Tp. HồChí Minh là thành phốnăng động nhất cảnước, với nhiều chuyển biến tích
cực trong quá trình phát triển kinh tế– xã hội. Tốc độphát triển kinh tếnhanh chóng của
thành phố đã đẩy mạnh quá trình đô thịhóa.
Đặc biệt, quá trình đô thịhóa vùng ven Tp. HồChí Minh đang diễn ra rất sôi động.
Quận 2 là quận vùng ven đang trong quá trình đô thịhóa mạnh mẽ. Điều này được biểu hiện
qua sựgia tăng dân số, tăng tỉlệdân đô thịvà thay đổi lớn sốlượng dân cư. Trong đó, đặc
biệt là sựgia tăng nhanh chóng lượng dân nhập cưcũng nhưcác công trình công cộng. Bên
cạnh đó, Quận 2 có nhiều công trình, dựán đang được tiến hành, trong đó nổi bật là dựán
cầu ThủThiêm, nối Quận 2 với các quận nội thành làm cho tốc độ đô thịhóa ởQuận 2
ngày càng nhanh hơn.
Quá trình đô thịhóa ởQuận 2 đã và đang tạo nên những chuyển biến tích cực đối với
sựphát triển kinh tế– xã hội của Quận, nhưsựtăng trưởng nhanh chóng nền kinh tế, góp
phần nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư. Song quá trình này cũng có nhiều tác động
tiêu cực nhưsựphân hóa giàu nghèo ngày càng tăng, suy thoái nhanh chóng môi trường
sống . Điều này chứng tỏquá trình đô thịhóa mà Quận 2 đang thực hiện chưa được chặt
chẽ, chi tiết và chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của quận.
Do đó,tác giảchọn đềtài: “Quá trình đô thịhóa Quận 2 – Tp. HồChí Minh và
những tác động đối với kinh tế– xã hội”làm đềtài luận văn tốt nghiệp với mục đích phân
tích những tác động của quá trình đô thịhóa và đưa ra những giải pháp thúc đẩy sựphát
triển kinh tế– xã hội, đô thịcủa Quận 2.
172 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3617 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quá trình đô thị hóa Quận 2 – Tp. Hồ Chí Minh và những tác động đối với kinh tế – xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
___________________________
Trần Thị Bích Huyền
Chuyên ngành : Địa lý học
Mã số : 60 31 95
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM THỊ XUÂN THỌ
Thành phố Hồ Chí Minh – 2009
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại học, các thầy cô công tác
tại Thư viện Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả
trong quá trình học tập và làm luận văn.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy suốt quá
trình tác giả học sau đại học, đặc biệt gửi đến cô TS. Phạm Thị Xuân Thọ lời cảm ơn sâu sắc
nhất vì cô đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Bên cạnh đó, tác giả cũng xin cảm ơn các đơn vị: Uỷ ban nhân dân Quận 2, Phòng
Thống kê, Phòng Kế hoạch Đầu tư, Phòng Nông nghiệp, Phòng Tài nguyên môi trường Quận 2
và Ủy ban nhân dân các phường trong Quận 2 đã cung cấp nguồn tư liệu quí báu, giúp tác giả
hoàn thành luận văn.
Sau cùng, tác giả xin gửi lời tri ân đến gia đình, toàn thể các Thầy cô trường phổ thông
Sao Việt, nơi tác giả đang công tác, cùng các anh chị thành viên lớp cao học K17, những người
luôn ủng hộ, động viên và giúp tác giả có thêm niềm tin, động lực trong cuộc sống, trong học
tập, nhất là khi thực hiện luận văn.
Tp Hồ Chí Minh, tháng 10/2009
Tác giả luận văn
Trần Thị Bích Huyền
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội, là giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ
cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ hay quốc gia
trong thời gian nhất định (thường là 1 năm).
KCN : Khu công nghiệp
KCX : Khu chế xuất
Khu vực I : Nông – lâm – ngư nghiệp
Khu vực II : Công nghiệp – xây dựng
Khu vực III : Dịch vụ
KT2 : Người dân có hộ khẩu ở quận, huyện này nhưng địa chỉ thường trú
ở quận, huyện khác. Tuy nhiên, quận, huyện này vẫn chung tỉnh,
thành với hộ khẩu.
KT3 : Người dân có hộ khẩu ở tỉnh, thành này nhưng lại đăng ký thường
trú dài hạn ở một tỉnh, thành khác.
KT4 : Người dân có hộ khẩu ở tỉnh, thành này nhưng đăng kí tạm trú ngắn
hạn ở một tỉnh, thành khác.
Người NN : Người nước ngoài
Tp. HCM : Tp. Hồ Chí Minh
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tp. Hồ Chí Minh là thành phố năng động nhất cả nước, với nhiều chuyển biến tích
cực trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng của
thành phố đã đẩy mạnh quá trình đô thị hóa.
Đặc biệt, quá trình đô thị hóa vùng ven Tp. Hồ Chí Minh đang diễn ra rất sôi động.
Quận 2 là quận vùng ven đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ. Điều này được biểu hiện
qua sự gia tăng dân số, tăng tỉ lệ dân đô thị và thay đổi lớn số lượng dân cư. Trong đó, đặc
biệt là sự gia tăng nhanh chóng lượng dân nhập cư cũng như các công trình công cộng. Bên
cạnh đó, Quận 2 có nhiều công trình, dự án đang được tiến hành, trong đó nổi bật là dự án
cầu Thủ Thiêm, nối Quận 2 với các quận nội thành…làm cho tốc độ đô thị hóa ở Quận 2
ngày càng nhanh hơn.
Quá trình đô thị hóa ở Quận 2 đã và đang tạo nên những chuyển biến tích cực đối với
sự phát triển kinh tế – xã hội của Quận, như sự tăng trưởng nhanh chóng nền kinh tế, góp
phần nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư. Song quá trình này cũng có nhiều tác động
tiêu cực như sự phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng, suy thoái nhanh chóng môi trường
sống…. Điều này chứng tỏ quá trình đô thị hóa mà Quận 2 đang thực hiện chưa được chặt
chẽ, chi tiết và chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của quận.
Do đó,tác giả chọn đề tài: “Quá trình đô thị hóa Quận 2 – Tp. Hồ Chí Minh và
những tác động đối với kinh tế – xã hội” làm đề tài luận văn tốt nghiệp với mục đích phân
tích những tác động của quá trình đô thị hóa và đưa ra những giải pháp thúc đẩy sự phát
triển kinh tế – xã hội, đô thị của Quận 2.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Tổng quan về cơ sở lí luận quá trình đô thị hóa và tình hình kinh tế – xã hội Quận 2.
Phân tích tác động của quá trình đô thị hóa đối với kinh tế – xã hội Quận 2.
Định hướng và giải pháp thúc đẩy quá trình đô thị hóa của Quận 2 nhằm hạn chế
những tác động tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội.
2.2. Nhiệm vụ
Thu thập cơ sở lí luận liên quan đến đô thị và đô thị hóa.
Tìm hiểu quá trình đô thị hóa và quá trình phát triển kinh tế – xã hội Quận 2.
Tìm hiểu các giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa đối
với sự phát triển kinh tế – xã hội, môi trường Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: đô thị hóa Quận 2 và những tác động đối với kinh tế – xã
hội.
Về không gian:
Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đối với kinh tế – xã hội Quận 2 nói
chung và các phường trong Quận 2 nói riêng.
Về thời gian:
Phân tích tác động của đô thị hóa đến kinh tế – xã hội Quận 2 từ khi mới thành lập
đến nay, chú ý đến các khoảng thời gian đặc biệt như năm 1997, năm 2000, năm 2005 và
năm 2007. Đây là những năm có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình đô thị hóa Quận 2. Năm
1997, Quận 2 chính thức được thành lập trên cơ sở tách ra từ Huyện Thủ Đức. Năm 2000 và
2005 là khoảng thời gian đủ để đánh giá quá trình thực hiện các kế hoạch, chủ trương, chính
sách, trong đó có vấn đề đô thị hóa. Năm 2007 là khoảng thời gian 10 năm từ khi thành lập,
cột mốc đánh giá tác động đô thị hóa đối với kinh tế – xã hội, môi trường Quận 2.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Có nhiều công trình nghiên cứu về đô thị, đô thị hóa trên thế giới, Việt Nam và Tp.
Hồ Chí Minh. Một số đề tài tiêu biểu như: “Đô thị Việt Nam” của Đàm Trung Phường; “Đô
thị học” của GS.TSKH. Nguyễn Thế Bá; “Quản lí đô thị” của TS. Nguyễn Ngọc Châu;
“Quản lí đô thị” của Phạm Trọng Mạnh; “Kinh tế đô thị và vùng” của Trần Văn Tấn; “Phân
tích dưới góc độ địa lí kinh tế – xã hội sự chuyển hóa nông thôn thành đô thị ở Hà Nội
trong quá trình đô thị hóa” của TS. Đỗ Thị Minh Đức…
Các đề tài nghiên cứu về chất lượng cuộc sống người dân trong quá trình đô thị hóa,
có thể kể đến những nghiên cứu như: “Nghiên cứu đo đạc một số chỉ tiêu chất lượng cuộc
sống năm 2002 của Tp. Hồ Chí Minh” của TS. Hồ Thiệu Hùng; “Cộng đồng dân cư ngoại
thành Tp. Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa” của TS. Văn Thị Ngọc Lan; “Nghiên cứu
hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại 5 Quận mới, các vấn đề đang đặt ra, các chính sách
và biện pháp quản lí, sử dụng đất phù hợp với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa theo
mục tiêu qui hoạch” của KS. Nguyễn Thị Tuất…Đây là những nguồn tư liệu quí giá về quá
trình đô thị hóa giúp tác giả tham khảo, nghiên cứu đô thị một cách sâu sắc hơn.
Riêng với vấn đề đô thị hóa tại Quận 2 và tác động đối với kinh tế – xã hội thì có đề
tài luận văn “Tác động của đô thị hóa đến Quận 2” của Th.s Nguyễn Thị Hồng Trang, được
nghiên cứu dưới góc độ lịch sử, chủ yếu tìm hiểu về lịch sử phát triển và tác động của đô thị
hóa đối với sự phát triển kinh tế Quận 2. Vì thế, tác giả đã chọn đề tài: “Quá trình đô thị hóa
Quận 2 – Tp. Hồ Chí Minh và những tác động đối với kinh tế – xã hội”, nghiên cứu dưới
góc độ kinh tế – xã hội trong thời kì đô thị hóa làm luận văn tốt nghiệp.
4. Hệ quan điểm nghiên cứu
4.1. Quan điểm hệ thống
Đô thị hóa là một phạm trù kinh tế xã hội, là quá trình chuyển hóa và vận động phức
tạp mang tính qui luật. Đô thị hóa diễn ra trong mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của
cách mạng khoa học kĩ thuật, làm thay đổi mạnh mẽ sự phân bố lực lượng sản xuất và phân
bố dân cư, thay đổi cơ cấu nghề nghiệp, văn hóa, xã hội, kết cấu giới tính lứa tuổi của dân
cư và môi trường sống. Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến kinh tế – xã hội
cần được xem xét trên quan điểm hệ thống thuộc hệ thống kinh tế – xã hội hoàn chỉnh, luôn
vận động và phát triển không ngừng.
4.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Quận 2 là một bộ phận lãnh thổ của Tp. Hồ Chí Minh, với sự tương đồng và khác
biệt với các lãnh thổ và các quận khác. Vì thế, quá trình đô thị hóa của Quận 2 có những nét
tương đồng với quá trình đô thị hóa của Tp. Hồ Chí Minh. Nhưng bên cạnh đó cũng có
những nét khác biệt. Vì vậy, nghiên cứu quá trình đô thị hóa Quận 2 phải chú ý đến quan
điểm lãnh thổ.
4.3. Quan điểm lịch sử – viễn cảnh
Quá trình phát triển của đô thị trong quá khứ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh
tế – xã hội hiện tại và tương lai. Do đó, cần phải nghiên cứu tác động của quá trình đô thị
hóa đến Quận 2 trong mối liên hệ với quá khứ, hiện tại và tương lai. Từ đó thấy rõ bản chất
của vấn đề đô thị hóa theo thời gian, đảm bảo được tính logic, khoa học và chính xác khi
nghiên cứu.
4.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
Quá trình phát triển kinh tế và quá trình đô thị hóa có những tác động tích cực và tiêu
cực đến môi trường tự nhiên. Để phát triển đô thị, kinh tế – xã hội bền vững phải chú ý sử
dụng hợp lí, bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời phải chống ô nhiễm môi
trường, kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với công bằng xã hội nhằm nâng cao chất
lượng cuộc sống người dân. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là việc làm rất cần thiết. Do vậy,
nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa phải dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển
bền vững.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thống kê
Đây là phương pháp rất quan trọng vì trên cơ sở các tài liệu thống kê kinh tế – xã hội,
môi trường, tác giả có được những số liệu, dữ liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu, từ đó
rút ra được những tác động của quá trình đô thị hóa đến kinh tế – xã hội, môi trường Quận
2.
5.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp
Trên cơ sở phân tích, tổng hợp tài liệu, số liệu thống kê, tác giả rút ra những kết luận
về quá trình đô thị hóa Quận 2 và những tác động của quá trình đô thị hóa đến kinh tế – xã
hội.
5.3. Phương pháp bản đồ – biểu đồ
Bản đồ – biểu đồ là phương pháp đặc trưng của khoa học Địa lí. Việc sử dụng
phương pháp này cho phép thể hiện mối quan hệ tổng hợp, sự phân bố không gian các khu
vực đô thị. Đồng thời, phương pháp này giúp cho việc đánh giá các tác động được toàn diện
hơn. Các bản đồ trong đề tài được thiết kế bằng phần mềm Mapinfo 7.0 và được sửa chữa
bằng phần mềm PhotoFiltre, dựa trên cơ sở các dữ liệu đã thu thập và xử lí.
Ngoài ra, hệ thống bảng số liệu và biểu đồ còn thể hiện sự phát triển của các hiện
tượng, đối tượng và các mối quan hệ Địa lí trong không gian.
5.4. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa kết hợp phương pháp điều tra xã hội
học
Phương pháp thực địa là phương pháp cần thiết trong quá trình nghiên cứu các vấn
đề địa lí kinh tế – xã hội. Do đó, trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng phương
pháp nghiên cứu thực địa để kiểm chứng các nguồn tài liệu cũng như so sánh với các số liệu
thống kê để có cái nhìn toàn diện hơn về những tác động của quá trình đô thị hóa đến kinh
tế – xã hội. Bên cạnh đó, phương pháp nghiên cứu thực địa còn giúp tác giả hiểu rõ hơn về
quá trình đô thị hóa và những tác động đến kinh tế – xã hội Quận 2.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm ba chương chính:
Chương 1: Cơ sở lí luận về đô thị hóa
Chương 2: Quá trình đô thị hóa Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh và những tác động đến
kinh tế – xã hội.
Chương 3: Định hướng phát triển đô thị, đô thị hóa ở Quận 2 và các giải pháp.
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÔ THỊ HÓA
1.1. Khái niệm
1.1.1. Đô thị
Theo Bách khoa toàn thư của Liên Xô, “đô thị là một khu dân cư rộng lớn. Dân cư ở
đây hoạt động chủ yếu trong các ngành công nghiệp, thương nghiệp cũng như trong lĩnh vực
quản lí khoa học và văn hóa”.
Ngoài ra, một số quốc gia có định nghĩa khác nhau về đô thị như sau:
Australia: đô thị dùng để chỉ các trung tâm thành phố, là những khu dân cư đông
đúc với mật độ dân số trên 200 người/km2 và qui mô từ 1000 người trở lên.
Canada: đô thị là một vùng có mật độ dân số 400 người/km2 và tổng số dân phải
trên 1000 người. [46]
Nhật Bản: các đô thị là các vùng cận kề nhau gồm các khu dân cư đông đúc với
mật độ dân số từ 4000 người/km2. [46]
Trung Quốc: đô thị là khu thành thị, thành phố và thị trấn với mật độ dân số từ
1500 người/km2 trở lên. [46]
Theo Nguyễn Đức Mậu (1962), “đô thị là một điểm quần cư có mật độ nhân khẩu
cao. Người dân ở đây không có hoạt động nông nghiệp trực tiếp. Đô thị phải có kiến trúc
theo một lối riêng biệt, khác hẳn với nông thôn để thỏa mãn sự tập trung cao (vận tải, điện
nước, các công trình công cộng…)”.
Theo nghị định số 42/2009/NĐ – CP ngày 07/05/2009 của Chính phủ về phân loại đô
thị qui định rằng: đô thị bao gồm thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định thành lập. Đô thị ở nước ta là một điểm dân cư tập trung với các tiêu chí
cụ thể sau:
Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, cấp quốc gia, cấp vùng liên
tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm của vùng trong tỉnh; có vai trò thúc đẩy sự
phát triển kinh tế – xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định.
Qui mô dân số toàn đô thị tối thiểu phải đạt 4 nghìn người trở lên.
Mật độ dân số phù hợp với qui mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị và
được tính trong phạm vi nội thành, nội thị và khu phố xây dựng tập trung của thị trấn.
Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp được tính trong phạm vi ranh giới nội thành, nội
thị, khu vực xây dựng tập trung phải đạt tối thiểu 65% tổng số lao động.
Hệ thống công trình hạ tầng đô thị gồm hệ thống công trình hạ tầng xã hội và hệ
thống công trình hạ tầng kĩ thuật:
Kiến trúc, cảnh quan đô thị: việc xây dựng phát triển đô thị phải theo qui chế
quản lí kiến trúc đô thị được duyệt, có các khu đô thị kiểu mẫu, các tuyến phố văn minh đô
thị, có các không gian công cộng phục vụ đời sống tinh thần của dân cư đô thị; có tổ hợp
kiến trúc hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu và phù hợp với môi trường, cảnh quan thiên
nhiên.
Khái niệm đô thị của các quốc gia có sự khác nhau và thay đổi theo thời gian, tùy
thuộc vào trình độ phát triển kinh tế – xã hội và dân cư của các khu vực.
Phân loại đô thị Việt Nam: Đô thị được phân thành 6 loại như sau: loại đặc biệt, loại
I, loại II, loại III, loại IV và loại V, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định công
nhận. Các đô thị phân loại dựa trên sự khác biệt về chức năng kinh tế, qui mô dân số, mật độ
dân số, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp, hệ thống công trình hạ tầng đô thị và kiến trúc cảnh
quan đô thị. Trong đó, các chỉ tiêu về dân số là cơ sở chủ yếu để phân loại đô thị.
Đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành,
huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc. Đô thị loại đặc biệt đa chức năng, với qui mô
dân số từ 5 triệu người trở lên, mật độ dân số khu vực nội thành từ 15000 người/km2 và tỉ lệ
lao động phi nông nghiệp trên 90% tổng số lao động.
Đô thị loại I là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành, huyện
ngoại thành, có thể có các đô thị trực thuộc với qui mô dân số từ 1 triệu người trở lên, mật
độ dân số tối thiểu là 12000 người/km2. Đô thị loại I là thành phố thuộc tỉnh có các phường
nội thành, các xã ngoại thành với qui mô dân số từ 500000 người trở lên, mật độ dân số từ
10000 người/km2 trở lên. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp tại đô thị loại I phải trên 85%.
Đô thị loại II có tỉ lệ lao động phi nông nghiệp phải từ 80% trở lên. Nếu là đô thị
trực thuộc Trung ương thì qui mô dân số từ 800000 người trở lên, mật độ dân số trên 10000
người/km2. Đô thị loại II thuộc tỉnh có qui mô dân số trên 300000 người với mật độ dân số
từ 8000 người/km2.
Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thành, nội
thị, các xã ngoại thành, ngoại thị. Qui mô dân số trên 150000 người, mật độ dân số từ 6000
người/km2 trở lên và tỉ lệ dân số phi nông nghiệp từ 75% trở lên.
Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại thị. Qui
mô dân số từ 50000 người trở lên với mật độ dân số trên 4000 người/km2 và tỉ lệ lao động
phi nông nghiệp tối thiểu là 70%.
Đô thị loại IV, đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây dựng tập
trung và có thể có các điểm dân cư nông thôn. Qui mô dân số phải từ 4000 người trở lên,
mật độ dân số trên 2000 người/km2 và tỉ lệ lao động phi nông nghiệp từ 65% trở lên.
Dựa trên sự phân loại này, Tp. Hồ Chí Minh được xếp vào loại đô thị đặc biệt với qui
mô dân số năm 2007 trên 6,6 triệu người, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trên 96% và mật độ
dân số nội thành đạt 31104,6 người/km2.
Theo các tài liệu về đô thị, một số khái niệm có thể hiểu như sau:
Nội thành là nơi đã hoàn thành quá trình đô thị hóa, không còn các hoạt động
nông nghiệp và đang từng bước nâng quá trình đô thị hóa lên chất lượng ngày càng cao.
Ngoại thành là khu vực mà quá trình đô thị hóa có thể đã hình thành phần nào đó
nhưng về cơ bản, xã hội vẫn còn đậm chất nông thôn.
“Theo cấu trúc lãnh thổ hành chính đô thị, vùng ven đô được hiểu một cách
thông thường nhất là vùng ven khu vực nội thị. Trong qui hoạch xây dựng, so với thực tại
phát triển đô thị, vùng ven đô có thể được coi là khu vực mở rộng đô thị trong giai đoạn qui
hoạch” 1. “Đây là khu vực đóng vai trò làm gạch nối giữa nội và ngoại thành, là nơi mà quá
trình đô thị hóa diễn ra những chuyển động mạnh mẽ nhất” 2.
1.1.2. Đô thị hóa
Đô thị hóa là quá trình tập trung dân số vào các đô thị, diễn ra trong mối quan hệ chặt
chẽ với sự phát triển của cách mạng khoa học kĩ thuật, làm thay đổi sự phân bố lực lượng
sản xuất; phân bố dân cư; thay đổi cơ cấu nghề nghiệp, văn hóa, xã hội, kết cấu giới tính,
lứa tuổi của dân cư và môi trường sống.
Đô thị hóa quá trình chuyển hóa và vận động phức tạp mang tính qui luật, diễn ra
trên qui mô toàn cầu, mang tính chất đặc trưng của sự phát triển kinh tế – xã hội trong thời
đại hiện nay.
Ban đầu, đô thị hóa chỉ là sự mở rộng diện tích thành phố và nâng cao vai trò của
thành phố trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, đô thị hóa không phải là sự
tăng số lượng các đô thị, qui mô dân số đô thị cũng như ảnh hưởng của nó đối với các vùng
1 Theo KTS Đàm Quang Tuấn – Tạp chí Qui hoạch xây dựng số 23/2007
2 TS. Huỳnh Quốc Thắng, Tham luận “Vùng ven và văn hóa vùng ven trong quá trình đô thị hóa”, Hội thảo “Các xu
hướng đô thị hóa và đô thị hóa vùng ven ở Đông Nam Á”, tháng 12-2008, trang 90.
xung quanh. Hiện nay, đô thị hóa còn bao gồm những thay đổi đa dạng về mặt kinh tế – xã
hội, gắn liền với sự phát triển công – thương nghiệp, dịch vụ và sự phân bố dân cư, phân bố
sản xuất.
Dựa trên những khái niệm về các khu vực trong đô thị, đô thị hóa, có thể hiểu khái
niệm đô thị hóa ngoại ô: hiện tượng tương tự như việc “đô thị lấn ra” do ngoại ô có nguồn
đất dồi dào. “Đô thị hóa vùng ven dùng để nói về việc khu vực nông thôn và thành thị nhập
lại, pha trộn. Từ đó, có thể phát sinh những hình thức tương tác xã hội, kinh tế và môi
trường hoàn toàn mới, không còn thuần đô thị hoặc thuần nông thôn nữa”3.
Đô thị hóa làm thay đổi sự phân bố dân cư, từ dạng phân tán ở các vùng nông thôn
sang dạng tập trung ở các đô thị, gắn với các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp. Từ đó, tỉ
lệ lao động phi nông nghiệp và vai trò của các ngành dịch vụ tăng lên.
Nhờ cuộc cách mạng công nghiệp và cách mạng khoa học kĩ thuật, tỉ lệ dân cư sống
trong các đô thị ngày càng tăng lên. Nhịp độ đô thị hóa cũng diễn ra nhanh chóng: dân nhập
cư tăng nhanh, cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật phát triển và tăng diện tích đất phi nông
nghiệp.
Đô thị hóa không ngừng làm thay đổi cách ứng xử và thái độ của con người đối với
thiên nhiên, đồng thời làm thay đổi lối sống, cách sinh hoạt của con người trong đô thị.
1.2. Những biểu hiện cơ bản của đô thị hoá
1.2.1. Tỉ lệ dân số thành thị cao và tăng nhanh
Đô thị trên thế giới đang tăng nhanh chóng cả về số lượng đô thị, số dân đô thị và