: 120 minutes. Blood loss: 100 ml. Hospital stays: 04
days.
* Khoa Niệu bệnh viện Bình Dân
Tác giả liên lạc: BS. Đỗ Lệnh Hùng ĐT: 0908144628 Email: bsdolenhhung@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 207
Conclusion: Our method has shown its clear and remarkable benefits compared to the others. It is feasible,
reproducible and safe.
Keywords: Upper urinary tract transitional cell carcinomas, laparoscopic surgery.
MỞ ĐẦU
Bướu niệu mạc đường tiểu trên (BNMĐTT)
là một bệnh lý khá hiếm gặp, chiếm khoảng 5‐
7% các trường hợp bướu của thận và 5% các
trường hợp bướu của niệu mạc(23).
Phẫu thuật cắt thận‐niệu quản và một phần
bàng quang đã được xem là điều trị tiêu chuẩn
cho bệnh lý BNMĐTT(9,12,16). Kỹ thuật mổ mở quy
ước tuy vẫn còn được xem là tiêu chuẩn vàng
nhưng phẫu thuật nội soi (PTNS) đã ra đời và
gần đây là PTNS với hỗ trợ của robot đã dần
thay thế như một phương pháp điều trị khả thi
và ít xâm hại cho loại bệnh lý này.
Năm 1991, Clayman là người đầu tiên thực
hiện thành công cắt thận – niệu quản bằng
PTNS(5). Từ đó đến nay đã có nhiều tác giả thực
hiện PTNS để điều trị bướu niệu mạc đường tiểu
trên, cả theo ngả xuyên phúc mạc và sau phúc
mạc. Kỹ thuật cắt niệu quản đoạn xa và một
phần bàng quang trong PTNS đã tỏ ra là một
thách thức đáng kể về kỹ thuật và cho đến nay
vẫn chưa hoàn toàn được chuẩn hoá. Nhiều
phương pháp khác nhau đã được mô tả như là:
mổ mở, cắt nội soi qua ngã niệu đạo, làm bong
tách qua PTNS xuyên bàng quang v.vMỗi
phương pháp đều có những điểm lợi và bất lợi
riêng. Thách thức đã và đang đặt ra là phát triển
một phương pháp mà đem lại sự an toàn, dễ áp
dụng và hợp lý về phương diện ung thư học.
Gần đây, với sự ra đời của PTNS có hỗ trợ
bằng robot, một số trung tâm Niệu khoa lớn trên
thế giới đã bước đầu áp dụng kỹ thuật cắt tận
gốc thận ‐ niệu quản, chuyển đổi tư thế bệnh
nhân và vị trí của robot xử lý niệu quản đoạn xa
và một phần bàng quang hoàn toàn bằng PTNS
với những kết quả khả quan bước đầu cả về
phương diện ngoại khoa lẫn ung thư học(2,6).
Ở Việt Nam, với xu hướng hoà cùng trào
lưu ứng dụng những phẫu thuật điều trị ít
xâm hại trong điều trị các bệnh lý niệu khoa.
PTNS đã được bước đầu đưa vào áp dụng
điều trị BNMĐTT tại một số trung tâm Niệu
khoa lớn hoặc qua ngã trong phúc mạc hoặc
ngoài phúc mạc với mong muốn đem những
ưu điểm của PTNS thay thế những bất lợi của
phẫu thuật mổ mở kinh điển. Kỹ thuật xử lý
niệu quản đoạn xa và một phần bàng quang
cũng chưa được chuẩn hoá và thống nhất.
Phần lớn áp dụng kỹ thuật chuyển đổi tư thế
bệnh nhân, mổ mở theo đường Gibson vừa để
lấy bệnh phẩm ra ngoài vừa để bóc tách cắt
niệu quản đoạn xa và một phần bàng quang(20).
Vấn đề đặt ra là hiệu quả của PTNS áp dụng
trong điều trị BNMĐTT và phát triển một kỹ
thuật giải quyết thách thức xử lý niệu quản
đoạn xa và cắt một phần bàng quang trong
PTNS với mục đích tìm kiếm phương pháp
điều trị ít xâm hại, an toàn, dễ áp dụng, hợp lý
về phương diện ung thư học và phù hợp với
hoàn cảnh thực tế của nước ta hiện nay.
Dựa trên những lý luận và thực tiễn đó,
chúng tôi đã tiến hành phương pháp phẫu thuật
hoàn toàn bằng nội soi trong phúc mạc cắt tận
gốc thận ‐ niệu quản và một phần bàng quang
điều trị bệnh lý BNMĐTT.
Mục tiêu
Chúng tôi muốn báo cáo một phương pháp
phẫu thuật mới thành công trong điều trị bướu
niệu mạc đường tiểu trên.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Đây là nghiên cứu báo cáo một trường hợp
điều trị thành công bằng phương pháp phẫu
thuật mới điều trị bướu niệu mạc đường tiểu trên.
Phương pháp nghiên cứu
BN đến khám với triệu chứng tiểu máu,
được tiến hành nội soi bàng quang chẩn đoán
thấy chảy máu từ miệng niệu quản (T). BN được
chỉ định CT scanner phát hiện bướu khu trú
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 208
trong bể thận (T). BN được chỉ định nội soi niệu
quản ngược dòng sinh thiết bướu và xạ hình
thận đánh giá chức năng thận. Khi đã có chẩn
đoán giải phẫu bệnh lý xác định là carcinoma tế
bào chuyển tiếp, biệt hoá vừa. Xạ hình thận thấy
chức năng thận (P) bình thường. BN được chỉ
định phẫu thuật nội soi trong phúc mạc cắt tận
gốc thận – niệu quản (T) và một phần bàng
quang.
Phương pháp mổ
BN được đặt nằm tư thế nghiêng (P) 60 độ,
được đặt thông niệu đạo – bàng quang lưu.
Đặt trocar 10mm đầu tiên vị trí giao điểm
đường ngang rốn và bờ ngoài cơ thẳng bụng,
trocar thứ 2 5mm đường trung đòn (T) dưới bờ
sườn và trocar thứ 3 10mm bờ dưới sườn đường
nách trước. Chúng tôi tiến hành cắt mạc Told hạ
đại tràng trái sau đó bóc tách tìm niệu quản, kẹp
niệu quản bằng hemolock trước khi bóc tách
vùng rốn thận và thận có làm di chuyển thận
nhiều làm gieo rắc tế bào bướu trong nước tiểu.
Tiếp theo bóc tách theo niệu quản vào vùng rốn
thận. Bóc tách bộc lộ động mạch (ĐM) và tĩnh
mạch thận (TM). Sau khi kẹp cắt ĐM và TM
thận bằng hemolock, chúng tôi tiến hành bóc
tách quanh thận. Tiếp theo tiến hành bóc tách
dọc niệu quản xuống vùng chậu đến mức tối đa
đến trước chỗ niệu quản bắt chéo ĐM chậu
chung.
Tiếp theo, chúng tôi đặt thêm 1 trocar 5mm
đường giữa, giữa rốn và xương mu. Chúng tôi
chuyển hướng xuống vùng chậu, dụng cụ tay
(P) ở trocar 5mm vừa thêm vào, tay (T) ở
trocar 10mm đường nách trước. Chúng tôi bóc
tách theo niệu quản đến chỗ niệu quản cắm
vào bàng quang. Sau đó bóc tách bộc lộ rộng
thành bàng quang theo chu vi quanh chỗ niệu
quản cắm vào, bán kính 3cm; cắt thành bàng
quang theo hình tròn quanh chỗ cắm niệu
quản, cách 1 cm, theo phương pháp cắt từ
ngoài vào. Sau đó, chúng tôi khâu lại thành
bàng quang 1 lớp bằng chỉ vicryl 2/0. Tiếp
theo, tiến hành bỏ bệnh phẩm vào bao lấy
bệnh phẩm, dẫn lưu hốc chậu và hố thận.
Chúng tôi rạch mở thành bụng theo nếp vân
da vùng chậu thấp dưới gai chậu trước trên 4cm,
cắt mở cân cơ chéo ngoài, tách mà không cắt cơ
chéo bụng trong và ngang bụng, mở phúc mạc
lấy túi chứa bệnh phẩm ra ngoài. Cuối cùng,
đóng lại vết mổ và khâu da.
Hình 1. Các vết mổ.
KẾT QUẢ
BN nam, 52t.
Thời gian mổ: 120 phút.
Lượng máu mất: 100ml.
Số ngày nằm viện: 04 ngày.
Số ngày sử dụng giảm đau sau mổ: 04 ngày.
Giải phẫu bệnh: Carcinoma tế bào chuyển
tiếp, biệt hoá vừa, xâm nhập lớp cơ dưới niêm.
BÀN LUẬN
Mổ mở hay mổ nội soi?
Rassweiler và cộng sự thực hiện nghiên cứu
meta‐analysis so sánh mổ mở và mổ nội soi bao
gồm 1365 BN(21). PTNS có thời gian mổ hơi lâu
hơn (276,6 và 220,1 phút); máu mất ít hơn 1 cách
đáng kể (240,9 và 462,9 mL); sử dụng ít thuốc mê
hơn và thời gian nằm viện ngắn hơn Tỷ lệ biến
chứng không khác biệt đáng kể, cả biến chứng
nhỏ (12,9 và 14,1%) và lớn (5,6 và 8,3%). Hơn
nữa, tỷ lệ tái phát tại bàng quang, tái phát tại
chỗ, di căn xa và tỷ lệ sống khỏi bệnh sau 2 năm
cũng tương tự (75,2 và 76,2%). Hơn nữa, những
so sánh hồi cứu nhỏ hơn gần đây thực hiện bởi
McNeill và cộng sự(19), Tsujihata và cộng sự(28),
Taweemonkongsap(27), Rouprêt (22), và Manabe (18)
so sánh các thông số ung thư học theo dõi 1‐3
năm và 7 năm cho thấy PTNS có tỷ lệ tái phát tại
chỗ, tái phát tại bàng quang và tỷ lệ sống 5 năm
khỏi bệnh tương tự với nhóm mổ mở và PTNS
(87,2 và 82,1%)(3). Tuy mổ mở vẫn được xem là
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 209
tiêu chuẩn vàng, PTNS cho thấy những lợi ích
nhiều hơn của phẫu thuật ít xâm hại mà lại
không ảnh hưởng đến kết quả ung thư học
trong hầu hết trường hợp.
Phương pháp xử trí niệu quản đoạn xa và 1
phần bàng quang?
Kỹ thuật “pluck”: cắt đốt nội soi đoạn NQ
nội thành và 1 phần BQ quanh miệng NQ qua
ngã niệu đạo. Tái phát tại chỗ của phương pháp
này đã được ghi nhận nhiều trường hợp, thường
xảy ra sớm và bi thảm(1,11,13,17). Hơn nữa, kỹ thuật
này có thể cho phép sự thoát nước tiểu chứa tế
bào ác tính từ NQ ra ngoài(4,14).
Kỹ thuật mổ mở đường Gibson, Pfannenstiel
cải biên hay đường giữa dưới rốn: cho kết quả
tốt về ung thư học(30). Tuy nhiên, gặp những bất
lợi nhất định như: khó khăn trong trường hợp
BN mập, béo phì; vết mổ dài kém thẩm mỹ; đau
nhiều sau mổ do phải cắt cơ, thiếu oxy mô do
banh kéo chèn ép trong thời gian mổ; tốn nhiều
thời gian hơn do phải chuyển đổi tư thế BN và
chuẩn bị lại phẫu trường.
So sánh với kết quả nghiên cứu hồi cứu tiến
hành tại Bệnh viện Bình Dân của N.V.Ân và
cộng sự, thời gian mổ trung bình có nhanh hơn
so với nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
nhưng vẫn lâu hơn so với thời gian mổ ghi nhận
của nghiên cứu chúng tôi (192 và 120 phút) (20)
có thể do mất 1 khoảng thời gian để chuyển đổi
tư thế BN và chuẩn bị lại trường mổ. Và thời
gian nằm viện có lâu hơn so với nghiên cứu của
chúng tôi (8 ngày so với 4 ngày).
PTNS với hỗ trợ của robot: Nanigian và cộng
sự báo cáo sử dụng robot cắt bỏ thận – NQ và 1
phần BQ với thời gian mổ trung bình là 4,4 giờ,
nằm viện trung bình 3 ngày(6). Tương tự, Ashok
K. Hemal, thời gian mổ trung bình là 184 phút
và thời gian nằm viện là 2,7 ngày(2). Thời gian
mổ của chúng tôi có phần nhanh hơn có thể do
các trường hợp mổ robot phải mất khoảng thời
gian đáng kể chuyển đổi vị trí robot và lắp đặt
lại hệ thống tay robot vào trocar.
KẾT LUẬN
Tuy chỉ mới tiến hành thành công khả quan
trên 1 trường hợp nhưng phương pháp của
chúng tôi đã cho thấy những lợi ích thiết thực và
đáng kể so sánh với những phương pháp khác,
cho thấy tính khả thi, dễ áp dụng và an toàn.
Tuy nhiên, cần có nghiên cứu với thiết kế nghiên
cứu phù hợp và cỡ mẫu đủ đại diện để cho ra
những kết quả tin cậy và có ý nghĩa thực tiễn về
thống kê y học để giúp tìm đến 1 phương pháp
mổ chuẩn hoá và có giá trị áp dụng rộng rãi
trong thực hành lâm sàng niệu khoa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arango O (1997). Massive tumor implantation in the
endoscopic resected area in modified nephroureterectomy.
The Journal of Urology, 157 (5): 1839.
2. Ashok K. Hemal et al (2011). Robotic‐assisted
Nephroureterectomy and Bladder Cuff Excision Without
Intraoperative Repositioning. Urology, 78 (2): 357‐364.
3. Bariol S (2004). Oncological control following laparoscopic
nephroureterectomy: 7‐year outcome. The Journal of Urology,
172 (5): 1805‐1808.
4. Brown J (2005). Hand‐assisted laparoscopic
nephroureterectomy: analysis of distal ureterectomy
technique, margin status, and surgical outcomes. Urology, 66
(6): 1192‐1196.
5. Clayman RV, Kavoussi LR, Figenshau RS, et al (1991).
Laparoscopic nephrouterectomy: Initial clinical case report. J
Laparoendosc Surg, 1: 343‐349.
6. Dana K. Nanigian, William Smith, and Lars M. Ellison (2006).
Robot‐Assisted Laparoscopic Nephroureterectomy. Journal of
Endourology, 20(7): 463‐466.
7. David E. Rapp, Marcelo A. Orvieto, Glenn S. Gerber, William
K. Johnston III, J. Stuart Wolf Jr, Arieh L. Shalhav (2004). En
bloc stapling of renal hilum during laparoscopic nephrectomy
and nephroureterectomy. Urology, 64 (4): 655‐659.
8. Guzzo J (2008). Laparoscopic nephroureterectomy with en
bloc distal ureteral and bladder cuff excision using a single
position pneumovesicum method. Urology, 72: 850‐852.
9. Hall MC, Womack S, Sagalowsky AI, Carmody T, Erickstad
MD, Roehrborn CG (1998). Prognostic factors, recurrence, and
survival in transitional cell carcinoma of the upper urinary
tract: a 30‐year experience in 252 patients. Urology, 52(4): 594‐
601.
10. Hatori R et al (2006). Laparoscopic nephroureterectomy for
transitional cell carcinoma of renal pelvis and ureter: Nagoya
experience. Urology, 67:701‐705.
11. Hetherington J (1986). Modified nephroureterectomy: a risk of
tumor implantation. British Journal of Urology, 58 (4): 368‐370.
12. Huben RP, Mounzer AM, Murphy GP (1988). Tumor grade
and stage as prognostic variables in upper tract urothelial
tumors. Cancer, 62: 2016‐20.
13. Jones D (1993). A cautionary tale of the modified ‘pluck’
nephroureterectomy. British Journal of Urology, 71 (4): 486.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 210
14. Kaouk J (2001). Retroperitoneal laparoscopic
nephroureterectomy and management options for the distal
ureter. Journal of Endourology, 15 (4): 385‐390.
15. Kawauchi A, Fujito A, Ukimura O, et al (2003). Hand assisted
retroperitoneoscopic nephroureterectomy: comparison with
the open procedure. J Urol, 169: 890‐894.
16. Kirkali Z, Tuzel E. Transitional cell carcinoma of theureter
andrenal pelvis (2003). Crit Rev Oncol Hematol, 47:155‐69.
17. Laguna M (2001). The endoscopic approach to the distal ureter
in nephroureterectomy for upper urinary tract tumor. The
Journal of Urology, 166 (6): 2017‐2022.
18. Manabe D, Saika T, Ebara S, et al (2007). Comparative study of
oncologic outcome of laparoscopic nephroureterectomy and
standard nephroureterectomy for upper urinary tract
transitional cell carci‐ noma. Urology, 69: 457‐61.
19. McNeill S (2000). The long‐term outcome after laparoscopic
nephroureterectomy: a comparison with open
nephroureterectomy. BJU International, 86 (6): 619‐623.
20. Nguyễn Văn Ân, Vĩnh Tuấn, Vũ Lê Chuyên, Nguyễn Ngọc
Châu (2010). Phẫu thuật nội soi cắt thận ‐ niệu quản để điều trị
bướu niệu mạc đường tiết niệu trên tại bệnh viện Bình Dân.
Tạp chí y học TPHCM, tập 14, số 1: tr 423‐426.
21. Rassweiler JJ, Schulze M, Marrero R, Frede T, PalouRedorta J,
Bassi P (2004). Laparoscopic nephroureterectomy for upper
urinary tract transi‐ tional cell carcinoma: is it better than open
surgery? Eur Urol, 46: 690‐697.
22. Rouprêt M (2007). Oncologic control after open or laparoscopic
nephroureterectomy for upper urinary tract transitional cell
carcinoma: a single center experience. Urology, 69 (4): 656‐661.
23. Sagalowsky AI, Jarrett TW, Flanigan RC (2011). Urothelial
tumors of the upper urinary tract and ureter. In: Wein AJ,
Kavoussi LR, Novick AC, Partin AW, Peters CA. Campbell‐
Walsh Urology. 2. 10th, chapter 53, pp: 1516. Saunders,
Philadelphia.
24. Shalhav AL, Portis AJ, McDougall EM, Patel M, Clayman RV
(2000). Laparoscopic nephroureterectomy: a new standard for
the surgical management of upper tract transitional cell cancer.
Urologic clinics of North America, 27 (4): 761‐773.
25. Stifelman MD, Sora RE, Andrate A, et al (2000). Hand‐assisted
laparoscopic nephroureterectomy for the treatment of
transitional cell carcinoma of the upper urinary tract. Urology
56: 741‐747.
26. Taweemonkongsap T (2008). Outcomes of surgical treatment
for upper urinary tract transitional cell carcinoma: comparison
of retroperitoneoscopic and open nephroureterectomy. World
Journal of Surgical Oncology, 6 (3): 3‐10.
27. Tsujihata M, Nonomura N, Tsujimura A, et al (2006).
Laparoscopic nephroureterectomy for upper tract transitional
carcinoma: comparision of laparoscopic and open surgery. Eur
Urol, 49: 332‐336.
28. Ubrig B, Roth S (2005). Modified laparoscopic radical
nephroureterectomy with transurethral excision of intramural
ureter. Urology, 65: 786‐788.
29. Vardi IY, Stern JA, Gonzalez CM, Kimn SY, Nadler RB (2006).
Novel technique for management of distal ureter and en block
resection of bladder cuff during hand‐assisted laparoscopic
nephroureterectomy. Urology, 67: 89‐92.
30. Zigeuner R (2008). Urothelial carcinoma of the upper urinary
tract: surgical approach and prognostic factors. European
Urology, 53 (4): 720–731.
Ngày nhận bài báo 12‐05‐2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28‐05‐2013
Ngày bài báo được đăng: 15–07‐2013