Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc và mổ mở cắt thận để ghép từ người cho sống tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Đặt vấn đề và mục tiêu: Ghép thận là một trong những phương pháp điều trị thay thế hiệu quả nhất. Đối với người cho thận sống kỹ thuật mổ lấy thận để ghép có thể thực hiện bằng phẫu thuật mở hay phẫu thuật nội soi. Hiện nay trên thế giới tại các nước phát triển phẫu thuật nội soi chiếm ưu thế hơn và có xu hướng thay thế cho mổ mở kinh điển vì có nhiều ưu điểm, ít biến chứng và sự hồi phục nhanh sau mổ đối với người cho thận. Tại bệnh viện Chợ Rẫy (BVCR) ghép thận được thực hiện từ năm 1992, kỹ thuật mổ trong giai đoạn đầu là mổ mở, sau đó chuyển sang phẫu thuật nội soi sau phúc mạc hoàn toàn. Báo cáo này nhằm mục đích khảo sát đánh giá so sánh kết quả 2 kỹ thuật mổ của chúng tôi. Đối tượng ‐ phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả cắt ngang. Người được chọn mổ cho thận là những người có quan hệ gia đình với người nhận hoặc động cơ cho thận là nhân đạo. Tiêu chuẩn y học phải phù hợp với tiêu chuẩn cho ‐ nhận thận của Bộ Y tế quy định (thông qua Hội Đồng Ghép thận BVCR). Thời gian thực hiện từ tháng 12/1992 đến 12/2011.Tiêu chuẩn chọn bên để lấy thận là: 2 thận bình thường, chọn bên có chức năng (GFR: ước lượng qua độ thanh thải đồng vị phóng xạ) bằng hoặc kém hơn so với thận để lại hoặc chọn thận có sỏi nhỏ hay nang lành tính .Vị trí thận lấy và mạch máu thận đơn giản không phải là tiêu chuẩn ưu tiên. Kỹ thuật mổ thực hiện được chia thành 2 nhóm: mổ mở (MM) và nội soi sau phúc mạc (NSSPM). Khảo sát so sánh đối chiếu các biến số như: Thời gian mổ, thời gian thiếu máu nóng, biến chứng trong và sau mổ, thời gian dùng thuốc giảm đau, thời gian nằm viện, thời gian hồi phục chức năng thận ghép, biến chứng sau ghép, di chứng xa sau mổ. Đối với nội soi sau phúc mạc thực hiện với 3 trocar, lấy thận trực tiếp qua chỗ mở thành hông lưng giữa 2 chân trocar (được tính toán trước cách 8cm). Rửa và bảo quản thận bằng dung dịch Euro‐Collins lạnh 40C. Sau đó, cho vào túi vô trùng bảo quản ở 40C chờ ghép.

pdf8 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc và mổ mở cắt thận để ghép từ người cho sống tại Bệnh viện Chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  51 PHẪU THUẬT NỘI SOI SAU PHÚC MẠC VÀ MỔ MỞ CẮT THẬN   ĐỂ GHÉP TỪ NGƯỜI CHO SỐNG TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY   Châu Quý Thuận*, Trần Ngọc Sinh*, Chu Văn Nhuận*, Thái Minh Sâm*, Dư Thị Ngọc Thu*,  Trần Trọng Trí*, Hoàng Khắc Chuẩn*, Nguyễn Thị Thái Hà*  TÓM TẮT  Đặt vấn đề và mục tiêu: Ghép thận là một trong những phương pháp điều trị thay thế hiệu quả nhất. Đối  với người cho thận sống kỹ thuật mổ lấy thận để ghép có thể thực hiện bằng phẫu thuật mở hay phẫu thuật nội  soi. Hiện nay trên thế giới tại các nước phát triển phẫu thuật nội soi chiếm ưu thế hơn và có xu hướng thay thế  cho mổ mở kinh điển vì có nhiều ưu điểm, ít biến chứng và sự hồi phục nhanh sau mổ đối với người cho thận.  Tại bệnh viện Chợ Rẫy (BVCR) ghép thận được thực hiện từ năm 1992, kỹ thuật mổ trong giai đoạn đầu là mổ  mở, sau đó chuyển sang phẫu thuật nội soi sau phúc mạc hoàn toàn. Báo cáo này nhằm mục đích khảo sát đánh  giá so sánh kết quả 2 kỹ thuật mổ của chúng tôi.   Đối tượng ‐ phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả cắt ngang. Người được chọn mổ cho thận là những  người có quan hệ gia đình với người nhận hoặc động cơ cho thận là nhân đạo. Tiêu chuẩn y học phải phù hợp với  tiêu chuẩn cho ‐ nhận thận của Bộ Y tế quy định (thông qua Hội Đồng Ghép thận BVCR). Thời gian thực hiện  từ tháng 12/1992 đến 12/2011.Tiêu chuẩn chọn bên để lấy thận là: 2 thận bình thường, chọn bên có chức năng  (GFR: ước lượng qua độ thanh thải đồng vị phóng xạ) bằng hoặc kém hơn so với thận để lại hoặc chọn thận có sỏi  nhỏ hay nang lành tính.Vị trí thận lấy và mạch máu thận đơn giản không phải là tiêu chuẩn ưu tiên. Kỹ thuật  mổ thực hiện được chia thành 2 nhóm: mổ mở (MM) và nội soi sau phúc mạc (NSSPM). Khảo sát so sánh đối  chiếu các biến số như: Thời gian mổ, thời gian thiếu máu nóng, biến chứng trong và sau mổ, thời gian dùng  thuốc giảm đau, thời gian nằm viện, thời gian hồi phục chức năng thận ghép, biến chứng sau ghép, di chứng xa  sau mổ. Đối với nội soi sau phúc mạc thực hiện với 3 trocar, lấy thận trực tiếp qua chỗ mở thành hông lưng giữa  2 chân trocar (được tính toán trước cách 8cm). Rửa và bảo quản thận bằng dung dịch Euro‐Collins lạnh 40C.  Sau đó, cho vào túi vô trùng bảo quản ở 40C chờ ghép.   Kết quả: Có 219 trường hợp (TH) người cho được mổ lấy thận để ghép cho 218 người nhận (1 TH ghép 2  lần), gồm 99/219TH (45,20%) nam và 120/219TH (54,80%) nữ. Tuổi 43,4±8,89 tuổi (26‐63). BMI 22,23±3,0  kg/m2 (17,14 ‐ 35,41). Cùng huyết thống 214TH (97,7%). Máu mất không đáng kể trong cả 2 nhóm, không TH  nào phải  chuyển mổ mở hay mổ  lại. Chức năng  thận  còn  lại  của người  cho  sau mổ: Creatinin‐huyết  thanh  1,10±0,22mg%. Chức năng thận ghép hoạt động tốt sau ghép. Creatinin‐huyết thanh của người nhận thận lúc  ra viện: 1,18±0,21mg%. So sánh đối chiếu các biến số giữa 2 nhóm nội soi và mổ mở kết quả ghi nhận sau: Thời  gian mổ: 165,35±50,34 phút (MM) so với 168,54±42,40 phút  (NSSPM), p>0,05. Thời gian  thiếu máu nóng:  108,02±75,34 giây so với 273,90±84,81 giây, p<0,05. Thời gian dùng thuốc giảm đau: 5,42±1,12 ngày so với  3,30±0,58 ngày, p<0,05. Thời gian nằm viện: 6,7±2,15 ngày so với 4,81±1,17 ngày, p<0,05. Thời gian hồi phục  chức năng  thận ghép: 6,30±4,35 ngày  so với 5,25±6,40 ngày. Thải ghép  cấp 28 TH  (31,80%)  so với 20 TH  (15,30%), p<0,05. Có 1TH thải ghép tối cấp trong nhóm MM phải mổ cắt bỏ thận ghép. Trì hoãn chức năng  thận ghép (DFG): 3 TH (MM) so với 1 TH(NSSPM). Biến chứng sau mổ: 4/131 TH/NSSPM (3,1%) bao gồm:  Chảy máu chân ống dẫn lưu, khối máu tụ quanh thận ghép, dò niệu quản sau ghép, so với 2/88 TH/MM (2,3%)  bao gồm: Chảy máu, rò nước tiểu từ bàng quang, rò nước tiểu từ vị trí cắt nang thận. Di chứng xa đối với người  * Khoa Tiết Niệu Bệnh viện Chợ Rẫy     Tác giả liên lạc: ThS.BS.Châu Quý Thuận.   ĐT: 0903626964   Email: chauquy1963@yahoo.com.vn   Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  52 cho: 1 TH mổ lại vì tắc ruột/ nhóm MM.  Kết luận: Người cho thận an toàn trong cả 2 nhóm. Chức năng thận sau ghép hồi phục tương đương. Thời  gian mổ không có sự khác biệt. Thời gian thiếu máu nóng/ MM ngắn hơn, nhưng đau sau mổ nhiều hơn và thời  gian nằm viện dài hơn NSSPM. Di chứng xa sau mổ không gặp/ NSSPM. Kỹ thuật mổ NSSPM có nhiều ưu  điểm hơn MM trong lấy thận từ người cho sống và khả thi với ê kíp Việt Nam. Kỹ thuật này hiện nay đã trở  thành thường qui và thay thế hoàn toàn kỷ thuật mổ mở tại BVCR.   Từ khóa: cắt thận để ghép từ người cho sống. Mổ mở cắt thận để ghép. Nội soi ổ bụng cắt thận để ghép.  Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt thận để ghép  ABSTRACT  OPEN AND RETROPERITONEAL LAPAROSCOPIC LIVING DONOR NEPHRECTOMY IN CHO RAY  HOSPITAL  Chau Quy Thuan, Tran Ngoc Sinh, Chu Van Nhuan, Thai Minh Sam, Du Thi Ngoc Thu,   Tran Trong Tri, Hoang Khac Chuan, Nguyen Thi Thai Ha  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3‐ 2013: 51 ‐ 58  Introduction and objective: Renal transplant  is one of the most effective alternative treatments. Living  donor  nephrectomy  (LDN)  can  be  done  by  open  surgery  or  laparoscopic.  Presently  in  developed  countries,  laparoscopic living donor nephrectomy (LLDN) gains more advantage and tend to replace the traditional open  surgery (open living donor nephrectomy= OLDN) due to less complication and quick recovery post‐op for donors.  Renal  transplant  at Cho Ray hospital  started  in 1992 with OLDN  then  completely  switch  to  retroperitoneal  laparoscopic living donor nephrectomy (RPLDN). The aims of this report are to investigate the evaluation and  compare results of the two techniques.   Methods: Retrospective  cross‐sectional  study  from  12/1992  to  12/2011. All  of  them were  related  living  donors or  those demonstrate  the humanitarian motive. The donors were chosen by  the Renal Transplantation  Council of Cho Ray Hospital (donor national criteria). To choose the side of kidney to remove, we preserve the  best function kidney (by renal isotopic scan) or the healthy kidney with the donor. The position and anomaly of  vessels (2 or 3 renal arteries) were not the criteria of side choosing. The operating techniques divided in 2 groups:  open living donor nephrectomy (OLDN) and RPLDN. Survey to compare the logistics such as operating time,  warm  ischemic  time,  intra and post operative complication, analgesic usage  time, hospital stay, graft  function  recovery time, immediate complication and subsequence complication post‐op. The RPLDN were started with 3  trocars,  the  kidney were  removed  through  an  incision  of  8cm  between  2  posterior  trocars. The washing  and  preservation of the grafts were done with Euro‐Collins or Custadiol solution at 4 Celsius degree then put  in a  sterile pouch await transplant.  Results:  219  donors  for  218  recipients  (1  case  received  transplant  twice).  99/219  (45.2%) males  and  120/219 (54.8%) females. Average age is 43.4 yo ± 8.89 (26‐63). BMI 22.23±3.0 kg/m2 (17.14 – 35.41). Related  donors 214/219  (97.7%). Blood  loss  is negligible  in both groups, no  open  surgery  conversion  or  reoperation.  Donors renal function post‐op: serum creatinine 1.10±0.22 mg%. The graft function is good post‐op. The serum  creatinine of recipients at discharged 1.18 ± 0.21mg%. Comparing the logistics between two groups OLDN and  RPLDN results respectively were: Operating time: 165.35±50.34 (OLDN) versus 168.54±42.40 min (RPLDN),  p>0.05. Warm ischemic time: 108.02±75.34 second versus 273.90±84.81 second, p<0.05. Analgesic usage time:  5.42±1.12 day versus 3.30±0.58, p<0.05. Hospital stay: 6.7±2.15 day compare with 4.81±1.17 day, p<0.05. Graft  function recovery time: 6.30±4.35 day versus 5.25±6.40 day, p>0.05. Acute rejection: 28 case (31.80%) versus 20  case (15.30%), p<0.05. 1 case of immediate acute rejection in OLDN group that result in surgically removing of  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  53 the graft. Delay Function Graft (DFG): 3 case (OLDN) compare with 1 case (RPLDN). Complication post‐op:  4/219  (3.1%) RPLDN  case  bleeding  at  drain  site,  blood  clots  peri‐graft, ureteral  leakage  compare with  2/88  (2.3%) OLDN case bleeding, urine leakage from bladder, and urine leakage from renal cyst excision. Subsequence  complication to donor: 1 case ileus in OLDN group.  Conclusions: Donors are safe in both groups. Renal grafts function recovery were similar. Operating time  was not difference. Warm  ischemic  time  is shorter  in OLDN group but analgesic usage  time was  longer and  hospital stay was longer. Subsequence complication was not observed in RPLDN. RPLDN has more advantages  than OLDN. Therefore, it has become common and completely replaced OLDN at Cho Ray hospital.  Key words: Living Donor Nephrectomy (LDN). Open Living Donor Nephrectomy (OLDN). Laparoscopic  Living Donor Nephrectomy (LLDN). Retroperitoneal Living Donor Nephrectomy (RPLDN)  ĐẶT VẤN ĐỀ  Ghép thận là một trong những phương pháp  điều trị thay thế mang lại hiệu quả và chất lượng  cuộc  sống  cao  nhất  cho  người  bệnh  suy  thận  mạn  giai  đoạn  cuối.  Đối  với  người  cho  thận  sống, phẫu  thuật  lấy một  thận  để ghép  có  thể  thực hiện bằng phẫu thuật mở (MM) hoặc phẫu  thuật nội soi(8). Theo lịch sử các phẫu thuật viên  ghép tạng đã thực hiện MM lấy thận trong một  thời gian dài cho đến khi phẫu  thuật nội soi ra  đời vào đầu  thập niên 90. Phẫu  thuật nội soi ổ  bụng cắt thận từ trường hợp (TH) đầu tiên được  thực  hiện  bởi  Clayman  năm  1991(1),  đã  nhanh  chóng phổ biến, và trở thành một kỹ thuật được  chọn  lựa  trong phẫu  thuật Tiết  niệu. Cắt  thận  qua nội  soi  ổ bụng  từ người  cho  sống  (LLDN)  hiện nay đang chiếm lĩnh vị trí số một, vì tính ít  xâm hại so với mổ mở và kết quả thận lấy ra tốt  như mổ mở (12,16). Vai trò thay thế phẫu thuật mở  của LLDN được khẳng định qua trường hợp thứ  1000  của Hoa kỳ  tại Hội nghị Ghép Tạng Thế  giới 2006  tại Boston(2). Hiệu quả đó  làm  cho  số  người cho thận tăng lên từ 50% đến 100% tại các  trung tâm Âu‐Mỹ.   Tại các nước Châu Á  từ sau phát minh của  Gaur(4) tạo khoang sau phúc mạc, một số tác giả  còn phát triển kỹ thuật cắt thận nội soi sau phúc  mạc (RPLDN)(5), kỹ thuật này bước đầu cho thấy  có thể mang lại nhiều dễ chịu hơn đối với người  cho thận.  Ở Việt Nam, ghép  thận  từ người  cho  sống  được  thực hiện  từ  năm  1992,  kỹ  thuật mổ  lấy  thận trong giai đoạn đầu là MM. Đến năm 2004  BVCR  tiếp  thu  kỹ  thuật  LLDN  bởi  các  đồng  nghiệp  đến  từ  Pháp(16).  Sau  đó,  êkip Chợ  Rẫy  nhanh chóng chuyển  sang kỹ  thuật RPLDN  từ  8/2005 cho đến nay(17). Mục đích của báo cáo này  nhằm đánh giá so sánh đối chiếu kết quả của 2  kỹ  thuật MM  và NSSPM  lấy  thận  để  ghép  từ  người cho sống đã tiến hành tại BVCR trong thời  gian qua.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu   Là những người tự nguyện hiến 1 quả thận  cho  người  bệnh  suy  thận mạn  giai  đoạn  cuối,  được  chọn  theo  tiêu  chuẩn  quốc  gia  và  thông  qua Hội Đồng Ghép thận BVCR.   Phương pháp nghiên cứu  Hồi cứu mô tả cắt ngang. Người cho thận có  quan  hệ  huyết  thống  với  người  nhận  hoặc  chứng  minh  động  cơ  cho  thận  là  nhận  đạo.  Chọn người cho theo tiêu chuẩn cho ‐ nhận của  Bộ Y tế quy định và thông qua Hội Đồng Ghép  thận BVCR.   Thời  gian  thực  hiện  từ  tháng  12/1992  đến  tháng  12/2011.  Tiêu  chuẩn  chọn  bên  thận  lấy  dựa vào chức năng là chính: 2 thận có chức năng  bình thường, bên thận được chọn là:   Thận trái: nếu 2 thận có độ lọc cầu thận ước  tính qua đồng vị phóng xạ bằng nhau.   Thận có độ lọc cầu thận kém hơn.   Thận có độ lọc cầu thận bằng nhau nhưng có  sỏi nhỏ hay nang thận lành tính   Kỹ thuật mổ được áp dụng  Chia làm 2 nhóm phẫu thuật.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  54 Nhóm mổ mở qua ổ bụng và sau phúc mạc  thực hiện từ 1992 đến 2004.  Nhóm mổ nội soi: Áp dụng kỹ thuật NSSPM  thực hiện từ 2005 đến 2011 (nội soi với 3 trocar,  lấy thận trực tiếp qua chổ mở thành hông  lưng  giữa  2  chân  trocar  cách  nhau  8  cm  được  tính  toán trước dựa vào đường kính ngang của thận).  Rửa và bảo quản thận   Bằng dung dịch Euro‐ Collins hay Custadiol  lạnh  4  độ C.  Sau  đó  cho vào  túi vô  trùng bảo  quản ở 4 độ C chờ ghép.   Dụng cụ và trang thiết bị   Nhóm mổ mở  Mâm dụng cụ mổ bụng và mổ  thận  (cũng  cần  thiết  chuẩn bị  sẵn  sàng  trong mổ nội  soi  sau phúc mạc nếu nội soi thất bại phải chuyển  mổ mở).  Nhóm mổ nội soi sau phúc mạc  Hệ  thống  dụng  cụ  phẫu  thuật  nội  soi  tiêu  chuẩn.  +  Dàn  máy  nội  soi  ổ  bụng  Karl‐  Storz  Endoscope®.   + Dụng cụ nội soi ổ bụng tiêu chuẩn.   + Máy cắt đốt đơn cực, lưỡng cực.   +  Máy  cắt  đốt  siêu  âm  Harmonic  Scapel  (Ethicon)®.  + Clip Titanium 300, 400.   + Hem‐O‐lok 400 (weck).  + Máy khâu cắt tĩnh mạch tự động (ATW 35  ETS‐FLEX‐ Ethicon).   + Gạc bấc dài 30cmx 1cm có cột sợi chỉ ở đầu  (mèche).   +  Bình  nước  nóng  100  độ  C  để  ngâm  Telescope.   Nội dung nghiên cứu   Khảo sát so sánh đối chiếu các biến số giữa  2 nhóm phẫu thuật về thời gian mổ, thời gian  thiếu máu  nóng,  thời  gian  dùng  thuốc  giảm  đau, thời gian nằm viện, biến chứng trong lúc  mổ và  sau mổ  của người  cho và người nhận,  thời  gian  hồi  phục  chức  năng  thận  ghép,  di  chứng  đối  với  người  cho  Kiểm  định  bằng  phép kiểm chi bình phương.  KẾT QUẢ  Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu   Có tổng cộng 219 TH người cho thận và 218  TH người nhận thận (1 TH ghép 2 lần với người  cho cùng huyết thống) ñược thực hiện từ tháng  12/1992 đến  tháng 12/2011 bao gồm: 88 TH mổ  mở chiếm 40,2% và 131 TH mổ nội soi sau phúc  mạc chiếm tỷ lệ 59,8%. Kết quả ghi nhận các đặc  điểm sau đây đối với người cho thận:  Giới  tính:  nam  99/219  TH  (45,20%),  nữ  120/219 TH (54,80%).   Tuổi trung bình là 44,27 ± 9,25 tuổi (26‐63).  Quan  hệ  cùng  huyết  thống  214  TH  chiếm  97,7%. Nhóm mổ mở  100%  cùng huyết  thống.  Các TH không cùng huyết thống bao gồm: Cha  nuôi cho con trai, tu sĩ cho phật tử, chồng cho vợ  và 2 TH vợ cho chồng.  BMI trung bình= 22,23 ± 3,0 kg/m2 (17,14‐ 35,41).  GFR trung bình= 50,41 ± 6,23 (37,9‐63,08).  Mất máu không đáng kể, không có TH nào  cần truyền máu trong cả 2 nhóm.  Không  có TH nào phải mổ  lại hay  chuyển  mổ mở.  Người cho thận an toàn trong lúc mổ và diễn  tiến hậu phẫu thuận lợi.  Khảo sát đối chiếu các biến số giữa 2 nhóm  phẫu thuật  Vị trí thận chọn lấy để ghép: Mổ mở lấy thận  phải chiếm 12/88 TH. Nội soi sau phúc mạc có  đến 45/131 TH (bảng 1).  Bảng 1. Vị trí thận được chọn để lấy  Đặc điểm mổ Mổ mở Nội soi p Thận phải 13,6% 34,4% p < 0,05 Thận trái 86,4% 65,6% p < 0,05 Thời gian mổ: Khác biệt không có ý nghĩa  thống kê.  Bảng 2. Thời gian mổ  Mổ mở Nội soi p 165,35 ± 50,34 phút (120- 210 phút) 168,54 ± 42,40 phút (90-245 phút) p > 0,05 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  55 Thời  gian  thiếu  máu  nóng:  Giữa  2  nhóm  khác biệt có ý nghĩa.  Bảng 3. Thời gian thiếu máu nóng  Mổ mở Nội soi p 108,02 ± 75,34 giây (44-394 giây) 273,90 ± 84,81 giây (150-540 giây) p < 0,05 Thời gian dùng thuốc giảm đau: Khác biệt có  ý nghĩa giữa 2 nhóm.  Bảng 4: Thời gian dùng thuốc giảm đau  Mổ mở Nội soi p 5,42 ± 1,12 ngày (4-7 ngày) 3,30 ± 0,58 ngày (2-4 ngày) p < 0,05 Thời  gian  nằm  viện: Tính  từ ngày mổ  đến  ngày  ra  viện,  khác  biệt  có  ý  nghĩa  thống  kê,  được mô tả trong bảng 5.  Bảng 5. Thời gian nằm viện  Mổ mở Nội soi p 6,7 ± 2,15 ngày (6-10 ngày) 4,81 ± 1,17 ngày (3-7 ngày) p < 0,05 Diễn tiến hồi phục chức năng thận sau ghép  Bảng 6. Diễn tiến chức năng thận sau ghép  Đặc điểm mổ Mổ mở Nội soi p Có nước tiểu tại bàn 82/88 (93,2%) 115/131 (87,8%) p <0,05 Thải ghép tối cấp 1/88 0/131 p >0,05 Thải ghép cấp 28/88 (31,8%) 20/131 (15,3%) p <0,05 Trì hoãn chức năng thận sau ghép (DFG) 3/88 (3,4%) 1/131 (0,8%) p <0,05 Thời gian chức năng thận về bình thường 6,30 ± 4,35 ngày (2-60 ngày) 5,25 ± 6,40 ngày (1-54 ngày) p >0,05 Biến chứng và di chứng  Bảng 7. Biến chứng và di chứng sau mổ  Đặc điểm mổ Mổ mở Nội soi Mổ cắt bỏ thận ghép* 1 0 Mổ lại vì tắc ruột** 1 0 Rò nước tiểu do hoại tử niệu quản*** 0 2 Rò nước tiểu từ nang thận**** 1 0 Chảy máu và rò nước tiểu***** 1 0 Tổng cộng 4 2 * Thải ghép tối cấp ngày thứ 10 sau ghép phải mổ lại cắt bỏ  thận ghép (Bệnh nhân: Đặng Thị Ph. Cha ruột cho thận).  **Mổ tắc ruột do dính 1 năm sau cho thận (Người cho:Võ  Văn Tr.).  ***Rò nước tiểu sau mổ ngày thứ 13 và 17 nghĩ do đốt  điện đơn cực lúc lấy thận NSSPM.  ****Cắt chóp nang thận ngoài cơ thể sau rửa thận.  *****Mổ lại 3 lần vì chảy máu và rò nước tiểu từ vị trí mổ  bàng quang (bệnh nhân:Nguyễn Thị T.).  BÀN LUẬN  Về kỹ thuật mổ lấy thận   Phương  pháp  mổ  lấy  thận  để  ghép  trên  người  cho  sống  bằng  phẫu  thuật  mở  truyền  thống  gây  tổn  thương  nặng  thành  ngực‐bụng:  vết mổ dài,  đau  đớn nhiều  sau mổ,  có  thể  tổn  thương màng phổi, bán tắc ruột, thoát vị thành  bụng,  tê vùng  thắt  lưng‐bẹn, đau kinh niên vết  mổ và thời gian hồi phục sức khỏe chậm hơn đối  với người cho thận(8,10).   Từ  sau  TH  cắt  thận  nội  soi  qua  ổ  bụng  (NSOB) thành công của Clayman vào năm 1991  (1) tính khả thi của kỹ thuật LLDN được nghĩ đến  và  chứng minh  trên  thực nghiệm  cắt  thận heo  qua NSOB do nhóm Gill IS và Clayman RV thực  hiện  năm  1994(7).Trường  hợp  LLDN  đầu  tiên  trên  thế  giới  được  thực  hiện  bởi  Ratner  LE(11)  năm  1995. Theo y văn  cho  thấy  thận  lấy bằng  LLDN vẫn  đảm bảo  chức năng khi ghép(1). Từ  đó LLDN được phổ biến tại các trung tâm ghép  trên thế giới đã đem lại những kết quả khác biệt  có ý nghĩa: ít đau, thời gian hồi phục nhanh, thời  gian  nằm  viện  ngắn  và  có  tính  thẩm mỹ  cao.  Làm  cho  số  người  cho  thận  tăng  lên  nhanh  chóng(1,9,17).  Phương  pháp  RLLDN  ra  đời  sau  thành  công  của  nội  soi  sau  phúc mạc  (NSSPM)  cắt  thận  bệnh  lý  của Gaur(5).  Phương  pháp  được  giới  phẫu  thuật  Châu  Á  nhanh  chóng  tiếp  nhận. Sau đó,  là  làn sóng phẫu  thuật NSSPM  trên nhiều dạng bệnh lý Tiết niệu, chia sẻ bệnh  với phương pháp NSOB được chấp nhận khắp  thế giới(2,5,9), RLLDN được báo cáo đầu tiên bởi  loạt 19 người cho  thận của nhóm Sulser T  tại  Thụy Sĩ năm 2004(15). Những báo  cáo  so  sánh  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  56 giữa mổ mở  và RPLDN  cho  thấy  chức  năng  thận  ghép  tương  đương  với mổ mở,  nhưng  hơn hẳn về mặt biến chứng và di chứng(8,16).   Kết quả đạt được trong nghiên cứu này hoàn  toàn phù hợp với nhận định báo cáo trên y văn,  NSSPM ít xâm hại, an toàn và hiệu quả hơn mổ  mở kinh điển(16,17).  Về thời gian mổ   So  sánh  đối  chiếu giữa 2 nhóm  trong khảo  sát  này  khác  biệt  không  có  ý  nghĩa  thống  kê:  168,54  ±  42,40  phút  (NSSPM)  so  với  165,35  ±  50,34 (MM), p>0,05. Điều này chưa phù hợp với  những báo cáo trên y văn(3,8) mổ mở luôn có thời  gian  mổ  ngắn  hơn  mổ  nội  soi  như:  tác  giả  Srivastav(14) mổ 1000 TH với  thời gian 110 phút  hay  Simforoosh(12)  báo  cáo  100  TH mất  trung  bình 152,2 phút. Nhưng cũng có  thể  lý giải kết  quả nghiên cứu  là do trong giai đoạn đầu  thực  hiện ghép thận tại BVCR không thường xuyên,  từ 1992 đến 2004  (12 năm) chỉ có 88 TH  (trung  bình mỗi năm ghép 7.3 TH), do đó êkip mổ sẽ  mất tính liên tục trong thực hành lâm sàng.  Về thời gian thiếu máu nóng   Lợi  thế
Tài liệu liên quan