Đặt vấn đề: Quy trình khám chữa bệnh khi được tiến hành đúng cách sẽ giảm thời gian chờ đợi của
bệnh nhân cũng như thời gian và công sức của nhân viên bệnh viện; qua đó, sẽ nâng cao sự hài lòng của
khách hàng – bệnh nhân và chất lượng chăm sóc của bệnh viện.
Mục tiêu: Mô tả quy trình khám chữa bệnh tại khoa Khám bệnh, bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Tp.HCM
năm 2010.
Phương pháp: Nghiên cứu định tính được tiến hành nhằm mô tả quy trình khám chữa bệnh của bệnh
viện. Thông tin được thu thập qua 6 cuộc phỏng vấn sâu dựa trên bảng hướng dẫn mô tả quy trình với hai
người quản lý của khoa Khám bệnh và bốn đang làm việc ở bốn khâu Tiếp nhận, Khám bệnh, Xét nghiệm,
và Cấp thuốc.
Kết quả: Quy trình khám chữa bệnh tại khoa Khám bệnh bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Tp.HCM còn
chồng chéo. Khâu tiếp nhận, khu Khám Công và khu Gan một phần do chưa có sự phối hợp ăn ý với nhau
trong công việc; một phần do bệnh nhân tập trung đông ở khu Gan, khu Khám Công và khu HIV khiến
những khu này thường xảy ra sự cố hơn so với các khu khác. Khâu xét nghiệm lấy máu ở khu Gan là lâu
nhất. Bệnh nhân lấy thuốc bảo hiểm y tế phải chờ đợi lâu hơn những người mua thuốc.
Kết luận: Các khâu trong quy trình phải đối mặt với nhiều vấn đề. Thời gian đợi của bệnh nhân lâu và
thiếu nhân lực là những vấn đề lớn nhất góp phần làm ứ đọng bệnh nhân và tăng gánh nặng công việc cho
nhân viên bệnh viện.
8 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy trình khám chữa bệnh tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 68
QUY TRÌNH KHÁM CHỮA BỆNH TẠI KHOA KHÁM BỆNH,
BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2010
Nguyễn Vũ Thanh Nhã*, Huỳnh Ngọc Vân Anh**, Tô Gia Kiên***, Cao Ngọc Nga****
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Quy trình khám chữa bệnh khi được tiến hành đúng cách sẽ giảm thời gian chờ đợi của
bệnh nhân cũng như thời gian và công sức của nhân viên bệnh viện; qua đó, sẽ nâng cao sự hài lòng của
khách hàng – bệnh nhân và chất lượng chăm sóc của bệnh viện.
Mục tiêu: Mô tả quy trình khám chữa bệnh tại khoa Khám bệnh, bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Tp.HCM
năm 2010.
Phương pháp: Nghiên cứu định tính được tiến hành nhằm mô tả quy trình khám chữa bệnh của bệnh
viện. Thông tin được thu thập qua 6 cuộc phỏng vấn sâu dựa trên bảng hướng dẫn mô tả quy trình với hai
người quản lý của khoa Khám bệnh và bốn đang làm việc ở bốn khâu Tiếp nhận, Khám bệnh, Xét nghiệm,
và Cấp thuốc.
Kết quả: Quy trình khám chữa bệnh tại khoa Khám bệnh bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Tp.HCM còn
chồng chéo. Khâu tiếp nhận, khu Khám Công và khu Gan một phần do chưa có sự phối hợp ăn ý với nhau
trong công việc; một phần do bệnh nhân tập trung đông ở khu Gan, khu Khám Công và khu HIV khiến
những khu này thường xảy ra sự cố hơn so với các khu khác. Khâu xét nghiệm lấy máu ở khu Gan là lâu
nhất. Bệnh nhân lấy thuốc bảo hiểm y tế phải chờ đợi lâu hơn những người mua thuốc.
Kết luận: Các khâu trong quy trình phải đối mặt với nhiều vấn đề. Thời gian đợi của bệnh nhân lâu và
thiếu nhân lực là những vấn đề lớn nhất góp phần làm ứ đọng bệnh nhân và tăng gánh nặng công việc cho
nhân viên bệnh viện.
Từ khóa: quy trình, quy trình khám chữa bệnh, khoa khám bệnh, Bệnh viện Nhiệt Đới.
ABSTRACT
EXAMINING AND TREATING PROCESS OF THE DEPARTMENT OF EXAMINATION
IN THE HOSPITAL OF TROPICAL DISEASES IN HOCHIMINH CITY IN 2010
Nguyen Vu Thanh Nha, Huynh Ngoc Van Anh, To Gia Kien, Cao Ngoc Nga
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 68 – 75
Introduction: As examining and treating process was operated properly, it would reduce waiting time
of patients as well as time and work of hospital staff; which would improve the satisfaction of clients and the
quality of healthcare activities of the hospital.
Objective: The study aims to describe the examining and treating process of the Department of
Examination in the Hospital of Tropical diseases in HCM city in 2010.
Methods: A qualitative research was conducted aming to describe examining and treating process of
the hospital. Information was collected from two managers and 4 staff-members of parts of the department of
* Bệnh viện Nhi Đồng 1
** Bộ môn Dân số - Thống Kê, Khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh.
*** Bộ môn Tổ chức – Quản lý y tế, Khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh.
**** Khoa Khám bệnh, bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Vũ Thanh Nhã ĐT: 0933348696 Email: leotea_228@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y tế Công cộng 69
examination, including reception, treatment, laboratory and drug delivering counters by indepth interviews
using topic guides.
Results: The process of the hospital was overlapped. Reception, hepatic treating and public treating
counter did not work harmonously with each other partly. The other part is because patients were
overcrowded in hepatic treating, public treating and HIV treating counters which resulted in more sentinel
events occurred than other counters did. Patients with health insurance waited longer time than private
patients at the drug delivering counter.
Conclusions: Parts of the process faced with many problems. Long waiting time and lack of man-
power were significant problems contributing in accumulating patients and increasing burden of work of
hospital staff.
Keywords: process, examining and treating process, department of examination, Nhiet Doi hospital
ĐẶT VẤN ĐỀ
Quản lý tổ chức nói chung, quản lý bệnh
viện nói riêng là hành động đưa các cá nhân
trong tổ chức làm việc cùng nhau theo một
“chuỗi các hoạt động” nhằm thực hiện, hoàn
thành mục tiêu chung của tổ chức. “Chuỗi các
hoạt động” này trong bệnh viện gọi là quy
trình khám chữa bệnh và khi được tiến hành
đúng cách sẽ giúp bệnh viện vận hành một
cách hiệu quả và hiệu lực nhất. Ngược lại,
chính nó cũng sẽ gây kéo dài thời gian khi
quy trình không hợp lý. Nghiên cứu này được
tiến hành nhằm mô tả quy trình khám chữa
bệnh tại khoa Khám bệnh, bệnh viện Bệnh
Nhiệt Đới Tp.HCM năm 2010. Mục đích cuối
cùng là phát hiện những điểm hợp lý và
không hợp lý của từng khâu trong quy trình
để cải thiện. Điều này được thực hiện bằng
cách mô tả cụ thể và đo thời gian các hoạt
động ở các chốt quan sát được quy định để
tính toán thời gian toàn quy trình. Khoa
Khám bệnh thuộc Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới
có nhiệm vụ khám và điều trị ngoại trú các
bệnh Nội – Nhi – Nhiễm, chủng ngừa các
bệnh truyền nhiễm nên việc xây dựng một
quy trình khám chữa bệnh một cách nề nếp,
hợp lý sẽ giúp giảm thời gian chờ đợi của
bệnh nhân cũng như thời gian và công sức
của nhân viên bệnh viện; qua đó, sẽ nâng cao
sự hài lòng của khách hàng – bệnh nhân và
chất lượng chăm sóc của bệnh viện.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu định tính nhằm mô tả chi tiết
quy trình 4 khâu Tiếp nhận, Khám bệnh, Xét
nghiệm và Cấp thuốc. Quy trình khám chữa
bệnh sẽ được mô tả nhờ vào các thông tin có
được qua 6 phỏng vấn sâu; trong đó, hai
phỏng vấn sâu được tiến hành trên hai người
quản lý hai khu chính của khoa Khám bệnh
và bốn phỏng vấn sâu được tiến hành trên
bốn nhân viên ở bốn khâu. Sơ đồ hoạt động
của bốn khâu trong Khu Khám Công và Khu
Theo Yêu Cầu của Khoa Khám bệnh sẽ được
thu thập. Ngoài ra, chi tiết hoạt động của bốn
khâu trong từng khu và phân khu như đầu
vào, quá trình xử lý và đầu ra của toàn quy
trình từ khâu Tiếp nhận, Khám bệnh, Xét
nghiệm cho đến Cấp thuốc sẽ được mô tả cụ
thể. Tính trung thực thông tin được kiểm soát
bằng cách kết hợp phỏng vấn sâu với quan sát
đối chứng thực tế.
KẾT QUẢ
Hình 1: Sơ đồ khám chữa bệnh khoa khám bệnh
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 70
Bảng 1: Thời gian trung bình cho toàn quy trình khu khám Công (đơn vị: phút)
Tiếp nhận Khám bệnh Xét nghiệm Cấp thuốc
Khu Công Tiếp
nhận Thu phí
Khám
ban đầu
Tư vấn
KQXN Thủ tục Lấy máu Chờ KQ Thủ tục
Nhận
thuốc
Tổng
Tiêm huyết thanh 15 3 19 + 60 97
Tiêm vaccine 15 3 6 + 30 54
Không BH 15 3 31 49 Không
XN, không
toa Có BH 15 46
61
Không BH 15 3 31 7 56 Không
XN,
có toa Có BH 15 46
7 11 79
Không BH 15 3 31 31 3 13 80 176 Có XN,
không toa Có BH 15 46 46 7 13 80 207
Không BH 15 3 31 31 3 13 80 7 183 Có XN,
có toa Có BH 15 46 46 7 13 80 7 11 225
Hình 2: Quy trình khám chữa bệnh khu Khám công
Bảng 2: Thời gian trung bình cho toàn quy trình khu HIV (đơn vị: phút)
Khu HIV Tiếp
nhận
Khám
bệnh
Xét
nghiệm
Cấp
thuốc
Tổng
Không XN,
không toa 9 99 108
Có XN, không
toa 9 99 14 122
Có XN, có toa 9 99 14 3 125
(*) Thời gian ở khâu xét nghiệm lần lượt là thời gian lấy máu và chờ kết quả
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y tế Công cộng 71
Bảng 3: Thời gian trung bình cho toàn quy trình khu chuyên khoa Gan (đơn vị: phút)
Tiếp nhận Khám bệnh Xét nghiệm Cấp thuốc
Khu Gan Tiếp
nhận
Kiểm
BHYT
lần I
Thu
phí
Khám
ban
đầu
Tư vấn
KQXN
Thu
phí
Kiểm
BH
YT
Lấy
máu
SÂ-
điện
tim
Chờ
KQXN
Quầy
thuốc
In
toa
BS
ký
tên
Kiểm
BHYT
Khoa
dược
Tổng
Không
BHYT 18 13 14 45
Không
XN,
không
toa
Có
BHYT 18 11 13 14 56
Không
BHYT 18 13 14 7 52
Không
XN, có
toa Có
BHYT 18 11 13 14 11 2 7 11 87
Không
BHYT 18 13 14 14 13 13 31 93 209
Có XN,
không
toa
(bệnh
mới)
Có
BHYT 18 11 13 14 14 7 13 31 93 214
Không
BHYT 18 13 14 14 13 13 93 178
Có XN,
không
toa
(tái
khám)
Có
BHYT 18 11 13 14 14 7 13 93 183
Không
BHYT 18 13 14 14 13 13 31 93 7 216
Có XN,
có toa
(bệnh
mới)
Có
BHYT 18 11 13 14 14 7 13 31 93 11 2 7 11 245
Không
BHYT 18 13 14 14 13 13 93 7 185
Có XN,
có toa
(tái
khám)
Có
BHYT 18 11 13 14 14 7 13 93 11 2 7 11 214
Bảng 4: Thời gian trung bình cho toàn quy trình
khu Tổng quát (đơn vị: phút)
Tiếp nhận Xét nghiệm Khu tổng
quát Tiếp
nhận
Thu
phí
Khám
bệnh Thu
phí
Lấy
máu
Chờ
KQXN
Cấp
thuốc Tổng
Không
XN,
không toa
1 2 12 15
Không
XN, có
toa
1 2 12 7 22
Có XN,
không toa 1 2 12 1 5 24 45
Có XN,
có toa 1 2 12 1 5 24 7 52
Mô tả hoạt động khâu Tiếp nhận
Khâu tiếp nhận ngoài chức năng chính là
nhận bệnh, còn có nhiệm vụ giải áp khi các
khâu khám bệnh hoặc xét nghiệm ùn tắc. Ở
khoa khám bệnh của bệnh viện Nhiệt Đới mỗi
khu có quầy tiếp nhận - thu phí riêng, 4 khu
có 4 quầy. Nhìn chung, nhiệm vụ ở mỗi quầy
đều giống nhau: tiếp nhận, khai thác thông tin
khách hàng – bệnh nhân, phân loại bệnh
mới/tái khám, phân diện ưu tiên, lưu máy
tính, thu phí và chia về phòng khám thích
hợp. Riêng khâu tiếp nhận ở khu Công và khu
Gan còn có nhiệm vụ phân và kiểm tra bảo
hiểm y tế (BHYT). Số lượng nhân viên giải
quyết việc tiếp nhận/ngày ở mỗi khu ít nhất 2-
3 người, dao động tùy thuộc lượng bệnh đến
khám mà điều động thêm nhân lực. Lý giải
cho việc tốn thời gian ở tiếp nhận, các nhân
viên khâu này cho rằng:
“...Yêu cầu nhập vô máy vi tính phần tiếp
nhận phải nhập đầy đủ hết thông tin: họ tên bệnh
nhân, ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp, địa chỉ
phải khai thác đủ: số nhà, đường, phường, quận.
Nếu dưới quê, không có số nhà, khai thác thôn, ấp,
xã, tỉnh... Địa chỉ liên quan yếu tố dịch tễ...”
(Phỏng vấn sâu, nữ, khu Công)
Mô tả hoạt động khâu Khám bệnh
Khâu khám bệnh về cơ bản có một Điều
dưỡng hỗ trợ trong một phòng Bác sĩ; chỉ
phòng khám BHYT khu Công có hai Điều
dưỡng: một lấy dấu sinh hiệu và hướng dẫn,
một phụ trách in toa thuốc và ghi các xét
nghiệm. Các phòng khám đều được tăng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 72
cường vào buổi sáng (lúc bệnh đông nhất) so
với chiều và tối.
“Khám bệnh? Hiện tại bệnh viện chưa triển
khai Bác sĩ khám mà ghi chỉ định trên máy. Điều
dưỡng làm khâu đó đánh máy rồi đưa lên phòng
xét nghiệm. Điều dưỡng làm thì chỉ thu thập được
mấy cái chỉ định, phần khám của Bác sĩ thì chưa
ghi được. Thí dụ, sinh hiệu bệnh nhân Điều dưỡng
ghi được nhưng phần khám như bữa nay bệnh
nhân tỉnh táo, các bộ phận cơ quan chức năng
trong cơ thể: bụng mềm, da niêm, tri giác thì
không. Bác sĩ khám vẫn ghi sổ...”
(Phỏng vấn sâu, nữ, khu Theo Yêu Cầu)
Mô tả hoạt động khâu Xét nghiệm
Khâu xét nghiệm là khâu hỗ trợ trong
chẩn đoán lâm sàng của Bác sĩ. Bệnh viện có
tất cả 4 phòng xét nghiệm, mỗi khu khám
bệnh có một phòng xét nghiệm riêng. Nhiệm
vụ của 4 phòng này chỉ là lấy mẫu máu của
bệnh nhân và chuyển lên khoa xét nghiệm để
thực hiện việc phân tích mẫu và cho ra kết
quả. Các kỹ thuật xét nghiệm cao hơn sẽ
chuyển thẳng lên khoa xét nghiệm để làm.
Sau khi có kết quả, hộ lý của mỗi khu đảm
nhận chuyển kết quả về phòng xét nghiệm.
Từ đây, kết quả được đưa về phòng khám để
Bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân. Thời gian tổng ở
khâu xét nghiệm (lấy máu và có kết quả)
thường là thời gian lâu nhất trong 4 khâu;
nhất là chờ kết quả xét nghiệm, mỗi loại xét
nghiệm khác nhau thời gian sẽ khác nhau:
“Xét nghiệm công thức máu, bệnh thưa:
15phút; bệnh đông: 30 – 45 phút Ký sinh trùng
trong năm tiếng. Một xét nghiệm nhanh nhất: 15
phút; chậm nhất có khi đến 10 ngày”
(Phỏng vấn sâu, nữ, khu Tổng Quát)
Mô tả hoạt động khâu Cấp thuốc
Khâu cấp thuốc của bệnh viện có ba nơi:
đầu tiên là khoa dược, còn gọi là kho chẵn,
nơi cung cấp thuốc đến toàn bệnh viện và là
nơi phát thuốc BHYT. Thứ hai là quầy thuốc 4
hoặc 5 đặt tại khoa khám bệnh cho những
người mua thuốc. Cuối cùng là quầy thuốc
HIV cấp thuốc miễn phí cho bệnh nhân khám
HIV được tài trợ của trung tâm kiềm soát dịch
bệnh Hoa Kỳ (CDC) và Ủy ban AIDS quốc gia
hoặc là nơi mua thuốc cho những bệnh nhân
không thuộc đối tượng trên. Ba quầy sau còn
gọi là quầy thuốc lẻ.
Tổng kết
Khu khám Công và khu Gan phải đối mặt
với việc thiếu nhân sự và công việc ở hai khu
này nặng hơn các khu khác vì phải gánh thêm
phần kiểm tra BHYT. Việc giảm bớt thủ tục để
hạn chế thời gian chờ ở khâu này cũng là điều
cần thực hiện để cải thiện hoạt động khám
chữa bệnh của bệnh viện. Các khu khám bệnh
của bệnh viện phải đối phó với việc thiếu
nguồn nhân lực bằng cách bố trí người hợp lý
vào giờ cao điểm. Bên cạnh đó, việc bố trí
máy vi tính đã hỗ trợ rất nhiều cho nhân viên
trong giải quyết rắc rối cũng như làm giảm
thời gian chờ đợi của khách hàng. Trong khâu
khám bệnh, các phòng khám được tăng cường
vào buổi sáng. Mật độ bệnh đông ở khu Gan,
khu khám Công và khu HIV khiến những khu
này xảy ra nhiều sự cố hơn so với các khu còn
lại. Do tính chất của khâu khám bệnh nên
bệnh nhân thường chấp nhận chờ ở khâu này
hơn các khâu khác. Khâu xét nghiệm lấy máu
ở khu Gan là lâu nhất so với ba khu còn lại.
Tần số xét nghiệm trên một bệnh nhân ở đây
cũng nhiều nhất. Khâu cấp thuốc thường có
hai nơi, một dành cho bệnh nhân lấy thuốc
BHYT và một cho những người mua thuốc.
Khoa dược là kho cấp thuốc và cũng quản lý
khâu cấp thuốc trong quy trình khám chữa
bệnh. Việc sắp xếp các phòng (nơi làm việc
của nhân viên, chỗ đợi của bệnh nhân) chưa
hợp lý ở một số khu. Mối quan hệ về quản lý
và thông tin chủ yếu qua buổi giao ban hoặc
bảng thông báo do người quản lý báo cho các
nhân viên trong khoa.
BÀN LUẬN
Quy trình khám chữa bệnh tại khoa
Khám bệnh
Khoa khám bệnh là bộ phận không thể
thiếu trong mọi bệnh viện đa khoa cũng như
chuyên khoa, từ bệnh viện quận, huyện đến
bệnh viện trung ương. Khoa khám bệnh thuộc
bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới chia hai khu: khám
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y tế Công cộng 73
Công và khám Theo Yêu Cầu. Chức năng mỗi
khu giống nhau là khám và chữa trị các bệnh
thuộc chuyên khoa của bệnh viện, tuy nhiên
trong từng khu cũng có một số điểm khác
biệt. Trong đó, khám Công là khu đảm nhận
các nhiệm vụ cơ bản của một khoa khám
bệnh, có một phòng cấp cứu; hai phòng
khám, trong đó một khám bảo hiểm, một
khám Tổng quát nhưng tính theo giá quy
định Nhà nước. Ngoài ra có một phòng tiêm
ngừa phụ trách tiêm chủng các bệnh nhiễm. Ở
khu khám Theo yêu cầu, có ba khu: một khu
khám tổng quát và hai khu chuyên khoa (gan
và HIV). Điểm khác biệt của phòng khám
thường (khu khám Công) và khám tổng quát
(khu Theo yêu cầu) đó là về giá khám bệnh.
Ngoài ra, khi khám ở khu Theo yêu cầu, bệnh
nhân có thể yêu cầu bác sĩ khám cho mình và
có thể theo tâm lý nhiều người nơi đây không
phải chờ đợi lâu. Quả thật, thời gian ở tổng
quát so với các khu khác là khá nhanh và đạt
tỷ lệ hài lòng cao. Có thể thấy khá rắc rối ở
khu Gan khám Theo yêu cầu diện BHYT và
phòng khám BHYT khu Công. Đó là vì bước
kiểm tra BHYT phải qua ba lần: một khi khám
bệnh, một khi làm xét nghiệm và một khi cấp
thuốc. Chính vì thế, thời gian chênh lệnh
trung bình ở khám Gan của bệnh nhân bảo
hiểm và không bảo hiểm là 20 phút và ở khu
Công là 25 phút.
Về thời gian đo cắt ngang từng khâu, xét
khâu Tiếp nhận thì khu Gan lâu nhất (30 – 42
phút). Ở phòng Khám, khu HIV lâu nhất (100
phút). Trong chờ lấy mẫu Xét nghiệm, ba khu:
khu Công, Gan, HIV có thời gian tương
đương nhau (12 – 14 phút); trong khi khu
Tổng quát tốn thời gian ít nhất ở bước này; có
hai lý do: thứ nhất do khu tổng quát được
tăng cường thêm 01 nhân viên, thứ hai mật độ
BN ra vào khá rải rác. Còn thời gian chờ kết
quả XN, khu Gan lâu nhất (93 phút). Khâu
Cấp thuốc, thời gian ở khoa dược lâu nhất, tại
đây cấp thuốc BHYT, BN qua phòng tài vụ
(kiểm tra BHYT) nên tổng thời gian là 18 phút.
Trong 04 khu, khu Tổng quát ít bị áp lực thời
gian ở bốn khâu so với các khu còn lại.
Hoạt động khâu Tiếp nhận
Số bệnh nhân phải tiếp nhận/ngày ở khu
Công là nhiều nhất. Tuy nhiên thời gian làm
việc/ngày nhiều nhất là khu Tổng quát khám
Theo yêu cầu. Vì vậy, mật độ bệnh nhân/1 giờ
ở Tổng quát ít nhất trong 3 khu (khu khám
Công, khu Tổng quát, khu Gan) có số bệnh
nhân xấp xỉ nhau. Ngoài ra, khu HIV có số
bệnh nhân, số giờ làm việc và mật độ bệnh
nhân/giờ là thấp nhất trong 4 khu. Khu Gan
có tổng thời gian xử ký một bệnh nhân dài
nhất. Trên thực tế không phải bệnh nhân rải
đều ra các giờ đến khám bệnh mà thường đi
dồn vào buổi sáng, vì vậy thời gian chờ buổi
sáng thường nhiều hơn buổi chiều. Chính
điều này cũng khiến thời gian xử lý ở khâu
tiếp nhận của khu khám Công, Gan và HIV
lâu. Trong 4 khu, khu Tổng quát do số bệnh
nhân/1 giờ thực tế tương đối đồng đều và là
khu dịch vụ nên việc nhanh chóng trong nhận
bệnh là một trong những cách hướng đến mục
tiêu làm hài lòng khách hàng – bệnh nhân ở
đây.
Khâu tiếp nhận là khâu đầu tiên tiếp xúc
khách hàng – bệnh nhân khi đến khám chữa
bệnh. Do đó, ngoài các đòi hỏi về chuyên môn
thì nơi đây cũng cần nhiều kỹ năng giao tiếp,
thương lượng và nhất là một thái độ vui vẻ,
nhiệt tình khi hướng dẫn khách hàng – bệnh
nhân. Ngoài các công cụ hỗ trợ cần thiết cho
công việc nhân viên khâu tiếp nhận được dễ
dàng, khách hàng – bệnh nhân thoải mái thì
máy tính tỏ ra là một công cụ đắc lực trong
quản lý và rút ngắn thời gian. Bên cạnh đó,
một số ý kiến nêu ra nên có hệ thống lấy số
thứ tự tự động, điều này sẽ giúp ích rất nhiều
để giải quyết sự chen lấn của bệnh nhân trong
hoạt động đầu tiên tại đây.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 74
Hoạt động khâu Khám bệnh
Khâu khám bệnh được xem là khâu chủ
chốt trong toàn quy trình. Lượng bệnh
thường tập trung buổi sáng do đó bố trí thêm
phòng giúp giảm áp lực lên 1 phòng khám.
Trong khâu này, thời gian trung bình cần thiết
cho 1 bệnh nhân (trừ thời gian chờ đợi) từ 5-6
phút, đó là khi mật độ bệnh phân bố đều. Tuy
nhiên, trong thực tế thời gian ở khâu này luôn
bằng hoặc cao hơn là do thời gian chờ đợi ảnh
hưởng. Đặc biệt, trong 4 khu thì thời gian ở
phòng khám khu HIV là cao nhất. Ở khía
cạnh nguồn lực, công cụ hỗ trợ như máy tính
giúp ích nhiều trong việc lưu thông tin bệnh
nhân. Dựa vào đó, làm căn cứ cho Bác sĩ có
thể khai thác sâu tình trạng bệnh, tiền sử mà
không phải mất nhiều thời gian. Thời gian đó
sẽ dành cho việc giải đáp thắc mắc của bệnh
nhân, giải thích của Bác sĩ và nhất là căn dặn
về các chăm sóc, chú ý cần thiết trong uống
thuốc. Điều đó không những giúp giảm thời
gian điều trị mà còn tăng cường hiệu quả
trong mối giao tiếp bệnh nhân – thầy thuốc.
Khách hàng – bệnh nhân đến khoa với mục
đích chính là khám chữa bệnh. Do đó, thái độ,
sự hướng dẫn và giải đáp thắc mắc đối với
tình trạng bệnh nhân của Điều Dưỡng và Bác
sĩ là hết sức quan trọng.
Hoạt động khâu Xét nghiệm
Khâu xét nghiệm – cận lâm sàng là khâu
hỗ trợ chủ chốt trong ra chẩn đoán và điều trị
của Bác sĩ. Mỗi khu có 1 phòng xét nghiệm
riêng, Tổng quát và Gan có lượng bệnh nhân
xét nghiệm nhiều hơn hai khu còn lại và do
đó nhân viên XN/1 phòng cũng nhiều hơn.
Một lý do nữa do hai khu này thuộc khu Theo
Yêu Cầu nên bổ sung thêm nguồn lực nhằm
đáp ứng nhu cầu và làm hài lòng khách hàng
– bệnh nhân.
Thời gian lấy mẫu XN/1 BN ở khu Công,
Gan và HIV ngang nhau, chỉ khu Tổng quát là
nhanh nhất. Tu