Phép biện chứng duy vật ra đời trong điều kiện phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đang phát triển, cuộc đấu tranh giai cấp giữa vô sản và tư sản đã cung cấp thực tiễn cho C. Mác và Ph. Ănghen để đúc kết và kiểm nghiệm lý luận về phép biện chứng. Dựa trên cơ sở thành tựu khoa học tự nhiên (cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX) đi vào hệ thống hoá tài liệu khoa học thực nghiệm. Đây là hai tiền đề thực tiễn rất quan trọng cho sự ra đời của phép biện chứng duy vật.
118 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1910 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phép biện chứng là một khoa học triết học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phép biện chứng là một khoa học triết học, vì vậy nó cũng phát triển từ thấp tới cao mà đỉnh cao là phép biện chứng duy vật Mác - xít của triết học Mác - Lênin. (hỗ trợ đề 1)
1. Điều kiện kinh tế - xã hội cho sự ra đời của phép biện chứng duy vậtPhép biện chứng duy vật ra đời trong điều kiện phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đang phát triển, cuộc đấu tranh giai cấp giữa vô sản và tư sản đã cung cấp thực tiễn cho C. Mác và Ph. Ănghen để đúc kết và kiểm nghiệm lý luận về phép biện chứng. Dựa trên cơ sở thành tựu khoa học tự nhiên (cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX) đi vào hệ thống hoá tài liệu khoa học thực nghiệm. Đây là hai tiền đề thực tiễn rất quan trọng cho sự ra đời của phép biện chứng duy vật. Tiền đề lý luận của phép biện chứng duy vật chính là phép biện chứng duy tâm của Hêghen. Các ông đã tách ra cái hạt nhân hợp lý vốn có của nó là phép biện chứng và vứt bỏ cách giải thích hiện tượng tự nhiên xã hội và tư duy một cách thần thánh hoá tư duy, nói cách khác các ông đã cải tạo một cách duy vật phép biện chứng duy tâm Hêghen. Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng, trong khi đó các học thuyết triết học trước đây duy vật nhưng siêu hình (Triết học cận đại) hoặc biện chứng nhưng duy tâm (cổ điển Đức). Phép biện chứng duy vật không chỉ duy vật trong tự nhiên mà đi đến cùng trong lĩnh vực xã hội, do đó các ông đã xây dựng sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử.2. Nội dung chính của phép biện chứng duy vậtTheo C. Mác: Biện chứng khách quan là cái có trước, còn biện chứng chủ quan (tư duy biện chứng) là cái có sau và là phản ánh của biện chứng khách quan, đây là sự khác nhau giữa phép biện chứng duy vật của ông với phép biện chứng duy tâm của Hêghen. C. Mác cho rằng ông chỉ làm cái công việc là đặt phép biện chứng duy tâm của Hêghen "đứng trên hai chân của mình" tức là đứng trên nền tảng duy vật. Theo C. Mác thì phép biện chứng chính là "khoa học về mối liên hệ phổ biến trong tự nhiên xã hội và tự nhiên, trong tư duy". Theo Lênin thì phép biện chứng là "học thuyết về sự phát triển đầy đủ, sâu sắc và toàn diện nhất, học thuyết về tính tương đối của sự vật". Ba mối liên hệ chủ yếu trong phép biện chứng duy vật là: 1. Mối liên hệ cùng tồn tại và phát triển; 2. Mối liên hệ thâm nhập lẫn nhau tuy có sự khác nhau nhưng vẫn có sự giống nhau; 3. Mối liên hệ về sự chuyển hoá vận động và phát triển. Các mối liên hệ được khái quát thành các cặp phạm trù như (phần tử - hệ thống, nguyên nhân - kết quả, lượng - chất) và các quy luật (quy luật lượng - chất, quy luật đấu tranh và thống nhất của các mặt đối lập, quy luật phủ định của phủ định). Lần đầu tiên trong lịch sử triết học, Mác đã công khai tính giai cấp của để bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động. Trong khi đó các nền triết học trước Mác che dấu lợi ích của nó, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, của một nhóm người thiểu số trong xã hội. Triết học C. Mác là một hệ thống sáng tạo, là một hệ thống mở, không ngừng được bổ sung, được làm phong phú thêm bởi chính thực tiễn và phát triển. Cùng với chính sự phát triển thực tiễn, học thuyết của C. Mác là kim chỉ nam cho hành động. Những nội dung chính của phép biện chứng được C. Mác và Ph. Ănghen luận chứng trong tác phẩm: "Biện chứng của tự nhiên" (1873 - 1883), "Chống Đuy -rinh" (1876 -1878), "Lút-vich Phoiơ Bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức" và một số tác phẩm do V. I. Lênin viết như: "Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán" (1908 -1909), "Bút ký triết học". Tóm lại, phép biện chứng duy vật Mác - xít là kết quả của sự chín muồi về mặt lịch sử của nhận thức khoa học và của thực tiễn xã hội. Sự ra đời của nó đáp ứng nhu cầu về mặt lý luận của giai cấp công nhân. Giai đoạn mới trong sự phát triển của phép biện chứng gắn với tên tuổi của V. I. Lênin đã vận dụng thành công phép biện chứng Mác-xít trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917. Sự phát triển của V. I. Lênin về phép biện chứng duy vật thể hiện trong lý luận cách mạng xã hội chủ nghĩa như là một công cụ sắc bén để cải tạo thế giới một cách cách mạng nhất. III. Phép biện chứng duy vật trong sự vận động và phát triển của nền kinh tế nước ta hiện nay. Phép biện chứng là một phương pháp nghiên cứu xem xét các sự vật hiện tượng trong mối liên hệ giữa các mặt và giữa các sự vật hiện tượng đó và trong sự đứng im tương đối. Việt Nam quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) bỏ qua sự phát triển của CNTB, xuất phát từ một nền kinh tế lạc hậu, chậm phát triển. Đó là con đường quá độ lâu dài, mà có thể nói mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ này là mâu thuẫn giữa xu hướng tự phát lên chủ nghĩa tư bản với xu hướng tự giác lên chủ nghĩa xã hội. Quá trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn cơ bản trên đây của cách mạng nước ta là quá trình vừa phải kế thừa những mặt cần thiết hợp lý của chủ nghĩa tư bản để phát triển lực lượng sản xuất lại vừa phải đấu tranh loại bỏ những mặt tiêu cực, mất nhân tính của chủ nghĩa tư bản. Con đường quá độ lên CNXH ở nước ta đòi hỏi phải chủ động và tự giác phát triển và sử dụng CNTB làm khâu trung gian, làm phương tiện để đi lên CNXH, nhất là hướng tư bản đi vào con đường tư bản Nhà nước. Đó chính là sự thống nhất của các mặt đối lập thông qua các biện pháp trung gian và quá độ. Trong công cuộc xây dựng CNXH, chúng ta không thể phủ định sạch trơn CNTB, không thể cho rằng cái gì đó có trong CNTB là không thể có trong CNXH, càng không thể áp dụng nguyên vẹn mô hình CNXH ở nước khác để xây dựng nước ta. Chúng ta phải nhận thức được tính tất yếu của sự phát triển. Do đó, để xây dựng thành công CNXH, chúng ta phải lấy lý luận của C. Mác - Lênin làm kim chi nam cho hành động, đồng thời phải học hỏi, nghiên cứu tình hình thực tế của các XHCN, TBCN trên thế giới để áp dụng vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nước ta. Trong quá trình vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường, chúng ta lại gặp phải một mâu thuẫn cần phải giải quyết đó là: Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội. Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường là cơ chế tự điều tiết của thị trường thông qua hoạt động của các quy luật kinh tế vốn có của nó. Cơ chế thị trường có ưu điểm ở chỗ là phát huy được tính năng động sáng tạo của mọi chủ thể kinh tế trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của xã hội. Tuy nhiên cơ chế thị trường đồng thời kích thích đầu cơ, làm sai lệch các quan hệ thị trường, gây ra khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội. Một trong những đặc điểm của nền kinh tế XHCN là xây dựng một Nhà nước "của dân, do dân, vì dân", xây dựng một xã hội "công bằng văn minh". Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII đã khẳng định: "Sản xuất hàng hoá không đối lập với chủ nghĩa xã hội, mà là thành tựu của nền văn minh nhân loại tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và ngay cả khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng" (1). Để giữ vững bản chất CNXH trong phát triển kinh tế Nhà nước cần sử dụng các công cụ của mình để tiến hành điều tiết lợi ích giữa các thành phần kinh tế, đảm bảo mọi thành viên trong xã hội được hưởng thành quả trong phát triển kinh tế. Nhà nước có thể sử dụng các công cụ như thuế thu nhập cao, trợ cấp, bảo hiểm để tiến hành phân phối lại thu nhập xã hội; xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế đi liền với xây dựng kế hoạch phát triển xã hội. Đây chính là công cụ, phương tiện quan trọng để tác động giải quyết mâu thuẫn trên làm cho nền kinh tế Việt Nam phát triển theo định hướng XHCN.
Kết luận
Bằng việc trình bày lịch sử phát triển của phép biện chứng trong triết học, có thể khẳng định: Xuyên suốt chiều dài lịch sử nhiều thế kỷ hình thành và phát triển từ phép biện chứng tự phát, thô sơ cổ đại cho đến phép biện chứng duy tâm Hêghen của triết học cổ điển Đức và đạt đến đỉnh cao là phép biện chứng duy vật mác - xít thì phép biện chứng luôn là công cụ sắc bén, là chìa khoá giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới để phục vụ nhu cầu chính bản thân con người. Hiện nay, đất nước ta đang tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá, thì việc nghiên cứu phép biện chứng một cách có hệ thống, nhất là việc nắm vững các nguyên tắc và vận dụng những nguyên tắc cơ bản của phép biện chứng duy vật là một yêu cầu bức thiết để đổi mới tư duy, là định hướng tư tưởng và mang lại cho chúng ta công cụ tư duy sắc bén để đấu tranh chống lại tư duy siêu hình, bảo thủ lạc hậu và thực hiện thắng lợi mục tiêu XHCN của cách mạng nước ta. Phép biện chứng là một phát hiện lớn của nhân loại trong quá trình nhận thức tự nhiên, xã hội và tư duy. Nghiên cứu lịch sử của phép biện chứng trong triết học là một vấn đề rất lớn trong triết học, đòi hỏi có nhiều công sức của các nhà triết học với nhiều công trình khảo cứu sâu sắc. Trong khuôn khổ một bài viết nhỏ không thể đề cập được hết các khía cạnh của một vấn đề lớn đặc biệt là phép biện chứng duy vật mác-xít, do đó tôi rất mong sự đóng góp ý kiến khoa học của các thầy cô giáo và các bạn học viên để bài viết được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn!
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Phép biện chứng là một công cụ rất hữu hiệu cho tư duy của chúng ta. Nó được rèn luyện thông qua các môn mà sinh viên gọi là môn tụng kinh, môn học ác mộng, môn học đứa nào cũng ghét, môn học mà học xong mình chẳng biết gì về nó là các môn: Triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học, lịch sử đảng và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Phép biện chứng xuyên suốt tất cả các môn học này, nó là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ học thuyết của Mác và vận dụng của Lê nin vào điều kiện của một nước Nga tư bản và sự vận dụng sáng tạo của Hồ Chí Minh.Khi học chủ nghĩa duy vật biện chứng ta hay gặp khái niệm vật chất – ý thức, các cặp phạm trù cái chung - cái riêng, hình thức - nội dung ...Nhưng nói ngắn gọn phép biện chứng dựa trên 3 qui luật:- Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập: Trong sách triết học nói nó là động lực của sự phát triển. Nhưng chẳng ai giải thích sâu hơn là đối lập thế nào? Tại sao lại phải thống nhất lại còn đấu tranh với nhau? Nếu xét theo lăng kính của phương Đông đặc biệt trong tác phẩm Kinh Dịch: Thì âm dương luôn tồn tại, không có cái nào độc dương, độc âm mà tồn tại được trong dương có âm trong âm có dương. Âm dương hài hoà, cân bằng thì vật đó bền vững, sinh sôi. Âm dương không cân bằng thì nó rối loạn diệt vong. Đó chẳng phải là hai khái niệm về bản chất là giống nhau thể hiện cùng một chân lý phổ quát của tự nhiên hay sao?Đem vào ứng dụng trong thực tế thì: Khi học về định luật niutơn về cơ học ta có biết rằng khi tác dụng vào một vật một lực thì vật đó sinh ra phản lực có độ lớn ngang bằng nhưng ngược chiều thì chẳng phải là ứng dụng của quy luật thống nhất đó ư. Một vật muốn chuyển động thì phải tác dụng vào vật khác nếu không có vật khác thì cho dù anh có khoẻ đến đâu thì cũng chết như anh chàng ở trong chuyện tôi nắm đầu tôi nhấc lên là ra khỏi vũng bùn ngay thôi.Suy rộng ra thì mỗi sự vật muốn phát triển thì phải từ nội tại của nó mà sinh ra mâu thuẫn rồi tự giải quyết mâu thuẫn, khi mâu thuẫn được giải quyết thì sự vật đã biến đổi thành một cái khác cao hơn nó vốn có.- Quy luật phát triển: A là A mà không phải là A vì nó đã biến thành B tại một thời điểm nào đó. Nó luôn có tính kế thừa và do mâu thuẫn bên trong nó quy định nó là nó mà không phải là cái khác tại một thời điểm nào đó.- Quy luật lượng chất: Mỗi chất lại quy định một lượng mới phù hợp với nó. Ta nấu cơm nếu đủ gạo thì ta gọi là cơm, nếu ít gạo mà nhiều nước thì gọi là cháo. Đơn giản vậy thôi.Phân tích các quy luật thì có thể dễ nhưng linh hồn của phép biện chứng là vận dụng hài hoà và có cái nhìn khác về các quy luật đó: Đó là nhìn sự vật trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể, điều kiện cụ thể, mang tính kế thừa cụ thể của thời gian mà sự vật cần xem xét. Điều này không phải ai cũng nhìn ra, vì để xem xét và dự đoán được hoàn cảnh và thời gian của sự vật, sự việc cần xem xét đòi hỏi một cách cụ thể nhưng lại riêng lẻ với sự việc đó. Người ứng dụng tài tình phương pháp này một cách dễ hiểu là chàng thám tử đại tài Sherlock Holmes của Conan Doyle. Ông dự đoán và vạch ra bằng chứng rất khoa học, mọi sự vật đều để lại dấu vết, để lại chi tiết, nếu nó là điều không thể xảy ra thì đó chính là chốt của vấn đề, và chỉ cần lần ra đầu mối sẽ tương tác với các dấu vết khác rồi tìm ra thủ phạm. Đọc truyện này ta không bao giờ thấy ngài Holmes không cố tưởng tượng ra trình độ của kẻ gây án để dự đoán và kiểm nghiệm tình huống, quả thực ông Conan Doyle thật tài tình trong việc vận dụng phép biện chứng mà nhiều người đã bị cuốn hút vào điều đó theo một logic, gây tò mò và tưởng tượng cho độc giả cực lớn, cộng thêm tài năng văn chương của tác giả khiến nó trở nên nổi tiếng nhất thế giới.
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Với bản chất khoa học cách mạng và phê phán, phép biện chứng duy vật, như Mác và Engen đã khẳng định: "không chịu khuất phục trước một cái gì cả”. Trên một ý nghĩa nào đó, phép biện chứng duy vật không chỉ đối lập với phép biện chứng duy tâm , mà nó còn là phương tiện chủ yếu để khắc phục, ngăn ngừa các khuynh hướng tư duy dẫn đến nhận thức sai lầm các quy luật khách quan chi phối sự biến đổi của đời sống xã hội.Những khuynh hướng sai lầm này biểu hiện ra bên ngoài thông qua hoạt động thực tiễn của con người và làm cản trở, thậm chí triệt tiêu sự phát triển, do đó, chúng được coi là những căn bệnh. Với ý nghĩa đặc biệt như vậy của phép biện chứng duy vật, việc đề cao vai trò của nó đối với việc khắc phục những sai lầm trong tư duy càng trở nên có ý nghĩa hết sức to lớn.Dưới đây chúng tôi trình bày một số sai lầm tiêu biểu trong tư duy và trong nhận thức cần được khắc phục và con đường khắc phục chúng.Về bệnh chủ quan duy ý chí“Bệnh chủ quan duy ý chí là một sai lầm kép, trong đó chủ thể tư duy vừa mắc phải chủ nghĩa chủ quan, lại vừa rơi vào chủ nghĩa duy ý chí. Chủ nghĩa chủ quan chỉ thể hiện khuynh hướng tuyệt đối hoá vai trò của chủ thể trong quan niệm và hành động, phủ nhận hoàn toàn hay phần nào bản chất và tính quy luật của thế giới vật chất, của hiện thực khách quan".Thực chất của căn bệnh này là, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, người ta tuyệt đối hoá nhân tố chủ quan, xa rời hiện thực khách quan, coi thường các quy luật khách quan của sự vận động và phát triển.Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh chủ quan duy ý chí. Nếu vận dụng nguyên lý về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội để xem xét thì rõ ràng, bệnh chủ quan duy ý chí là kết quả nếu không nói là tất cả của những điều kiện sinh hoạt vật chất - xã hội, cụ thể là của trình độ phát triển thấp kém về kinh tế. Đó chính là nguyên nhân của những nguyên nhân sau đây:Bệnh chủ quan duy ý chí là sự thể hiện về trình độ văn hoá, khoa học của chủ thể nhận thức có thể khẳng định rằng, ở một mức độ nào đó, người ta không thể có được tư duy biện chứng khoa học khi trình độ văn hoá, khoa học chưa đạt đến một chuẩn mực cần có. Vì vậy, sự yếu kém về trình độ văn hoá, khoa học sẽ tất yếu dẫn đến tư duy kinh nghiệm và phạm phải sai lầm chủ quan duy ý chí.Do ý thức sai lầm về vai trò của lý luận mà dẫn đến lãng quên việc thường xuyên chủ động nâng cạo năng lực tư duy lý luận (trong đó bao gồm cả quá trình học tập lý luận và kiểm nghiệm thực tiễn). Về điểm này, Engen đã từng khẳng định: "Tư duy lý luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của người ta. Năng lực ấy cần phái được phát triển hoàn thiện... Vì vậy, để khắc phục tình trạng yếu kém đó, cách trước tiên và chủ yếu là phải học tập, rèn luyện lý luận. của chủ nghĩa duy vật biện chứng.Tựu trung, bệnh chủ quan duy ý chí là do sự yếu kém về trình độ nhận thức nói chung và sự hạn chế trong quá trình áp dụng lý luận vào thực tiễn nói riêng. Do đó, Lênin đã gọi căn bệnh này "là sự mù quáng chủ quan", là sai lầm tự phát dẫn đến rơi vào chủ nghĩa duy tâm một cách không tự giác. Về lý luận, bệnh chủ quan duy ý chí có nhiều biến thể phức tạp và trở thành mầm mống cho nhiều căn bệnh mới trong nhận thức. Song là một loại bệnh "ấu trĩ tả khuynh" nên nó vẫn có khả năng được ngăn ngừa và loại bỏ.Thực tiễn cho thấy, quá trình hoạch định đường lối chiến lược, sách lược cách mạng và sự cụ thể hoá đường lối đó bằng các chủ trương, chính sách và pháp luật, nếu bị sự can thiệp, áp đặt của ý muốn chủ quan tự phát sẽ làm nguy hại nghiêm trọng đến sự phát triển của đất nước mà trước mắt cũng như lâu dài, hậu quả của nó khó có thể lường trước được. Về vấn đề này, V.I.Lênin đã cảnh báo: "Đối với một chính Đảng vô sản, không sai lầm nào nguy là nguy hiểm hơn là định ra sách lược của mình theo ý muốn chủ quan. Định ra một sách lược vô sản nói trên cơ sở đó có nghĩa là làm cho sách lược đó bị thất bại".Có thể sau khi chủ trương, đường lối bị thất bại do bệnh chủ quan gây nên, những người hoạch định chúng sớm nhận ra sai lầm, do đó chúng có thể được khắc phục, sửa chữa cho phù hợp với quy luật khách quan và yêu cầu của thực tiễn. Nhưng cũng có thể xảy ra các tình trạng sau đây: 1) không nhận thức được nguồn gốc sai lầm về mặt tư duy, nhận thức, 2) nhận thức được nguồn gốc sai lầm đó nhưng chậm được sửa chữa, khắc phục.Trong trường hợp thứ hai, ngoài nguyên nhân hạn chế về trình độ nhận thức, trình độ lý luận dẫn đến lúng túng về biện pháp khắc phục, sửa chữa, sai lầm, theo chúng tôi, còn có nguyên nhân chủ quan khác. Đó là, do tính bảo thủ hoặc vì lợi ích cá nhân nên chủ thể tìm cách che giấu khuyết điểm, sai lầm chủ quan, tìm cách thuyết minh cho "sự sáng tạo hợp quy luật" hoặc tìm cách đổ lỗi cho người khác, hoặc cho nguyên nhân khách quan... Trong tình hình đó, thay cho việc tìm cách khắc phục sai lầm thì có thể là thái độ thời ơ, chờ đợi sự may rủi... và do đó, sai lầm càng trở nên nghiêm trọng.Như vậy, nguyên nhân lẫn trong hậu quả. Bệnh chủ quan duy ý chí còn dẫn đến tệ mệnh lệnh hành chính, hình thức chủ nghĩa, bệnh gia trưởng độc đoán chuyên quyền, ban phát đặc ân, tệ sùng bái cá nhân, tham ô, lãng phí, coi thường người lao động...Ở Việt Nam, trong thời kỳ xây dựng CHXH trước đây, chúng ta cũng đã mắc phải căn bệnh này. Căn bệnh đó biểu hiện ở chỗ, chúng ta đã chủ quan trong việc đánh giá những khả năng hiện có, vì thế mà sinh ra những ảo tưởng về tốc độ cải tạo, phát triển kinh tế, và do đó, dẫn đến việc đề ra những chỉ tiêu quá cao trong xây dựng cơ bản và phát triền sản xuất. Trong cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội trước đổi mới, chúng ta đã không có được một đường lối, chính sách phát triển kinh tế thận trọng và khoa học dẫn đường. Sai lầm chủ quan duy ý chí đó là sự vi phạm nguyên tắc khách quan của sự xem xét, trái với tinh thần của phép biện chứng duy vật.Là căn bệnh không chỉ do yếu kém về trình độ nhận thức, trình độ lý luận mà còn là sản phẩm của một nền sản xuất nhỏ lạc hậu kéo dài, đến lượt nó, bệnh chủ quan duy ý chí trở thành một trong những nguyên nhân làm cho nền kinh tế bị đình đốn, sa sút. Do vậy, quá trình khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí phải là sự kết hợp giữa việc nâng cao trình độ nhận thức, trình độ lý luận, trong đó bao hàm cả việc nắm vững phép biện chứng duy vật với việc đẩy mạnh đổi mới và phát triển kinh tế.Chừng nào căn bệnh này chưa được khắc phục triệt để thì nó sẽ còn gắn kết chặt chẽ với bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều làm cản trở sự phát triển đất nước.Về bệnh kinh nghiệm chủ nghĩaBệnh kinh nghiệm chủ nghĩa được đề cập ở đây là muốn nói đến những sai lầm trong phương pháp tư duy cũng như trong cải tạo thực tiễn. Thực chất của bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa là sự cường điệu hoặc tuyệt đối hoá kinh nghiệm, coi kinh nghiệm là "chìa khoá vạn năng" trong việc giải quyết những vấn đề của cuộc sống đặt ra. Biểu hiện của những người mắc bệnh kinh nghiệm là đề cao kinh nghiệm cảm tính, coi thường tri thức lý luận, tri thức khoa học, vận dụng kinh nghiệm để giải mã những vấn đề thực tiễn một cách máy móc, dẫn đến tình trạng áp đặt kinh nghiệm trong hoạt động nhận thứ