Phương thức định danh của địa danh tỉnh Sóc Trăng

Phương thức định danh hay còn gọi là phương thức cấu thành, phương thức đặt địa danh được nhiều nhà nghiên cứu địa danh học Việt Nam quan tâm. Tuy nhiên, mỗi tác giả lại đưa ra những cách định danh khác nhau. Điều này cũng rất dễ hiểu, vì mỗi địa bàn nghiên cứu, bên cạnh những quy luật chung đều có những đặc điểm riêng trong cách gọi tên sự vật cũng như cách cấu tạo địa danh. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc những nguyên tắc định danh nói chung và một số đặc điểm định danh của ở tỉnh Sóc Trăng nói riêng, cụ thể có hai dạng: phương thức tự tạo và phương thức chuyển hóa. Phương thức tự tạo là phương thức cơ bản nhất của địa danh, được hình thành từ sự tri nhận, cảm quan của con người về thế giới vật chất nói chung, trải qua quá trình lịch sử lâu dài đã hình thành nên phương thức thứ hai – phương thức chuyển hóa: chuyển địa danh này thành một hay nhiều địa danh khác.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 09/06/2022 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương thức định danh của địa danh tỉnh Sóc Trăng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP PHƯƠNG THỨC ĐỊNH DANH CỦA ĐỊA DANH TỈNH SÓC TRĂNG  ThS. (*)  ThS. (**) Phương thức định danh hay còn gọi là phương thức cấu thành, phương thức đặt địa danh được nhiều nhà nghiên cứu địa danh học Việt Nam quan tâm. Tuy nhiên, mỗi tác giả lại đưa ra những cách định danh khác nhau. Điều này cũng rất dễ hiểu, vì mỗi địa bàn nghiên cứu, bên cạnh những quy luật chung đều có những đặc điểm riêng trong cách gọi tên sự vật cũng như cách cấu tạo địa danh. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc những nguyên tắc định danh nói chung và một số đặc điểm định danh của ở tỉnh Sóc Trăng nói riêng, cụ thể có hai dạng: phương thức tự tạo và phương thức chuyển hóa. Phương thức tự tạo là phương thức cơ bản nhất của địa danh, được hình thành từ sự tri nhận, cảm quan của con người về thế giới vật chất nói chung, trải qua quá trình lịch sử lâu dài đã hình thành nên phương thức thứ hai – phương thức chuyển hóa: chuyển địa danh này thành một hay nhiều địa danh khác. Từ khoá: Phương thức định danh, phương thức cấu thành, địa danh tỉnh Sóc Trăng, SUMMARY Method of naming, also known as constitutive method, method of creating place-names is interested by many Vietnamese toponymy researchers. However, each author suggests different naming ways. This is very easy to understand, because each studied site, beside the general rules, has its own characteristics in the way of naming things as well as the way how to create the place name. In this article, we will recommend to readers the naming principles in general and some of the naming characteristics of Soc Trang province in particular, concretely in two forms: self-creating method and transforming method. Self-creating method is the most basic method of place-names, formed from human perceptions and feelings about the material world in general, through the long history process which has formed the second method - transforming one: converting this place-name into one or more other place-names. Key words: Method of naming, constitutive method, Soc Trang province place-name, 1. Đặt vấn đề Địa danh học là một phạm trù của ngôn ngữ học, thuộc lĩnh vực của từ vựng học – một yếu tố bên trong của ngôn ngữ học (ngữ âm, từ vựng, cú pháp). Ngành khoa học này nghiên cứu ý nghĩa, nguồn gốc và những biến đổi của địa danh. Ngoài ra, nghiên cứu địa danh học cần phải chỉ ra được các phương thức đặt tên và phân tích cách cấu tạo địa danh, phát hiện những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự ra đời, hành chức và tiêu vong của chúng. Vì thế, đối tượng của địa danh học chính là địa danh. Địa danh học cũng nghiên cứu tên riêng nhưng liên quan đến một vùng lãnh thổ nhất định và có tính bền vững. Như đã trình bày, địa danh học chuyên nghiên cứu về nguồn gốc, ý nghĩa và những chuyển biến của địa danh; tức là lấy những từ, ngữ được dùng để đặt tên riêng của địa hình thiên nhiên, các đơn vị hành chính, các công trình xây dựng, các vùng lãnh thổ về không gian hai chiều làm đối tượng nghiên cứu. Điều này có nghĩa là giữa địa danh học và hiệu danh học có đối tượng nghiên cứu khác nhau. Do đó, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả Lê Trung Hoa cho rằng: “Tên các công trình 38 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP thiên về không gian hai chiều là địa danh (như tên cầu, đường, công viên,), còn tên các công trình thiên về không gian ba chiều (như tên chùa, nhà thờ, trường học, cơ quan,) là hiệu danh” [2; tr.14- 15]. Nói về phương thức định danh, tác giả Hồ Xuân Tuyên cho rằng: “Định danh chính là cách cấu tạo các đơn vị ngôn ngữ dùng để gọi tên, là sự chia tách các đoạn của hiện thực khách quan, trên cơ sở đó hình thành những khái niệm tương ứng về chúng” [4; tr.63]. Trong bài viết này, chúng tôi dựa vào cách xác định phương thức định danh của nhà nghiên cứu địa danh học Lê Trung Hoa. Cụ thể, nhà nghiên cứu này xác định hai phương thức cơ bản: phương thức tự tạo và phương thức chuyển hóa. 2. Phương thức định danh của địa danh ở tỉnh Sóc Trăng 2.1. Phương thức tự tạo Đây là phương thức cơ bản nhất. Các công trình nghiên cứu về địa danh hầu như đều sử dụng phương thức này, mặc dù cách đặt tên cho mỗi phương thức ở mỗi người có khác nhau. 2.1.1. Dựa vào các đặc điểm của chính bản thân đối tượng để đặt tên Nghiên cứu về định danh dựa vào các đặc điểm của đối tượng để đặt tên, tác giả Nguyễn Thúy Diễm nhận định: “Khi nhìn thấy bất kỳ sự vật nào, dòng sông, ngọn núi, cây cầu, có những đặc điểm của chính bản thân đối tượng như hình dáng, kích thước, màu sắc, tính chất,, người ta liền đặt cho chúng những cái tên tương ứng với những đặc điểm ấy” [1; tr41]. - Gọi theo tính chất của đối tượng Đó là những địa danh như rạch Sâu (huyện Cù Lao Dung), rạch Ngay (huyện Cù Lao Dung), kinh Cũ (huyện Mỹ Tú), kinh Mới (huyện Mỹ Tú), rạch Nước Mặn (huyện Long Phú), Nhìn chung, gọi tên theo tính chất của đối tượng chủ yếu là các địa danh mang tính chất thủy văn. - Gọi theo hình dáng của đối tượng Đó chủ yếu là những địa danh chỉ địa hình như rạch Cổ Cò (thị xã Vĩnh Châu), sông Cồn Tròn (huyện Cù Lao Dung), rạch Ruột Ngựa (huyện Cù Lao Dung), - Gọi theo màu sắc của đối tượng Loại này xuất hiện không nhiều trong địa danh toàn tỉnh, thường gặp ở loại chỉ địa hình thiên nhiên, như cầu Đen (ĐT934), cầu Trắng (ĐT939), - Gọi theo kích thước của đối tượng Đó là những địa danh như kinh Vàm Hồ Lớn (huyện Cù Lao Dung), kinh Tám Thước, kinh Chín Thước (huyện Mỹ Tú), rạch Lung Sen Lớn, rạch Lung Sen Nhỏ (huyện Kế Sách), - Gọi theo vật liệu xây dựng đối tượng Một số tên cầu như cầu Ván (ĐT939), cầu Tràm 1 (huyện Mỹ Tú), cầu Sắt (thành phố Sóc Trăng), trước đây được làm bằng chất liệu ván, tràm, sắt hoặc các loại cây khác nhau để bắc qua kinh, rạch. Tuy hiện nay những cây cầu này đã được xây mới, được bêtông hóa hoàn toàn nhưng vẫn giữ được tên gọi ngày trước của chúng. - Gọi theo chức năng của đối tượng Chủ yếu là những địa danh chỉ địa hình như kinh Nối (huyện Kế Sách), kinh Tắc (huyện Kế Sách), kinh Sổ Phèn (thị xã Vĩnh Châu), Gọi là kinh Nối vì kinh này có chức năng nối hai con kinh khác, hay kinh Sổ Phèn vì nó có chức năng tháo phèn cho đồng ruộng. 2.1.2. Dựa vào sự vật, yếu tố có quan hệ chặt chẽ với đối tượng để đặt tên - Gọi theo vị trí của đối tượng so với đối tượng khác 39 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Các địa danh được xác định theo hướng không gian trước/sau, trên/dưới, đông/tây, chủ yếu có trong các đơn vị hành chính. Ví dụ: ấp Phố Dưới (huyện Trần Đề), ấp Biển Trên (thị xã Vĩnh Châu), thị trấn Lịch Hội Thượng (huyện Trần Đề), xã An Lạc Tây (huyện Kế Sách), xã An Thạnh Tây, xã An Thạnh Đông, xã An Thạnh Nam (huyện Cù Lao Dung), - Gọi theo công trình xây dựng gần đối tượng Theo cách này có các địa danh như: ấp Cầu Đồn (huyện Mỹ Tú), kinh Xáng Cầu Đúc (huyện Mỹ Tú), kinh Đình Trụ (huyện Cù Lao Dung), kinh Đền Cô Tư (thị xã Vĩnh Châu), - Gọi theo tên vật thể có nhiều ở nơi đó Đó là các địa danh như bàu Cát (huyện Thạnh Trị), rạch Mương Củi (huyện Long Phú), giồng Cát (huyện Kế Sách), - Gọi theo cầm thú sống hoặc nuôi ở đó Chẳng hạn như những địa danh: bàu Cá Rô (huyện Thạnh Trị), rạch Bưng Kiến Vàng (huyện Kế Sách), ấp Sân Chim (thị xã Vĩnh Châu), - Gọi theo tên thực vật mọc hoặc trồng nhiều ở nơi đó Việc dùng tên cây cỏ để đặt địa danh là một hiện tượng phổ biến. Lý do đơn giản là vì cây cỏ rất gần gũi, gắn bó với nơi ăn chốn ở, nơi sinh ra và lớn lên của con người nên con người tri giác và đặt tên. Có thể nêu một loạt các ví dụ như rạch Cái Cau (huyện Kế Sách), kinh Cái Trầu (huyện Mỹ Tú), rạch Cái Trâm (huyện Kế Sách), rạch Cây Dong, rạch Cây Bàng (huyện Kế Sách), kinh Cây Dừa (huyện Mỹ Tú), rạch Cây Sắn (huyện Kế Sách), rạch Cây Cồng (huyện Mỹ Tú), - Gọi theo tên người nổi tiếng trong vùng Đây là tên của những nhân vật đã từng sinh sống trên vùng đất Sóc Trăng và đã từng gắn bó với những sự kiện lịch sử, sự tích hoặc là những người có công trong việc khai phá miền đất mới hoặc được mọi người kính trọng, quen gọi và dần trở thành địa danh. Đó là các địa danh như: rạch Ông Tổng (huyện Kế Sách), rạch Ông Hội, rạch Ông Cai (huyện Mỹ Tú), rạch Xã Úi (thị xã Vĩnh Châu), rạch Tuần Bảy, rạch Tuần Hớn (huyện Ngã Năm), - Gọi theo các giai đoạn, biến cố lịch sử Đó là các địa danh như: đường 30 tháng 4, đường 1 tháng 5, cầu 19 tháng 5, đường Cách Mạng Tháng Tám (thành phố Sóc Trăng), - Gọi tên theo sản phẩm bán trên hoặc cạnh đối tượng Theo cách gọi này các địa danh như kinh Lò Than (huyện Thạnh Trị), rạch Lò Gạch (huyện Kế Sách), - Gọi theo tên của vùng dân tộc trong tỉnh Các địa danh như: kinh Sóc Trăng (thành phố Sóc Trăng), ấp Sóc Dong (huyện Long Phú), ấp Sóc Lèo (huyện Trần Đề), ấp Sóc Mới (huyện Long Phú), ấp Sóc Tháo (huyện Trần Đề), minh họa cho cách đặt tên trên. 2.1.3. Dùng số đếm hoặc chữ cái để đặt tên Chủ yếu là địa danh hành chính và các công trình giao thông. Địa danh dùng số từ chiếm số lượng nhiều như quốc lộ 60, tỉnh lộ 932, tỉnh lộ 932B, ấp 5A, ấp 5B, 2.1.4. Ghép các yếu tố để đặt tên - Ghép chữ cái với số thứ tự và ngược lại 40 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Ở cách ghép này, chúng ta tìm được một số địa danh như: cầu C247 (thành phố Sóc Trăng), cầu C3, cầu C4, tỉnh lộ 932B, tỉnh lộ 939B, ấp A2, ấp B1 (TT), Ở Sóc Trăng, có một địa danh rất đặc biệt, kết hợp giữa địa danh – chữ cái – địa danh: chợ Cà Lăng A Biển (thị xã Vĩnh Châu). - Ghép địa danh với số thứ tự và ngược lại: ấp An Hòa 1, ấp An Hòa 2 (huyện Trần Đề), xã Gia Hòa 1 (huyện Mỹ Xuyên), ấp Phương Hòa 1, ấp Phương Hòa 2, ấp Phương Hòa 3 (huyện Mỹ Tú), cầu 96 Bưng Long (huyện Long Phú), - Ghép địa danh với địa danh Đó là bến đò Bến Đá – Bến Cát (huyện Cù Lao Dung), bến đò Đại Ngãi – Kinh Đào (huyện Long Phú), - Ghép các yếu tố Hán Việt Cách này thường được dùng để đặt tên các đơn vị hành chính, đặt biệt là tên xã, ấp và trước đây là tên làng, thôn. Các yếu tố Hán Việt này đều mang ý nghĩa tốt đẹp như: An, Mỹ, Hòa, Tân, Vĩnh, Phước, Phú, Thạnh, Long, Đại, * Ghép các thành tố đầu của các địa danh Chẳng hạn như thời Pháp thuộc, làng Kế An (thuộc tổng Định Khánh, quận Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) được ghép từ tên hai làng Kế Sách và An Nghiệp. Xã Phương Long (quận Bố Thảo, tỉnh Ba Xuyên) được ghép từ một phần của xã Phương Phú và một phần của xã Long Phú. * Ghép các thành tố cuối của các địa danh Làng Hậu Thạnh (tổng Định Chí, huyện Vĩnh Định) được ghép từ hai làng Nhơn Hậu và Hiểu Thạnh. Làng Mỹ Xuyên (tổng Định Chí, quận Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) bắt nguồn từ hai làng Hòa Mỹ - Vĩnh Xuyên hợp lại mà thành. Sự hợp thành làng Mỹ Xuyên do nghị định ngày 18/4/1893 của Thống đốc Nam kỳ. * Ghép các thành tố có cùng một chữ đầu tên giống nhau rồi thêm số từ chỉ lượng vào trước chữ ấy. Chẳng hạn như làng Song Phụng (tổng Định Hòa, quận Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) được ghép từ tên của hai làng Phụng Sơn và Phụng Tường. * Ghép một số yếu tố Hán Việt như Thượng – Trung – Hạ, Đông – Tây – Nam – Bắc, Nhất – Nhì – Tam – Tứ, vào cuối địa danh nhằm mục đích phân biệt các địa danh với nhau Chẳng hạn như An Thạnh Nhất thôn, An Thạnh Nhì thôn (Ba Xuyên cũ), thị trấn Lịch Hội Thượng, xã An Thạnh Đông, xã An Thạnh Tây, xã An Thạnh Nam, xã An Lạc Tây, xã An Phú Đông, 2.2. Phương thức chuyển hóa Chuyển hóa là “phương thức chuyển một địa danh này thành một hoặc nhiều địa danh khác. Trong quá trình chuyển hóa, địa danh mới có thể giữ nguyên dạng của địa danh cũ hoặc thêm một vài yếu tố mới. Sau khi chuyển hóa, địa danh cũ có thể mất đi hoặc cùng tồn tại với địa danh mới” [2; tr.69]. Chẳng hạn, địa danh Sóc Trăng ban đầu chỉ dùng để đặt cho tên tỉnh, thành phố, nhưng sau này đã có sự chuyển hóa theo kiểu tiếp nhận một danh từ chung khác đi kèm với địa danh “Sóc Trăng” như kinh Sóc Trăng, sân bay Sóc Trăng, chợ Sóc Trăng, bến xe Sóc Trăng, 2.2.1. Chuyển hóa trong nội bộ một loại địa danh - Địa danh chỉ địa hình thiên nhiên: bàu Cá Rô → rạch Bàu Cá Rô (huyện Thạnh Trị), bàu Mướp → rạch Bàu Mướp (huyện Thạnh Trị), 41 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP - Địa danh chỉ công trình xây dựng: cầu Trắng → chợ Cầu Trắng (Mỹ Tú), cầu Vĩnh Châu → chợ Vĩnh Châu, - Địa danh hành chính: tỉnh Sóc Trăng → thành phố Sóc Trăng, huyện Mỹ Tú → xã Mỹ Tú, huyện Thạnh Trị → xã Thạnh Trị, - Địa danh vùng: địa danh tỉnh Sóc Trăng không có sự chuyển hóa giữa nội bộ địa danh vùng. 2.2.2. Chuyển hóa từ loại địa danh này sang loại địa danh khác - Địa danh chỉ địa hình tự nhiên chuyển sang ba loại địa danh kia * Chuyển sang địa danh chỉ công trình xây dựng: tắc Bướm → cầu Tắc Bướm (huyện Trần Đề), bàu Lớn → cầu Bàu Lớn (huyện Thạnh Trị), rạch Trúc → cầu Rạch Trúc (huyện Thạnh Trị), * Chuyển sang địa danh hành chính: tắc Bướm → ấp Tắc Bướm, giồng Chùa → ấp Giồng Chùa, * Chuyển sang địa danh chỉ vùng: sông Cái Côn → cụm công nghiệp Cái Côn (Kế Sách), cửa Trần Đề → khu công nghiệp Trần Đề (huyện Trần Đề), cửa Mỹ Thanh → khu công nghiệp Mỹ Thanh (thị xã Vĩnh Châu), - Địa danh hành chính chuyển sang ba loại địa danh kia * Chuyển sang địa danh chỉ địa hình thiên nhiên: xã An Mỹ → kinh An Mỹ (huyện Kế Sách), ấp An Nghiệp → kinh An Nghiệp (huyện Kế Sách), * Chuyển sang địa danh chỉ công trình xây dựng: thị trấn Long Phú → chợ Thị Trấn Long Phú (huyện Long Phú), thị trấn Ngã Năm → chợ Thị Trấn Ngã Năm (huyện Ngã Năm), * Chuyển sang địa danh vùng: ấp An Nghiệp → khu công nghiệp An Nghiệp (huyện Châu Thành), huyện Trần Đề → khu công nghiệp Trần Đề (huyện Trần Đề), So với địa danh chỉ địa hình thiên nhiên và địa danh hành chính thì địa danh chỉ công trình xây dựng ít có sự chuyển hóa sang các loại địa danh khác (chỉ chuyển hóa sang địa danh hành chính). Ví dụ: cầu Chùa → ấp Cầu Chùa (huyện Kế Sách), cầu Đồn → ấp Cầu Đồn (huyện Mỹ Tú), cảng Trần Đề → ấp Cảng Trần Đề (huyện Trần Đề),... 2.2.3. Nhân danh chuyển thành địa danh Phương thức này được ghi nhận nhiều nhất trong tên đường. Chẳng hạn như: vua Lê Lợi → đường Lê Lợi (thành phố Sóc Trăng), vua Hùng Vương → đường Hùng Vương (huyện Mỹ Tú), liệt sĩ Văn Ngọc Chính → đường Văn Ngọc Chính (thành phố Sóc Trăng), 2.2.4. Địa danh bằng các ngôn ngữ khác chuyển thành địa danh Việt Nghiên cứu về sự chuyển hóa các ngôn ngữ khác sang địa danh thuần Việt, Lê Trung Hoa nhận định: “Trong quá trình cộng cư với các dân tộc khác, người Việt đã tiếp thu một số địa danh có nguồn gốc từ những ngôn ngữ của các dân tộc này. Sự tiếp nhận đó có khi tự phát (như đối với hầu hết địa danh Khmer, Chăm,), có khi tự giác (như đối với một số địa danh gốc Pháp). Từ gốc của các địa danh này có thể là địa danh, nhân danh hoặc vật danh” [2; tr.63]. - Địa danh gốc Khmer Nhiều địa danh ở Sóc Trăng vốn có nguồn gốc từ ngôn ngữ của dân tộc ít người trên địa bàn, nhiều nhất là tiếng Khmer (huyện Kế Sách, sông Bãi Xàu (huyện Mỹ Xuyên), đường Sóc Vồ (thành phố Sóc Trăng),). - Địa danh gốc Pháp 42 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Địa danh gốc Pháp chiếm t lệ không nhiều. Chẳng hạn như sông Maspero, cầu Saintard, đường Calmette, Ngoài ra còn có một số địa danh vốn là từ mượn Mã Lai (như huyện Cù Lao Dung, thị trấn Cù Lao Dung, trong đó “pulaw” có nghĩa là cồn, đảo) và Indonesia (như cầu Chà Và (Java) – thành phố Sóc Trăng). 3. Kết luận Địa danh tỉnh Sóc Trăng được tạo nên từ hai phương thức là phương thức tự tạo và phương thức chuyển hóa, trong đó phương thức tự tạo chiếm ưu thế. Chiếm phần lớn trong phương thức tự tạo là những địa danh được gọi theo tên người nổi tiếng trong vùng, tên các loại thực vật, các loại động vật có nhiều trên địa bàn. Cũng phải kể đến một số lượng không nhỏ những địa danh được tạo nên bằng cách dùng số đếm trong các đơn vị hành chính. Trong hệ thống địa danh của tỉnh Sóc Trăng, địa danh chỉ địa hình rất dễ chuyển hóa sang ba loại địa danh kia. Các địa danh chỉ công trình xây dựng và địa danh vùng khó chuyển hóa sang các loại địa danh khác. Cấu trúc của một địa danh, hay nói đúng hơn là cấu trúc của một tổ hợp địa danh bao gồm hai phần: danh từ chung chỉ địa hình và tên riêng. Số lượng danh từ chung chuyển hóa thành tên riêng trong địa danh tỉnh Sóc Trăng không nhiều nhưng những thành tố chung ấy cùng với những thành tố chung khác lại có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm ra các đặc điểm ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa, quá trình tiếp xúc giữa các ngôn ngữ, [1]. Hồ Xuân Tuyên (2008), Một số phương thức định danh trong phương ngữ , Ngôn Ngữ, (số 8), tr.63-67. [2]. Lê Trung Hoa (2000), Chung quanh thuật ngữ địa danh, Xưa và nay (72B), tr.14-15 [3]. Lê Trung Hoa (2006), Địa danh học Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội [4]. Nguyễn Thuý Diễm (2012), Nghiên cứu địa danh tỉnh Sóc Trăng, Luận văn thạc sĩ ngành Ngôn ngữ học trường KHXH&NV, TP.HCM : 17/6/2017 : 27/10/2017 43
Tài liệu liên quan