Khảo sát các kiểu gien (genotype) của virus viêm gan C (HCV) tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh

Mở đầu: Virus viêm gan C (Hepatitis C Virus - HCV) là một trong những nguyên nhân thường gặp gây viêm gan cấp, viêm gan mãn, xơ gan và ung thư gan. HCV có 6 kiểu gen (genotype) và trên 30 thứ type (subtype), trong đó genotype 1 khó đáp ứng với điều trị Interferon. Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định tỷ lệ genotype HCV trên những bệnh nhân viêm gan C và các yếu tố liên quan. Phương pháp: Hồi cứu, mô tả cắt ngang. Thu thập dữ liệu về genotype HCV từ huyết thanh bệnh nhân viêm gan C và các yếu tố liên quan tại Khoa Xét nghiệm BV Đại học Y Dược TP. HCM từ 01/04/2010 đến 30/09/2010. Kết quả: Genotype 1: 65,6%, genotype 6: 17,8%, genotype 2: 15,8%, không định được genotype: 0,8% trong 360 trường hợp. Genotype 1 chiếm tỷ lệ cao trong các lớp tuổi và độ tuổi từ 33-62 tuổi có số người tập trung nhiều nhất. Sử dụng phép kiểm 2: có mối liên quan giữa giới tính với genotype HCV nhưng không có mối liên quan giữa tuổi và nồng độ virus với genotype HCV. Kết luận: Genotype 1 chiếm tỷ lệ cao nhất (65,6%). Bệnh nhân viêm gan C cần được xác định genotype HCV trước khi điều trị.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 189 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát các kiểu gien (genotype) của virus viêm gan C (HCV) tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 200 KHẢO SÁT CÁC KIỂU GIEN (GENOTYPE) CỦA VIRUS VIÊM GAN C (HCV) TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HỒ CHÍ MINH Cao Minh Nga*,** , Hoàng Ngọc Bảo Mi**, Lục T. Vân Bích***, Phạm T. Diễm Thảo ***, Phạm T. Ngọc Bích *** TÓM TẮT Mở đầu: Virus viêm gan C (Hepatitis C Virus - HCV) là một trong những nguyên nhân thường gặp gây viêm gan cấp, viêm gan mãn, xơ gan và ung thư gan. HCV có 6 kiểu gen (genotype) và trên 30 thứ type (subtype), trong đó genotype 1 khó đáp ứng với điều trị Interferon. Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định tỷ lệ genotype HCV trên những bệnh nhân viêm gan C và các yếu tố liên quan. Phương pháp: Hồi cứu, mô tả cắt ngang. Thu thập dữ liệu về genotype HCV từ huyết thanh bệnh nhân viêm gan C và các yếu tố liên quan tại Khoa Xét nghiệm BV Đại học Y Dược TP. HCM từ 01/04/2010 đến 30/09/2010. Kết quả: Genotype 1: 65,6%, genotype 6: 17,8%, genotype 2: 15,8%, không định được genotype: 0,8% trong 360 trường hợp. Genotype 1 chiếm tỷ lệ cao trong các lớp tuổi và độ tuổi từ 33-62 tuổi có số người tập trung nhiều nhất. Sử dụng phép kiểm 2: có mối liên quan giữa giới tính với genotype HCV nhưng không có mối liên quan giữa tuổi và nồng độ virus với genotype HCV. Kết luận: Genotype 1 chiếm tỷ lệ cao nhất (65,6%). Bệnh nhân viêm gan C cần được xác định genotype HCV trước khi điều trị. Từ khóa: virus viêm gan C, kiểu gien, real-time RT-PCR. ABTRACT STUDY OF HEPATITIS C VIRUS (HCV) GENOTYPE AT THE UNIVERSITY MEDICAL CENTER IN HOCHIMINH CITY Cao Minh Nga, Hoang Ngoc Bao Mi, Luc T. Van Bich, Pham T. Diem Thao, Pham T. Ngoc Bich * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 198 - 202 Backgrounds: Hepatitis C virus (HCV) is one of the common causes of acute hepatitis, chronic hepatitis, cirrhosis and liver cancer. HCV has 6 genotypes and 50 subtypes, among them, Genotype 1 is difficult to respond to Interferon treatment. Objective: Determine the ratio of HCV genotypes and some other factors in patients has hepatitis C. Method: Retrospective, descriptive and cross-sectional method. Data of HCV genotypes and of some other factors; collected at the University Medical Center HCMC from April 1st 2010 to September 30th 2010 were analysed. Results: Genotype 1: 65.6%, genotype 6: 17.8%, genotype 2: 15.8%, unidentified genotype: 0.8% in 360 cases. Genotype 1 has the high proportion of age classes and the ages from 33-62 years old have the most concentrated. Using 2 test: there is a link between gender and HCV genotype but no correlation between HCV genotype and age with viral load. * Bộ môn Vi sinh, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ** Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh *** Bộ môn Vi sinh, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Địa chỉ liên hệ: PGS.TS Cao Minh Nga ĐT: 0908361512 Email: pgscaominhnga@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y tế Công cộng 201 Conclusion: Genotype 1 has the highest rates and the patients who has hepatitis C need to be determined HCV genotype before treatment. Key words: HCV, genotype, real-time RT-PCR. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh viêm gan siêu vi C là một vấn đề thời sự của y học Việt nam và thế giới do tỉ lệ nhiễm bệnh cao (2-9% dân số) và những hậu quả lâu dài, trầm trọng có thể xảy ra như xơ gan và ung thư gan. Bệnh do virus viêm gan C (HCV) thuộc họ Flaviviridae gây nên. HCV được phân thành 6 genotype (1 đến 6) với khoảng 30 subtype (a, b, c, ). Các genotype có trình tự nucleotide khác nhau khoảng 30%, các subtype khác biệt từ 20-25%. Việc xác định số lượng HCV (HCV-RNA) và genotype HCV khi bắt đầu điều trị bệnh viêm gan C rất quan trọng trong chỉ định và tiên lượng điều trị bệnh viêm gan C(1,2,6,7). Tại Việt nam, tỉ lệ người nhiễm HCV ở mức độ cao (4-9%) với các loại genotype HCV thường gặp là 1, 2 và 6(3,5,6,8). Nghiên cứu này nhằm mục đích: - Xác định tỉ lệ các genotype HCV trên những bệnh nhân viêm gan C tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. - Tìm hiểu mối liên quan giữa genotype HCV và các yếu tố khác. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Loại hình nghiên cứu: Mô tả hồi cứu – thiết kế cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân viêm gan C được làm xét nghiệm định lượng HCV-RNA và xác định genotype HCV bằng phương pháp Real-Time RT-PCR tại BV Đại học Y Dược TP. HCM từ 01/04/2009 đến 30/09/2009. Cỡ mẫu: Tất cả trường hợp được thực hiện hai xét nghiệm nêu trên. Phương pháp nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn mẫu: Bệnh nhân có HCV- RNA dương tính, được xác định kiểu gen HCV bằng kỹ thuật Real-Time RT-PCR(3,4), có đầy đủ thông tin về họ tên, tuổi, giới tính của bệnh nhân. Ghi nhận số liệu vào “Bảng thu thập số liệu” Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 17.0 và vẽ biểu đồ bằng Excel 2007. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chúng tôi thu thập được 360 trường hợp có kết quả định lượng HCV-RNA và định genotype HCV. Đặc tính của mẫu nghiên cứu Giới tính: 170 nam (47,2%) và 190 nữ (52,8%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa giới nam và nữ (p<0,05). Tuổi Biểu đồ 1: Tỷ lệ phân bố bệnh nhân theo lớp tuổi Nhận xét: Độ tuổi chiểm tỉ lệ cao nhất: 53- 62 (34,7%), tuổi trung bình: 49,34 ± 0,574; tuổi nhỏ nhất: 13, tuổi lớn nhất: 79. Về tỉ lệ các loại genotype HCV Biểu đồ 2: Tỷ lệ từng loại genotype HCV Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 202 Nhận xét: Trong số các bệnh nhân nhiễm HCV, genotype 1 chiếm ưu thế (65,6%), genotype 6 - 15,8%, genotype 2 - 15,8%, các trường hợp không định được genotype chiếm tỷ lệ rất thấp - 0,8%. Khảo sát các mối liên quan: Do tỷ lệ các trường hợp không định được genotype rất nhỏ (0,8%) so với genotype 1, 2 và 6 nên chúng tôi không phân tích số liệu này khi thực hiện phép kiểm 2. Mối liên quan giữa giới tính với từng loại genotype HCV Bảng 1: Tỷ lệ phân bố genotype HCV theo giới tính Genotype 1 Genotype 2 Genotype 6 Nam 70,1% 10,8% 19,2% Nữ 62,6% 20,5% 16,8% Như vậy, tỷ lệ genotype 1 chiếm ưu thế hơn genotype 2 và 6 ở cả hai giới nam / nữ và có mối liên quan giữa giới tính với từng loại genotype HCV (χ2 = 6,298 < χ2(3-1)(2-1); 0,05 = 5,99). Mối liên quan giữa tuổi với từng loại genotype HCV Bảng 2: Tỷ lệ phân bố genotype HCV theo từng lớp tuổi Tỉ lệ % các loại genotype HCV Lớp tuổi Genotype 1 Genotype 2 Genotype 6 13-22 66,7 0,0 33,3 23-32 54,5 18,2 27,3 33-42 69,7 13,6 16,7 43-52 70,8 13,3 14,2 53-62 60,8 18,4 20,0 63-72 65,4 19,2 15,4 73-82 60,0 20,0 20,0 Nhận xét: Genotype 1 chiếm tỷ lệ lớn theo từng lớp tuổi Mối liên quan giữa nồng độ HCV-RNA với từng loại genotype HCV Bảng 3: Phân bố genotype HCV theo nồng độ virus Tỉ lệ % các loại genotype HCV Nồng độ HCV-RNA Genotype 1 Genotype 2 Genotype 6 ≤ 2.106 copies/mL 67,4 17,1 15,5 > 2.106 copies/mL 64,8 14,8 20,5 Nhận xét: Genotype 1 chiếm đa số trong cả hai trường hợp nồng độ HCV-RNA ≤ 2.106 copies/mL và > 2.106 copies/mL. BÀN LUẬN Về kết quả genotype HCV Sử dụng kỹ thuật real-time RT-PCR(3,4) cho 360 mẫu huyết thanh để định lượng HCV- RNA và định genotype với mồi và Taqman probe đặc hiệu 5-UTR cho kết quả: 357 trường hợp (99,17%) xác định được genotype, 3 trường hợp không xác định được genotype chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ (0,83%). Như vậy, có thể có sự tồn tại của những genotype khác tại Việt Nam mà kỹ thuật real-time RT-PCR dùng primer và probe đặc hiệu cho genotype 1, 2 và 6 không phát hiện được. Để xác định các genotype này, có thể tiến hành kỹ thuật giải trình tự trên vùng 5’UTR hoặc vùng NS5B của bộ gen HCV. Tuy vậy, để ứng dụng kết quả cho điều trị bệnh nhân viêm gan C, việc phát hiện được genotype 1 là đóng vai trò quan trọng nhất. Ba loại genotype HCV xác định được (Biểu đồ 2) trong nghiên cứu này: genotype 1 chiếm tỷ lệ cao nhất (65,6% ), tiếp theo là genotype 6 (17,8%), genotype 2 (15,8%). Tỷ lệ genotype 1 của chúng tôi cao hơn và genotype 6 thấp hơn so với các kết quả nghiên cứu trước đây của Phạm Thị Thu Thủy(8) (58,4% và 23,9%), Hồ T. Thanh Thủy (3) (56% và 26%). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi khá tương đồng với nghiên cứu của hai tác giả Nguyễn Thanh Bảo và Phạm Hùng Vân(5) định genotype HCV bằng kỹ thuật giải trình tự trên 2.000 mẫu (genotype 1 - 71%, genotype 6 - 18,6%). Kết quả của chúng tôi không có sự hiện diện của genotype 3 (là một trong bốn genotype thường gặp tại Đông Nam Á, nhưng ở Việt Nam lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với ba genotype còn lại)(3,5,6,7) do chúng tôi không dùng bộ kít phát hiện genotype 3. Tuy nhiên nếu genotype 3 nằm trong nhóm này thì tỷ lệ genotype 3 tương tự các nghiên cứu trước đó. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y tế Công cộng 203 Những người nhiễm HCV genotype 3 thường liên quan đến việc tiêm chích ma túy(1,2,9). Genotype 1 chiếm tỷ lệ cao (65,6%), đây là điều đáng quan ngại vì genotype 1 thường ít đáp ứng với điều trị hơn so với các loại genotype khác, thời gian điều trị bằng Interferon và Ribavirin cũng kéo dài hơn (48 tuần), liều lượng Ribavirin cao hơn (1.000- 1.200mg/ngày) so với các loại genotype khác (800mg/ngày). Sự tốn kém về chi phí điều trị, thời gian điều trị kéo dài hơn và nhiều tác dụng phụ khiến bệnh nhân dễ bỏ ngang việc điều trị. Đây chính là yếu tố góp phần tiên lượng xấu cho bệnh nhân HCV genotype 1 trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Do vậy, xét nghiệm xác định genotype HCV trước khi bắt đầu điều trị có vai trò rất quan trọng trong lâm sàng để quyết định phác đồ điều trị và tiên lượng khả năng đáp ứng điều trị của bệnh nhân. Về mối liên quan giữa giới tính và genotype HCV Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi (Bảng 1), genotype 1 và 6 ở nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữ (70,1% và 19,2% so với 62,6% và 16,8%), genotype 2 ở nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam (20,5% so với 10,8%). Sử dụng phép kiểm 2 cho thấy có mối liên quan giữa giới tính và từng loại genotype HCV. Đây là điểm khác biệt của nghiên cứu này so với một số y văn trên thế giới - không có mối liên quan giữa giới tính và từng loại genotype HCV(1,2,9). Về mối liên quan giữa tuổi và genotype HCV Bảng 2 cho thấy, genotype 1 chiếm tỷ lệ cao nhất qua các lớp tuổi và lớp tuổi có tỷ lệ nhiễm HCV cao nhất là 53-62 tuổi (34,7%). Sau khi nhiễm HCV, cần một khoảng thời gian 10- 20 năm mới có biểu hiện lâm sàng khiến bệnh nhân phải đi khám bệnh, vì vậy các genotype HCV phát hiện được nhiều hơn ở nhóm tuổi 53-62. Về mối liên quan giữa nồng độ virus và genotype HCV Kết quả nghiên cứu (Bảng 3) cho thấy, khi xét từng loại genotype HCV trên nhóm bệnh nhân có nồng độ virus > 2.106 copies/mL thì genotype 1 chiếm 64,8%, tương tự như kết quả nghiên cứu Phạm T. Thu Thủy (65,08%)(8). Vậy, bệnh nhân nhiễm HCV mạn Việt Nam có tiên lượng xấu hơn và thời gian điều trị kéo dài hơn. Không có mối liên quan giữa nồng độ virus trong huyết thanh với từng loại genotype HCV khi dùng phép kiểm 2. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Phạm T. Thu Thủy(8). Như vậy, số lượng virus không phụ thuộc vào loại genotype HCV và đây là hai yếu tố độc lập để tiên lượng khả năng đáp ứng với điều trị. Thực vậy nhóm bệnh nhân khi bắt đầu điều trị nếu số lượng siêu vi ≤ 2.106 copies/ml sẽ cho đáp ứng lâu dài về siêu vi cao hơn một cách có ý nghĩa so với nhóm bệnh nhân có số lượng siêu vi > 2.106 copies/ml. Còn bệnh nhân nhiễm genotype 1 có tiên lượng xấu hơn bệnh nhân nhiễm các genotye khác do khả năng kém đáp ứng với điều trị. Bên cạnh đó, định genotype còn giúp chúng ta quyết định thời gian điều trị đối với bệnh nhân, cụ thể là 48 tuần đối với bệnh nhân nhiễm genotype 1, và 24 tuần đối với bệnh nhân nhiễm các genotype khác(1,2,7). KẾT LUẬN Khảo sát 360 bệnh nhân có HCV-RNA (+) được xác định genotype HCV bằng kỹ thuật Real-Time RT-PCR cho kết quả sau: 1. Genotype 1: 65,6%, genotype 2: 15,8%, genotype 6: 17,8%, không xác định được genotype chiếm tỉ lệ rất thấp - 0,8%. 2. Có mối liên quan giữa giới tính với từng loại genotype HCV. 3. Không có mối liên quan giữa tuổi hay nồng độ virus với từng loại genotype HCV. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 204 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Colin WS, Lyn F, Miriam JA (2005). Global epidemiology of hepatitis C virus infection, Lancet Infect Dis 2005; 5: 558-67. 2. National Institutes of Health (2002). NIH Consensus and State-of-the-Science Statements: Management of Hepatitis C. Hepatology. 3. Hồ T. Thanh Thủy, Nguyễn Bảo Toàn, Cao Minh Nga, Đặng Tất Thế, Vũ T. Tường Vân (2008). Xác định một số kiểu gen thường gặp của siêu vi viêm gan C bằng kỹ thuật Real-Time RT-PCR. Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ IV Hóa sinh và Sinh học phân tử phục vụ Nông, Sinh, Y học và Công nghiệp thực phẩm. NXB Khoa học và Kỹ thuật. Hà nội. Tr. 561. 4. Nguyễn Hoàng Chương, Hồ T. Thanh Thủy, Cao Minh Nga, Phạm Hoàng Phiệt, Hồ Huỳnh Thùy Dương (2004). Xây dựng qui trình định lượng virus viêm gan C (HCV) bằng kỹ thuật real-time RT-PCR. Tạp chí “Y học thành phố Hồ Chí Minh”. Hội nghị KHKT lần thứ 21 Đại học Y Dược TP. HCM, 31/3/2004. Chuyên đề Y học Cơ sở. Tập 8 * Phụ bản Số 1. Tr.: 52 – 58 5. Nguyễn Thanh Bảo, Phạm Hùng Vân (2009). Áp dụng kỹ thuật giải trình tự trực tiếp sản phẩm PCR thu nhận được từ thử nghiệm Real-Time RT-PCR vùng 5’NC để làm xét nghiệm định kiểu gen HCV. Hội nghị KHKT lần thứ 26 Đại học Y Dược TP. HCM. Chuyên đề Nội khoa. Tập 13 * Phụ bản Số 1. Tr.: 242-7. 6. Nguyễn Thanh Hảo, Nguyễn Thu Vân, Hoàng Thủy Nguyên & Cs (2000). Genotyp virút viêm gan C ở Việt nam. Tạp chí thông tin Y Dược (ISSN0868-3891). Số đặc biệt chuyên đề bệnh gan mật. Hà nội, 2002, tr: 46-48. 7. Pawlotski JM, Bouvier-Alias M, Hezode C, Darthuy F, Remire J, Dhumeax D (2000). Standardization of Hepatitis C Virus RNA Quantification. Hepatology. 32: 654-9. 8. Phạm Thị Thu Thủy, Hồ Tấn Đạt, Nguyễn Thanh Tòng, Nguyễn Bảo Toàn, Phan Hữu Bội Hoàn, Nguyễn Bá Tòng (2005). Kiểu gen của viên gan siêu vi C ở Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh. 9. Zhou YQ, Wang XH, Mao W, Fan J, Zhu F, Zhang XQ et al (2009). Changes in modes of hepatitis C infection acquisition and genotypes in southwest China. Journal of clinical viriology. 2009;46:230-33.
Tài liệu liên quan