Rối loạn chức năng nhận thức trong giai đoạn trầm cảm ở bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực thường
gặp và đa dạng, trong thực hành lâm sàng hiện nay còn chưa được quan tâm và đánh giá đúng mức. Chúng
tôi thực hiện nghiên cứu mô tả chùm ca bệnh trên 30 bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần
từ 9/2017 tới 6/2018 với mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn nhận thức trong giai đoạn trầm cảm ở
bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Kết quả thu được: tỷ lệ rối loạn sự chú ý: tập trung (46,7%), duy trì
(76,7%), di chuyển (64,3%); Trí nhớ: trí nhớ tức thì (33,3%), trí nhớ gần (90%), trí nhớ lời nói (63,3%), trí nhớ
hình ảnh (66,7%), nhớ lại có trì hoãn (66,7%); Chức năng điều hành: Kiến tạo thị giác (66,7%), chậm chạp
tâm thần vận động (73,3%), trừu tượng hoá (76,7%), lưu loát (70%), tính toán (40%), lên kế hoạch (56,7%),
sắp xếp (20%), giải quyết vấn đề (46,7%).Trí nhớ xa không bị rối loạn. Các triệu chứng rối loạn nhận thức đa
dạng và phong phú, thường gặp với tỷ lệ cao.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rối loạn nhận thức trong giai đoạn trầm cảm ở bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TCNCYH 115 (6) - 2018 151
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
RỐI LOẠN NHẬN THỨC TRONG GIAI ĐOẠN TRẦM CẢM
Ở BỆNH NHÂN RỐI LOẠN CẢM XÚC LƯỠNG CỰC
Nguyễn Viết Chung, Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Minh Quyết
Trường Đại học Y Hà Nội
Rối loạn chức năng nhận thức trong giai đoạn trầm cảm ở bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực thường
gặp và đa dạng, trong thực hành lâm sàng hiện nay còn chưa được quan tâm và đánh giá đúng mức. Chúng
tôi thực hiện nghiên cứu mô tả chùm ca bệnh trên 30 bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần
từ 9/2017 tới 6/2018 với mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn nhận thức trong giai đoạn trầm cảm ở
bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Kết quả thu được: tỷ lệ rối loạn sự chú ý: tập trung (46,7%), duy trì
(76,7%), di chuyển (64,3%); Trí nhớ: trí nhớ tức thì (33,3%), trí nhớ gần (90%), trí nhớ lời nói (63,3%), trí nhớ
hình ảnh (66,7%), nhớ lại có trì hoãn (66,7%); Chức năng điều hành: Kiến tạo thị giác (66,7%), chậm chạp
tâm thần vận động (73,3%), trừu tượng hoá (76,7%), lưu loát (70%), tính toán (40%), lên kế hoạch (56,7%),
sắp xếp (20%), giải quyết vấn đề (46,7%).Trí nhớ xa không bị rối loạn. Các triệu chứng rối loạn nhận thức đa
dạng và phong phú, thường gặp với tỷ lệ cao.
Từ khóa: rối loạn cảm xúc lưỡng cực, trầm cảm lưỡng cực, rối loạn nhận thức
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Viết Chung, Trường Đại học Y
Hà Nội
Email: nvchunghmu@gmail.com
Ngày nhận: 25/7/2018
Ngày được chấp thuận: 13/8/2018
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai
đoạn trầm cảm là một chẩn đoán thường gặp
trong thực hành lâm sàng. Rối loạn đặc trưng
bằng quá trình ức chế toàn bộ tâm thần, biểu
hiện bằng hội chứng trầm cảm, giai đoạn này
kéo dài ít nhất 2 tuần và trước đó phải có ít
nhất một giai đoạn mà khí sắc biểu hiện bằng
hội chứng hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ.
Theo Grande và cộng sự (2016), rối loạn cảm
xúc lưỡng cực gặp ở hơn 1% dân số thế giới
nói chung, trong đó có 31% tới 52% đáp ứng
với các tiêu chuẩn của một giai đoạn trầm
cảm, cho thấy tỷ lệ rối loạn trầm cảm lưỡng
cực cao và là một vấn đề sức khoẻ luôn được
quan tâm của ngành y tế nói chung và của
nghành tâm thần học nói riêng [1].
Rối loạn trầm cảm trong rối loạn cảm xúc
lưỡng cực thường khởi phát sớm trong độ
tuổi từ 18 đến 22 nên ảnh hưởng rất lớn đến
việc học tập, sự phát triển trong nghề nghiệp,
các chức năng gia đình và xã hội... từ đó
mang lại gánh nặng, tổn thất lớn về cả tinh
thần và vật chất cho gia đình và xã hội. Một
trong những nguyên nhân quan trọng gây ra
tình trạng này được cho là do chức năng nhận
thức bị suy giảm [2; 3].
Trong những năm gần đây, có một số
lượng lớn các nghiên cứu trên thế giới đều chỉ
ra rằng rối loạn nhận thức trong trầm cảm có
thể nhận thấy trong các chức năng trí nhớ làm
việc và các khía cạnh của chức năng điều
hành [4; 5]. Leonardo Caixetan và cộng sự
cho thấy toàn bộ bệnh nhân khởi phát bệnh
sớm trong giai đoạn trầm cảm có rối loạn ít
nhất một khía cạnh của chức năng điều hành,
trong đó khả năng nói lưu loát ảnh hưởng
nhiều nhất, chiếm 46,9% [6]. Từ đó ảnh
hưởng rất lớn đến các hoạt động hàng ngày
của bệnh nhân, các chức năng nghề nghiệp,
152 TCNCYH 115 (6) - 2018
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
gia đình, xã hội, khả năng thích ứng với môi
trường xung quanh... dẫn đến bệnh nhân
càng có nhiều trải nghiệm khó khăn và căng
thẳng, áp lực trong cuộc sống, trong điều trị và
là nguy cơ cao dẫn đến tái phát của một giai
đoạn bệnh tiếp theo [4]. Vì vậy, chúng tôi thực
hiện nghiên cứu với mục tiêu: Mô tả đặc điểm
lâm sàng rối loạn nhận thức trong giai đoạn
trầm cảm ở bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng
cực điều trị nội trú.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
30 bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn
cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn trầm
cảm theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD - 10
điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần
trong thời gian từ tháng 8/2017 đến tháng
6/2018. Loại trừ những bệnh nhân có tiền sử
sa sút trí tuệ, bệnh nhân có tiền sử chậm phát
triển tâm thần, bệnh nhân có tổn thương não
được nhân thấy qua thăm khám trên lâm
sàng, bệnh nhân hoặc người nhà không đồng
ý tham gia vào nghiên cứu.
2. Phương pháp: Phương pháp nghiên
cứu mô tả chùm ca bệnh.
Bệnh nhân nhập viện tại Viện Sức khỏe
Tâm thần được bác sĩ bệnh phòng chẩn đoán
rối loạn cảm xúc lưỡng cực giai đoạn trầm
cảm sẽ được nghiên cứu viên đánh giá lại
chẩn đoán bệnh theo tiêu chuẩn ICD - 10. Các
bệnh nhân có chẩn đoán không phù hợp hoặc
nghi ngờ chẩn đoán sẽ bị loại. Các đối tượng
còn lại sẽ được đưa vào nghiên cứu khi họ
được thông báo về mục tiêu của nghiên cứu,
đồng thời có sự chấp thuận của bệnh nhân và
gia đình. Bệnh nhân được đánh giá về các
yếu tố nhân khẩu - xã hội học, đánh giá các
chức năng nhận thức trên lâm sàng ở thời
điểm vào viện.
Xử lý số liệu
Số liệu được phân tích, xử lý bằng phần
mềm SPSS 20.0.
3. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu
phục vụ khoa học, nhằm nâng cao chất lượng
chẩn đoán và điều trị bệnh; Loại hình nghiên
cứu mô tả nên không ảnh hưởng hay can
thiệp gì đến quá trình điều trị khách quan của
bênh nhân.
III. KẾT QUẢ
1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm n %
Giới
Nam 7 23,3
Nữ 23 76,7
Tuổi Tuổi trung bình 44,5 ± 15,4
Nơi sống
Thành thị 17 56,7
Nông thôn 13 43,3
TCNCYH 115 (6) - 2018 153
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Đặc điểm n %
Trình độ
học vấn
Trung học cơ sở 5 23,3
Trung học phổ thông 7 23,3
Cao đẳng/đại học 16 53,4
Tình trạng hôn nhân
Độc thân 6 20
Đã lập gia đình 22 73,3
Ly dị/ goá 2 6,7
Hoàn cảnh sống
Sống một mình 1 3,3
Sống với gia đình 29 96,7
Chẩn đoán bệnh
F31.3 9 30
F31.4 9 30
F31.5 12 40
Số bệnh nhân nam chiếm 23,3%. Tổng số bệnh nhân nữ cao hơn gấp ba lần so với tổng số
bệnh nhân nam. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 44,5 ± 15,4. Số bệnh nhân sống ở
thành thị chiếm tỷ lệ cao nhất (56,7%). Hơn một nửa số bệnh nhân có trình độ học vấn là học cao
đẳng/đại học (53,3%) tiếp đến là trung học phổ thông và trung học cơ sở cùng chiếm 23,3%. Số
bệnh nhân đã kết hôn chiếm tỉ lệ cao nhất 73,3%; 1 trường hợp ly dị và 1 trường hợp góa. Hầu
hết bệnh nhân sống với gia đình (96,7%). Tỷ lệ bệnh mức độ nặng chiếm 70%.
2. Đặc điểm lâm sàng rối loạn nhân thức
2.1. Số lượng khía cạnh nhận thức bị rối loạn
Bảng 2. Số lượng khía cạnh nhân thức bị rối loạn
Khía cạnh rối loạn n %
1 - 5 khía cạnh 9 26,5
6 - 10 khía cạnh 12 35,3
Trên 10 khía cạnh 13 38,2
Số khía cạnh rối loạn Min Max
2 16
Trung bình 8,71 ± 4,11
Tất cá các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đều bị rối loạn ở ít nhất là 2 khía cạnh
nhận thức, bệnh nhân bị rối loạn nhiều nhất là 16/17 khía cạnh. Có 21 bệnh nhân rối loạn 2 - 10
khía cạnh (62,8%). Trung bình 8,71 ± 4,11 khía cạnh bị rối loạn ở nhóm nghiên cứu.
154 TCNCYH 115 (6) - 2018
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
2.2. Đặc điểm rối loạn khả năng chú ý
Bảng 3. Đặc điểm rối loạn khả năng chú ý
Chú ý Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ(%)
Khả năng tập trung chú ý 14 46,7
Khả năng duy trì sự chú ý 23 76,7
Khả năng di chuyển sự chú ý 18 64,3
Rối loạn khả năng duy trì sự chú ý chiếm tỷ lệ cao nhất với 76,7% ( 23 bệnh nhân), tiêp đến là
suy giảm khả năng di chuyển sự chú ý chiếm 64,3% và cuối cùng là khả năng tập trung chú ý
chiếm 46,7%.
2.3. Đặc điểm rối loạn trí nhớ
Bảng 4. Đặc điểm rối loạn trí nhớ
Trí nhớ Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ(%)
Trí nhớ tức thì 10 33,3
Trí nhớ gần 27 90
Trí nhớ xa 0 0
Trí nhớ lời nói 19 63,3
Trí nhớ hình ảnh 20 66,7
Nhớ lại có trì hoãn 20 66,7
Chiếm tỷ lệ cao nhất là rối loạn trí nhớ gần chiếm 90%, rối loạn trí nhớ hình ảnh và khả năng
nhớ lại có trì hoãn cùng chiếm tỷ lệ 66,7%,rối loạn trí nhớ lời nói chiếm 63,3%. Không có bệnh
nhân nào bị rối loạn trí nhớ xa.
2.4 Đặc điểm rối loạn chức năng điều hành
Bảng 5. Đặc điểm rối loạn nhận chức năng điều hành
Chức năng điều hành Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ(%)
Chậm chạp tâm thần vận động 22 73,3
Kỹ năng tính toán 12 40
Tư duy trừu tượng 23 76,7
Sự lưu loát lời nói 21 70
Lên kế hoạch 8 26,7
Sắp xếp 17 56,7
Giải quyết vấn đề 6 20
TCNCYH 115 (6) - 2018 155
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Tư duy trừu tượng bị rối loạn nhiều nhất chiếm 76,7%, tiếp đến là chậm chạp tâm thần vận
động chiếm 73,3%, rối loạn trong sự lưu loát lời nói chiếm 70%, chiếm tỷ lệ thấp nhất là suy giảm
kỹ năng giải quyết vấn đề (20%).
IV. BÀN LUẬN
Trong 30 bệnh nhân nghiên cứu, tỷ lệ nữ
gấp khoảng 3 lần so với nam. Kết quả này
cũng phù hợp với nghiên cứu tổng quan của
Arianna Diflorio và Ian Jones năm 2010, nữ
giới có tỷ lệ cao hơn bị mắc rối loạn cảm xúc
lưỡng cực II [7].
Độ tuổi trung bình của nhóm là 44,5 ± 15,4,
kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của
Lê Thị Thu Hà là 42,34 tuổi [8]. Mặt khác đây
là độ tuổi trưởng thành với kết quả tỷ lệ lập
gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất 73,3% và hầu
hết bệnh nhân sống cùng gia đình 96,7%. Tỷ
lệ bệnh nhân có trình độ học vấn Cao đẳng/
đại học chiếm tỷ lệ cao nhất 53,3%, đây là
nguồn nhân lực cho các vùng thành thị, phù
hợp với tỷ lệ bệnh nhân sống ở thành thị
chiếm tới 56,7%.
Đáng chú ý là bệnh nhân nặng chiếm 70%
(30% không có loạn thần, 40% có loạn thần).
Có thể thấy, nhóm bệnh nhân rối loạn cảm
xúc lưỡng cực giai đoạn trầm cảm điều trị nội
trú thường ở mức độ nặng.
Đặc điểm rối loạn nhận thức trong giai
đoạn trầm cảm ở bệnh nhân rối loạn cảm xúc
lưỡng cực: Nhìn một cách khái quát, tất cả
các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi
đều bị rối loạn ở ít nhất 2 khía cạnh nhận
thức. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu
của Caixeta và cộng sự, nghiên cứu của ông
cũng ghi nhận rằng tất cả các bệnh nhân đều
bị rối loạn ở ít nhất 1 vùng nhận thức [6]. Kết
quả này cho thấy rối loạn nhận thức trong giai
đoạn trầm cảm là đa dạng và phổ biến, chúng
ta cần có thêm những đánh giá và nghiên cứu
về lĩnh vực này.
Số khía cạnh rối loạn trung bình là 8,71 ±
4,11, điều này cho thấy rằng khoảng một nửa
các khía cạnh nhận thức đã bị rối loạn ở bệnh
nhân rối loạn cảm xúc trong giai đoạn trầm
cảm. Những rối loạn này ảnh hưởng đáng kể
đến chất lượng cuộc sống và sự tuân thủ chỉ
dẫn của bác sĩ trong điều trị.
Sự rối loạn trong khả năng duy trì chú ý
chiếm 76,7% (23/30) bệnh nhân với biểu hiện
không tập trung trong công việc, duy trì cuộc
nói chuyện với người khác hay làm một công
việc cần sự tập trung kéo dài, bệnh nhân thấy
mệt và không trả lời đúng khi thực hiện test
nhận biết ký hiệu A trong thang đánh giá nhận
thức MoCA mặc dù bình thường bệnh nhân
có thể làm tốt.
Rối loạn trong sự di chuyển chú ý chiếm
64,3% (18/30) bệnh nhân với biểu hiện chậm
và không theo kịp những sự thay đổi trong
câu chuyện hàng ngày, khó tiếp nhận và lưu
trữ những thông tin mới, đáp ứng chậm với
kích thích mới khi chuyển từ kích thích này
sang kích thích khác. Kết quả nghiên cứu này
cũng tương tự của Tae Hyon Ha và cộng sự
(2014), bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực
trong giai đoạn trầm cảm giảm khả năng tập
trung chú ý trên Continuous Performance Test
và giảm khả năng di chuyển sự chú ý trên
Trail Making Test-B so với nhóm chứng là
bệnh nhân khoẻ mạnh [9].
Khả năng tập trung chú ý bị suy giảm ở
46,7% ( 14/30 ) bệnh nhân với biểu hiện khó
156 TCNCYH 115 (6) - 2018
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
để có thể tập trung vào một kích thích, không
quan tâm để ý, không biết những sự việc diễn
ra xung quanh. Suy giảm trí nhớ gần chiếm tỷ
lệ cao nhất 90% bệnh nhân, trí nhớ xa không
có bệnh nhân nào bị suy giảm, điều này có thể
giải thích do trong giai đoạn trầm cảm bệnh
nhân suy giảm sự chú ý, 3 năng lực chú ý đều
bị suy giảm do bệnh nhân rối loạn trong khâu
ghi nhận những thông tin mới trong thời gian
gần đây, ngược lại những thông tin xa ngoài
giai đoạn này bệnh nhân vẫn còn nhớ tốt.
Nhớ lại có trì hoãn và trí nhớ hình ảnh bị
suy giảm ở 66,7% bệnh nhân, kết quả này
phù hợp với nghiên cứu của Tae Hyon Ha và
cộng sự (2014) cho thấy bệnh nhân trong giai
đoạn trầm cảm suy giảm ở khả năng nhớ lại
khi so sánh với nhóm chứng khoẻ mạnh, bệnh
nhân thường quên đi những từ, những đồ vật
đã được ghi nhớ trước đó vài phút và thường
cần gợi nhớ lại tính chất, đặc điểm của từ đó
bệnh nhân mới có thể nhớ được [9].
Suy giảm trí nhớ lời nói cũng được nói đến
thường xuyên trong giai đoạn trầm cảm của
rối loạn cảm xúc lưỡng cực, trong nghiên cứu
của chúng tôi có 63,3% bệnh nhân bị rối loạn
này. Kết quả này cao hơn so với kết quả
nghiên cứu của Douglas và cộng sự (2018) là
39,3% [10]. Sự khác biệt này có thể do đối
tượng nghiên cứu của Douglas là những bệnh
nhân ngoại trú, điểm Hamilton D 19,2, mức độ
bệnh nhẹ hơn so với nghiên cứu của chúng
tôi. Bệnh nhân thường quên những thông tin
dưới dạng lời nói, dù được nhắc đi nhắc lại để
ghi nhớ nhưng bệnh nhân thường quên phần
lớn những từ này khi được hỏi lại sau vài
phút. Trí nhớ tức thì bị ảnh hưởng ở 33,3%
bệnh nhân, điều này ảnh hưởng đến khả năng
sinh hoạt, các hoạt động sống hàng ngày và
làm giảm chất lượng cuộc sống trên bệnh
nhân ở trong giai đoạn trầm cảm.
Suy giảm trong tư duy trừu tượng thường
gặp nhất với tỷ lệ 76,7%, bệnh nhân khó khăn
trong việc liên tưởng, hiểu ý nghĩa của các từ,
sự giống và khác nhau giữa các khái niệm.
Điều này ảnh hưởng tới việc bệnh nhân hiểu
các câu chuyện, các giao tiếp hàng ngày và
trong công việc.
Chậm chạp tâm thần vận động gặp ở
73,3% bệnh nhân, kết quả này cao hơn so với
Gallagher và cộng sự (2014) là 34% [5]. Sở dĩ
có sự khác biệt này là do nghiên cứu của Gal-
lagher thực hiện trên đối tượng bệnh nhân có
mức độ bệnh nhẹ hơn, Hamilton D trung bình
20 điểm và bệnh nhân không có triệu chứng
loạn thần. Sự khác biệt về mức độ nặng bệnh
cũng là yếu tố ảnh hưởng tới mức độ suy
giảm nhận thức.
Sự suy giảm trong lưu loát lời nói gặp ở
70% bệnh nhân, sự suy giảm này khiến bệnh
nhân khó khăn trong giao tiếp hàng ngày, khó
lựa chọn từ ngữ, khó diễn đạt ý định của
mình. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu
của Basso và cộng sự (2002) [11], cũng thấy
sự suy giảm về sự lưu loát lời nói ở bệnh
nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực giai đoạn
trầm cảm so với nhóm chứng khoẻ mạnh.
Các chức năng nhận thức cao cấp khác như:
khả năng tính toán (40%), lập kế hoạch
(56,7%), giải quyết vấn đề (56,7%) và sắp
xếp công việc(20%). Suy giảm ở những khía
cạnh này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng
làm việc của bệnh nhân về sự chính xác và
hiệu quả trong công việc.
V. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đặc điểm rối loạn nhận
thức của 30 bệnh nhân rối loạn cảm xúc
lưỡng cực trong giai đoạn trầm cảm điều trị
nội trú: Rối loạn các chức năng nhận thức
TCNCYH 115 (6) - 2018 157
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
thường gặp, đa dạng; trí nhớ xa không bị rối
loạn. Tất cả các bệnh nhân đều bị rối loạn ở ít
nhất 2 vùng nhận thức.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Grande I., Berk M., Birmaher B et al
(2016). Bipolar disorder. The Lancet, 387
(10027), 1561 - 1572.
2. Hilty D.M, Leamon M.H, Lim R.F et al
(2006). A Review of Bipolar Disorder in Adults.
Psychiatry Edgmont, 3(9), 43 - 55.
3. Merikangas KR, Jin R, He J et al
(2011). Prevalence and correlates of bipolar
spectrum disorder in the world mental health
survey initiative. Arch Gen Psychiatry, 68(3),
241 - 251.
4. Julita Ś., Alina B (2014). Cognitive
functioning in a depressive period of bipolar
disorder. Arch Psychiatry Psychother, 16(4),
27 - 37.
5. Gallagher P, Gray J.M, Watson S et al
(2014). Neurocognitive functioning in bipolar
depression: a component structure analysis.
Psychol Med, 44(5), 961 - 974.
6. Caixeta L, Soares V.L, Vieira R.T et al
(2017). Executive Function Is Selectively Im-
paired in Old Age Bipolar Depression. Front
Psychol, 8, 194.
7. Diflorio A., Jones I (2010). Is sex im-
portant? Gender differences in bipolar disor-
der. Int Rev Psychiatry, 22(5), 437 - 452.
8. Lê Thị Thu Hà, Nguyễn Kim Việt, Trần
Hữu Bình và cộng sự (2018). Nhận xét một
số đặc điểm thực trạng điều trị trầm cảm ở
người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Học
Việt Nam, 463(1), 165 - 169.
9. Ha T.H, Chang J.S, Oh S.H et al
(2014). Differential patterns of neuropsy-
chological performance in the euthymic and
depressive phases of bipolar disorders. Psy-
chiatry Clin Neurosci, 68(7), 515 - 523.
10. Douglas K.M, Gallagher P, Robinson
L.J et al (2018). Prevalence of cognitive im-
pairment in major depression and bipolar dis-
order. Bipolar Disord, 20(3), 260 - 274.
11. Michael R. Basso (2002). Neuropsy-
chological Impairment among manic, de-
pressed and mixed-episode inpatients with
bipolar disorder. Neuropsychology, 16, 84 - 91.
Summary
COGNITIVE DYSFUNCTION IN A DEPRESSIVE PERIOD
OF BIPOLAR DISORDER
Cognitive dysfunction in a depressive period of bipolar disorder is common and is expressed
as a diversity of symptoms. However, cognitive dysfunction has not been properly assessed in
clinical practice at present time due to lack of interest. We did a case series report study on 30
in-patients at National Institute of Mental Health during 9/2017 to 6/2018 to describe clinical
features of cognitive dysfunction in a depressive period of bipolar disorder inpatients. We obtained
the following results: The rate of dysfunction: Attention: concentration (46.7%), sustained (76.7%),
divided (64.3%); Memory: immediate memory (33.3%), short-term memory (90%), verbal memory
(63.3%), editic memory (66.7%), delayed recall (66.7%); Executive function: Visuoconstruction
(66.7%), psychomotor retardation (73.3%), abstraction (76.7%), verbal fluency (70%), counting
(40%), planning (56.7%), Synthesis (20%), problem solving (46.7%).The long-term memory was
not in decline. This study confirmed that clinical features of cognitive dysfunction among bipolar
depressive patients were diverse and common.
Key words: bipolar disorder, bipolar depressive, cognitive dysfunction