Bài viết trình bày một cách khái quát về hoạt động quản lý và khai
thác đối với chỉ dẫn địa lý (CDĐL) qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó làm
rõ những ƣu điểm, hạn chế của quy trình quản lý và hiệu quả khai thác đối với chỉ
dẫn địa lý hiện nay nói chung và thực tiễn tại Thừa Thiên Huế nói riêng. Trên cơ sở
đó, bài viết đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động
của mô hình quản lý, khai thác chỉ dẫn địa lý tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
11 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 09/06/2022 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý và khai thác chỉ dẫn địa lý qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
170
13. QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC CHỈ DẪN ĐỊA LÝ QUA THỰC TIỄN TẠI
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
MANAGEMENT AND EXPLOITATION OF GEOGRAPHICAL INSTRUCTIONS
IN PRACTICE IN THUA THIEN HUE PROVINCE
Hồ Thị Vân Anh1
Trần Chí Thành2
TÓM TẮT: Bài viết trình bày một cách khái quát về hoạt động quản lý và khai
thác đối với chỉ dẫn địa lý (CDĐL) qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó làm
rõ những ƣu điểm, hạn chế của quy trình quản lý và hiệu quả khai thác đối với chỉ
dẫn địa lý hiện nay nói chung và thực tiễn tại Thừa Thiên Huế nói riêng. Trên cơ sở
đó, bài viết đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động
của mô hình quản lý, khai thác chỉ dẫn địa lý tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Từ khóa: quản lý, khai thác, chỉ dẫn địa lý, Thừa Thiên Huế
ABSTRACT: The article presents an overview of management and exploitation
activities for geographical indications through practice in Thua Thien Hue province.
Thereby clarifying the advantages and limitations of the management process as well
as the exploitation efficiency for geographical indications in Thua Thien Hue
province. On that basis, the article proposes solutions to improve and improve the
efficiency of geographical indication management and exploitation activities in Thua
Thien Hue province.
Keywords: management, exploitation, geographical indication, Thua Thien
Hue
1. Đặt vấn đề
Thừa Thiên Huế là một cực tăng trƣởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung,
với nền kinh tế nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển mang nhiều nét đặc
trƣng, gắn liền với bản sắc văn hóa và điều kiện địa lý tự nhiên nơi đây. Trên cơ sở
đó, một số sản phẩm tại Thừa Thiên Huế đã đƣợc Cục Sở hữu trí tuệ cấp Chứng nhận
1
TS., Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế; Email: anhhtv@hul.edu.vn
2
ThS., Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế; Email: thanhtc@hul.edu.vn
171
CDĐL “Huế” nhằm bảo hộ và khai thác những lợi ích kinh tế do các sản phẩm bản
địa mang lại.
Tuy nhiên, bên cạnh việc xây dựng và đăng ký bảo hộ CDĐL đã khó, thì vấn đề
quản lý, duy trì và phát triển các CDĐL đã đƣợc bảo hộ để những sản phẩm đó thực
sự mang lại lợi ích, cải thiện đời sống cho ngƣời dân địa phƣơng là điều còn khó
khăn hơn.
Bài viết này đề cập đến thực trạng quy định về quản lý và khai thác chỉ dẫn địa lý
tại tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng thời phân tích thực tiễn thực hiện các quy định đó tại
địa phƣơng, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm xây dựng và nâng cao hiệu quả
quản lý, khai thác đối với những chỉ dẫn địa lý đã đƣợc cấp chứng nhận trên địa bàn.
2. Tổng quan về quản lý, khai thác chỉ dẫn địa lý.
Vấn đề quản lý chỉ dẫn địa lý là khâu trọng tâm, quan trọng sau khi chỉ dẫn địa lý
đƣợc bảo hộ. Để bảo đảm uy tín, chất lƣợng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý cũng
nhƣ bảo vệ lợi ích chính đáng của các nhà sản xuất đối với việc sử dụng chỉ dẫn địa
lý, việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý
là vô cùng quan trọng.
Hiểu một cách khái quát, quản lý CDĐL là các hoạt động của cơ quan quản lý nhà
nƣớc và tổ chức tập thể của các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm nhằm đảm bảo
việc cấp phép, sử dụng CDĐL thực hiện một cách hợp pháp và đạt đƣợc lợi ích tối
ƣu.
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, chủ thể quản lý chỉ dẫn địa lý là: (1) Cơ
quan Nhà nƣớc có thẩm quyền quản lý chỉ dẫn địa lý; (2) Tổ chức đại diện quản lý
chỉ dẫn địa lý của các nhà sản xuất kinh doanh. Vấn đề khúc mắc hiện nay là Luật Sở
hữu trí tuệ chƣa phân định rõ các hình thức quản lý chỉ dẫn địa lý cũng nhƣ sự khác
nhau trong việc quản lý của Cơ quan Nhà nƣớc và Tổ chức đại diện quản lý chỉ dẫn
địa lý.
Việc quản lý chỉ dẫn địa lý bao gồm hai lĩnh vực: (i) Quản lý việc sử dụng chỉ dẫn
địa lý; (ii) Quản lý chất lƣợng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.
Đối với vấn đề quản lý chất lƣợng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý là nhiệm vụ
không chỉ của các cơ quan Nhà nƣớc mà của cả những nhà sản xuất sản phẩm mang
chỉ dẫn địa lý. Để bảo đảm uy tín và chất lƣợng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, hệ
172
thống quản lý đƣợc chia thành 2 bộ phận: kiểm soát chất lƣợng trong nội bộ và kiểm
soát chất lƣợng từ bên ngoài. Việc quản lý chất lƣợng nội bộ sẽ do Tổ chức của các
nhà sản xuất thực hiện. Tổ chức các nhà sản xuất chủ động thiết lập cơ chế và vận
hành hề thống kiểm tra nội bộ sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, bao gồm: quản lý
nguồn nguyên liệu, quy trình canh tác, thu hoạch, chế biến, hoạt động sản xuất, quản
lý việc sử dụng tem nhãn, bao bì sản phẩm... Hoạt động quản lý ngoại vi (quản lý bên
ngoài) sẽ do Cơ quan quản lý Nhà nƣớc địa phƣơng hoặc các cơ quan chuyên môn
thực hiện để bảo đảm tính khách quan, công bằng đối với tất cả các đối tƣợng chịu sự
kiểm soát. Nhƣ vậy, cơ quan quản lý ngoại vi có thể đồng thời là cơ quan cấp phép,
thu hồi quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.3
Theo quy định chung tại Điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu đối với CDĐL
của Việt Nam là Nhà nƣớc, trên cơ sở đó, Nhà nƣớc trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa
lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa
phƣơng tƣơng ứng và đƣa sản phẩm đó ra thị trƣờng. Nhà nƣớc trực tiếp thực hiện
quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại
diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân đƣợc trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa
lý.
4. Cơ quan, tổ chức có quyền quản lý đối với CDĐL đƣợc quy định nhƣ sau:
Thứ nhất, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng nơi có khu vực
địa lý tƣơng ứng với chỉ dẫn địa lý trong trƣờng hợp chỉ dẫn địa lý thuộc một địa
phƣơng;
Thứ hai, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng là đại diện theo
uỷ quyền của các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng khác nơi có
khu vực địa lý tƣơng ứng với chỉ dẫn địa lý trong trƣờng hợp chỉ dẫn địa lý thuộc
nhiều địa phƣơng;
Thứ ba, Cơ quan, tổ chức đƣợc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ƣơng trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý với điều kiện cơ quan, tổ chức đó đại
diện cho quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân đƣợc trao quyền sử dụng chỉ dẫn
địa lý theo quy định tại khoản 4 Điều 121 của Luật Sở hữu trí tuệ.
3
Đặng Thị Nhung (2016), Kết hợp giữa quản lý và tự quản trong việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công
nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Khoa học quản lý, Đại học Khoa học xã hội và
nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội.
4
Khoản 4 Điều 121 Luật SHTT
173
Song song với hoạt động quản lý CDĐL thì hoạt động khai thác CDĐL cũng
đóng vai trò rất quan trọng, là mục đích cuối cùng mà hoạt động quản lý muốn hƣớng
đến. Có thể hiểu việc khai thác chỉ dẫn địa lý là những hoạt động nhằm sử dụng chỉ
dẫn địa lý một cách hiệu quả nhất nhằm mang lại lợi ích kinh tế tối ƣu. Cũng giống
nhƣ đối với các mặt hàng thông thƣờng khác, việc khai thác chỉ dẫn địa lý đòi hỏi
phải có sự hiểu biết nhất định về marketing: sản phẩm, giá cả, xúc tiến thị trƣờng...
để có thể giảm những nguy cơ thất bại trong kinh doanh, cũng nhƣ đảm bảo lợi
nhuận cho những tổ chức, cá nhân sử dụng chỉ dẫn địa lý. Vì vậy chiến lƣợc
marketing mix 4P (product, price, place, promotion) thƣờng đƣợc áp dụng cho vấn đề
thƣơng mại hóa các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý5. Cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, chính sách sản phẩm. Đặc điểm đặc trƣng của các sản phẩm mang chỉ
dẫn địa lý đó chính là sự khác biệt về phẩm chất cho nguồn gốc địa lý tạo nên so với
các sản phẩm của ngƣời khác. Chính sách sản phẩm trong marketing mix sẽ giúp
đánh giá đƣợc những giá trị quan trọng của sản phẩm trên khía cạnh thị trƣờng, đặc
biệt theo 3 mặt sau: (i) Đặc tính của sản phẩm (màu sắc, hƣơng vị, kiểu dáng...) hoặc
liên quan đến quá trình sản xuất; (ii) Thƣơng hiệu sản phẩm (iii) Bao bì, nhãn mác.
Thứ hai, chính sách giá cả (price). Giá cả là nhân tố quan trọng quyết định chủ
yếu đến doanh số bán của sản phẩm, tác động trực tiếp đến lợi nhuận của nhà sản
xuất. Vì vậy đặt ra đƣợc mức giá hợp lý là một quyết định sống còn đối với sản
phẩm.
Thứ ba, chính sách phân phối (place). Chính sách này đề cập đến việc lựa chọn
kênh phân khối và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm về mặt địa lý.
Thứ tƣ, chính sách xúc tiến (promotion). Chính sách xúc tiến với mục đích là tăng
cƣờng mối quan hệ giữa nhà sản phẩm và ngƣời mua, cung cấp thông tin về chất
lƣợng, đặc tính độc đáo của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý để ngƣời mua sẵn sàng trả
giá cao cho sản phẩm, đóng một vai trò quan trọng trong chiến lƣợc marketing mix.
3. Thực tiễn quản lý, khai thác chỉ dẫn địa lý tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Trên cơ sở quy định chung của Luật SHTT, tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành
những quy chế về việc quản lý và khai thác đối với chỉ dẫn địa lý “Huế”. Do đặc thù
5
Đỗ Trọng Văn (2017), Bảo hộ và khai thác thương mại đối với chỉ dẫn địa lý nón lá Huế, Luận văn Thạc sĩ
luật học, Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế.
174
của CDĐL gắn với mỗi loại sản phẩm khác nhau thì có những cách thức, phƣơng
pháp quản lý, khai thác khác nhau, do đó với mỗi sản phẩm đƣợc cấp Chứng nhận
CDĐL thì cơ quan có thẩm quyền tại địa phƣơng sẽ ban hành những quy chế riêng,
phù hợp với tính chất, đặc điểm của sản phẩm đó để tạo sự thuận tiện và tối ƣu hóa
những lợi ích mà sản phẩm đó mang lại.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có 2 sản phẩm đƣợc cấp Chứng
nhận CDĐL “Huế” đó là nón lá và tinh dầu tràm, UBND tỉnh đã ban hành Quyết
định số 2509/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2020 về Ban hành quy chế quản lý và
sử dụng CDĐL “Huế” cho sản phẩm tinh dầu tràm của tỉnh Thừa Thiên Huế và
Quyết định số 1711/QĐ-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2020 Ban hành Quy chế quản
lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý “Huế” cho sản phẩm nón lá ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hệ thống quản lý CDĐL “Huế” cũng mang đặc điểm của hệ thống quản lý CDĐL
nói chung. Ngoài hoạt động kiểm soát chất lƣợng sản phẩm do Chi cục Tiêu chuẩn,
Đo lƣờng, Chất lƣợng tỉnh Thừa Thiên Huế đảm nhận thì các cơ quan quản lý còn lại
chủ yếu đƣợc hình thành từ 2 nhóm bộ phận: bao gồm quản lý nội bộ và quản lý bên
ngoài. Cụ thể:
Thứ nhất, nhóm quản lý nội bộ đối với CDĐL. Đây là các hiệp hội đƣợc UBND
tỉnh cấp phép thành lập và trao quyền đại diện quản lý CDĐL đó. Tại Huế hiện nay
có 2 Hội tƣơng ứng với 2 sản phẩm đã đƣợc cấp Chứng nhận CDĐL, bao gồm Hội
nón lá Huế sẽ phụ trách quản lý CDĐL, quản lý hoạt động của các tổ chức, cá nhân
đƣợc cấp quyền sử dụng CDĐL “Huế” trong quá trình sử dụng CDĐL “Huế” nhằm
đảm bảo duy trì, nâng cao chất lƣợng, danh tiếng và giá trị kinh tế của nón lá Huế,
trong khi Hội sản xuất và kinh doanh dầu tràm Huế có trách nhiệm thực hiện hoặc
phối hợp với các bên liên quan thực hiện công tác kiểm soát nội bộ đối với chỉ dẫn
địa lý tinh dầu tràm Huế để đảm bảo đƣợc nguồn gốc và chất lƣợng sản phẩm ngay từ
khâu sản xuất.
Thứ hai, nhóm quản lý bên ngoài đối với CDĐL Đây là các cơ quan Nhà nƣớc có
phạm vi thẩm quyền quản lý, điều phối liên quan đến các sản phẩm đƣợc cấp Chứng
nhận CDĐL, chủ yếu là các cơ quan trực thuộc UBND tỉnh nhƣ Sở Khoa học và
Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thƣơng, Sở Y tế và
Ủy ban nhân dân các cấp thuộc vùng chỉ dẫn địa lý. Các cơ quan này có trách nhiệm
175
thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc và hỗ trợ Hội trong công tác quản lý, giám sát
bên ngoài đối với chỉ dẫn địa lý.
Bên cạnh đó, đối với CDĐL tinh dầu tràm “Huế”, hoạt động quản lý còn bao gồm
cả việc tự kiểm soát. Hoạt động đƣợc hiểu là tự kiểm tra, theo dõi, giám sát hoạt
động sử dụng chỉ dẫn địa lý của các cá nhân, tổ chức đƣợc cấp quyền sử dụng chỉ dẫn
địa lý tinh dầu tràm Huế nhằm đảm bảo điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Theo Quy
chế quản lý và sử dụng CDĐL tinh dầu tràm Huế, các tổ chức, cá nhân đƣợc cấp
quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý tinh dầu tràm Huế bắt buộc phải xây dựng hệ thống tự
kiểm soát đối với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Yêu cầu tối thiểu của hệ thống kiểm
soát đối với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý gồm: (i) Hệ thống sổ sách (có thể bằng
giấy hoặc bằng điện tử) ghi chép đầy đủ và lƣu trữ các tài liệu, hồ sơ sản xuất, kinh
doanh sản phẩm theo quy định do Hội sản xuất và kinh doanh dầu tràm Huế ban
hành; (ii) Hệ thống sổ sách ghi chép và tài liệu, hồ sơ liên quan đến quản lý sản phẩm
mang chỉ dẫn địa lý phải đƣợc tách riêng với tài liệu, hồ sơ chung của cơ sở.
Đánh giá chung về hệ thống quản lý CDĐL tại tỉnh Thừa Thiên Huế có thể thấy
đã cơ bản đảm bảo yêu cầu quản lý Nhà nƣớc đối với loại tài sản trí tuệ này. Tuy
nhiên, nghiên cứu cụ thể về cơ chế quản lý giữa sản phẩm nón lá Huế và tinh dầu
tràm Huế thì tác giả nhận thấy chƣa hoàn toàn có sự đồng bộ. Điển hình nhƣ một số
trƣờng hợp sau: (i) về hoạt động tự kiểm soát, hoạt động này trong quản lý CDĐL
đối với tinh dầu tràm Huế đƣợc quy định tƣơng đối cụ thể, nhƣng vấn đề này chƣa
nhận đƣợc sự quan tâm đầy đủ trong cơ chế quản lý của sản phẩm nón lá Huế; (2)
quy định về nội dung quản lý đối với sản phẩm mang CDĐL “Huế”, trong khi Quy
chế về quản lý và sử dụng CDĐL “Huế” cho sản phẩm tinh dầu tràm có ghi nhận cụ
thể về nội dung quản lý bao gồm nguồn gốc sản phẩm, quy trình kỹ thuật sản xuất
sản phẩm, chất lƣợng sản phẩm, mẫu nhãn (logo) CDĐL, công tác quảng bá và phát
triển sản phẩm, thì trong Quy chế về quản lý và sử dụng CDĐL “Huế” cho sản phẩm
nón lá không có sự quy định cụ thể về những vấn đề tƣơng ứng này, thay vào đó giao
phần lớn quyền tự quyết cho Hội nón lá Huế, ở một khía cạnh nào đó thì sự trao
quyền quá nhiều có thể dẫn đến xu hƣớng muốn độc quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý
của một nhóm các nhà sản xuất.
176
Một vấn đề quan trọng bên cạnh việc quản lý, đó là hoạt động khai thác CDĐL. Ở
một góc độ nhất định, mục đích của hoạt động xây dựng và quản lý CDĐL cũng
nhắm đến việc thu lại lợi ích kinh tế đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
sản phẩm mang CDĐL tại địa phƣơng.
Qua nghiên cứu thực tiễn khai thác sản phẩm tinh dầu tràm Huế và nón lá Huế,
phân tích tƣơng ứng theo các chính sách khai thác CDĐL đã trình bày ở mục 1, tác
giả nhận thấy có một số vấn đề hạn chế nhƣ sau:
Thứ nhất, về chính sách sản phẩm. Hiện nay, các chủ thể sản xuất, kinh doanh sản
phẩm nón lá và tinh dầu tràm Huế chủ yếu là các hộ gia đình, cá nhân nhỏ lẻ tận
dụng mặt bằng nhà ở để sản xuất, chứa nguyên liệu vật liệu và sản phẩm; sử dụng lao
động nhàn rỗi trong gia đình vào những gia đình lân cận và hoạt động theo hình thức
tự sản xuất, tự tiêu thụ. Hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm do vậy chƣa đƣợc
thực hiện theo một quy trình chung, chƣa có cơ chế đảm bảo chất lƣợng đồng đều
cho sản phẩm theo công bố; Điều này dẫn đến không có sự thống nhất trong việc việc
thực hiện chính sách sản phẩm chung. Tùy theo trình độ, tay nghề, kinh nghiệm, quy
trình mà mỗi chủ thể sản xuất sẽ tạo ra những sản phẩm mang đặc tính và chất lƣợng
khác nhau. Đồng thời, việc sử dụng bao bì cũng chƣa đảm bảo quy chuẩn, nhiều
trƣờng hợp các hộ gia đình, cá nhân tự sử dụng các bao bì riêng biệt và gắn CDĐL
“Huế” lên sản phẩm, điều này khiến cho việc nhận diện thƣơng hiệu đến từ phía
khách hàng gặp nhiều khó khăn.6
Thứ hai, về chính sách giá cả. Xuất phát từ sự sản xuất kinh doanh mang tính tự
phát, quy mô nhỏ lẻ trong xã hội dẫn đến quy trình, nguyên liệu, chất lƣợngsản
phẩm khác nhau, kéo theo giá cả cũng có sự chênh lệch giữa các cơ sở kinh doanh.
Thực tế tại khu vực thị trấn Phú Lộc, nếu khách hàng di chuyển dọc trục đƣờng Quốc
lộ 1A sẽ thấy rất nhiều cơ sở sản xuất tinh dầu tràm khác nhau, đồng thời những cơ
sở đó cũng sẽ đƣa ra những mức giá bán khác nhau đối với cùng một loại sản phẩm,
đáng chú ý là nhiều trƣờng hợp chênh lệch đến hơn 50% đối với cùng 1 thể tích tinh
dầu tràm đồng chất lƣợng. Việc cạnh tranh về giá trong nội bộ các chủ thể kinh
6
Đỗ Trọng Văn (2017), Bảo hộ và khai thác thương mại đối với chỉ dẫn địa lý nón lá Huế, Luận văn Thạc sĩ
luật học, Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế.
177
doanh sản phẩm mang CDĐL “Huế” vô hình chung sẽ hạn chế đi lợi ích kinh tế mà
CDĐL có thể mang lại, mất đi ý nghĩa ban đầu khi đăng ký bảo hộ CDĐL “Huế”
Thứ ba, về chính sách phân phối. Hệ thống phân phối sản phẩm mang CDĐL
“Huế” trong phạm vi tỉnh còn tƣơng đối hạn chế, chủ yếu thông qua một số cơ sở
kinh doanh có mối liên hệ với Hội. Hoạt động khai thác lợi ích kinh tế ở góc độ du
lịch còn chƣa đƣợc đầu tƣ đứng mức, biểu hiện ở sự ít phổ biến của sản phẩm mang
CDĐL tại các kênh phân phối hàng hóa du lịch. Nói cách khác, còn khá ít cơ sở kinh
doanh sản phẩm, dịch vụ về du lịch có trƣng bày hoặc bán tinh dầu tràm, nón lá Huế.
Về chính sách xúc tiến: hoạt động quảng bá sản phẩm chƣa thật sự đƣợc quan tâm
triển khai, dẫn đến ít thƣơng nhân nhận thấy lợi ích kinh tế do các sản phẩm này
mang lại. Hầu hết những chƣơng trình quảng cáo, khuyến mại đều do các cơ sở kinh
doanh thực hiện một cách tự phát, rất ít chƣơng trình triển lãm, trƣng bày đƣợc thực
hiện với quy mô lớn. Dẫn đến ấn tƣợng của khách hàng nói chung và khách du lịch
nói riêng còn mờ nhạt. Điều này tạo nên ảnh hƣởng tiêu cực cho hoạt động khai thác
kinh tế đối với CDĐL. Đây đồng thời cũng là chính sách đòi hỏi sự đầu tƣ khá lớn về
tài chính, nhân lực.
Hoạt động xúc tiến là một chính sách rất quan trọng trong khai thác CDĐL. Chính
vì thế, các hiệp hội kinh doanh sản phẩm nên đứng ra thực hiện việc này bởi lẽ chỉ
dẫn địa lý là một tài sản tập thể, và danh tiếng của sản phẩm cũng mang tính chất tập
thể.
4. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, khai thác đối với chỉ dẫn địa
lý tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Thứ nhất, cần có quy định cụ thể về các nội dung hoạt động của tổ chức quản lý
CDĐL, trong đó cần tập chung và nhấn mạnh hai nội dung quan trọng là: Tổ chức
quản lý CDĐL là một tổ chức hoạt động vì lợi ích chung của cộng đồng địa phƣơng;
Hoạt động quản lý CDĐL phải luôn đảm bảo sự khách quan, công bằng đối với mọi
chủ thể đáp ứng các điều kiện sử dụng CDĐL.
Thứ hai, kiểm soát tính chất đặc thù của sản phẩm mang CDĐL: đây là nội dung
quan trọng trong quá trình quản lý CDĐL nhƣng pháp luật Việt Nam hiện nay lại
chƣa có quy định cụ thể nào về cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc kiểm soát tính
chất đặc thù của sản phẩm mang CDĐL. Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế giao chức
178
năng cho cơ quan chuyên môn thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên
Huế đó là Chi cục Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng, bởi vậy cần có giải pháp cho
vấn đề này.
Thứ ba, tỉnh Thừa Thiên Huế cần ban hành quy chế nội bộ về việc thực hiện hoạt
động Tự quản lý. Việc tự quản lý đƣợc triển khai bởi chính các tổ chức, cá nhân sản
xuất. Mặc dù các cơ sở sản xuất phải tuân theo quy trình có kiểm soát đã đƣợc trong
hồ sơ đăng bạ mới đƣợc cấp quyền sử dụng CDĐL. Ngay cả khi yêu cầu này đã đƣợc
đáp ứng, thì chất lƣợng sản phẩm của các nhà sản xuất đó cũng khác nhau. Việc tự
quản lý tại cơ sở sản xuất nhằm đảm bảo không chỉ danh tiếng chung của sản phẩm
mang CDĐL mà còn cả danh tiếng cá nhân cho các hộ sản xuất, tạo lợi thế cạnh tranh
cho sản phẩm so với chính các sản phẩm cùng loại trong khu vực. Các chủ thể có
quyền sử dụng CDĐL phải hiểu rõ đƣợc lợi ích và tham gia tích cực vào việc bảo hộ
quản lý và phát triển CDĐL, bởi vì trên thực tế việc bảo hộ CDĐL có mang lại hiệu
quả thật sự hay không phụ thuộc chủ yếu vào những ngƣời trực tiếp tham gia sản
xuất, kinh doanh sản phẩm mang CDĐL. Các quy trình sản xuất cần đƣợc tuân thủ
ghiêm ngặt. Thực tế, các giai đoạn sản xuất chƣa đƣợc ghi chép đầy đủ trên các bảng
theo dõi dẫn đến chất lƣợng sản phẩm mang CDĐL còn hạn chế.
Thứ tƣ, tăng cƣờng hiệu quả phối hợp giữa quản lý và tự quản. Để thực hiện đƣợc
hoạt động này cần hoàn thiện pháp luật về CDĐL cũng nhƣ cần đẩy mạnh việc tuyên
truyền nâng cao nhận thức của ngƣời tiêu dùng và các nhà sản xuất kinh doanh, nâng
cao năng lực quản lý của các tổ chức tập thể và cần quan tâm tháo gỡ các khó khăn
xảy ra trong thực ti