Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam - EU, những thuận lợi và khó khăn

Là một tổ chức kinh tế khổng lồ, chỉ đứng sau Mỹ vì thế mà các học giả kinh tế của Việt Nam và nước ngoài đã cho rằng: Quan hệ kinh tế Việt Nam - EU giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong quan hệ kinh tế đối ngoại Việt Nam, thậm chí đây còn là một yếu tố mang tính chất sống còn của nền kinh tế Việt Nam - đây là những đánh giá chính xác và khách quan, bởi lẽ: Thứ nhất, trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế ngày nay, thắt chặt mối quan hệ với EU sẽ nâng cao vị thế của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Thứ hai, EU là một thị trường rộng lớn và đày tiềm năng cho sự nghiệp hiện đại hoá, công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu của Việt Nam. Thứ ba, việc EU mở rộng ngày 1.5.2004 với việc kết nạp thêm 10 thành viên Đông Âu (các nước thuộc khối XHCN trước kia và cũng là những nước thành viên của hội đồng tương trợ kinh tế SEV) là một thuận lợi không nhỏ đối với Việt Nam bởi lẽ các nước thành viên mới này là những bạn hàng truyền thống của Việt Nam từ những năm 50, do đó sự kiện mở rộng này của EU là một ưu thế rất lớn mà Việt Nam cần phải tận dụng.

doc11 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2477 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam - EU, những thuận lợi và khó khăn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Cùng với Mỹ và Nhật Bản, EU là một trong ba trụ cột của nền kinh tế thế giới. Do dó, quan hệ hợp tác kinh tế với tổ chức này là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Quan hệ với EU chính thưc từ năm 1990 và đặc biệt là khi bản “Hiệp định khung Việt Nam - EU” được thông qua vào năm 1995 thì Việt Nam đã trở thành một đối tác bình đẳng với EU. I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ VỚI EU Là một tổ chức kinh tế khổng lồ, chỉ đứng sau Mỹ vì thế mà các học giả kinh tế của Việt Nam và nước ngoài đã cho rằng: Quan hệ kinh tế Việt Nam - EU giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong quan hệ kinh tế đối ngoại Việt Nam, thậm chí đây còn là một yếu tố mang tính chất sống còn của nền kinh tế Việt Nam - đây là những đánh giá chính xác và khách quan, bởi lẽ: Thứ nhất, trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế ngày nay, thắt chặt mối quan hệ với EU sẽ nâng cao vị thế của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Thứ hai, EU là một thị trường rộng lớn và đày tiềm năng cho sự nghiệp hiện đại hoá, công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu của Việt Nam. Thứ ba, việc EU mở rộng ngày 1.5.2004 với việc kết nạp thêm 10 thành viên Đông Âu (các nước thuộc khối XHCN trước kia và cũng là những nước thành viên của hội đồng tương trợ kinh tế SEV) là một thuận lợi không nhỏ đối với Việt Nam bởi lẽ các nước thành viên mới này là những bạn hàng truyền thống của Việt Nam từ những năm 50, do đó sự kiện mở rộng này của EU là một ưu thế rất lớn mà Việt Nam cần phải tận dụng. II. THỰC TRẠNG QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - EU Nhận thức rõ được những lợi ích và vị trí của nhau trong chiến lược phát triển kinh tế của mình, ngày nay cả Việt Nam và EU đang không ngừng nỗ lực nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác toàn diện về kinh tế trên mọi lĩnh vực. 1. Về hợp tác phát triển. Trong lĩnh vực này EC luôn duy trì cam kết ODA ở mức cao với Việt Nam. EC và các nước EU hiện nay là nhà cung cấp viện trợ không hoàn lịa lớn nhất cho Việt Nam. Cụ thể là tại hội nghị tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam tháng 12/2003, EC và 11 quốc gia thành viên của EU cùng một thành viên mới cộng hoà Séc cam kết viện trợ 528,95 triệu EURO, trong đó 6,7% (356,63 triệu) là viện trợ không hoàn lại. Như vậy tổng cam kết của EU cho năm 2004 tăng 9,6% so với năm 2003. Theo: “Chiến lược hợp tác với Việt Nam giai đoạn 2002-2006” được EC thông qua tháng 5/2002 với ngân sách là 162 triệu EURO, các chương trình và dự án hợp tác của EC đều đã tập trung vào 5 lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam: Một là, phát triển nông thôn làm giảm khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, tập trung vào vùng sâu, vùng xa, miền núi. Hai là, phát triển nguồn nhân lực. Ba là, phát triển y tế và giáo dục. Bốn là, hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực quản lý đặc biệt trong các lĩnh vực kế toán, kiểm toán, quản lý chất lượng, sở hữu trí tuệ v.v.... Năm là, hỗ trợ cải cách hành chính, tư pháp, ngân hàng, tài chính và hội nhập kinh tế quốc tế. Về dự án ODA của EC đang được triển khai ở Việt Nam là Sự án “Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ” trị giá 21 triệu EURO; dự án “Chương trình kỹ thuật của Châu Âu cho Việt Nam” trị giá 14 triệu EURO; dự án “Hỗ trợ trẻ em lang thang” trị giá 6,8 triệu EURO; dự án “Thị trường lao động” trị giá 12,1 triệu EURO. Hiện EC đang tiến hành nghiên cứu khả thi và hoàn thành hiệp định tài chính cho các dự án thuộc giai đoạn 2005 - 2005 như : Hỗ trợ lĩnh vực giáo dục - đào tạo, hỗ trợ lĩnh vực kinh tế tư nhân, chương trình quy haọch đô thị tại Việt Nam v.v... 2. Về thương mại EU là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu tại Việt Nam. Kể từ năm 1995 đến nay quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước thành viên EU đã tăng nhanh, trung bình khoảng từ 15 đến 20%/năm. Năm 2002, kim ngạch hai chiều tăng gấp 20 lần so với năm 1990, kim ngạch thương mại Việt Nam EU năm 2003 đạt 6,8 tỉ USD, đứng thứ 2 sau Mỹ, trong đó Việt Nam tiếp tục xuất siêu. Xuất khẩu vào thị trường EU tăng mạnh, nhất là với Anh, Pháp, Đức, Thụy Điển, Hà Lan. Về nông sản, trong cơ cấu về hàng xuất khẩu sang thị trường EU thì nó chiếm tỷ trọng lớn 85% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó cà phê (đạt 213 triệu EURO). Tuy nhiên, một số hàng nông sản khác của Việt Nam có nhu cầu xuất khẩu lớn như gạo và đường nhưng đang vấp phải hàng rào thuế quan cao (gạo 100%, đường 200%) mặc dù nó đã được giảm thuế theo GSP. Về thủy sản, theo số lượng thống kê, năm 2003 hàng hoá thuỷ sản xuất sang thị trường EU đạt 100 triệu USD, một con số khá cao, tuy nhiên trong mấy năm gần đây nó đang có xu hướng giảm do EU là một thị trường rất khó tính về chất lượng và giá cả. Nhưng với việc EU cho phép 40 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam được phép xuất khẩu thủy sản vào EU thì kim ngạch về mặt hàng này sẽ có cơ hội tăng lên. Về hàng giày dép và đồ da, (đạt 210 triệu EURO năm 2002). Đây cũng là một mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang EU. Song hiện nay mặt hàng này vẫn còn đang gặp phải khó khăn do vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu, công nghệ lạc hậu v.v... Về hàng dệt may, đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (đạt 717 triệu EURO năm 2002), mặt hàng này ngày càng có chỗ đứng trong thị trường EU, tuy nhiên do bị hạn chế về hạn ngạch nên mặt hàng này xuất sang EU tuy có tăng hơn so với những năm trước, nhưng vẫn còn thấp so với khả năng cung cấp của Việt Nam và nhu cầu tiêu dùng của người châu Âu. Các mặt hàng khác như đồ gỗ, nhựa gia dụng, thực phẩm chế biến v.v... được đánh giá là có khả năng xuất khẩu và được thị trường EU chấp nhận. Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ thị trường EU là hàng công nghệ cao như thiết bị (70%); hoá chất, hoá dược (15%); sản phẩm sữa, nguyên liệu bia..., Mỹ phẩm, thuốc lá v.v... (10%). Ngày 15.02.2003, Việt Nam và EC đã ký tắt thoả thuận, theo đó EU chấp nhận tăng 50 - 75% hạn ngạch cho các mặt hàng dệt, may nhạy cảm của Việt Nam đến năm 2004. Một điểm quan trọng trong quan hệ thương mại giữa hai bên cần phải đề cập đến đó là EU tích cực ủng hộ Việt Nam sớm gia nhập WTO, điều này được các nhà lãnh đạo EC và EU khẳng định nhiều lần trong tiếp xúc với giới lãnh đạo cấp cao của Việt Nam. Phía Việt Nam thì đã chọn EU là đối tác hàng đầu để tiến hành đàm phán song phương gia nhậnp WTO. Tuy nhiên, đây là một đàm phán khó khăn và phức tạp liên quan đến vấn đề mở cửa thị trường theo những quy định của WTO trong khi nền kinh tế của Việt Nam thuộc dạng kém phát triển, ở trình độ thấp. Mặt khác EU vẫn tiếp tục gắn vấn đề mở cửa thị trường về dịch vụ bảo hiểm, viễn thông, dịch vụ vận tải hàng hải, xe máy, hàng tiêu dùng cao cấp như rượu và mỹ phẩm với việc tăng hạn ngạch hàng dệt. 3. Về đầu tư Các nước EU đã đầu tư vào Việt Nam ngay từ những ngày đầu khi ta ban hành luật đầu tư nước ngoài (12.1987). Trong số 15 nước EU cũ chỉ có 4 nước tính đến thời điểm này chưa có dự án FDI đó là: Bồ Đào Nha, Hi Lạp, Ireland và Phần Lan. Tuy nhiên, quy mô đầu tư của hai bên là chưa tương xứng với tiềm năng hợp tác của hai bên. Tính đến tháng 11.2003, các doanh nghiệp Tây bắc Âu đã đầu tư trực tiếp vào Việt Nam 6 tỉ 711 triệu USD với 402 dự án. Pháp, Hà Lan và Anh là những nước đi đầu trong khu vực về đầu tư vào Việt Nam. Cũng trong năm 2003, chỉ có 47 dự án mới của EU trị giá gần 68 triệu EURO được đầu tư vào Việt Nam, kém hơn nhiều so với năm 2002 (gần 1,5 tỉ USD). Nguyên nhân chủ yếu là do nhêìu dự án đầu tư lớn đã được ký kết trong năm 2002 (khí đốt nam Côn Sơn; Viễn thông comvick, xi măng Hải Phòng...) trong khi 2003 không có một dự án lớn nào. Ngoài ra, tuy môi trường đầu tư Việt Nam phần nào đã được cải thiện, nhưng các nước trong khu vực lại tăng đáng kể sức cạnh tranh trong thu hút đầu tư (Trung Quốc vào WTO, Singapore ký FTA, Thái Lan và Malaysia có thị trường đầu tư hấp dẫn v.v...) các nhà đầu tư EU vẫn còn rất nhiều quan ngại về chính sách đầu tư của Việt Nam. Dự án đầu tư của EU và Việt Nam theo lĩnh vực đầu tư (Những dự án đang có hiệu lực tính đến 10.10.2002) TT  Ngành đầu tư  Số dự án  Vốn đầu tư (triệu$)  Vốn thực hiện (triệu$)  Doanh thu (triệu$)   1  Công nghiệp dầu khí  10  1.431,7  1.241,2  0   2  Công nghiệp nặng  73  2.529,0  569,0  1.573,0   3  Tài chính - ngân hàng  14  165,8  153,2  357,5   4  Công nghiệp nhẹ  48  117,4  85,6  450,9   5  Khách sạn-du lịch  14  183,2  152,4  183,5   6  Xây dựng  28  336,5  158,2  470,9   7  Dịch vụ  42  214,9  85,2  95,1   8  Nông lâm nghiệp  32  835,7  265,0  780,2   9  Công nghiệp thực phẩm  27  328,7  192,7  590,2   10  Giao thông VT-bưu điện  14  690,1  136,9  489,4   11  Y tế, Giáo dục  13  67,2  30,4  194,2    Tổng cộng  315  5.900,5  3.069,8  5.335,9   Về các hình thức và lĩnh vực đầu tư, cho đến nay EU chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực bất động sản và hoạt động xây dựng, ngành công nghiệp đang thu hút nhiều đầu tư nước ngoài. Các lĩnh vực đầu tư quan trọng nhất là năng lượng, công nghệ sản xuất bia, các sản phẩm kem và sữa, ngân hàng, bất động sản. Các dự án lớn của các nước EU đang được thực hiện ở Việt Nam có thề kể đến như hãng Helneken (sản xuất bia); Shell (dầu khí), Unilever (dầu gội, xà phòng). Các nhà đầu tư EU còn thực hiện một số lĩnh vực đầu tư khác như dự án liên doanh giữa Thụy Điển, với nhà máy chế tạo biến thế Hà Nội, Phần Lan với dự án đầu tư vào nhà máy điện Vũng Tàu… *Tiểu kết. Có thế nói quan hệ kinh tế Việt Nam - EU trong những năm vừa qua đã có được những bước tiến và thành công đáng kể, quan hệ thương mại hai bên đã tăng 20 lần so với đầu những năm 1990, hàng hoá Việt Nam đang dần dần khẳng định mình trên thị trường Châu Âu, tuy nhiên tính cạnh canh so với các quốc gia khác vẫn còn kém do nhiều nguyên nhân nội tại và khách quan, đặc biệt là môi trường đầu tư của Việt Nam so với các nước trong khu vực là chưa thực sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư EU. III. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ KINH TẾ VỚI EU 1. Những thuận lợi Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ ngày nay đã tạo ra cho Việt Nam rất nhiều những cơ hội và thuận lợi cho qúa trình thúc đẩy quan hệ thương mại với EU. Có thể nêu ra một số thuận lợi như sau: Thứ nhất, về vị trí địa lý, đây là lợi thế nhỏ bởi Việt Nam nằm ở trung tâm của tuyến đường biển, huyết mạch từ Bắc Á xuống Đông Nam Á và Ấn Độ Dương. Theo chính nhận định của các nhà kinh tế EU, Việt Nam là một nước lớn ở Đông Nam Á, với vị trí này nó khong những có thuận lợi về chính trị mà còn cho cả phát triển về giao lưu thương mại quốc tế. Rõ ràng, đây là một thuận lợi mà Việt Nam cần phải tận dụng. Thứ hai, Việt Nam ngày nay đã là thành viên của rất nhiều tổ chức kinh tế lớn như APEC, ASEAN, và đang tích cực ra nhập WTO. Việc Việt Nam là thành viên của ASEAN là một nhân tố rất quan trọng bởi lẽ EU luôn coi ASEAN là một đối tác lớn, do đó quan hệ với Việt Nam sẽ là một bàn đạp quan trọng để thúc đẩy hơn nữa quan hệ với ASEAN, đặc biệt trong tháng 10.2004 vừa qua Việt Nam đã tổ chức thành công hội nghị cấp ASEM V tại Hà Nội, điều đó đã làm tăng thêm uy tín của Việt Nam trong con mắt của các nhà đầu tư EU. Thứ ba, Việt Nam có một nguồn nhân lực dồi dào, (khoảng 35 triệu người), chi phí lao động ở Việt Nam lại rất thấp so với các nước trong khu vực. Chẳng hạn trong ngành may một giờ lao động của công nhân Việt Nam chỉ tốn khoảng 0,2 USD, bằng một nửa so với Trung Quốc (0,4 USD) và bằng 1/18 của Hàn Quốc (4 USD). Như vậy, nếu đầu tư vào Việt Nam các nhà đầu tư của EU các nhà đầu tư của EU sẽ tiết kiệm được một số chi phí lao động rất lớn. Rõ ràng đây là một lợi thế so sánh rất lớn của Việt Nam. Thứ 4, Việt Nam có một nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, trong khi đó trình độ công nghiệp há của Việt Nam chưa cao nên khả năng chế biến và sử dụng tài nguyên còn hạn chế, EU với trình độ kỹ thuật và khoa học cao có thể tận dụng được thời cơ này. Một mặt nó giúp cho Việt Nam khai thác nguồn tài nguyên, mặt khác nó sẽ tiết kiệm cho các nhà đầu tư EU rất nhiều trong lĩnh vực nguyên liệu đầu vào (về giá thành, vận chuyển, v.v…). Thứ năm, EU mở rộng cũng là một lợi thế không nhỏ, như đã trình bày ở phần I, khác với những lần mở rộng trước đó. Đây là lần mở rộng lớn thứ nhất với 10 thành viên Đông Âu vốn là bạn hàng truyền thống của Việt Nam. Mặt khác đợt mở rộng này với 25 thành viên đã tạo lại thế có lợi cho Việt Nam mở rộng quan hệ thương mại vì nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam được hưởng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mới của EU được áp dụng từ 1.7.1999. Đặc biệt từ tháng 2.2004, các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam được hưởng quy chế mua sắm trong lĩnh vực giao thông vận tải, viễn thông và trợ giúp các mặt hàng theo quy chế của OECD. Hơn nữa EU mở rộng, Việt Nam cũng sẽ có lợi từ các khoản ưu đãi và miễn trừ trong nội khối. 2. Những khó khăn Bên cạnh những thuận lợi vô cùng to lớn trong quan hệ kinh tế với EU như đã trình bày ở trên, thì cũng còn rất nhiều những khó khăn và thử thách đã và đang đặt ra cho Việt Nam. Về phía Việt Nam, còn rất nhiều những vấn đề tồn tại như thủ tục giấy tờ rườm rà, việc giải phóng mặt bằng chậm, kinh nghiệm quản lý và trình độ công nghệ còn hạn chế... Mặt khác, việc mở rộng EU ngoài đem đến những thuận lợi, nó còn phát sinh nhiều vấn đề mới và phức tạp. Muốn xâm nhập vào thị trường EU rộng lớn đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện đúng quy cách, cơ chế, tiêu chuẩn mà EU đề ra như thuế quan, hạn ngạch về kiểm định chất lượng hàng hoá và vệ sinh an toàn thực phẩm do đó không cho phép Việt Nam coi nhẹ hay lơ là về vấn đề này. Các nhà doanh nghiệp Việt Nam cũng đứng trước những khó khăn không nhỏ trong việc phải tiến hành những thay đổi về thủ tục, môi trường và điều kiện kinh doanh thích hợp. Muốn có hiệu quả cao và tăng khả năng cạnh tranh để thâm nhập vào thị trường EU rộng lớn, Việt Nam phải tự nâng cấp chính mình một cách toàn diện bằng việc thúc đẩy cải cách kinh tế hành chính và pháp luật. Một khó khăn khác dành cho Việt Nam đó là một số nước trong EU trên mức độ nhất định vẫn còn quan điểm kỳ thị với chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Một mặt, họ đang mở cửa giao lưu kinh tế, văn hoá... với Việt Nam, nhưng mặt khác lại tăng cường sức ép với Việt Nam về kinh tế, thương mại và các vấn đề xã hội. Về phía EU: các nhà đầu tư chưa chú ý nhiều lắm tới công nghiệp sản xuất hàng hoá. Cá doanh nghiệp, mô hình phát triển năng động nhất trong nền kinh tế các nước EU chưa tìm được chỗ đứng cho mình tại thị trường Việt Nam. Các công th vừa và nhỏ của các nước EU chưa thích nghi được với thị trường, cung cách hđ kinh doanh cũng như phối hợp điều hành tại các liên doanh ở Việt Nam nên gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó còn có rất nhiều khó khăn khác. Có ý kiến cho rằng có lẽ do thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa Việt Nam và liên minh Châu Âu về việc quản lý và thực hiện các chương trình hỗ trợ phát triển mà chưa có được nhiều các dự án trên cơ sở các nguồn vốn hỗ trợ phát triển. IV. KẾT LUẬN Xét về tính chất quan hệ Việt Nam - EU là mối quan hệ dựa trên cơ sở những lợi ích chung của hai bên, đối với EU, Việt Nam ngày nay đã trở thành một đối tác tin cậy không thể thiếu được trong chiến lược phát triển kinh tế của mình ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung. Còn về phía Việt Nam EU là đối tác được ưu tiên đặc biệt và dự kiến trong những năm tới EU sẽ chiếm khoảng 25 - 27% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên hiện tại quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và EU cũng như giữa Việt Nam và từng thành viên EU còn rất hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng thực tế của hai bên. Triển vọng phát triển kinh tế giữa Việt Nam và EU trong tương lai phụ thuộc rất nhiều vào Việt Nam và EU khai thác triệt để được những cơ hội đang thay đổi trên thế giới cũng như trong bản thân mỗi phía và vượt qua được những khó khăn và thách thức đang đặt ra hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO. Web side: www.europa.eu.int Web side: www.mofa.gov.vn. Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu: Các số 1(2000); số 3(2004)’ số 4 (2004) ; số 6 (2004). Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam - EU, những thuận lợi và khó khăn (TL; 1) MỤC LỤC MỞ ĐẦU 0 I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ VỚI EU 0 II. THỰC TRẠNG QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - EU 0 1. Về hợp tác phát triển. 1 2. Về thương mại 2 3. Về đầu tư 3 III. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ KINH TẾ VỚI EU 5 1. Những thuận lợi 5 2. Những khó khăn 7 IV. KẾT LUẬN 8 TÀI LIỆU THAM KHẢO. 9 MỤC LỤC 10
Tài liệu liên quan