Đối với các nước đang phát triển, các đô thị cực lớn hoặc các vùng đại đô thị luôn có một vai trò
quan trọng trong sự phát triển của quốc gia. Hầu hết các đại đô thị này đóng vai trò là đầu tàu
phát triển kinh tế của một đất nước. Tuy nhiên, quá trình phát triển luôn gặp nhiều thách thức
về các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường nảy sinh trong quá trình tăng trưởng nhanh chóng của
vùng đại đô thị. Do đó, hầu hết các đô thị này đều được lập các đồ án quy hoạch từ cấp vùng
cho tới cấp độ đô thị để định hướng cho sự phát triển không gian kinh tế - xã hội trong từng thời
kỳ theo các mục tiêu của từng giai đoạn phát triển.
Thành phố Bangkok, Thái Lan là một đô thị cực lớn thuộc vùng đại đô thị Bangkok, có nhiều điểm
tương đồng về bối cảnh phát triển với thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong vùng TP.HCM.
Các thành phố này cũng nằm trong hệ thống đô thị cực lớn của vùng Đông Nam Á nói riêng,
thế giới nói chung. Bài viết này xem xét các giải pháp quy hoạch của thành phố Bangkok qua
từng thời kỳ phát triển để tìm ra những điểm tương đồng, những bài học kinh nghiệm cho việc
định hướng phát triển một đô thị cực lớn. Các giai đoạn quy hoạch của thành phố Bangkok sẽ
được trình bày từ bối cảnh dẫn đến các giải pháp quy hoạch thông qua đồ án để rút ra một số
bài học kinh nghiệm trong việc giải quyết các bất cập và đón đầu các cơ hội do sự tăng trưởng
nhanh chóng của TP.HCM, góp phần cho công tác điều chỉnh Quy hoạch chung TP.HCM sắp
tới của chính quyền thành phố.
8 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy hoạch đô thị cực lớn một số bài học từ kinh nghiệm của thành phố Bangkok - Thái Lan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đối với các nước đang phát triển, các đô thị cực lớn hoặc các vùng đại đô thị luôn có một vai trò
quan trọng trong sự phát triển của quốc gia. Hầu hết các đại đô thị này đóng vai trò là đầu tàu
phát triển kinh tế của một đất nước. Tuy nhiên, quá trình phát triển luôn gặp nhiều thách thức
về các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường nảy sinh trong quá trình tăng trưởng nhanh chóng của
vùng đại đô thị. Do đó, hầu hết các đô thị này đều được lập các đồ án quy hoạch từ cấp vùng
cho tới cấp độ đô thị để định hướng cho sự phát triển không gian kinh tế - xã hội trong từng thời
kỳ theo các mục tiêu của từng giai đoạn phát triển.
Thành phố Bangkok, Thái Lan là một đô thị cực lớn thuộc vùng đại đô thị Bangkok, có nhiều điểm
tương đồng về bối cảnh phát triển với thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong vùng TP.HCM.
Các thành phố này cũng nằm trong hệ thống đô thị cực lớn của vùng Đông Nam Á nói riêng,
thế giới nói chung. Bài viết này xem xét các giải pháp quy hoạch của thành phố Bangkok qua
từng thời kỳ phát triển để tìm ra những điểm tương đồng, những bài học kinh nghiệm cho việc
định hướng phát triển một đô thị cực lớn. Các giai đoạn quy hoạch của thành phố Bangkok sẽ
được trình bày từ bối cảnh dẫn đến các giải pháp quy hoạch thông qua đồ án để rút ra một số
bài học kinh nghiệm trong việc giải quyết các bất cập và đón đầu các cơ hội do sự tăng trưởng
nhanh chóng của TP.HCM, góp phần cho công tác điều chỉnh Quy hoạch chung TP.HCM sắp
tới của chính quyền thành phố.
Keywords: đô thị cực lớn, vùng đại đô thị, Bangkok,hệ thống quy hoạch
QUY HOẠCH ĐÔ THỊ CỰC LỚN
MỘT SỐ BÀI HỌC TỪ KINH NGHIỆM CỦA
THÀNH PHỐ BANGKOK - THÁI LAN
TS.KTS. HOÀNG NGỌC LAN
THS.KTS. LÊ THỊ BÍCH NGỌC
QUY HOẠCH T
HE
Á G
IƠ
Í
& KIẾN TRÚC
SË 95+96 . 201870
71SË 95+96 . 2018
Mở đầu
Khái niệm về đô thị cực lớn được đưa ra từ
giữa thế kỷ 20, khởi đầu là thành phố New
York, một đô thị cực lớn duy nhất trên thế giới
vào năm 1950. Quá trình phát triển kinh tế
mạnh mẽ trong suốt giai đoạn sau của thế kỷ
20 và đầu thế kỷ 21, đến năm 2014, số lượng
đô thị cực lớn với dân số trên 10 triệu người đã
là 30 thành phố, trong đó có 17 thành phố tại
châu Á, đặc biệt là tại các nước phát triển như
Trung Quốc, Ấn Độ và vùng Đông Nam Á.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, một
loạt các đô thị của các nước đang phát triển có
xu hướng phát triển theo hướng tăng trưởng
nhanh, dẫn đến việc gia tăng dân số một cách
nhanh chóng tại các đô thị lớn. Đây là một yếu
tố chính trong việc hình thành các đô thị cực
lớn tại các nước đang phát triển.
Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt
là tại châu Á nói chung, vùng Đông Nam Á
nói riêng, quá trình đô thị hoá có những điểm
tương đồng về mức độ phát triển kinh tế, yếu
tố cộng đồng xã hội và sự tăng trưởng nhanh.
Tuy nhiên, do bối cảnh và các thể chế chính
trị khác nhau dẫn đến sự khác nhau của
hệ thống quy hoạch. Điều này làm cho các
định hướng quy hoạch không gian của các
đô thị cực lớn và các chính sách tương ứng
nhằm giải quyết các bất cập trong quá trình
đô thị hoá nhanh chóng sẽ khác nhau. Mặt
khác, các giải pháp quy hoạch thông qua hệ
thống đồ án quy hoạch cũng có nhiều vấn
đề trong quá trình thực thi quy hoạch. Một số
khu vực của đô thị sẽ phát triển hoặc không
phát triển theo quy hoạch, hoặc phát triển
ngoài tầm kiểm soát của chính quyền. Các
không gian phát triển chính quy và phi chính
quy đan xen, làm cho đô thị phát triển manh
mún, không đồng bộ theo các định hướng
đã đề xuất. Do đó, để giải quyết các vấn đề
của đô thị cực lớn thông qua các giải pháp
quy hoạch, cần rà soát lại quá trình phát triển
của các đô thị thông qua các giai đoạn quy
hoạch. Dưới đây là một số tóm tắt của đồ án
quy hoạch thành phố Bangkok, một đô thị
cực lớn tiêu biểu của vùng Đông Nam Á để
có cái nhìn chung về cách thức giải quyết
vấn đề đô thị.
Giới thiệu thành phố Bangkok – Thái Lan
Bangkok là thủ đô và là thành phố lớn nhất
của Vương quốc Thái Lan. Chính quyền
quản lý của Thái Lan chia làm ba cấp: Chính
quyền Trung ương, Chính quyền Tỉnh và
Chính quyền Địa phương, trong đó Vùng
đô thị Bangkok là một dạng Tổ chức Chính
quyền Địa phương đặc biệt như cấp quản lý
một tỉnh độc lập.
Thủ đô Bangkok thuộc Vùng đại đô thị
Bangkok (Greater Bangkok), bao gồm
thành phố Bangkok và 5 tỉnh lân cận. Trong
đó, Bangkok là đô thị trung tâm và là cửa ngõ
giao thương đường biển quốc gia và quốc tế
tại khu vực Đông Nam Á từ Vịnh Thái Lan.
Dân số Bangkok xấp xỉ 10 triệu người, là
đô thị đông dân lớn thứ chín của Đông Á và
là vùng đô thị có diện tích lớn thứ năm của
Đông Á và đứng thứ sáu về GDP tại Châu Á.
Lịch sử phát triển đô thị
Lịch sử phát triển đô thị Bangkok bắt đầu từ
một làng nhỏ trên bờ tây sông Chao Phraya
vào thế kỷ 15, đến thế kỷ 16 trở thành thủ đô
và đến đầu thế kỷ thứ 18, thành phố chính
thức trở thành một đơn vị quản lý hành chính
cấp quốc gia.Hình 1: Các đô thị cực lớn hiện tại và tương lai từ năm 2015 đến 2030 (nguồn: World Urbanization Propects: The 2014 Revision)
Quy hoπch & ki’n trÛc th’ giÌi
Hình 2: Vùng đại đô thị Bangkok (phần nội thị và phần mở rộng) và những tỉnh lân cận
(Nguồn: Australian National University)
SË 95+96 . 201872
Quá trình phát triển của thành phố theo dạng lan toả từ trục bắc nam
dọc hai bên bờ sông Chao Phraya - con sông dài và lớn nhất Thái
Lan sang hướng đông - tây và dọc các trục giao thông kết nối với các
tỉnh lân cận.
Hệ thống quy hoạch - đồ án quy hoạch đô thị Bangkok
Hệ thống quy hoạch tại Thái Lan phân chia ba cấp: cấp quốc gia, cấp
vùng/ tỉnh và cấp địa phương/thành phố, với yêu cầu Quy hoạch cấp
dưới phải tuân thủ Quy hoạch cấp trên; Quy hoạch cấp địa phương/
thành phố chịu trách nhiệm thực thi theo các quy định trong “Luật
Quy hoạch đô thị” năm 1975.
Quy hoạch cấp quốc gia và vùng bao gồm Quy hoạch quốc gia,
Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội (cấp quốc gia), Quy hoạch
phát triển không gian quốc gia (cấp quốc gia và vùng), quy hoạch
vùng. Quy hoạch cấp tỉnh và địa phương bao gồm quy hoạch
tỉnh, quy hoạch không gian cấp đô thị/địa phương, cụ thể là quy
hoạch toàn diện (Comprehensive Plan) hoặc quy hoạch tổng thể
(General Plan), quy hoạch chi tiết, quy hoạch nông thôn.
Trước 1960, quy hoạch không gian tại Thái Lan nói chung và
Bangkok nói riêng được thực hiện bởi các kiến trúc sư công trình
và là nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội. Năm 1960, quy hoạch
Vùng đại đô thị Bangkok với ý tưởng quy hoạch không gian đô thị
với thời hạn 30 năm là bản quy hoạch chung đầu tiên được thực
hiện bởi Lichfiled - nhóm tư vấn quy hoạch Hoa Kỳ. Nội dung bao
gồm phân vùng sử dụng đất và định hướng phát triển, tập trung
vào quy hoạch không gian vật thể của đô thị.
Năm 1990, dân số đô thị tăng nhanh từ 4.5 triệu lên 6.5 triệu khiến
đồ án quy hoạch cũ không còn hợp thời nữa. Chính quyền Bangkok
nhận thấy vai trò của hệ thống giao thông, đặc biệt là giao thông
công cộng hiện đại (tàu điện ngầm, đường sắt trên không) đối với
việc phát triển của đô thị nên đến năm 1994, quy hoạch chung hệ
thống giao thông công cộng (đa phương tiện phối hợp) cho Vùng
đại đô thị Bangkok (M-MAP) ra đời.
Với tốc độ phát triển dân số nhanh, Chính phủ và Chính quyền
Bangkok đã sớm nhận ra vai trò quan trọng của giao thông đối với
việc định hướng phát triển và quy mô đô thị. Các tuyến cao tốc đầu
tiên hoàn thành vào những năm 1980 tiếp tục cho đến những năm
1990. Đầu những năm 1990, Bangkok đã bắt đầu đề xuất hệ thống
giao thông công cộng như một giải pháp cho vấn đề giao thông,
đồng thời định hướng phát triển của thành phố theo định hướng
của giao thông (TOD). Tuy nhiên việc tiếp tục mở rộng và phát
triển năng lực giao thông đường bộ vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu
giao thông của đô thị.
Năm 1999, đồ án quy hoạch toàn diện Bangkok (bản sửa đổi lần
1) ra đời với đề xuất phát triển theo mô hình phân cực (Polycentric
Model - đa trung tâm) kết hợp TOD nhằm giảm tải cho khu vực
trung tâm cũ và tạo động lực phát triển cho các khu vực khác
của đô thị. Các hoạt động kinh tế của đô thị sẽ được phân tán về
các trung tâm mới để hạn chế các dòng dân cư đi vào trung tâm
Bangkok để làm việc hay tìm kiếm những dịch vụ cao cấp. Có tổng
cộng 5 trung tâm, nằm rải gần các tuyến giao thông nhanh đô thị.
Hình 3: Sự phát triển không gian đô thị Bangkok
(Nguồn: Mô hình hoá Sự mở rộng của Vùng đại đô thị Bangkok sử
dụng dữ liệu kinh tế-dân cư thông qua các mô hình Cellular Automata-
Markov Chain và Maulti-Layer Perceptron-Markov Chain)
Hình 4: Ba cấp cơ bản của Hệ thống Quy hoạch tại Thái Lan
(Nguồn: George G. van der Meulen)
73SË 95+96 . 2018
Hệ thống các bản đồ quy hoạch:
+ Quy hoạch sử dụng đất: khống chế phát triển theo từng khu vực
cụ thể
+ Quy hoạch hệ thống giao thông: phát triển 3 hệ thống giao thông
nhanh đô thị bao gồm đường cao tốc, giao thông công cộng và giao
thông công cộng chuyển tiếp.
+ Quy hoạch hệ thống không gian mở: cho vui chơi giải trí, bảo vệ
môi trường và phòng chống ngập lụt.
Năm 2006, đồ án quy hoạch toàn diện Bangkok đến 2035 (bản sửa
đổi lần 2) ra đời đề xuất mô hình phát triển đa cực. Các khu dân cư,
công nghiệp và thương mại dịch vụ sẽ di dời và phát triển ra các
hướng và tỉnh xung quanh đô thị Bangkok. Các bản đồ quy hoạch:
+ Quy hoạch sử dụng đất và các quy định
+ Quy hoạch hệ thống giao thông
+ Quy hoạch không gian mở và không gian xanh
+ Thực thi quy hoạch
Năm 2013, đồ án quy hoạch toàn diện Bangkok B.E.2556 (bản sửa
đổi lần 3)
Đồ án quy hoạch toàn diện đô thị cực lớn Bangkok (năm 2013)
Bối cảnh chung:
Với tốc độ tăng dân số chóng mặt (trung bình 1,84%), thủ đô Bangkok
cũng như các đô thị cực lớn khác trên thế giới đang phải đối mặt với
những vấn đề đô thị như hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật
không kịp phát triển để đáp ứng với lượng dân số mới. Các vấn đề
giao thông, ô nhiễm môi trường, chất thải, ngập lụt, nước sạch, dịch
vụ và tiện ích công cộng, các vấn đề xã hội như: bất bình đẳng xã hội,
chênh lệch giàu nghèo là các vấn đề tiêu biểu của hầu hết các đô thị
cực lớn tại các nước đang phát triển dẫn đến sự phát triển thiếu kiểm
soát của thành phố Bangkok. Về mặt thực thi quy hoạch theo các đồ
án đã được phê duyệt, sự thiếu hiệu quả trong thiết kế và kiểm soát
của đồ án đã làm nảy sinh các vấn đề về giao thông. Cấu trúc tầng
bậc của giao thông không rõ ràng và đặc biệt là hệ thống giao thông
công cộng chưa đáp ứng với sự phát triển quá nhanh của thành phố.
Từ đó, đồ án điều chỉnh quy hoạch thành phố Bangkok ra đời năm
2013 nhằm giải quyết các vấn đề trên.
Tầm nhìn và mục tiêu phát triển đô thị
5 tầm nhìn:
1. Là đô thị có những bản sắc văn hoá và nghệ thuật dân tộc;
2. Là đô thị có mạng lưới giao thông hoàn chỉnh;
3. Là đô thị trung tâm về lĩnh vực kinh tế và công nghệ của Đông
Nam Á;
4. Là đô thị trung tâm về hành chính, các tổ chức xã hội lớn và các tổ
chức công ty quốc tế;
5. Là đô thị lành mạnh với môi trường tự nhiên được bảo tồn.
12 mục tiêu:
1. Hướng đến chất lượng cuộc sống tốt hơn cho cư dân Bangkok
bằng việc cung cấp những dịch vụ xã hội đầy đủ và có tiêu chuẩn;
2. Hướng Bangkok trở thành một trung tâm kinh doanh, thương mại
và dịch vụ của quốc gia và Đông Nam Á bằng việc cung cấp những
tiện ích phù hợp để tăng tính cạnh tranh của Bangkok với những đại
đô thị khác;
Hình 5: Quy hoạch Cấu trúc phát triển của Bangkok và vùng phụ cận
Nguồn: Sở Quy hoạch thành phố Bangkok
Hình 6: Định hướng Sử dụng đất Bangkok đến năm 2035
(Nguồn:Sở QH đô thị và nông thôn và Công ích (DPT), 2007)
Quy hoπch & ki’n trÛc th’ giÌi
SË 95+96 . 201874
3. Hướng Bangkok trở thành một trung tâm du lịch, cửa ngõ của Thái
Lan và các nước ASEAN khác bằng việc phát triển những nguồn lực
và dịch vụ du lịch;
4. Hướng Bangkok trở thành một trung tâm hành chính và địa điểm
cho những tổ chức quốc gia và quốc tế bằng việc phát triển những
khu vực đặc biệt dành cho những tổ chức chính phủ và các tổ chức
quốc tế;
5. Hướng đến những loại hình giao thông thuận tiện, nhanh và an
toàn bằng việc phát triển những hệ thống giao thông phối hợp và hệ
thống giao thông vận chuyển hoàn chỉnh;
6. Đảm bảo cân bằng về việc làm và nhà ở bằng việc phát triển, cải
thiện và bảo đảm những khu vực dân cư và các trung tâm cộng đồng
ở vùng ngoại ô;
7. Tăng cường chất lượng môi trường bằng việc định hướng phát triển
những khu công nghiệp công nghệ cao với công nhân tay nghề cao,
không ô nhiễm môi trường;
8. Bảo đảm sản xuất của những khu nông nghiệp hiện hữu bằng việc
quản lý đô thị hoá tại Bangkok theo ý tưởng phát triển đô thị nén;
9. Hướng đến một Bangkok và Thái Lan có đặc trưng bằng việc bảo
tồn và phục hồi văn hoá và nghệ thuật bản xứ bao gồm các giá trị
kiến trúc đặc trưng, lịch sử và nhân chủng;
10. Bảo tồn nguồn tài nguyên môi trường và tự nhiên bằng việc duy
trì, phục hồi và bảo vệ;
11. Tăng cường an toàn của cá nhân và tài sản bằng việc phòng
chống và giảm nhẹ những hậu quả do thiên tai hoặc tai nạn do con
người gây ra;
12. Hướng đến những giải pháp cho hiện tượng nóng dần của trái đất
bằng việc mở rộng các khu vực xanh nhằm giảm hiện tượng nhà kính.
Những nội dung của Quy hoạch toàn diện 2013
a) Quy hoạch sử dụng đất:
Quy hoạch sử dụng đất được định hình theo phương pháp phân vùng
chức năng đô thị. Tương tự như những Quy hoạch toàn diện trước đó
của thành phố, Quy hoạch sử dụng đất 2013 xác định tổng cộng 10
nhóm quản lý đất:
- Khu dân cư mật độ thấp
- Khu dân cư mật độ trung bình
- Khu dân cư mật độ cao: tập trung chủ yếu tại khu vực trung tâm
Bangkok
- Khu thương mại
- Khu công nghiệp
- Khu kho tàng
- Khu nông nghiệp được bảo vệ
- Khu nông thôn
- Khu bảo vệ nghệ thuật và văn hoá Thái
- Khu các cơ quan hành chính Chính phủ và tiện ích công cộng
Trong mỗi nhóm đất được quản lý trên được chia thành tổng cộng
26 loại khu vực nhỏ hơn với những qui định đi kèm, rất cụ thể cho
việc kiểm soát và quản lý sử dụng đất. Trong đó nêu cụ thể các
nội dung:
- Quản lý về hoạt động: cho phép, cấm và có điều kiện.
- Quản lý về xây dựng: Hệ số sử dụng đất; Hệ số không gian mở;
Kích thước lô đất tối thiểu; Chiều cao tối đa; Khoảng lùi công trình.
Quy hoạch sử dụng đất 2013 so với 2006, nhìn chung không có quá
nhiều thay đổi, chỉ điều chỉnh nhỏ diện tích đất của một số thành
phần như: đất đô thị tăng khoảng 10%, đất nông nghiệp giảm 10%,
diện tích mặt nước tăng 3%
b) Hệ thống giao thông đô thị
Hệ thống giao thông công cộng:
- Quy hoạch dự kiến xây dựng mở rộng thêm 32km cho các tuyến
đường sắt trên không.
- Đường metro dự kiến đến năm 2020 sẽ xây dựng thêm 28km với
tổng cộng 19 trạm dừng.
- Tiếp tục kéo dài một số tuyến đường sắt kết nối trung tâm đến
các khu vực phía Bắc, Nam, Đông Nam và Tây Bắc, với tổng số
65 trạm.
Hình 8: Quy hoạch sử dụng đất thành phố Bangkok theo đồ án năm 2013
(Nguồn: Sở quy hoạch thành phố Bangkok)
Hình 7: Các nội dung chính của bản điều chỉnh
QH toàn diện Bangkok 2013
(Nguồn: Sở quy hoạch thành phố Bangkok)
Toàn bộ hệ thống giao thông công cộng dự kiến đến năm 2029 sẽ
tiếp tục mở rộng để đạt được tổng 500km cho toàn hệ thống, phục vụ
cho 60% nhu cầu di chuyển của cư dân (hiện tại là 40%).
Dự kiến đến 2029 sẽ xây dựng 176km đường sắt vận chuyển hành
khách (hiện nay là 36,4km), 217km hệ thống giao thông công cộng
đô thị (hiện nay là 43km) và 102km đường sắt nhẹ.
c) Hệ thống tiện ích công cộng đô thị
Nội dung Quy hoạch tiện ích công cộng đô thị, cụ thể là quy hoạch hệ
thống hạ tầng kỹ thuật (các nhà máy xử lý nước thải và hệ thống thoát
chất thải) là nội dung mới được đưa vào trong Quy hoạch toàn diện
của Bangkok năm 2013. Điều này cho thấy sự cấp thiết của việc quản
lý và hoạch định đối với nhiều vấn đề liên quan đến môi trường, các
nguy cơ tiềm tàng và chất lượng sống của đô thị Bangkok đặc biệt là
những vấn đề liên quan đến cấp thoát nước, mật độ dân cư tăng tạo
áp lực lớn lên hệ thống hạ tầng hiện hữu. Ngập úng tại Bangkok cũng
là một nguyên nhân đáng chú ý khi hiện nay nhiều nơi trên Bangkok
ghi nhận sụt lún đều hàng năm với cao độ nền đang là 1m đến 2m so
với mặt nước biển. Hiện tại toàn bộ đô thị Bangkok phụ thuộc rất nhiều
vào sự che chắn của hệ thống đê kè. Một loại các dự án liên quan đến
thoát nước đô thị, các dự án đường hầm chống ngập cũng như nạo vét
kênh rạch được định hướng cho những năm sắp tới.
d) Quản lý thực thi
Quản lý sử dụng đất:theo 3 nhóm
- Những khu vực được cho phép xây dựng: được liệt kê với chức năng
cho phép nằm trong một phân vùng cụ thể, bao gồm những chức
năng chính và chức năng phụ trợ (ví dụ: nhà ở đơn lập và khu dân cư
mật độ thấp, chức năng phụ trợ là các cửa hàng bán lẻ qui mô nhỏ,
nhà dưỡng lão và trường học).
- Những khu vực bị cấm: được liệt kê cụ thể cho từng khu vực, thường
bị cấm do gây hại đến môi trường sống xung quanh (ví dụ: các công
trình quy mô quá lớn trong khu vực dân cư mật độ thấp hay công trình
công nghiệp).
- Những khu vực cho phép có điều kiện: được liệt kê cụ thể cho từng
khu vực (ví dụ: các công trình quá lớn cần xây dựng cách các tiện ích
giao thông công cộng 500m).
Quản lý Mật độ, Khối công trình và Không gian mở:
- Hệ số sử dụng đất: là công cụ giúp quản lý sử dụng đất và cân bằng
giữa mật