Sách hướng dẫn về cơ chế chia sẻ thông tin quốc gia việc thực hiện kế hoạch hành động toàn cầu đề bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên di truyền thực vật phục vụ mục tiêu lương nông và việc thành lập nó

1. Gới thiệu 2. Cơ chế chia sẻ thông tin quốc gia việc thực hiện Kế hoạch hành động toàn cầu (GPA) 2.1. Đánh giá tiến triển đã làm trong việc thực hiện GPA 2.2. Mô hình xây dựng năng lực tham gia giám sát việc thực hiện GPA 2.3. Những người đóng vai trò chủ yếu của Cơ chế chia sẻ thông tin quốc gia Các đầu mối quốc gia (NFP) Các bên tham gia (SH) Tổ chức lương nông của Liên Hợp Quốc (FAO) và Viện Tài nguyên di tuyền thực vật quốc tế (IPGRI) 2.4. Các phần chính của Cơ chế chia sẻ thông tin quốc gia Các chỉ thị Khuôn dạng báo cáo Trình ứng dụng máy tính để giám sát việc thực hiện GPA và thiết lập Cơ chế chia sẻ thông tin quốc gia 2.5. Các bước để thiết lập Cơ chế chia sẻ thông tin quốc gia việc thực hiện GPA Giai đoan chuẩn bị Giai đoan thực hiện 2.6. Vận hành Cơ chế chia sẻ thông tin quốc gia việc thực hiện GPA 3. Hướng dấn sử dụng Trình ứng dụng máy tính phiên bản 2.0 của Cơ chế chia sẻ thông tin quốc gia việc thực hiện GPA 3.1. Giới thiệu 3.2. Yêu cầu hệ thống 3.3. Nền phát triển 3.4. Cài đặt Chương trình 3.4.1 Các NFP cũng hoạt động như các SH 3.42. Cho những người dùng chung (sử dụng đại chúng) 3.5. Chạy các Dịch vụ 3.6. Đăng ký người dùng 3.6.1. Nhập khóa 3.6.2. Đặt mật khẩu của người dùng 3.7. Chạy Trình ứng dụng 3.8. Màn hình chính. Khoản mục thực đơn: Các lĩnh vực hoạt động ưu tiên của GPA

pdf78 trang | Chia sẻ: thuylinhqn23 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sách hướng dẫn về cơ chế chia sẻ thông tin quốc gia việc thực hiện kế hoạch hành động toàn cầu đề bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên di truyền thực vật phục vụ mục tiêu lương nông và việc thành lập nó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔ CHỨC LƯƠNG NÔNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC SÁCH HƯỚNG DẪN VỀ CƠ CHẾ CHIA SẺ THÔNG TIN QUỐC GIA VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TOÀN CẦU ĐỀ BẢO TỒN VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN DI TRUYỀN THỰC VẬT PHỤC VỤ MỤC TIÊU LƯƠNG NÔNG VÀ VIỆC THÀNH LẬP NÓ Với sự hợp tác của Bản dự thảo Tháng 3 -2004 Rome MỤC LỤC 1. Gới thiệu 2. Cơ chế chia sẻ thông tin quốc gia việc thực hiện Kế hoạch hành động toàn cầu (GPA) 2.1. Đánh giá tiến triển đã làm trong việc thực hiện GPA 2.2. Mô hình xây dựng năng lực tham gia giám sát việc thực hiện GPA 2.3. Những người đóng vai trò chủ yếu của Cơ chế chia sẻ thông tin quốc gia Các đầu mối quốc gia (NFP) Các bên tham gia (SH) Tổ chức lương nông của Liên Hợp Quốc (FAO) và Viện Tài nguyên di tuyền thực vật quốc tế (IPGRI) 2.4. Các phần chính của Cơ chế chia sẻ thông tin quốc gia Các chỉ thị Khuôn dạng báo cáo Trình ứng dụng máy tính để giám sát việc thực hiện GPA và thiết lập Cơ chế chia sẻ thông tin quốc gia 2.5. Các bước để thiết lập Cơ chế chia sẻ thông tin quốc gia việc thực hiện GPA Giai đoan chuẩn bị Giai đoan thực hiện 2.6. Vận hành Cơ chế chia sẻ thông tin quốc gia việc thực hiện GPA 3. Hướng dấn sử dụng Trình ứng dụng máy tính phiên bản 2.0 của Cơ chế chia sẻ thông tin quốc gia việc thực hiện GPA 3.1. Giới thiệu 3.2. Yêu cầu hệ thống 3.3. Nền phát triển 3.4. Cài đặt Chương trình 3.4.1 Các NFP cũng hoạt động như các SH 3.42. Cho những người dùng chung (sử dụng đại chúng) 3.5. Chạy các Dịch vụ 3.6. Đăng ký người dùng 3.6.1. Nhập khóa 3.6.2. Đặt mật khẩu của người dùng 3.7. Chạy Trình ứng dụng 3.8. Màn hình chính. Khoản mục thực đơn: Các lĩnh vực hoạt động ưu tiên của GPA 1 3.8.1. Các câu hỏi liên quan 3.9. Khoản mục thực đơn: Các bảng chung 3.9.1. Tìm kiếm bảng tổ chức 3.9.2. Trường liên kết là gì? 3.9.3. Tìm kiếm các Từ đồng nghĩa trong bảng bậc phân loại 3.9.4. Tạo Báo cáo hình cây mở của một tổ chức 3.9.5. Xóa/ Vô hiệu bản ghi trong Bảng chung 3.9.6. Thêm một bản ghi vào một Bảng chung 3.9.7. Thay đổi bản ghi hiện có trong Bảng chung 3.9.8. Vấn đề tên trong Bảng của người liên lạc 3.10. Khoản mục thực đơn: Xuất dữ liệu (Phiên bản cho SH) 3.11. Khoản mục thực đơn: Các Tài liệu Dự án 3.12. Ghi một câu trả lời 3.13. Di trú các câu trả lời từ lần Lặp lại trước đó 3.14. Hiển thị các câu trả lời từ tất cả các SH và các lần Lặp lại trước đó 3.15. Xuất dữ liệu ra Bảng tính Microsolt Excel 3.16. Nhập dữ liệu vào từ Bảng tính Excel 3.16.1. Chuẩn bị tệp để nhập dữ liệu 3.16.2. Nhập một tệp vào trong ứng dụng 3.17. Sử dụng tiện ích chia nhỏ dữ liệu (SPLIT) 3.18. Sao lưu dữ liệu 3.19. Xử lý sự cố 3.20. Phản hồi thông tin Phụ lục A: Hướng dẫn cho Đầu mối quốc gia 1.Giới thiệu 2. Mô tả các tác vụ – Lặp lại 3. Đăng ký các SH 3.1. Đăng ký cho một Bên tham gia 3.2. Huỷ bỏ đăng ký của SH 3.3. Lọc các SH đã đăng ký và không được đăng ký 3.4. Tạo CD cho các SH 4. Hợp nhất dữ liệu 4.1. Các thống kê việc hợp nhất 2 4.2. Tải dữ liệu 4.3. Bắt đầu/Tiếp tục hợp nhất 4.3.1. Bản ghi mới được tạo bởi SH 4.3.2. Bản ghi bị thay đổi bởi SH 4.3.3. Bản ghi bị vô hiệu bởi SH 4.3.4. Quá trình hợp nhất đã hoàn thành cho một SH 4.3.5. Những chú giải tổng quát để hợp nhất dữ liệu 4.4. Chấm dứt việc hợp nhất 5. Sửa chữa/Thêm vào các câu trả lời thay cho SHs 6. Đóng các Vòng lặp Phụ lục: Danh sách của các nút được sử dụng 3 1. Giới thiệu Tại Hội thảo kỹ thuật quốc tế lần thứ tư về Tài nguyên di truyền thực vật (TNDTTV) (Liepzig, 6/1996), 150 quốc gia đã thừa nhận Kế hoạch hành động toàn cầu (GPA). Các nước đã nhất trí việc thực hiện GPA sẽ được giám sát và hướng dẫn bởi chính phủ mỗi quốc gia cùng các hội viên khác của FAO và đã đề nghị thiết lập một hệ thống giám sát GPA hiệu quả và rõ ràng. Giám sát việc thực hiện GPA và các hoạt động liên quan của nó là hết sức quan trọng để thiết lập các ưu tiên, phát triển các kế hoạch tương lai và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính có khả năng sử dụng được ở cả mức quốc gia và quốc tế cho việc thực hiện GPA. Hơn nữa, các nhà làm chính sách, các cơ quan phát triển, các nhà nghiên cứu và những người chủ chốt khác đối với Tài nguyên di truyền thực vật phục vụ mục tiêu lương nông (PGRFA) cần có các thông tin chính xác và xác thực để ra quyết định khi xử trí các khiếm khuyết cũng như xác định các thời điểm khai thác thích hợp. Tương tự, cần phải có các cơ chế có hiệu quả để trao đổi thông tin nhận được từ việc nghiên cứu và phát triển PGRFA ở các mức quốc gia, khu vực và quốc tế. Ngay từ khi việc giám sát thực hiện GPA bắt đầu năm 1998, FAO và IPGRI đã tiến hành phát triển và cải tiến các cơ chế để trao đổi thông tin. Bắt đầu năm 2002, và theo gợi ý của Ủy ban Tài nguyên di truyền phục vụ mục tiêu lương nông, FAO, với sự hợp tác của IPGRI đã phát triển một kế hoạch dự kiến về Cơ chế trao đổi thông tin ở mức quốc gia và quốc tế việc thực hiện GPA1. Chủ đề bao chùm của cơ chế đã dự thảo - Cơ chế chia sẻ thông tin quốc gia việc thực hiện Kế hoach hành động toàn cầu (GPA) để Bảo tồn và Sử dụng bền vững Tài nguyên di truyền thực vật phục vụ mục tiêu lương nông (PGRFA) là cải tiến năng lực các nước trong việc trao đổi và phân tích thông tin PGRFA cho các kế hoạch tương lai. Nó dựa trên một danh sách của các Chỉ thị đã được quốc tế thừa nhận gắn với 20 lĩnh vực hoạt động ưu tiên của GPA và một Hệ thống vi tính hóa cho việc thu thập và chia sẻ thông tin ở các mức quốc gia và quốc tế. Sách hướng dẫn này mô tả Cơ chế chia sẻ thông tin quốc gia việc thực hiên GPA và cung cấp các chỉ dẫn về trình tự tiến hành thiết lập nó. Các chỉ dấn dành cho (1) các Đầu mối quốc gia (National Focal Point - NFP) được các Chính phủ lựa chọn để giám sát việc thực hiện GPA và (2) một khoảng rộng của các Bên tham gia (Stakeholder - SH” cụ thể là, những người ra quyết định, những người quản lý Ngân hàng gen, những người chọn tạo giống, những người sản xuất hạt giống, các hội nông dân, các tổ chức xã hội cộng đồng trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan tới các hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững PGRFA trong các nước hội viên. Trong các phần sau, Sách hướng dẫn này mô tả chính Cơ chế chia sẻ thông tin, trình bày các khái niệm chung, các bộ phận, những người đóng vai trò chủ yếu và các bước chi tiết để tiến hành thiết lập nó ở mức quốc gia. Nó cũng tóm tắt các trách nhiệm của mỗi người thực hiện và chỉ ra các luồng thông tin được trao đổi như thế nào giữa họ thông qua Trình ứng dụng máy tính đã được phát triển để việc thiết lập Cơ chế chia sẻ thông tin quốc gia việc thực hiện GPA dễ dàng hơn. Các chi tiết vận hành của phần mềm được mô tả trong phần Hướng dẫn sử dụng Trình ứng dụng máy tính. 1 CGRFA-9/02/7, Giám sát việc thực hiện Kế hoạch hành động toàn cầu để Bảo tồn và sử dụng bền vững Tài nguyên di truyền thực vật phục vụ mục tiêu lương nông 4 2. Cơ chế chia sẻ thông tin quốc gia việc thực hiện Kế hoạch hành động toàn cầu 2.1. Đánh giá tiến triển đã làm trong việc thực hiện GPA Việc đánh giá tiến triển đã làm trong việc thực hiện GPA được tiến hành lần đầu tiên vào năm 1998, khi các NFP tham dự các cuộc họp vùng chuẩn bị các báo cáo về việc thực hiện GPA. Các báo cáo đã dựa trên một cuộc điều tra do FAO thực hiện, phân tích sự tiến triển trong 20 lĩnh vực hoạt động ưu tiên của GPA. Hơn 100 quốc gia đã hoàn thành một bản câu hỏi và kết quả đã được trình bày ở Phần thứ tám của Ủy ban Tài nguyên di truyền phục vụ mục tiêu lương nông. Năm 2000, FAO thông qua các NFP đã điều tra trực tiếp việc thực hiện GPA trong hai năm 1998-2000, bằng việc yêu cầu NFP hoặc là hoàn thành bản câu hỏi hoặc là đệ trình một báo cáo ngắn. Các mục tiêu như thế cũng đã được xử trí với bản câu hỏi đã được lập ra vào năm 1998. Thời gian này, để đơn giản hóa nhiệm vụ báo cáo và làm dễ dàng việc phân tích thông tin, các câu hỏi “đúng/sai” và đa lựa chọn đã được sử dụng rộng rãi trong các bản câu hỏi. FAO đã nhận được phúc đáp từ trên 110 quốc gia. 2.2. Mô hình xây dựng năng lực tham gia giám sát việc thực hiện GPA Dựa trên kinh nghiệm có được trong việc chuẩn bị các báo cáo quốc gia cho Hội thảo kỹ thuật quốc tế FAO năm 1996, và trong việc giám sát việc thực hiện GPA các năm 1998 và 2000, dự thảo cho việc thiết lập Cơ chế chia sẻ thông tin quốc gia việc thực hiện GPA đã được phát triển. Các mục tiêu chính của Cơ chế chia sẻ thông tin quốc gia việc thực hiện GPA là: • Cải tiến khả năng của các quốc gia để ra quyết định về PGRFA bao gồm thiết lập các mục tiêu, xác định nhu cầu và phân phối các tài nguyên; • Xây dựng sự cộng tác mạnh mẽ hơn giữa các SH trong việc quản lý PGRFA trong mỗi quốc gia; • Tăng cường sự hiểu biết của các SH trong mỗi quốc gia về tình trạng PGRFA của họ. • Nâng cao khả năng của các quốc gia để giám sát những thay đổi trong PGRFA theo thời gian • Cải tiến chất lượng thông tin về các tình trạng và động lực làm thay đổi PGRFA; • Cải tiến việc truy cập tới và việc chia sẻ thông tin PGRFA ở mức quốc gia khu vực và toàn cầu; và • Nâng cao năng lực của các quốc gia để đáp ứng các nghĩa vụ báo cáo quốc tế (GPA, Báo cáo lần thứ hai cấp quốc gia về PGRFA của thế giới, CBD, vv ). Các yếu tố hạt nhân của cơ chế là: (i) Một danh sách các chỉ thị đã được các nước chấp nhận để giám sát việc thực hiện tất cả các lĩnh vực hoạt động ưu tiên của GPA ở mức quốc gia. (ii) Một bản câu hỏi dựa trên những chỉ thị này. 5 (iii) Một Trình ứng dụng máy tính đã được phát triển làm dễ dàng và đơn giản hóa việc ghi, sử lý, phân tích dữ liệu và chia sẻ thông tin được xác định bởi bản câu hỏi. Theo đề nghị của Ủy ban Tài nguyên di truyền, dự thảo cơ chế đã và đang được thử nghiệm ở một số quốc gia trên thế giới. Yếu tố then chốt cho việc thiết lập đầy đủ và phát triển bền vững Cơ chế chia sẻ thông tin quốc gia là sự quan tâm và tham gia của một khoảng rộng các Bên tham gia quốc gia. Nhiệm vụ chủ chốt này phần lớn dựa vào khả năng của NFP đối với việc điều phối quá trình tham gia cũng như năng lực của các SH để sử dụng Cơ chế như một biện pháp có hiệu quả làm phong phú thêm Chương trình quốc gia đối với PGRFA. IPGRI, với sự hợp tác của FAO đã chuẩn bị một bộ các nguyên tắc chủ đạo cho các vấn đề liên quan tới các SH mà cùng với sách hướng dẫn này, hình thành một phần của bộ công cụ để thực hiện quá trình xây dựng năng lực của các SH2. 2.3. Những người đóng vai trò chủ yếu của Cơ chế chia sẻ thông tin quốc gia Quá trình thiết lập Cơ chế chia sẻ thông tin quốc gia việc thực hiên GPA trong năm 2003 và các năm tiếp theo bao hàm mối quan hệ của những người thực hiện như sau: Các đầu mối quốc gia (NFP) Các NFP do Chính phủ của các quốc gia bổ nhiệm: • Để báo cáo việc thực hiện GPA tới Ủy hội Tài nguyên di truyền phục vụ mục tiêu lương nông. Họ có toàn bộ trách nhiệm trong việc: • Phối hợp và làm cho thuận lợi các hoạt động trao đổi thông tin trong nước, và • Trình bày các báo cáo ở cấp quốc gia, vùng và quốc tế. Với mong muốn thiết lập được Cơ chế chia sẻ thông tin quốc gia, các NFP sẽ đảm đương việc thực hiện: • Khởi đầu, tổ chức và chỉ đạo sự liên kết của các SH3, cụ thể: • • • • • Sửa chữa và hoàn thành “Các bảng chung” trong Trình ứng dụng máy tính, làm cho việc nhập dữ liệu của các SH trở lên dễ dàng khi có các bảng này để tham chiếu thông tin sắn có (Xem đoạn Thực đơn 3.9: Khoản mục: Các bảng chung trong Sách hướng dẫn này); Triệu tập và tổ chức các cuộc họp của các SH trong nước Tư vấn và hướng dẫn các SH tham gia quá trình chia sẻ dữ liệu; Cung cấp Trình ứng dụng máy tính và tất cả các tài liệu liên quan tới các SH tham gia trong Cơ chế chia sẻ thông tin quốc gia việc thực hiện GPA Tổ hợp thông tin đã nhận được từ các SH. 2 Hướng dẫn cho các Bên tham gia có thể truy cập vào trình ứng dụng máy tính của Cơ chế chia sẻ thông tin quốc gia việc thực hiện Kế hoạch hành động toàn cầu. 3 Xem trong phần Hướng dẫn cho các bên tham ga để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này 6 Các Bên tham gia quốc gia (SH): SH là các cơ quan, tổ chức và cá nhân mà trực tiếp hoặc gián tiếp, tham dự tới việc xác định và thực hiện Chương trình quốc gia PGRFA. SH bao gồm các chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Bộ môi trường, Ngân hàng gen, những Người chọn tạo giống và các Hội chọn tạo giống, Người sản xuất hạt giống, các Cơ quan đào tạo và nghiên cứu, các Hội nông thôn, các Tổ chức xã hội cộng đồng liên quan tới và liên kết tới việc bảo tồn và sử dụng PGRFA, và các đầu mối của các công ước quốc tế như là Công ước đa dạng sinh học. Các SH là bộ phận nền tảng của Cơ chế chia sẻ thông tin quốc gia việc thực hiện GPA. Họ đóng góp tới việc: • Mở rộng kiến thức cơ bản về bảo tồn và sử dụng PGRFA; • Cải tiến có hiệu quả và phát huy hiệu lực của quá trình tập hợp thông tin; • Tạo ra sự ủng hộ từ các cơ quan và các nhóm chính trị và dư luận xã hội chủ yếu; • Đảm bảo quyền sở hữu đích thực trong việc thiết lập và phát triển Cơ chế chia sẻ thông tin quốc gia việc thực hiện GPA và xây dựng nhận thức trong nước. Tổ chức lương nông của Liên hợp quốc (FAO) và Viện Tài nguyên di truyền thực vật quốc tế (IPGRI) FAO, thông qua Ủy hội Tài nguyên di truyền phục vụ mục tiêu lương nông làm thuận lợi và chỉ đạo quá trình giám sát việc thực hiện GPA ở các khu vực và quốc tế cũng như cung cấp các trợ giúp kỹ thuật tới các hội viên để thiết lập và/ hoặc cải tiến Cơ chế chia sẻ thông tin quốc gia việc thực hiên GPA của họ. Ngay từ khi các hoạt động giám sát bắt đầu năm 1998, FAO, cùng với sự hợp tác của IPGRI, đã phát triển và cải tiến quy trình giám sát việc thực hiện GPA hình thành cơ sở của Cơ chế chia sẻ thông tin như đã thảo luận trong tài liệu này. Cả hai, FAO và IPGRI cũng đã tìm được các nguồn tài chính khác nhau cần cho các hoạt động giám sát. Để giám sát GPA, FAO liên lạc với các tổ chức và cơ quan quốc tế, đặc biệt với Công ước đa dạng sinh học (CBD), và IPGRI phối hợp các đóng góp của các Trung tâm từ Nhóm tư vấn nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (CGIAR). 2.4. Các thành phần chính của Cơ chế chia sẻ thông tin quốc gia Để thành công trong việc đạt được các mục tiêu của nó, việc giám sát thực hiện GPA được nhận thức là phải có khả năng thích ứng và mềm dẻo, đáp ứng ngay những thực tại khác nhau và tới những đổi thay như chúng sảy ra trong các giới hạn của những sự cần thiết và ưu tiên của chúng dưới sự quản lý và phối hợp của các quốc gia. Trong việc thiết kế và phát triển Dự thảo Cơ chế chia sẻ thông tin quốc gia, việc chuẩn hóa dữ liệu đã được thực hiện ở mức đảm bảo việc sử lý, phân tích và phổ biến dữ liệu có hiệu quả. Các chỉ thị Như là bước đầu tiên đối với việc phát triển Dự thảo cho việc thiết lập Cơ chế chia sẻ thông tin quốc gia, một bộ các Chỉ thị cho từng lĩnh vực trong 20 lĩnh vực ưu tiên của GPA đã được phát triển. Trong phạm vi nhất định, mỗi chỉ thị là một 7 thông số có ý nghĩa đặc biệt mô tả một hiện tượng chắc chắn có thể trợ giúp các nhà quản lý và/hoặc các nhà làm chính sách trong việc giám sát sự tiến triển đối với một mục tiêu hoặc trong việc cung cấp một cảnh báo sớm của một vấn đề. Trong bối cảnh riêng của chúng ta, các chỉ thị đã được xác định giữa các yếu tố trên để mô tả tốt nhất cấp độ của sự tiến triển trong việc thực hiện của một lĩnh vực hoạt động ưu tiên của GPA, dựa vào sự cân nhắc khả năng sẵn có để dùng và khả năng truy cập của dữ liệu yêu cầu. Vì các chỉ thị cũng đã được lựa chọn trên cơ sở của kinh nghiệm đã thu được trong việc chuẩn bị Hội thảo kỹ thuật quốc tế FAO, Báo cáo thứ nhất cấp quốc gia của PGRFA của thế giới và trong sự giám sát GPA năm 1998 và 2000. Theo sự gợi ý của Nhóm làm việc quốc tế về PGRFA của Ủy hội Tài nguyên di truyền phục vụ mục tiêu lương nông. Các chỉ thị đã được sửa và loại bỏ sai sót trong cuộc họp của các chuyên gia FAO/IPGRI do FAO triệu tập ở ROME tháng 3 năm 2003 và đã xác định một bộ các chỉ thị hạt nhân để sử dụng trao đổi thông tin ở mức quốc tế. Danh sách của các chỉ thị hạt nhân và phầm thêm cho việc giám sát thực hiện GPA được gộp trong tài liệu CGRFA-9/2002/inf.2 Các chỉ thị và khuôn dạng báo cáo việc giám sát thực hiện GPA4. Như các tài liệu mẫu của nguồn thông tin được lưu trong CD về Cơ chế chia sẻ thông tin quốc gia thực hiện GPA. Toàn bộ Cơ chế chia sẻ thông tin bao gồm một danh sách của 83 chỉ thị hạt nhân và 68 chỉ thị bổ sung để giám sát việc thực hiện 20 lĩnh vực hoạt động ưu tiên của GPA. Sự khác nhau giữa mỗi chỉ thị hạt nhân và chỉ thị bổ sung dựa trên thực tế là các chỉ thị hạt nhân đã được xác định như ở trên là để sử dụng cho việc trao đổi thông tin cấp quốc tế. Các nước thành viên sẽ được yêu cầu báo cáo định kỳ dựa trên chúng tới Ủy hội Tài nguyên di truyền phục vụ mục tiêu lương nông, FAO. Khuôn dạng báo cáo Với mỗi chỉ thị, một hoặc nhiều câu hỏi đã được phát triển trong thời gian Cuộc họp tư vấn chuyên gia của FAO 3/2002. Các câu hỏi có ý nghĩa thực tiễn và trực tiếp tới việc tập hợp thông tin liên quan tương ứng với mỗi chỉ thị. Khuôn dạng báo cáo được thu thập và xây dựng trên tất cả các câu hỏi gắn với các chỉ thị của mỗi lĩnh vực hoạt động ưu tiên GPA. Các câu hỏi là trực tiếp tới NFP hoặc tới các SH gắn với việc thiết lập Cơ chế chia sẻ thông tin thực hiện GPA. Các loại câu hỏi khác nhau bao gồm trong khuôn dạng báo cáo là: • Các câu hỏi có/không (boolean) • Các câu hỏi đa lựa chọn • Các câu hỏi dạng bảng (hàng, cột); và • Các câu hỏi phần kết mở, ở đây NFPs và các SH có thể cung cấp các câu trả lời mô tả Để đạt được mục tiêu làm cho việc phân tích dữ liệu trở lên dễ dàng việc sử dụng các câu hỏi mở rộng theo ba phạm trù đầu tiên đã được làm trong khuôn dạng 4 Tài liệu này có thể truy cập thông qua ứng dụng máy tính của Cơ chế chia sẻ thông tin quốc gia thực hiện GPA 8 báo cáo. Trình ứng dụng máy tính cho việc giám sát thực hiện GPA và cho việc thiết lập Cơ chế chia sẻ thông tin quốc gia. FAO với sự hợp tác của IPGRI đã phát triển và đang chuyển giao một Trình ứng dụng máy tính định hướng đa ngôn ngữ, như một công cụ quản lý thông tin để trợ giúp các quốc gia giám sát việc thực hiện GPA và thiết lập Cơ chế chia sẻ thông tin quốc gia. Trình ứng dụng này sẽ phục vụ việc tổ hợp và trao đổi thông tin giữa các SH với nhau và giữa các SH với NFP. Nó đã được phát triển với bản quyền tự do, nguồn mở. Dựa trên các yêu cầu của AGPS FAO5, toàn bộ mã văn bản được làm để có khả năng dùng được cho tất cả các NFP. Trong quá trình kiểm tra thử nghiệm đối với việc giám sát GPA, như đề nghị của Ủy hội Tài nguyên di truyền phục vụ mục tiêu lương nông của FAO, FAO sẽ đảm bảo phát triển các nét đặc trưng mới dựa trên sự phản hồi từ các quốc gia, cũng như loại bỏ những sai sót và bảo trì ứng dụng máy tính. Trong phần Hướng dẫn cho người sử dụng Phiên bản 2 của Trình ứng dụng máy tính của sách hướng dẫn này mô tả chi tiết cách vận hành nó. 2.5. Các bước để thiết lập Cơ chế chia sẻ thông tin quốc gia việc thực hiện GPA Các hoạt động dự tính để triển khaii Cơ chế chia sẻ thông tin quốc gia được nhóm trong hai giai đoạn, giai đoạn chuẩn bị và giai đoạn thực hiện, chi tiết như sau: Giai đoạn chuẩn bị 1. Chuẩn bị cho việc thiết lập Cơ chế chia sẻ thông tin quốc gia việc thực hiện GPA bằng việc xem lại tất cả các vật liệu, các chỉ dẫn và thông tin chi tiết và việc làm tăng mức độ nhìn nhận của các nhà chức trách và hành lang Pháp lý cần thiết để nhận được sự hợp tác trong tiến trình chia sẻ thông tin mà bao gồm Chương trình PGR quốc gia, khu vực tư nhân, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức công cộng khác, các hợp tác liên Bộ. Các giải trình nên được làm với các cấp chính quyền để thiết lập các chỉ đạo cho việc chia sẻ thông tin và bảo vệ sở hữu trí tuệ. Một Ban chỉ đạo (Steering committee) lâm thời của các SH chính sẽ hình thành để trợ giúp việc hướng dẫn thử
Tài liệu liên quan