Đặt vấn đề: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO: World Health Organization) khuyến cáo nhân viên y tế tư vấn
xét nghiệm HIV (PITC: Provider Initiated HIV Testing and Counseling) cho tất cả bệnh nhân lao, sàng lọc lao
cho người nhiễm HIV và tăng cường phối hợp hoạt động giữa hai chương trình lao và HIV. Chương trình chống
lao quốc gia (CTCLQG) tại thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai các hoạt động này từ năm 2006, dưới sự tài trợ
của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (US CDC: US Centers for Disease Control and
Prevention).
Phương pháp: Số liệu PITC cho bệnh nhân lao, sàng lọc và chẩn đoán lao cho người nhiễm HIV, và chuyển
gửi bệnh nhân đồng nhiễm lao/HIV giữa hai chương trình từ tháng 7/2006 đến tháng 3/2014 đã được thu thập và
xử lý.
Kết quả: Từ 2006 - 2013, trong tổng số 101.150 bệnh nhân lao đăng ký điều trị trong CTCLQG tại thành
phố Hồ Chí Minh, có 92.792 (91,7%) bệnh nhân đã nhận PITC. Số bệnh nhân lao có HIV dương tính là 12.963
(12,8%). Trong đó, có 9.428 (72,7%) bệnh nhân đã biết nhiễm HIV trước khi chẩn đoán lao. PITC giúp chẩn đoán
HIV thêm 3.534 (27,3%) bệnh nhân lao. 9.761 (75,3%) bệnh nhân lao đồng nhiễm lao/HIV đã được chuyển thành
công sang các phòng khám ngoại trú (OPC: Out-Patient Clinics) để được chăm sóc và điều trị HIV (tăng từ 17,8
trong năm 2006 lên 85,6% trong năm 2013). Sàng lọc lao trong số người nhiễm HIV được thực hiện từ 2008 và
hiện nay đã trở thành thường quy tại các OPC ở thành phố Hồ Chí Minh. Số người nhiễm HIV được chẩn đoán
lao ngày càng giảm dần, từ 1250 (năm 2008) còn 232 (năm 2013) bệnh nhân trên toàn thành phố. Với sự phối
hợp chặt chẽ giữa cán bộ y tế của các cơ sở chăm sóc bệnh nhân lao và HIV, tỷ lệ bệnh nhân đồng nhiễm lao/HIV
được bắt đầu điều trị kháng retrovirus (ART: Antiretroviral therapy) đã cải thiện từng năm (9% trong năm 2006
lên 71,4% trong năm 2013). Điều này đã giúp cải thiện kết quả điều trị lao cho người đồng nhiễm HIV, tăng tỷ lệ
lành bệnh (65,3% trong năm 2006 lên 71,8% trong năm 2012) và giảm tỷ lệ tử vong (17,5% trong năm 2006
xuống 11,5% trong năm 2012) ở thành phố Hồ Chí Minh.
Kết luận: Nghiên cứu này đã cho thấy sự thành công của hoạt động PITC cho bệnh nhân lao, sàng lọc và
chẩn đoán lao cho bệnh nhân nhiễm HIV tại thành phố Hồ Chí Minh. Sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ y tế của
chương trình lao và HIV làm tăng tỷ lệ bệnh nhân đồng nhiễm lao/HIV nhận sớm trong thời gian điều trị lao là
điều rất quan trọng. Bệnh nhân lao có HIV được nhận ART sớm và bệnh nhân nhiễm HIV được chẩn đoán lao
sớm có thể cải thiện được kết qủa điều trị lao. Cần có thêm nhiều cố gắng để duy trì và làm gia tăng hơn nữa sự
tiếp cận ART cho bệnh nhân đồng nhiễm lao/HIV.
8 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phối hợp hoạt động giữa 2 chương trình lao và HIV giúp cải thiện chẩn đoán và điều trị lao/HIV Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Nhiễm 389
PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA 2 CHƯƠNG TRÌNH LAO VÀ HIV
GIÚP CẢI THIỆN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ LAO/HIV
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Bích Yến*, Đồng Văn Ngọc**, Nguyễn Huy Dũng*, Nguyễn Hữu Lân*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO: World Health Organization) khuyến cáo nhân viên y tế tư vấn
xét nghiệm HIV (PITC: Provider Initiated HIV Testing and Counseling) cho tất cả bệnh nhân lao, sàng lọc lao
cho người nhiễm HIV và tăng cường phối hợp hoạt động giữa hai chương trình lao và HIV. Chương trình chống
lao quốc gia (CTCLQG) tại thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai các hoạt động này từ năm 2006, dưới sự tài trợ
của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (US CDC: US Centers for Disease Control and
Prevention).
Phương pháp: Số liệu PITC cho bệnh nhân lao, sàng lọc và chẩn đoán lao cho người nhiễm HIV, và chuyển
gửi bệnh nhân đồng nhiễm lao/HIV giữa hai chương trình từ tháng 7/2006 đến tháng 3/2014 đã được thu thập và
xử lý.
Kết quả: Từ 2006 - 2013, trong tổng số 101.150 bệnh nhân lao đăng ký điều trị trong CTCLQG tại thành
phố Hồ Chí Minh, có 92.792 (91,7%) bệnh nhân đã nhận PITC. Số bệnh nhân lao có HIV dương tính là 12.963
(12,8%). Trong đó, có 9.428 (72,7%) bệnh nhân đã biết nhiễm HIV trước khi chẩn đoán lao. PITC giúp chẩn đoán
HIV thêm 3.534 (27,3%) bệnh nhân lao. 9.761 (75,3%) bệnh nhân lao đồng nhiễm lao/HIV đã được chuyển thành
công sang các phòng khám ngoại trú (OPC: Out-Patient Clinics) để được chăm sóc và điều trị HIV (tăng từ 17,8
trong năm 2006 lên 85,6% trong năm 2013). Sàng lọc lao trong số người nhiễm HIV được thực hiện từ 2008 và
hiện nay đã trở thành thường quy tại các OPC ở thành phố Hồ Chí Minh. Số người nhiễm HIV được chẩn đoán
lao ngày càng giảm dần, từ 1250 (năm 2008) còn 232 (năm 2013) bệnh nhân trên toàn thành phố. Với sự phối
hợp chặt chẽ giữa cán bộ y tế của các cơ sở chăm sóc bệnh nhân lao và HIV, tỷ lệ bệnh nhân đồng nhiễm lao/HIV
được bắt đầu điều trị kháng retrovirus (ART: Antiretroviral therapy) đã cải thiện từng năm (9% trong năm 2006
lên 71,4% trong năm 2013). Điều này đã giúp cải thiện kết quả điều trị lao cho người đồng nhiễm HIV, tăng tỷ lệ
lành bệnh (65,3% trong năm 2006 lên 71,8% trong năm 2012) và giảm tỷ lệ tử vong (17,5% trong năm 2006
xuống 11,5% trong năm 2012) ở thành phố Hồ Chí Minh.
Kết luận: Nghiên cứu này đã cho thấy sự thành công của hoạt động PITC cho bệnh nhân lao, sàng lọc và
chẩn đoán lao cho bệnh nhân nhiễm HIV tại thành phố Hồ Chí Minh. Sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ y tế của
chương trình lao và HIV làm tăng tỷ lệ bệnh nhân đồng nhiễm lao/HIV nhận sớm trong thời gian điều trị lao là
điều rất quan trọng. Bệnh nhân lao có HIV được nhận ART sớm và bệnh nhân nhiễm HIV được chẩn đoán lao
sớm có thể cải thiện được kết qủa điều trị lao. Cần có thêm nhiều cố gắng để duy trì và làm gia tăng hơn nữa sự
tiếp cận ART cho bệnh nhân đồng nhiễm lao/HIV.
Từ khóa: tư vấn xét nghiệm HIV; bệnh nhân đồng nhiễm lao/HIV, chẩn đoán lao/HIV, điều trị lao/HIV.
* Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Tp. HCM ** Ủy ban AIDS Tp.HCM (HCM City Provincial AIDS Committee)
Tác giả liên lạc: TS.BS. Nguyễn Hữu Lân ĐT: 0913185885 Email: nguyenhuulan1965@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 390
ABSTRACT
COLLABORATION BETWEEN HIV AND TB PROGRAMS CONTRABUTES TO IMPROVE TB/HIV
DIAGNOSIS AND TREATMENT IN HO CHI MINH CITY-VIETNAM
Nguyen Thi Bich Yen, Dong Van Ngoc, Nguyen Huy Dung, Nguyen Huu Lan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 389 - 396
Background: The World Health Organization (WHO) recommends provider-initiated HIV testing and
counseling (PITC) to all Tuberculosis (TB) patients, TB screening và diagnosis for HIV patients and scale-up
collaboration between TB và HIV programs. The TB Control Program in Ho Chi Minh City has implemented
these activities with support from the US Centers for Disease Control and Prevention (US CDC) since 2006.
Methods: Data of PITC for TB patients, TB screening for HIV population and patient referral for TB/HIV
co-infected patients in a US CDC supported project at Ho Chi Minh City from July 2006 to March 2014 were
collected and analyzed.
Results: From 2006 to 2013, among total 101,150 registered TB patients in Ho Chi Minh City, PITC was
performed successfully on 92,792 (91.7%) TB patients. The number of HIV positive individuals with TB was
12,963 (12.8%). Among these individuals, there were 9,428 patients (72.7%) who already knew their HIV-
infected status. The PITC helped provide an HIV diagnosis for 3,534 TB patients (27.3%). 9,761 (75.3%) HIV-
infected TB patients were referred succesfully to care facilities of the HIV out-patient clinics (increasing from 17.8
in 2006 to 85.6% in 2013). TB screening among HIV population has been done since 2008 and now it is routine
activity in Out-Patient Clinics (OPC) facilities in Ho Chi Minh City. The number of TB cases in HIV patients is
decreasing, from 1250 (in 2008) to 232 (in 2013) patients. With close cooperation between health care workers in
TB và HIV centers, the rate of co-infected patients who have been started on ART has improved year by year (9%
in 2006 to 71.4% in 2013). This result may contribute to an increase in the rate of TB cure (65.3% in 2006 up to
71.8% in 2012) and decrease mortality rate (17.5% in 2006 down to 11.5% in 2012) in TB/HIV patients in Ho
Chi Minh City.
Conclusions: These findings demonstrated successful PITC for TB patients with TB staff and their patients
consent and TB screening for HIV population in Ho Chi Minh City, Vietnam. Collaboration closely between TB
và HIV care facilities to increase the number of TB/HIV co-infected patients who receive ART early during their
TB treatment time is very important. More HIV-infected TB patients on ART and early TB diagnosis among HIV
population may help improve the outcome of TB treatment. Still more effort is needed to increase and sustain
access to ART for HIV-infected TB patients.
Keywords: Provider Initiated HIV Testing and Counseling; TB/HIV co-infected patients, TB/HIV
diagnosis, TB/HIV treatment.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lao là nhiễm trùng cơ hội thường gặp nhất
gây tử vong hàng đầu ở bệnh nhân nhiễm HIV(8).
Sự lan nhanh của dịch HIV đã tác động mạnh
đến CTCLQG. Khi bị nhiễm lao, người có
HIVdương tính có nguy cơ tiến triển thành bệnh
lao hoạt động nhiều gấp 50 lần so với người có
HIV âm tính(9). Mặt khác, lao góp phần thúc đẩy
bệnh do HIV tiến triển nhanh hơn. Nguy cơ và
khả năng phát triển thành lao hoạt động ở
những người nhiễm HIV tăng lên theo thời gian,
đặc biệt ở những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn
của bệnh lao, có thể dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ
mới mắc và hiện mắc lao trong cộng đồng(2).
WHO khuyến cáo nâng cao hiệu quả hoạt động
phối hợp giữa chương trình lao và HIV trong
phát hiện sớm nhiễm HIV ở bệnh nhân lao, phát
hiện và điều trị lao ở bệnh nhân nhiễm HIV,
trong đó việc cung cấp dịch vụ PITC cho bệnh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Nhiễm 391
nhân lao là một trong những hoạt động then
chốt tại các phòng khám lao(10). Từ năm 2006,
được sự tài trợ của US CDC, bệnh viện Phạm
Ngọc Thạch, thành phố Hồ Chí Minh đã triển
khai hoạt động PITC cho bệnh nhân lao; sàng lọc
và phát hiện lao ở người nhiễm HIV và thiết lập
được hệ thống phối hợp hoạt động và chuyển
gửi bệnh nhân đồng nhiễm lao/HIV giữa hai
chương trình lao và HIV. Chúng tôi thực hiện
nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả hoạt
động PITC thông qua đánh giá tỷ lệ phát hiện
thêm bệnh nhân nhiễm HIV sau hoạt động PITC
và hiệu quả điều trị lao ở bệnh nhân lao/HIV.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP:
Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân lao được
thu dung điều trị lao tại các tổ chống lao (TCL)
quận-huyện, khoa khám ngoại trú và hai khoa
lao nội trú bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, bệnh
nhân nhiễm HIV được quản lý tại các phòng
khám OPC tại các quận/huyện thành phố Hồ
Chí Minh từ năm 2006 đến năm 2014. Chúng tôi
tiến hành tư vấn xét nghiệm HIV (PITC) cho
bệnh nhân lao tại các TCL quận/huyện, sàng lọc
lao bằng 4 triệu chứng đơn giản tại các OPC
quận/huyện (Ho kéo dài bất kỳ bao nhiêu ngày,
Sốt kéo dài bất kỳ bao nhiêu ngày, Ra mồ hôi
đêm trong vòng 4 tuần qua, Sụt cân khoảng 10%
thể trọng trong vòng 4 tuần qua)(12). Những bệnh
nhân có ít nhất 1 trong 4 triệu chứng trên sẽ
được chuyển tiếp đến phòng khám lao quận-
huyện để khám phát hiện lao. Bệnh nhân đồng
nhiễm lao/HIV được chuyển gửi giữa 2 chương
trình lao và chương trình HIV, ghi nhận kết quả
điều trị lao ở bệnh nhân lao/HIV theo quy định
của CTCLQG.
Qui trình tư vấn xét nghiệm chẩn đoán HIV
tại cơ sở lao: Tất cả bệnh nhân sẽ được giáo dục
kiến thức HIV thông qua các tờ gấp có các thông
tin về tỷ lệ đồng nhiễm Lao-HIV, những vấn đề
về đường lây truyền HIV, các yếu tố nguy cơ,
cũng như các vấn đề khác liên quan đến việc xét
nghiệm HIV. Cán bộ chuyên khoa lao cung cấp
tư vấn và xét nghiệm HIV theo khuyến cáo của
Tổ chức Y tế Thế giới. Bệnh nhân Lao mới phát
hiện sẽ được khuyến khích làm xét nghiệm chẩn
đoán HIV thường qui trừ khi bệnh nhân từ chối.
Thông tin về phương thức này cũng được đề cập
đến trong tờ gấp, và bất cứ khi nào có thể, tuyên
truyền bằng các áp phích ở nơi chờ của bệnh
nhân. Nhân viên xét nghiệm trong chương trình
lao sẽ lấy máu bệnh nhân gửi đến bệnh viện
Phạm Ngọc Thạch để làm xét nghiệm HIV
khẳng định. Các cán bộ y tế này sẽ được tập
huấn về kỹ thuật lấy máu an toàn; họ cũng được
cung cấp găng tay và dụng cụ lấy máu. Các mẫu
huyết thanh hàng ngày sẽ được sử dụng một mã
số duy nhất (số đăng ký điều trị lao) mà không
dùng bất kỳ thông tin nhận biết cá nhân nào.
Tuân thủ qui trình làm xét nghiệm HIV theo Bộ
Y tế đã hướng dẫn (Chiến lược 3 của WHO) Các
kết quả xét nghiệm sẽ được trả lời trong một
tuần. Sau khi có kết quả xét nghiệm HIV, bệnh
nhân sẽ được tư vấn sau xét nghiệm. Những
bệnh nhân có kết quả xét nghiệm HIV âm tính sẽ
được cung cấp kết quả và một tờ gấp trong đó có
thông tin về những nguy cơ lây truyền HIV và
nói rõ cho bệnh nhân biết rằng kết quả xét
nghiệm HIV ngày hôm nay không có nghĩa là
người đó không còn có nguy cơ nhiễm HIV.
Những bệnh nhân có kết quả HIV không xác
định hoặc dương tính sẽ được những cán bộ
được đào tạo đặc biệt tư vấn sâu sau xét nghiệm
cho những người nhiễm HIV. Tư vấn sau xét
nghiệm đối với những trường hợp HIV dương
tính nhấn mạnh đến ý nghĩa và tầm quan trọng
của kết quả xét nghiệm, những con đường lây
truyền HIV, việc nhanh chóng chuyển tiếp có
hiệu quả đến phòng khám ngoại trú cho người
nhiễm HIV đã có tại địa phương. Bệnh nhân
cũng sẽ được thông báo về dịch vụ tư vấn xét
nghiệm HIV tự nguyện đã có tại thành phố Hồ
Chí Minh, nơi có các tư vấn viên về HIV có kinh
nghiệm có thể thảo luận sâu về các vấn đề. Nội
dung tư vấn bao gồm thảo luận ngắn, nếu có thể
được, về tầm quan trọng của việc nói cho bạn
tình biết về kết quả xét nghiệm HIV và khuyến
khích những người bạn tình này đi làm xét
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 392
nghiệm HIV (Vấn đề tư vấn hay chuyển tiếp bạn
tình này cũng sẽ được nhấn mạnh cụ thể hơn tại
cơ sở tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện và tại
phòng khám ngoại trú).
Hoạt động giám sát, thu thập số liệu bao
gồm kiểm tra, giám sát hoạt động của các đơn vị
(TCL/OPC) định kỳ mỗi 3 tháng, các đơn vị gửi
báo cáo số liệu về bệnh viện Phạm Ngọc Thạch
định kỳ hàng quý, triển khai các buổi họp giao
ban hàng quý giữa hai chương trình (CTCLQG
và HIV tại thành phố Hồ Chí Minh), tổng kết
hằng năm với các cán bộ của các đơn vị và cán
bộ quản lý của cả hai chương trình. Bất kỳ thông
tin cá nhân nào được thu thập như là một phần
hoạt động thường xuyên của CTCLQG đều sẽ
được giữ bí mật và được lưu giữ ở nơi có khóa.
Bất kỳ thông tin nhận biết cá nhân nào cũng
không được phép chuyển đi khỏi bệnh
viện/trung tâm y tế quận/huyện, kể cả khi gửi
mẫu máu để làm xét nghiệm HIV đến bệnh viện
Phạm Ngọc Thạch (chỉ dùng một mã số) và khi
phân tích số liệu. Đặc biệt, tất cả các thông tin
nhận biết cá nhân sẽ được loại đi trước khi phân
tích số liệu. Cán bộ CTCLQG tuyến quận/huyện,
kể cả các giám sát viên, sẽ được tham dự khóa
đào tạo đặc biệt về những sự kỳ thị đối với HIV,
tầm quan trọng của tính bí mật (tính riêng tư).
Các giám sát viên và Bộ Y Tế sẽ quan sát định kỳ
để đảm bảo các qui trình được tuân thủ và dịch
vụ thực sự đảm bảo bí mật và những thông tin
riêng tư không được đem ra thảo luận với người
khác. Bất cứ thông tin nào được thu thập sẽ phục
vụ mục đích của chương trình và chỉ ở mức tối
thiểu. Số liệu thu thập để theo dõi chương trình
sẽ không có các thông tin nhận biết cá nhân,
nhưng sẽ ghi nhận những quan sát về qui trình
đảm bảo bí mật. Tất cả những hiện tượng vi
phạm việc đảm bảo bí mật được phát hiện đều
phải báo cáo ngay cho người phụ trách hoạt
động này tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch và Ủy
Ban AIDS thành phố Hồ Chí Minh.
KẾT QUẢ
Từ 2006-2013, thông qua hoạt động PITC, có
92.792 (91,7%) bệnh nhân lao tại thành phố Hồ
Chí Minh đã biết được tình trạng nhiễm HIV của
mình, tỷ lệ tư vấn xét nghiệm HIV cho bệnh
nhân lao thành công tăng cao dần qua các năm,
tỷ lệ bệnh nhân đồng nhiễm lao/HIV giảm dần
như trình bày trong bảng 1
Bảng 1: Tình hình chung về tư vấn xét nghiệm HIV cho bệnh nhân lao tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2006
đến năm 2013
Năm
thu
dung
Số bệnh nhân
lao thu dung
n
Số bệnh nhân
nhiễm HIV trước
khi điều trị lao
n (%)
Số bệnh
nhân nhận
PITC
n
Số bệnh nhân chưa
biết tình trạng HIV của
họ đồng ý làm xét
nghiệm HIV
n (%)
Số bệnh nhân
nhiễm HIV sau
PITC
(%)
Tổng số bệnh
nhân lao/HIV
(%)
2006 5.183 652 (12,0) 4.531 4.206 (92,8) 349 (8,0) 1.001 (19,0)
2007 9.571 1.352 (14,0) 8.219 7.630 (92,8) 537 (7,0) 1.889 (20,0)
2008 14.207 1.636 (11,0) 12.571 11.402 (93,7) 620 (5,0) 2.256 (16,0)
2009 14.312 1.511(10,6) 12.801 11.805 (95,4) 542 (4,6) 2.053 (14,3)
2010 14.482 1.338 (9,2) 13.144 11.771 (96,7) 458 (3,9) 1.796 (12,4)
2011 14.350 1.055 (7,4) 13.295 12.173 (95,0) 354 (2,9) 1.409 (9,8)
2012 14.490 1.011 (7,0) 13.479 12.618 (97,2) 348 (2,8) 1.360 (9,4)
2013 14.555 873 (6,0) 13.682 11.759 (97,2) 326 (2,8) 1.199 (8,2)
Tổng 101.150 9.428 91.722 83.364 3.534 12,963
Bảng 2 trình bày các thể bệnh lao ở bệnh
nhân nhiễm HIV tại các TCL và OPC (2006-
2013). 51,2% bệnh nhân tại các TCL mắc lao
phổi AFB (+)/HIV. Bệnh nhân nhiễm HIV
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Nhiễm 393
đang được quản lý tại các OPC mắc lao ngoài phổi cao nhất (40,9%).
Bảng 2: Thể bệnh lao ở bệnh nhân nhiễm HIVtại các TCL và OPC (2006-2013)
Thể lao Bệnh nhân HIV(+) từ OPC gửi sang
TCL phát hiện lao
Bệnh nhân lao/HIV tại TCL P
Lao phổi M(+) 1681 (32,5%) 6580 (51,2%)
Lao phổi M(-) 1381 (26,7%) 1809 (14,1%)
Lao ngoài phổi 2115 (40,9%) 4475 (34,8%)
Tổng cộng 5.173 12.864
Số bệnh nhân lao/HIV (+) giảm dần trong 8
năm thực hiện PITC và phối hợp hoạt động giữa
hai chương trình lao và HIV trong quản lý, chăm
sóc và điều trị cho bệnh nhân đồng nhiễm
lao/HIV. Tỷ lệ bệnh nhân đồng nhiễm nhận
được ART sớm trong thời gian điều trị lao ngày
càng gia tăng như trình bày trong bảng 3
Bảng 3: Tình hình bệnh nhân lao/HIV (+) nhận ART (2006-2013)
Năm thu dung 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Tổng số bệnh nhân lao/HIV tại TCL 1001 1886 2256 2,053 1809 1409 1,360 1199
Tổng số bệnh nhân chuyển thành công
sang Chương trình HIV
178 718 2047 1,818 1567 1141 1,266 1026
Tổng số bệnh nhân nhận ART trong thời
gian điều trị lao
90 230 802 869 836 752 908 856
Tỷ lệ (%) 9,0 12,2 35,5 42,3 46,2 53,4 66,8 71,4
Bảng 4 trình bày tình hình bệnh nhân
nhiễm HIV được khám sàng lọc và chẩn đoán
lao (2008-2013). Số bệnh nhân nhiễm HIV
được sàng lọc lao tại OPC ngày càng gia tăng
trong 6 năm qua, tỷ lệ nghịch với số bệnh
nhân nhiễm HIV được phát hiện lao giảm dần.
Bảng 4: Tình hình bệnh nhân nhiễm HIV được khám sàng lọc và chẩn đoán lao (2008-2013).
Năm thu dung 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Số bệnh nhân HIV được quản lý trong
chương trình HIV
17.311 16.062 16.428 20.345 4.451 18.565
Số bệnh nhân HIV được sàng lọc lao tại
OPC
1.724 (10%) 1.621 (10,1%) 2.022 (12,3%) 10.638
(52,3%)
3.289
(73,9%)
14.911
(80,3%)
Số bệnh nhân được chẩn đoán lao 1.250 1.088 1307 975 321 232
Từ 2006, kết quả điều trị lao ở người nhiễm
HIV có tỷ lệ lành bệnh tăng dần, tỷ lệ chết giảm
đi. So với nhóm bệnh nhân lao/HIV(-) và nhóm
bệnh nhân lao/không rõ tình trạng HIV, nhóm
bệnh nhân lao/HIV có tỷ lệ bỏ trị lao cao hơn,
nhưng tỷ lệ thất bại điều trị không khác biệt
đáng kể như trình bày trong bảng 5 và bảng 6.
Bảng 5: Kết quả điều trị lao ở bệnh nhân lao/HIV(+) (2006-2012)
Số bệnh nhân lao/HIV
và kết quả điều trị lao
Năm thu dung
Tổng
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Số bệnh nhân lao/HIV 949 1.933 2.250 1.958 1.680 1.396 1.301 11.467
Lành bệnh 620 (65,3%) 1274
(65,9%)
1541
(68,5%)
1352
(69,1%)
1252
(74,5%)
989
(70,8%)
934
(71,8%)
7962
(69,4%)
Chết 166 (17,5%) 335
(17,3%)
353
(15,7%)
307
(15,7%)
194
(11,5%)
201
(14,4%)
151
(11,5%)
1.707
(14,9%)
Thất bại 31 (3,3%) 45 (2,3%) 59 (2,6%) 48 (2,5%) 47 (2,8%) 40 (2,9%) 43 (3,3%) 313 (2,7%)
Bỏ trị 80 (8,4%) 154 (8,0%) 152 (6,8%) 161 (8,2%) 87 (5,2%) 81 (5,8%) 83 (6,4%) 798 (7,0%)
Chuyển 52 125 145 90 100 85 90 687
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 394
Bảng 6: Kết quả điều trị lao ở bệnh nhân lao/HIV(-) và nhóm bệnh nhân lao/không rõ tình trạng HIV (2006-
2012).
Số bệnh nhân lao/HIV(-) và
chưa biết tình trạng nhiễm
HIV. Kết quả điều trị lao.
Năm thu dung
Tổng 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Số bệnh nhân lao/HIV(-) và
chưa biết tình trạng nhiễm
HIV
4.120 8.167 11.828 11.729 11.438 11.935 11.502 70.719
Lành bệnh 3.433
(83,3%)
7.574
(92,7%)
10.175
(86,0%)
10.314
(87,9%)
10.025
(87,6%)
10.514
(88,1%)
10.005
(87,0%)
62.040
(87,7%)
Chết 100 (2,4%) 228 (2,8%) 253 (2,1%) 276 (2,4%) 261
(2,3%)
261 (2,2%) 282 (2,4%) 1.661
(2,3%)
Thất bại 166 (4,0%) 298 (3,6%) 410 (3,5%) 400 (3,4%) 452
(4,0%)
428 (3,6%) 511 (4,4%) 2.665
(3,8%)
Bỏ trị 213 (5,2%) 411 (5,0%) 469 (4,0%) 416 (3,5%) 322
(2,8%)
379 (3,2%) 355 (3,1%) 2.565
(3,6%)
Chuyển 208 789 521 323 378 353 349 2.921
BÀN LUẬN
Lao là nguyên nhân tử vong thứ hai do bệnh
nhiễm trùng ở người nhiễm HIV(4). Người bị suy
giảm miễn dịch do nhiễm HIV có tính nhạy cảm
cao với vi khuẩn lao; nhiều nước ở khu vực Nam
Saharan, châu Phi có tần suất mắc lao mới cao
nhất trên thế giới, trước hết do đại dịch HIV(3, 1).
Theo báo cáo kiểm soát lao toàn cầu 2013 của
WHO, trong năm 2012, thế giới có khoảng 1/3
dân số bị nhiễm lao, 12 triệu người hiện mắc lao,
8,6 triệu người mới mắc lao, 13% số mắc lao có
đồng nhiễm HIV; Việt Nam có 170.000 người
mắc lao lưu hành, 130.000 người mắc lao mới,
6,97% số mắc lao có đồng nhiễm HIV. Việt Nam
đứng thứ 12 trong số 22 nước có số bệnh nhân
lao cao nhất thế giới(13). Năm 2007, WHO khuyến
cáo cần phối hợp hoạt động của 2 chương trình
lao và HIV, bao gồm cung cấp dịch vụ PITC
thường quy cho bệnh nhân lao ở các cơ sở chăm
sóc điều trị bệnh nhân lao(10). Những khảo sát
ban đầu ở Livingstone, Zambia với sự hỗ trợ từ
chương trình AIDS toàn cầu của US CDC, từ
tháng 9/2004 đến tháng 12/2006 tại 3 phòng
khám lao cho thấy trong số 4148 bệnh nhân lao
có 2072 (50%) được xét nghiệm HIV, kết quả
phát hiện thêm 1497 (72%) bệnh nhân HI