Đặt vấn đề: Phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng đã phát triển khắp thế giới trong 2 thập kỷ qua. Tại Việt Nam, phẫu thuật này ngày càng được phát triển rộng rãi. Mục tiêu: Đánh giá kết quả của phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng cách bờ hậu môn từ 5cm trở lên. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả cắt ngang, 132 trường hợp ung thư trực tràng được phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng cách bờ hậu môn từ 5cm trở lên tại bệnh viện Bình Dân từ 06/2007 đến 02/2011. Kết quả: Hồi cứu 132 bệnh nhân: 73 nam, 59 nữ. Tuổi trung bình: 58,4 ± 14,1. Triệu chứng lâm sàng nổi bật nhất là đi tiêu phân đàm máu (81,8%). Vị trí bướu ≤ 10cm (58,3%), > 10cm (42,7%).Giải phẫu bệnh: carcinom tuyến (99,2%). Phân loại TNM: I (2,6%), II (14,5%), III (72,7%), IV (9,1%). Biến chứng sau mổ: nhiễm trùng vết mổ (28,8%), xì rò miệng nối (9,1%). Tỷ lệ tử vong là 0,8%. Kết luận: Đây là phẫu thuật an toàn và hiệu quả với tỷ lệ biến chứng sau mổ và tử vong thấp
7 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng cách bờ hậu môn từ 5cm trở lên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 161
PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRỰC TRÀNG
CÁCH BỜ HẬU MÔN TỪ 5CM TRỞ LÊN
Đinh Quang Tâm*, Trần Thiện Hòa*, Nguyễn Trần Uyên Thy*, Văn Tần**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng đã phát triển khắp thế giới trong 2 thập kỷ qua.
Tại Việt Nam, phẫu thuật này ngày càng được phát triển rộng rãi.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả của phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng cách bờ hậu môn từ 5cm trở
lên.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả cắt ngang, 132 trường hợp ung thư trực tràng
được phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng cách bờ hậu môn từ 5cm trở lên tại bệnh viện Bình Dân từ
06/2007 đến 02/2011.
Kết quả: Hồi cứu 132 bệnh nhân: 73 nam, 59 nữ. Tuổi trung bình: 58,4 ± 14,1. Triệu chứng lâm sàng nổi
bật nhất là đi tiêu phân đàm máu (81,8%). Vị trí bướu ≤ 10cm (58,3%), > 10cm (42,7%).Giải phẫu bệnh:
carcinom tuyến (99,2%). Phân loại TNM: I (2,6%), II (14,5%), III (72,7%), IV (9,1%). Biến chứng sau mổ:
nhiễm trùng vết mổ (28,8%), xì rò miệng nối (9,1%). Tỷ lệ tử vong là 0,8%.
Kết luận: Đây là phẫu thuật an toàn và hiệu quả với tỷ lệ biến chứng sau mổ và tử vong thấp.
Từ khóa: rò miệng nối – phẫu thuật nội soi – ung thư trực tràng.
ABSTRACT
OUTCOME OF LAPAROSCOPIC SURGERY FOR RECTAL CANCER TREATMENT WITH TUMOR
POSITION 5CM FROM THE ANAL VERGE.
Đinh Quang Tam, Tran Thien Hoa, Nguyen Tran Uyen Thy, Van Tan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2012: 160 ‐ 166
Background: Laparoscopic surgery for rectal cancer is increasingly practiced worldwide in the last 2
decades. In Vietnam, this surgery is increasingly widespread.
Objective: To evaluate the results of laparoscopic surgery for rectal cancer treatment with tumor position
5cm from the anal verge.
Method: Retrospectively studied 132 patients of rectal cancers undergoing low anterior resection surgery at
Binh Dan hospital from 06/2007 to 02/2011.
Results: There were 132 patients including 73 males and 59 females, mean age was 58.4 ± 14.1. The
common symptom was melena (81.8%). Tumor position: ≤ 10cm (58.3%), > 10cm (42.7%). Pathologic result:
adeno carcinoma (99.2%). TNM classification: I (2.6%), II (14.5%), III (72.7%), IV (9.1%). The common
postoperative complications were: wound infection 28.8%, anastomotic fistula 9.1%. The mortality rate was
0.8%.
Conclusion: This is the safe and effective surgery with low of the postoperative complications and mortality
* Khoa Tổng Quát I Bệnh Viện Bình Dân – TPHCM
** Khoa Tổng Quát III Bệnh Viện Bình Dân ‐ TPHCM
Tác giả liên lạc: BS Trần Thiện Hoà, ĐT: 0903749415, Email: bsthienhoa@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 162
rate.
Key words: Anastomotic fistula – Laparoscopic surgery – rectal cancer.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư đại trực tràng là bệnh thường gặp.
Trực tràng là vị trí thường gặp nhất trong ung
thư đại trực tràng. Chẩn đoán ung thư đại trực
tràng ở nước ta nói chung thường ở giai đoạn
trễ.
Vì vậy kết quả điều trị thường hạn chế. Điều
trị trong ung thư trực tràng chủ yếu là phẫu
thuật, các phương pháp khác chỉ có vai trò hỗ
trợ. Hiện nay nhờ phẫu thuật nội soi thao tác dễ
dàng, cầm máu tốt, dùng máy khâu nối ruột có
thể áp dụng vùng thấp, miệng nối kín đều nếu
dùng máy đúng kỹ thuật, sau nối dễ kiểm tra
hai mặt cắt của hai đầu ruột. Kỹ thuật cắt đoạn
đại trực tràng nối máy nội soi ngày càng được
áp dụng rộng rãi và đạt được nhiều kết quả khả
quan(1,2,8,9,11). Tại Việt Nam(3,5,10) hiện cũng đã có
một số nghiên cứu bước đầu về lĩnh vực này
nhưng dường như vẫn chưa đưa ra được nhiều
kết quả thuyết phục. Vì vậy chúng tôi tiến hành
nghiên cứu này với mục tiêu nhằm đánh giá
bước đầu phẫu thuật nội soi điều trị ung thư
trực tràng cách bờ hậu môn từ 5cm trở lên tại
bệnh viện Bình Dân.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang, hồi cứu theo bệnh án mẫu
nghiên cứu.
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Bệnh viện Bình Dân từ 06/2007 đến 02/2011.
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Những bệnh nhân được chẩn đoán là ung
thư trực tràng và được phẫu thuật cắt đoạn đại
trực tràng nội soi tại bệnh viện Bình Dân. Bệnh
án lưu trữ phải đầy đủ các yếu tố nghiên cứu
theo bệnh án mẫu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Những bệnh nhân được chẩn đoán là ung
thư trực tràng và được phẫu thuật Miles hoặc
nối ống hậu môn tại bệnh viện Bình Dân hoặc
bệnh án lưu trữ không đầy đủ các yếu tố nghiên
cứu theo bệnh án mẫu.
Xử lý kết quả nghiên cứu
Các số liệu lâm sàng được lưu trữ và tính
toán bằng phần mềm SPSS 16.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian nghiên cứu có 132 bệnh
nhân thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh.
Tuổi trung bình: X = 58,4 (26 ‐ 86), SD = 14,1.
Nữ = 59 (44,7%), Nam = 73 (55,3%), nam/nữ =
73/59 (1,2/1).
Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng - cận lâm sàng-phương
pháp phẫu thuật
Các bệnh lý đi kèm n %
Không 113 84,1
Tăng huyết áp 11 8,3
ĐTĐ 5 3,8
Bệnh tim mạch 5 3,8
Tính chất phân
Bình thường 9 6,8
Tiêu đàm máu 108 81,8
Tiêu đàm nhớt 12 9,1
Tiêu phân dẹt 3 2,3
Tính chất khối u
Sần sùi 126 95,5
Loét 3 2,3
Thâm nhiễm 3 2,3
K/cách u so với rìa hậu môn
5 cm 5 3,8
5 – 10 cm 59 44,7
>10 cm 68 51,5
So với chu vi trực tràng
≤ 1/3 chu vi 26 19,7
1/2 chu vi 27 20,5
2/3 chu vi 19 14,4
≥ 3/4 chu vi 60 45,5
Giải phẫu bệnh:
Carcinom tuyến biệt hóa tốt 35 26,5
Carcinom tuyến biệt hóa vừa 87 65,9
Carcinom tuyến biệt hóa kém 9 6,8
Carcinom tế bào nhẫn 1 0,8
Phương pháp phẫu thuật:
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 163
Các bệnh lý đi kèm n %
PTNS, nối máy 95 71,9
PTNS, nối tay
PTNS chuyển mổ mở, nối máy
PTNS chuyển mổ mở, nối tay
8
21
8
6,1
15,9
6,1
Bảng 2: Kết quả sau phẫu thuật
n %
Độ dài cắt trên u 10cm 133 100
Độ dài cắt dưới u:
2cm 78 58,6
5cm 55 41,4
Không biến chứng 79 59,7
Tai biến trong mổ 0 0
Biến chứng sau mổ:
Xì rò miệng nối 12 9,1
Thoát vị vết mổ 1 0,8
Dính ruột sớm sau mổ 1 0,8
Bung thành bụng 1 0,8
Nhiễm trùng vết mổ 38 28,8
Tử vong 1 0,8
TNM
T1 2 1,5
T2 6 4,5
T3 50 37,8
T4 74 56,2
N0 18 13,6
N1 74 56,1
N2 40 30,3
M0 120 90,9
M1 12 9,1
Siêu âm bụng
14 trường hợp (10,6%) phát hiện có u. Ngoài
ra 5 trường hợp (3,8%) phát hiện di căn gan, 113
trường hợp (85,6%) không phát hiện bất thường.
Thời gian mổ
Trung bình là 178,14 phút (65‐360), độ lệch
chuẩn là 59,9 phút.
Thời gian điều trị
Trung bình là 17,09 ngày (10‐37), độ lệch
chuẩn là 7,9 ngày.
CEA trong máu
< 5ng/ml: 61 trường hợp (46,2%), ≥5ng/ml: 71
trường hợp (53,8%).
Siêu âm qua ngã trực tràng
Được thực hiện trong 27/132 (20,5%), trong
đó 4 TH (3%) chưa xâm lấn, 1 TH (0,8%) xâm lấn
niêm mạc, 12 TH (9,1%) xâm lấn cơ, 10 TH
(7,6%) xâm lấn cơ quan lân cận.
CTscan bụng: được thực hiện trong 63/132
(47,7%), trong đó 51 TH (38,6%) phát hiện u
chưa di căn, 12 TH (9,1%) phát hiện u di căn.
BÀN LUẬN
Đặc điểm bệnh nhân
Tuổi
Nguy cơ bị ung thư trực tràng tăng theo
tuổi. Qua khảo sát,chúng tôi ghi nhận tuổi mắc
bệnh trung bình là 58,4 ± 14, lứa tuổi mắc bệnh
thường gặp từ 50 – 70 tuổi. Kết quả phù hợp với
y văn trong và ngoài nước: tuổi trung bình trong
nghiên cứu của Nguyễn Minh An(5) là 51 tuổi,
nghiên cứu của Floris(2) là 60 tuổi, nghiên cứu
của C.A.Sartori(9) là 64,2 tuổi.
Giới
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ theo
giới nam/nữ = 1,2/1. Qua so sánh tỉ lệ nam/ nữ
với các tác giả khác, chúng tôi nhận thấy kết quả
tương tự với kết quả của tác giả khác(6,9).
Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng nổi bật trong nghiên cứu là tiêu
phân đàm máu (81,8%). Triệu chứng này được
các tác giả ghi nhận nhiều nhất 95,6% ‐96,6%
theo nghiên cứu của Phan Anh Hoàng(7),
Nguyễn Văn Hiếu(6). Đây cũng là triệu chứng
chính khiến bệnh nhân đến khám tại bệnh viện.
Tuy nhiên một số bệnh nhân khi có tiêu phân
đàm máu vẫn nghĩ bị bệnh trĩ hoặc kiết lỵ nên
vẫn chưa đến khám ngay khi lần đầu có triệu
chứng, dẫn đến tình trạng bệnh nhân khi được
phẫu thuật đều ở giai đoạn muộn.
Tính chất – hình dạng khối u
Sần sùi chiếm 126/132 (96,5%) cao hơn so với
kết quả của Nguyễn Minh An(5) (79,4%).
Khoảng cách u so với rìa hậu môn
Khối u cách rìa hậu môn 5cm chiếm tỷ lệ
3,8% (5TH), tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu của
Nguyễn Minh An(5) (14,7%‐5TH). Khối u cách rìa
hậu môn 5‐10cm chiếm tỷ lệ 44,7% (59TH), tỷ lệ
này thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Minh
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 164
An(5) (73,5% ‐ 25TH). Khối u cách rìa hậu môn từ
10cm trở lên chiếm tỷ lệ 51,5% (68TH). Lý do vì
trong nghiên cứu này chúng tôi thực hiện đối
với u từ 5cm trở lên, chúng tôi không đưa vào
nghiên cứu những trường hợp ung thư trực
tràng thấp đã được điều trị bằng phẫu thuật cắt
trực tràng, nối đại tràng ống hậu môn hoặc
phẫu thuật Miles giống những nghiên cứu của
Nguyễn Minh An(5).
Kích thước u so với trực tràng
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra kích thước u
so với chu vi trực tràng là yếu tố tiên lượng
độc lập với thời gian sống thêm sau mổ(1,2,8).
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi thì
kích thước u chiếm trên ½ chu vi là 80,3% thể
hiện có 1 tỉ lệ lớn bệnh nhân được chẩn đoán
và điều trị tương đối muộn.
Kháng nguyên phôi (CEA)
Chúng tôi có 132 bệnh nhân (100%) được
làm xét nghiệm kháng nguyên phôi trước mổ,
trong đó ghi nhận có 71 bệnh nhân (53,8%) có
nồng độ CEA trước mổ cao hơn 5ng/ml. Tỷ lệ
này cao hơn so nghiên cứu của Trần Minh
Hoàng (9) (25,5%) và sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với P < 0,01. Tăng nồng độ CEA trong
máu là yếu tố giúp hướng đến việc tìm kiếm
ung thư đại trực tràng và CEA sau mổ thường
báo hiệu tình trạng tái phát hoặc xuất hiện di
căn.
Siêu âm bụng
Chúng tôi có 19 trường hợp phát hiện u
(14,4%), trong đó 14 trường hợp phát hiện u, 5
trường hợp phát hiện di căn gan. Điều này cho
thấy siêu âm là phương tiện rẻ tiền, không xâm
lấn nhưng kết quả vẫn giúp ích được các bác sĩ
lâm sàng hướng đến ung thư.
Siêu âm qua ngã trực tràng
Được thực hiện trong 27/132 (20,5%), CTscan
bụng được thực hiện trong 63/132 (47,7%). Đây
là những phương tiện hiện đại có thể giúp
chúng ta xác định được giai đoạn bệnh. Vì thế
càng ngày chúng ta càng nên thực hiện những
xét nghiệm trên thường quy để có thể đưa ra
phương hướng giải quyết cho bệnh nhân một
cách chính xác và an toàn nhất.
Giải phẫu bệnh
Các tác giả đều ghi nhận giải phẫu bệnh chủ
yếu là carcinôm tuyến (từ 92,2% đến 100%).
Chúng tôi ghi nhận kết quả giải phẫu bệnh. Hầu
hết là carcinom tuyến (99,2%), trong đó
carcinom biệt hóa vừa chiếm 65,9% chiếm tỉ lệ
nhiều nhất, kế đến là carcinom biệt hóa tốt
26,5%. kết quả này phù hợp với nghiên cứu của
Trần Minh Hoàng(10): carcinom tuyến (92,1%),
nghiên cứu của Nguyễn Văn Hiếu(6) (89,8%).
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 13 trường
hợp trước mổ chẩn đoán là u tuyến ống tăng sản
tuyến kèm viêm, nghịch sản nặng, kết quả sau
mổ là carcinom tuyến. Có 1 trường hợp trước
mổ chẩn đoán carcinom tuyến biệt hóa kém, sau
mổ là biệt hóa vừa, có thể do sinh thiết qua nội
soi không phản ánh được chính xác đặc điểm
mô học toàn bộ khối u.
Giai đoạn bệnh
Phân loại giai đoạn bệnh ung thư trực tràng
theo TNM. Giai đoạn I chiếm 3%, giai đoạn II
chiếm 15,2%, giai đoạn III chiếm 72,7% và giai
đoạn IV chiếm 9,1%. Điều này có nghĩa đa số
BN (81,8% ‐ giai đoạn III‐IV) đều đến điều trị ở
giai đoạn muộn.
Theo các tác giả nước ngoài hiện nay áp
dụng rộng rãi kỹ thuật nội soi kể cả khối u ở giai
đoạn T4 (mà trước đây chống chỉ định mổ nội
soi). Trong nghiên cứu của chúng tôi áp dụng
PTNS cho 74TH cho u T4, trong đó có 29 TH
chuyển mổ mở. vậy tỷ lệ áp dụng được PTNS
cho u T4 là 34,1% (45/132). Tỷ lệ này của nghiên
cứu của chúng tôi cao hơn trong nghiên cứu của
C.A.Sartori(9) là 12,1% (12/174). Theo nghiên cứu
của Floris(2), C.A.Sartori(9), tỷ lệ phẫu thuật nội
soi được cao nhất là ở T2 (39,3% ‐ 68/174), kế đến
là T3 (29,9% ‐ 52/174), tiếp đến là T1 (18,7% ‐
32/174). Như vậy ở nước ngoài chương trình
tầm soát bệnh tốt hơn ở nước chúng ta nên tỷ lệ
bệnh nhân được phát hiện và điều trị sớm hơn.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 165
Phương pháp phẫu thuật
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 16 BN
khâu nối tay qua đường mổ nhỏ là do bệnh
nhân có hoàn cảnh khó khăn, lại không có bảo
hiểm y tế nên không thể sử dụng máy nối. 29
trường hợp chuyển mổ mở của chúng tôi phần
nhiều ở giai đoạn đầu, gặp khó khăn do khối u
lớn, xâm lấn sang các tổ chức xung quanh. Ở
giai đoạn sau, khi đã thuần thục, những trường
hợp còn khả năng phẫu thuật đều được PTNS.
Thời gian mổ
Trung bình là 178,14 phút, nhan nhất là 65
phút và chậm nhất là 360 phút.Yếu tố này phù
hợp với các nghiên cứu của các tác giả
C.A.Sartori(9) là 218,9 phút (140‐360), theo
Nguyễn Minh An(5) là 134,5 phút (105‐220),
Pugliese R.(8) là 239 phút (110‐460).
Đánh giá diện cắt dưới u
Các nghiên cứu trước đây cho rằng diện cắt
cách rìa u 2 cm là tương đối an toàn và việc cắt
đoạn có thể được áp dụng cho u cách rìa hậu
môn 5 cm. Nhờ sự giảm khoảng cách giới hạn
an toàn mà một phần lớn phẫu thuật Miles đã
có thể được tránh khỏi. Theo Phan Anh
Hoàng(7), không có trường hợp nào trong 78
bệnh nhân khảo sát có tế bào ung thư quá 2cm.
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 78TH
(58,6%) có diện cắt dưới u là 2cm, ngoài ra 55TH
(41,4%) có diện cắt dưới u là 5cm. Và kết quả
giải phẫu bệnh sau mổ không có trường hợp
nào bờ phẫu thuật còn hiện diện tế bào ác tính.
Tai biến
Chúng tôi không gặp phải tai biến trong mổ
biến chứng sau mổ:
Nhiễm trùng vết mổ
Là một nhiễm trùng mắc phải trong bệnh
viện thường gặp nhất. Trong nghiên cứu của
chúng tôi chiếm 28,8% (38/132), trong đó. Tất cả
các trường hợp trên đều được điều trị nội thành
công: thay kháng sinh theo kháng sinh đồ, thay
băng vết mổ nhiều lần trong ngày. Biến chứng
trên tuy không nguy hiểm như những biến
chứng khác nhưng vẫn làm tăng kinh phí điều
trị và kéo dài thời gian nằm viện. Tỷ lệ nhiễm
trùng vết mổ trong nghiên cứu của chúng tôi
cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Minh
An(5) (5,9%), Hoàng Mạnh An(3) (4,6%), khả năng
2/3 TH là chuyển từ PTNS sang mổ mở, khả
năng dễ bị nhiễm trùng vết mổ hơn.
Xì rò miệng nối
Xì rò miệng nối là một trong những biến
chứng được lưu tâm nhất trong phẫu thuật điều
trị ung thư trực tràng, quyết định thành công
hay thất bại của phẫu thuật, lảm tăng nguy cơ tử
vong, kéo dài thời gian điều trị, tăng chi phí,
tăng khả năng tái phát và giảm thời gian sống.
Tỷ lệ xì rò miệng nối rất khác nhau giữa các tác
giả nước ngoài(1,2,8,9,11,4) và không thể so sánh
chính xác với nhau được vì phác đồ điều trị, vị
trí u, kỹ thuật mổ... khác nhau giữa các nghiên
cứu. Tại bệnh viện Bình Dân chúng tôi không
mở hồi tràng giải áp thường quy mà chúng tôi
áp dụng dẫn lưu giải áp lòng trực tràng và dẫn
lưu cạnh miệng nối, tuy nhiên tỉ lệ biến chứng
vẫn còn cao. Trong nghiên cứu, chúng tôi có 12
trưởng hợp xì rò miệng nối, chiếm tỷ lệ 9,1%. Tỷ
lệ này thấp so với một số nghiên cứu của các tác
giả khác: theo C.A.Sartori(9) là 13,7%, sự khác
biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Theo nghiên cứu của C.A.Sartori(9) những yếu tố
có liên quan đến xì rò miệng nối là giới tính, vị
trí u, những yếu tố khác chưa tìm thấy mối liên
quan. Trong nghiên cứu của chúng tôi: chúng
tôi nhận thấy tỷ lệ nam/nữ trong nhóm xì rò là
3/1, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa
thống kê (χ2 = 2,13 ‐ bậc tự do 1). Vị trí khối u
chiếm tỷ lệ cao hơn ở nhóm ≤ 10cm (58,3%), thấp
hơn ở nhóm > 10cm (41,7%), tuy nhiên sự khác
biệt này cũng không có ý nghĩa thống kê (χ2 =
0,53 ‐ bậc tự do 1). Kích thước u so với lòng trực
tràng: tỷ lệ ở nhóm ≥1/2 đường kính cao gấp 2
lần nhóm <1/2 đường kính, tuy vậy sự khác biệt
này cũng không có ý nghĩa thống kê (χ2 = 1,47 ‐
bậc tự do 1). Chúng tôi nhận thấy khi phân tích
mối liên quan giữa giai đoạn bệnh và khả năng
xì rò miệng nối thì sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (χ2 = 1,92 ‐ bậc tự do 1). Chúng
tôi tiến hành phân tích mối liên quan giữa di căn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 166
(M) và khả năng xì rò miệng nối thì sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê (χ2 = 21,54 ‐ bậc tự do 1).
Như vậy yếu tố di căn (M) có ảnh hưởng đến
yếu tố xì rò miệng nối.
Trong 12 ca biến chứng xì rò miệng nối 3 TH
(chiếm tỷ lệ 25%) ống dẫn lưu ra dịch đục mủ
hoặc phân, nhưng tình trạng lâm sàng ổn định,
được chẩn đoán xì rò khu trú, điều trị nội khoa
và bệnh nhân ổn định. 9 TH còn lại (chiếm tỷ lệ
75%), 5 TH chẩn đoán là rò điều trị nội không
ổn, 4 TH có tình trạng viêm phúc mạc, tất cả
những trường hợp này đều được phẫu thuật lại.
Đa số trường hợp phẫu thuật viên đều lựa chọn
rã miệng nối và đưa 2 đầu ra làm HMNT (5 TH),
3 TH làm phẫu thuật Hartmann, 1 TH làm phẫu
thuật Miles (khoét bỏ tầng sinh mô cùng với
đoạn trực tràng còn lại và làm HMNT đoạn ruột
trên), không có trường hợp nào cắt nối lại. Để
làm giảm tỷ lệ xì rò, nhiều tác giả khuyến cáo
mở hồi tràng ra da dự phòng nhưng quan điểm
này còn nhiều tranh cãi. Đặt dẫn lưu vùng chậu
không làm giảm tỷ lệ xì miệng nối nhưng làm
giảm tình trạng viêm phúc mạc ổ bụng khi có
xảy ra biến chứng. Chẩn đoán sớm xì miệng nối
là 1 vấn đề khó khăn, tâm lý ngại can thiệp lại
của phẫu thuật viên làm chẩn đoán trễ khiến
biến chứng nặng nề hơn. Theo chúng tôi, triệu
chứng lâm sàng vẫn là yếu tố quyết định chính,
khi phẫu thuật viên còn phân vân thì nên tham
khảo những bác sĩ có kinh nghiệm.
Tỷ lệ tử vong
Tỉ lệ tử vong 1/12 (8,3%) ở nhóm bệnh nhân
có xì rò miệng nối. Ở bệnh nhân tử vong chúng
tôi ghi nhận được phẫu thuật viên đã tích cực
tiến hành xử lý lại bằng phẫu thuật Hartmann
sau 5 ngày. Nhưng tình hình ổ bụng bệnh nhân
khi phẫu thuật đã ở trong tình trạng viêm phúc
mạc toàn thể, ổ bụng đầy dịch mủ và phân.
Nguyên nhân tử vong có thể do sốc nhiễm
trùng nhiễm độc gây suy đa cơ quan không hồi
phục. Tỷ lệ tử vong chung 1/132 (0,8%) phù hợp
với những nghiên cứu của tác giả Hoàng Mạnh
An(3) (0,8%), C.A.Sartori(9) là 0,57%, Nguyễn Văn
Hiếu(6) là 0,58%. Đa số bệnh nhân tử vong do
được mổ trễ, trên lâm sàng đã có dấu hiệu sốc
nhiễm trùng nhiễm độc gây suy đa cơ quan
không hồi phục hoặc do suy kiệt kéo dài không
lành vết mổ và chỗ khâu nối ruột. Hoặc có thể
tử vong do bệnh lý nội khoa: Tim mạch và tai
biến mạch máu não.
KẾT LUẬN
Qua khảo sát 132 bệnh nhân được phẫu
thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng cách bờ
hậu môn từ 5cm trở lên tại bệnh viện Bình Dân
từ 06/2007 đến 02/2011, chúng tôi nhận thấy:
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
‐ Tuổi trung bình: 58,4 ± 14,1.
‐ Nam/nữ = 73/59 (1,2/1).
‐ Triệu chứng lâm sàng nổi bật nhất là đi tiêu
phân đàm máu (81,8%).
‐ Nội soi trực tràng giúp phát hiện ra ung
thư trực tràng ở 100% các trường hợp.
‐ Vị trí bướu chủ yếu ở ≤ 10cm (58,3%).
‐ Giải phẫu bệnh dạng carcinôm tuyến
chiếm 99,2%.
‐ Giai đoạn lâm sàng khá trễ, bướu thường ở
giai đoạn III (72,7%), giai đoạn IV (9,1%).
Kết quả điều trị
Biến chứng sớm sau mổ gặp nhiều nhất là
nhiễm trùng vết mổ (28,8%), xì rò miệng nối
(9,1%). Trong đó tỷ lệ điều trị nội là 3/12 (25%),
9/12 (75%) còn lại phải phẫu thuật lần 2 bằng
những phương pháp: phẫu thuật Hartmann 3/9