Phương thức tín dụng chứng từ – Thực trạng và biện pháp

Thế giới ngày nay càng ngày càng có khuynh hướng tiến tới sự hoà nhập, hội tụ. Dù muốn hay không, sự mở cửa của nền kinh tế đã làm cho trái đất thực sự trở thành một cộng đồng với đầy đủ ý nghĩa của từ này hơn bao giờ hết. Trong cộng đồng này, các quốc gia là những thành viên chấp nhận sự lệ thuộc và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau vừa công khai vừa vô hình. Sự ràng buộc lẫn nhau trong cộng đồng bắt đầu từ khía cạnh kinh tế. Thương mại quốc tế là cầu nối xa xưa nhất giữa các vùng và các nước từ thời cổ đại. Nếu thương mại đã từng là người dẫn đường cho chiến tranh, thì cũng chính nó là tác nhân giúp cho thế giới ý thức được thì cần có lẫn nhau vì sự tồn tại chung. Hàng hoá của mỗi quốc gia dần dần được buôn bán trên khắp thế giới. Mỗi nước đối với cộng đồng thế giới giống như mỗi thành viên trong mỗi nền kinh tế quốc gia, đều là người bán và cũng là người mua. Do họ vừa là người bán vừa là người mua, sự tồn tại của nước này cần cho sự tồn tại của các nước khác và ngược lại. Các nước đều phụ thuộc lẫn nhau, và đều ý thức một cách tự nhiên rằng mỗi nước không thể phát triển một cách mạnh mẽ và bền vững nếu dựa trên các quan hệ kinh tế bất bình đẳng, phương hại đến lợi ích của nhau. Cho đến ngày nay, hầu hết nhân dân của gần như tất cả các nước trên thế giới vì tính tất yếu của cuộc sống luôn chỉ quan tâm đến không chỉ tình hình trong nước mà cả tình hình kinh tế và thương mại của quốc tế. Bởi vì những thay đổi ở ngoài biên giới tưởng chừng không có liên quan, nhưng kỳ thực nó sẽ lan truyền chấn động, ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến đời sống của mỗi người. Nói chung, xuất khẩu và nhập khẩu tác động đến tiềm năng sản xuất, tổng cầu và thu nhập của mỗi quốc gia. Do vậy, xuất phát từ lợi ích kinh tế, và mỗi cá nhân đều cần quan tâm nghiên cứu quan hệ kinh tế quốc tế và những tác động của quan hệ này. Đương nhiên quan hệ quốc tế là bộ phận cầu nối và hạt nhân quan trọng của quan hệ kinh tế quốc tế. Khi tìm hiểu về thương mại quốc tế, chúng ta buộc phải có những hiểu biết nhất định về các vấn đề tiền tệ, tài chính và thanh toán quốc tế. Đó là lẽ đương nhiên, bởi vì nếu thương mại là cầu nối cho sự liên hệ của cộng đồng thế giới, thì tiền tệ và thanh toán quốc tế là công cụ để nó thực hiện chức năng cầu nối này. Một phương thức thanh toán quốc tế được phổ biến rộng rãi nhất trong thương mại quốc tế là Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Việc sử dụng phương thức thanh toán này tuy phức tạp nhưng lại thoả mãn lợi ích của cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu, thông qua ngân hàng, người nhập khẩu có được sự bảo đảm cho quyền sở hữu lô hàng nhập khẩu và ngược lại người xuất khaảu có được sự bảo đảm cho việc nhận đủ số tiền của lô hàng xuất khẩu. Vì khối lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ ngày càng rộng lớn, do đó Phòng Thương mại quốc tế tại Paris – ICC (International Chamber of Commerce) đã ban hành Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, viết tắt là UCP (Uniform Customs and Practice for Documentary Credit) vào năm 1993 nhằm điều chỉnh các mối quan hệ giữa người nhập khẩu, người xuất khẩu và các ngân hàng có liên quan trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Bản quy tắc này có hiệu lực từ 01/01/1994 sửa đổi từ điều luật ban hành năm 1983, và thường biết đến là UCP 500. Để có điều kiện hiểu sâu hơn về Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ cũng như nguồn luật điều chỉnh nó, tôi đã chọn đề tài : “ Việc áp dụng UCP 500, ICC trong “Phương thức tín dụng chứng từ” – Thực trạng và biện pháp”. Cấu trúc của khoá luận gồm: Chương I: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TRONG BUÔN BÁN QUỐC TẾ HIỆN NAY. Chương II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG UCP 500 TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA. Chương III: GIẢI PHÁP NHẰM ÁP DỤNG CÓ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI.

doc100 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1308 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương thức tín dụng chứng từ – Thực trạng và biện pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan