Mục tiêu: Thu thập mẫu các loài thuộc chi Ancistrocladus để so sánh về hình thái thực vật với mô tả loài
trong tài liệu và khảo sát về hóa học để xác định loài cho các mẫu nghiên cứu.
Phương pháp: Khảo sát hình thái, sinh thái: Các mẫu vật nghiên cứu được khảo sát tại thực địa và so sánh,
đối chiếu với mẫu chuẩn tiêu bản thực vật khô của các loài thuộc chi Ancistrocladus tại Viện Sinh học nhiệt đới
thành phố Hồ Chí Minh, với các khóa phân loại, các tài liệu mô tả về thực vật và được sự giám định của chuyên
gia để xác định loài. Định tính alkaloid bằng sắc ký lớp mỏng. Sơ bộ xác định hàm lượng alkaloid toàn phần
phương pháp cân:
Kết quả: Đã thu thập được 3 mẫu nghiên cứu và xác định được 3 mẫu là 3 loài khác nhau, bao gồm A.
tectorius, A. cochinchinensis và Ancistrocladus sp.
Kết luận: A. sp. là một loài hòan toàn khác với thành phần các loài đã được xác định của chi Ancistrocladus
ở Việt Nam và đây là lần đầu tiên loài này được báo cáo.
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh đặc điểm thực vật và thành phần alkaloid một số loài thuộc chi Ancistrocladus ở miền Nam Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 642
SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ THÀNH PHẦN ALKALOID
MỘT SỐ LOÀI THUỘC CHI ANCISTROCLADUS
Ở MIỀN NAM VIỆT NAM
Phạm Đông Phương, Trần Hùng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Thu thập mẫu các loài thuộc chi Ancistrocladus để so sánh về hình thái thực vật với mô tả loài
trong tài liệu và khảo sát về hóa học để xác định loài cho các mẫu nghiên cứu.
Phương pháp: Khảo sát hình thái, sinh thái: Các mẫu vật nghiên cứu được khảo sát tại thực địa và so sánh,
đối chiếu với mẫu chuẩn tiêu bản thực vật khô của các loài thuộc chi Ancistrocladus tại Viện Sinh học nhiệt đới
thành phố Hồ Chí Minh, với các khóa phân loại, các tài liệu mô tả về thực vật và được sự giám định của chuyên
gia để xác định loài. Định tính alkaloid bằng sắc ký lớp mỏng. Sơ bộ xác định hàm lượng alkaloid toàn phần
phương pháp cân:
Kết quả: Đã thu thập được 3 mẫu nghiên cứu và xác định được 3 mẫu là 3 loài khác nhau, bao gồm A.
tectorius, A. cochinchinensis và Ancistrocladus sp.
Kết luận: A. sp. là một loài hòan toàn khác với thành phần các loài đã được xác định của chi Ancistrocladus
ở Việt Nam và đây là lần đầu tiên loài này được báo cáo.
Từ khóa: Ancistrocladus, A. tectorius, A. cochinchinensis, A. sp., alkaloid, thực vật.
ABSTRACT
COMPARISON OF BOTANICAL CHARACTERISTICS AND ALKALOIDAL CONSTITUENTS
OF ANCISTROCLADUS SPP. GROWING IN SOUTH VIETNAM
Pham Dong Phuong, Tran Hung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 642 - 651
Objectives: Collection and botanical identification the samples of Ancistrocladus species.
Methods: The morphology and ecology of the Ancistrocladus samples were described on the field and at the
laboratory. The samples were compared with authentic samples of the botanical museum and confirmed by
botanical expert (Dr. Vo Van Chi). Alkaloidal constituents were identified by thin layer chromatography (TLC).
The quantities of total alkaloids were estimated by gravimetry.
Results: 3 samples of the genus Ancistrocladus belonging to the Ancistrocladaceae family were collected and
were identified as Ancistrocladus tectorius, Ancistrocladus cochinchinensis and Ancistrocladus sp.
Conclusions: Ancistrocladus sp. is different from Ancistrocladus species in Vietnam and it’s the first time
this species was reported.
Keyword: Ancistrocladus, A. tectorius, A. cochinchinensis, Ancistrocladus sp., alkaloid, botany.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Họ Ancistrocladaceae có duy nhất một chi
Ancistrocladus với khoảng 32 loài, tập trung ở các
rừng nhiệt đới, chủ yếu ở khu vực châu Á (Đông
Nam Á) và châu Phi (miền trung và tây Phi)(5,7).
Ở Việt nam, có 3 loài thuộc chi Ancistrocladus
được mô tả trong thực vật chí là Trung quân lợp
nhà (A. tectorius (Lour.) Merr.); Trung quân nam
(A. cochinchinensis Gangep.) và Trung quân
*Khoa Dược – Đại Học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: TS. Phạm Đông Phương ĐT: 0918265213 Email: phuongpd56@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 643
Wallich (A. wallichi Planch.)(6). Lá của lòai A.
cochinchinensis đã được nghiên cứu với 7 alcaloid
và 7 chất thuộc nhóm naphthoquinon, tetralon
đã được báo cáo(1,2). Từ vỏ thân 3 loài A. tectorius,
A. cochinchinensis và Ancistrocladus sp. đã phân
lập được 14 alkaloid và 4 naphthoquinon, trong
đó đã xác định cấu trúc 7 alkaloid và 2
naphthoquinon(8,9). Một số chất phân lập được từ
3 loài trên đã chứng tỏ có hoạt tính gây độc tế
bào đối với dòng tế bào ung thư gan (Hep-G2),
dòng tế bào ung thư gan (RD), ngoài ra còn có
tác dụng kháng nấm gây bệnh ngoài da và
Candida albicans(10, 11).
Các loài ở Châu Á chưa được nghiên cứu về
mặt thực vật một cách toàn diện. Các mô tả về
loài phần lớn là của nửa đầu thế kỷ 20 trở về
trước với các mô tả rất ngắn và sơ sài, thiếu
những thông tin về sinh thái, về sự thụ phấn,
mùa ra hoa hay sự nảy mầm của hạt. Cá biệt có
những loài được mô tả thiếu cả hoa, quả hay
những bộ phận quan trọng nhất trong phân loại
học. Do đó chưa có được sự chắc chắn trong việc
phân định các loài. Đa số những mô tả về thực
vật đều trước năm 1925 và có khi chỉ mô tả cơ
quan sinh dưỡng, không có cơ quan sinh sản (4,7).
Chính vì vậy mà có sự thiếu thống nhất về số
lượng và danh mục các loài. Trong bài báo này,
các tác giả báo cáo kết quả về việc xác định được
3 mẫu nghiên cứu, trong đó phát hiện một loài
Ancistrocladus mới trong hệ thực vật của Việt
Nam.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nguyên liệu:
Cành mang lá, hoa, lá và thân Trung quân
lợp nhà (A. tectorius (Lour.) Merr.) và Trung
quân nam (A. cochinchinensis Gagn.) thu hái ở
Vườn quốc gia Cát Tiên, Đồng Nai vào 6/2002.
Cành mang lá, hoa, lá và thân
Ancistrocladus sp. thu hái ở xã Suối Ngô, huyện
Tân Châu, tỉnh Tây Ninh vào 7/2002 và 6/2004.
Dung môi, hóa chất: Các dung môi, hóa chất
trong nghiên cứu là lọai đạt tiêu chuẩn TKPT.
Các thuốc thử pha theo DĐVN III. Sắc ký lớp
mỏng sử dụng bản mỏng silica gel F254 dày 0,20
mm tráng sẵn trên đế nhôm (Merck).
Phương pháp nghiên cứu
Khảo sát về thực vật
Khảo sát hình thái, sinh thái: Các mẫu vật
nghiên cứu được khảo sát tại thực địa và trong
phòng thí nghiệm bằng mắt thường, kính lúp,
kính hiển vi để mô tả các đặc điểm thực vật.
Mẫu vật được so sánh, đối chiếu với mẫu chuẩn
tiêu bản khô của các loài thuộc chi Ancistrocladus
tại Viện Sinh học nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh và
mẫu A. wallichii của Vườn Quốc gia Pù Mát
(Nghệ An), với các khóa phân loại, các tài liệu
mô tả về thực vật và được sự giám định của TS.
Võ Văn Chi để xác định loài.
Khảo sát đặc điểm giải phẫu: Vi phẫu lá lấy
đoạn 1/3 từ cuống lá, vi phẫu thân lấy mẫu ở
phần không quá già hoặc quá non. Vi phẫu được
cắt bằng tay với lưỡi dao lam hay microtome và
được nhuộm kép (carmin, lục iod). Quan sát
dưới kính hiển vi quang học 2 mắt với độ phóng
đại 10 x 40, 10 x 10, mô tả và chụp hình.
Khảo sát đặc điểm bột dược liệu: Mẫu nghiên
cứu được cắt nhỏ, sấy khô ở nhiệt độ 40-50oC,
tán và rây qua rây để thu được bột mịn đồng
nhất. Soi bột trong nước dưới kính hiển vi, xác
định các thành phần trong bột dược liệu.
Định tính alkaloid bằng sắc ký lớp mỏng: Lấy
khoảng 1 g bột vỏ thân và khoảng 2 g bột lá của
3 loài trên, chiết bằng phương pháp dùng dung
môi hữu cơ trong môi trường kiềm. Làm khan
dịch chiết và thực hiện phân tích trên sắc ký lớp
mỏng với hệ dung môi n-hexan–CHCl3–
diethylamin (7:3:1). Sau khi khai triển, soi UV ở
các bước sóng 254, 365 nm, phun TT.
Dragendorff và chụp hình sắc ký đồ, so sánh các
vết alkaloid dựa trên giá trị Rf, màu sắc vết và
diện tích các vết tương đương.
Sơ bộ xác định hàm lượng alkaloid toàn phần: 10
g dược liệu khô, xay và qua rây cỡ 1,5 mm, xác
định độ giảm khối lượng do sấy khô. Bột được
làm ẩm với 10 ml NH4OH đậm đặc trong 2 giờ,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 644
để khô tự nhiên và cho vào bình nón nút mài
250 ml. Chiết kiệt alkaloid bằng cách đun sôi hồi
lưu khoảng 10 phút trên bếp cách thủy với 100 ml,
50 ml CHCl3 × 7 lần, kiểm tra việc chiết kiệt bằng
thuốc thử Valse-Mayer. Lọc và gộp chung dịch
chiết vào bình lắng gạn, lắc với HCl 1% 20 ml, 10
ml × 6 lần, gộp chung dịch acid và loại tạp bằng
ether dầu hoả 20 ml x 2 lần. Kiềm hoá dịch acid
bằng NH4OH đến pH 11, lắc với CHCl3 20 ml, 10
ml × 6 lần (kiểm tra việc chiết kiệt bằng thuốc thử
Valse-Mayer). Gộp chung các dịch CHCl3, làm
khan bằng Na2SO4 khan, gạn lấy dịch CHCl3, rửa
Na2SO4 bằng CHCl3 10 ml × 2 lần và gộp chung các
dịch CHCl3. Thu hồi dung môi CHCl3, sấy ở 105oC
đến khối lượng không đổi, cân và tính hàm lượng
alkaloid toàn phần. Mỗi thí nghiệm được thực hiện
3 lần trong cùng điều kiện.
KẾT QUẢ
Đặc điểm hình thái và vi phẫu của 3 loài
nghiên cứu
Loài Trung quân lợp nhà (cây lá thuyền, A.
tectorius (Lour.) Merr.): Mẫu nghiên cứu được
khảo sát thực địa và được lấy tại Vườn Quốc gia
Cát Tiên – tỉnh Đồng nai.
Cây non hay cây tái sinh (cao khoảng 1-1,5m)
thường mọc thẳng đứng, không phân nhánh,
thân trơn có màu đỏ nâu nhưng phần ngọn có
màu xanh. Lá hình elip hoặc thuôn hình trứng
ngược (thon dần về phía cuống lá), đỉnh lá hơi
thon tròn đều và tù hơn gốc lá. Lá mọc liên tục từ
gốc lên đến ngọn thân. Lá dài trơn ở cả 2 mặt,
không lông, chiều ngang trung bình khoảng 6-8
cm, dài khoảng 20-30 cm, nếu mọc ở khu vực
trống (cây tái sinh) lá có thể dài tới 40 cm.
Cây trưởng thành hay lâu năm là dây leo
thân gỗ có màu xám đến xám nhạt, cành phân
nhánh một bên, có gai dạng móc câu. Thân khá
dài có khi đến 20 m hoặc hơn, mọc bò dưới đất
hoặc leo lên các cây gỗ khác, đường kính gốc
trung bình khoảng 4-6 cm, có thể lên đến 8-10
cm. Lớp vỏ thân có màu nâu, phần gỗ cắt ngang
có màu nâu nhạt. Cành có những vết sẹo lồi
hình yên ngựa do vết tích của lá kèm rụng sớm.
Lá mọc đối, thường mọc khít thành túm ở ngọn
hoặc cuối các cành nhỏ. Lá có hình elip hoặc
thuôn hình trứng ngược, đỉnh lá hơi thon tròn
đều và tù hơn gốc lá (giống như hình nêm); lá
dài khoảng 15-25 cm, rộng khoảng 5-7 cm có
những chỗ lõm xuống ở cả 2 mặt, hình cầu nhỏ
màu trắng. Cuống lá rất ngắn và rộng. Cụm hoa
hình chùy, hoa thưa, màu đỏ nhạt; 5 lá đài
không đều nhau. Quả màu nâu đến đỏ nâu, 5
cánh (do 5 lá đài đồng trưởng).
Loài Trung quân nam (A. cochinchinensis
Gagnep.): Mẫu nghiên cứu được khảo sát thực
địa và được lấy tại Vườn Quốc gia Cát Tiên –
tỉnh Đồng Nai.
Lá ở cành non rất bóng, trơn, dày và chiều
ngang của phiến lá gần bằng nửa đến 2/3 chiều
dài, mọc cách và thưa (không khít vào nhau như
loài A. tectorius hay Ancistrocladus sp.). Lá thuôn
hình trứng, to dần về phía đỉnh, tròn đều và tù
hơn gốc lá, đôi khi đỉnh lá lõm xuống. Lá dài
khoảng 10-20 cm, rộng khoảng 6-10 cm. Trên
thân non có các tua cuốn mọc so le về cả 2 bên.
Cây trưởng thành hay cây lâu năm là dây leo
thân gỗ, phân nhánh có màu xám đến xám nhạt.
Thân dài khoảng 8-10 m hoặc hơn, leo lên các
cây gỗ khác, đường kính gốc trung bình khoảng
3-5 cm. Lớp vỏ thân có màu nâu, phần gỗ cắt
ngang có màu nâu nhạt hơn phần vỏ. Lá ở phần
thân lớn hay cành đã già có cuống ngắn và rộng,
mọc cách, thành túm ở cuối mỗi phần thân phân
nhánh hoặc cành nhỏ. Lá rất lớn so với hai loài
còn lại, dài khoảng 20-30 cm, rộng khoảng 10-13
cm, có chấm hình cầu nhỏ nhưng ít và màu nhạt
hơn ở cả 2 mặt. Cụm hoa ít phân nhánh, dạng
chùy (paniculate), nụ hoa có màu đỏ đậm. Chưa
thu thập được mẫu quả.
Loài Acistrocladus sp.: Mẫu nghiên cứu được
khảo sát thực địa và được lấy tại huyện Tân
Châu, tỉnh Tây Ninh.
Cây non (cao khoảng 1-1,5 m) mọc thẳng
đứng, không phân nhánh, toàn thân không có
lông. Phần gốc thân có màu đỏ nâu, phần ngọn
có màu xanh. Lá mọc cách, mọc tập trung ở
khoảng 1/2 về phía ngọn. Lá hình trứng ngược,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 645
thon ở cả 2 đầu, rộng khoảng 3-5 cm, dài khoảng
10-20 cm, nếu mọc ở khu vực trống (cây tái sinh)
lá có thể dài tới 30 cm.
Cây trưởng thành hay lâu năm dài khoảng
6-8 m là dây leo nhỏ thân gỗ, đường kính gốc 3-
5 cm, ít phân nhánh. Thân có vỏ ngoài dày sù sì,
dễ bong tróc, màu nâu đỏ, phần gỗ cắt ngang có
màu nâu. Ngọn cành mọc một bên thân biến
thành gai hình móc câu. Lá nhỏ hơn 2 loài trên,
dài khoảng 15-20 cm, rộng khoảng 4-5 cm, mọc
cách, không cuống hoặc gần như không cuống,
hình elip thon dần về cuống lá. Lá mọc tập trung
ở tận cùng của ngọn cây hay những cành nhỏ
trông giống như hình hoa thị. Phiến lá có những
chấm hình cầu nhỏ màu nhạt hơn ở cả 2 mặt.
Cụm hoa mọc ở ngọn cành, dạng xim chia 2 ngả
3-4 lần, hoa dày có khoảng 50-70 hoa (đôi khi có
thể nhiều gấp đôi), hoa rụng sớm. Cuống hoa
nhỏ, dài khoảng 3-4 mm. Nụ hoa hình trứng,
màu đỏ nhạt, dài 2-2,5 mm. Hoa 5 cánh, màu đỏ
tươi. 5 lá đài không đều nhau, dài khoảng 1 mm,
nạc, rìa hơi nhô lên. Quả màu nâu nhạt, 5 cánh
không đều nhau dài khoảng 1,5-3 cm (do lá đài
đồng trưởng).
Cả 3 loài trên đã được thu thập mẫu cành
mang lá có hoa, quả (trừ loài A. cochinchinensis
không có quả), trong đó loài A. tectorius đã được
định danh loài và gắn biển tên Việt Nam cũng
như tên khoa học tại Vườn Quốc gia Cát Tiên.
Cả 3 loài đã được so sánh với khoá phân loại của
chi Ancistrocladus, các loài đã được khảo sát trực
tiếp và định danh bởi TS. Võ Văn Chi. Những
điểm khác biệt chính giữa 3 loài được trình bày
tóm tắt trong Bảng 1.
Bảng 1. Tóm tắt những điểm khác biệt chính giữa 3 loài thuộc chi Ancistrocladus
A. tectorius A. cochinchinensis Ancistrocladus sp.
- Dây leo thân gỗ to, có nhánh cong thành
móc, có màu xám đến xám nhạt,
- Dây leo thân gỗ to, nhánh cong thành
móc, có màu xám đến xám nhạt
- Dây leo nhỏ. nhánh cong thành móc, vỏ
ngoài dày sù sì, dễ bong tróc, màu nâu.
- Cây non hay tái sinh có lá mọc cách,
mọc khít từ gốc lên ngọn, dài khoảng 20-
40 cm, rộng khoảng 6-8 cm.
- Cây non hay tái sinh có lá mọc cách,
mọc thưa từ gốc lên ngọn, dài khoảng 10-
20 cm, rộng khoảng 6-10 cm, phiến lá rất
dày, trơn nhẵn.
- Cây non hay tái sinh có lá mọc cách,
mọc dày từ 1/2 đến 1/3 thân về phía
ngọn. Lá dài khoảng 20-40cm, rộng
khoảng 4-6 cm
- Lá ở cây trưởng thành mọc cách, dài
khoảng 15-25 cm, rộng khoảng 5-7 cm,
phiến lá dày nhẵn, đầu thuôn nhọn, phía
cuống lá có hình nêm. Cuống lá rất ngắn,
lá khó cháy.
- Lá ở cây trưởng thành mọc cách, đầu
tròn rộng, có khi đỉnh lá lõm xuống, hơi
thuôn về phía gốc lá. Lá có kích thước
lớn, dài khoảng 20-30 cm hoặc hơn, rộng
khoảng 10-13 cm. Cuống lá rất ngắn, lá
dễ cháy
- Lá ở cây trưởng thành mọc cách, dai,
không cuống hoặc gần như không
cuống, hình elip thon dần về gốc lá. Lá
nhỏ hơn 2 loài còn lại, chỉ dài khoảng 15-
20 cm, rộng khoảng 4-5 cm, lá dễ cháy.
- Cụm hoa đứng, dạng chùy chia 2 ngả, ít
phân nhánh, ít hoa, cánh hoa màu đỏ nhạt
- Cụm hoa đứng, dạng chùy, chia 2 ngả,
phân nhánh ít, có khá nhiều hoa, cánh
hoa màu đỏ đậm.
.- Cụm hoa đứng, dạng xim, phân nhánh
nhiều (2 ngả, 3-4 lần), hoa nhiều, nụ hoa
màu đỏ nhạt, cánh hoa màu đỏ sáng.
- Quả có 5 cánh, không đều, màu đỏ nâu. - Quả chưa thu thập được. - Quả có 5 cánh, không đều, màu nâu
nhạt.
- Mặt cắt ngang thân và lớp vỏ thân (vùng
dưới lớp bần) màu nâu nhạt
- Mặt cắt ngang thân và lớp vỏ thân (vùng
dưới lớp bần) màu nâu nhạt.
- Mặt cắt ngang thân và lớp vỏ thân
(vùng dưới lớp bần) màu đỏ nâu
.- Thân rễ khi rửa bằng nước có rất nhiều
bọt
- Thân rễ: không thu hái được. - Thân rễ khi rửa bằng nước có rất ít bọt
Dưới đây là hình ảnh về lá và hoa của 3 loài
khảo sát
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 646
A. tectorius A. cochinchinensis Ancistrocladus sp.
Hình 1. Lá và hoa của 3 loài Ancistrocladus
Hình 2. Lá của 3 loài A. cochinchinensis, Ancistrocladus sp. và A. tectorius
Đặc điểm vi phẫu
Đặc điểm chung của vi phẫu thân:
Về hình thái bên ngoài hơi khác nhau do
thân gỗ của A. sp. có màu đỏ hơn so với 2 loài A.
tectorius, A. cochinchinensis nhưng về cấu tạo giải
phẫu của chúng hầu như là giống nhau về các
mô ở bên trong. Thân có tiết diện tròn, từ ngoài
vào trong gồm có các mô sau: Lớp biểu bì gồm
những tế bào hình chữ nhật, vách cellulose. Mô
mềm vỏ ngoài gồm những tế bào hình đa giác
vách cellulose, trong vùng này chứa rất nhiều
cụm tế bào tiết nhựa. Lớp bần. Mô mềm vỏ
trong gồm những tế bào hình bầu dục, vách
cellulose, trong các tế bào chứa các hạt oxalat-
calci và hạt tinh bột; những đám mô cứng, vách
dày hoá gỗ phân bố đều khắp vùng này. Libe I
gồm những tế bào hình đa giác, vách bằng
cellulose, sắp xếp lộn xộn. Libe II gồm nhiều lớp
tế bào hình chữ nhật, vách bằng cellulose. Gỗ II
gồm những mạch gỗ và tế bào mô mềm gỗ sắp
xếp thành 1 vòng liên tục. Gỗ I nằm phía dưới
vùng gỗ II. Mô mềm tuỷ hoá mô cứng.
Tuy nhiên vi phẫu thân cũng có sự khác biệt
nhỏ như trong loài A. cochinchinensis có sự xuất
hiện những bó libe-gỗ (bó vết lá) trong vùng mô
mềm vỏ trong nhưng 2 loài kia lại không có bó
libe-gỗ này.
Đặc điểm chung phần vi phẫu lá: Biểu bì
trên, bên ngoài phủ một lớp cutin dày và rải rác
có lông tiết đầu tròn chân ngắn đa bào; mô mềm
giậu chứa nhiều lục lạp; mô mềm khuyết, trong
vùng này còn có các bó libe-gỗ phụ; biểu bì
dưới, rải rác có các lông tiết đầu tròn chân ngắn
đa bào, tế bào lỗ khí. Tuy về hình thái bên ngoài
có sự khác nhau nhưng về cấu tạo giải phẫu lá
của 3 loài hầu như là giống nhau nhưng bên
cạnh đó cũng có khác biệt nhỏ và được trình bày
trong Bảng 2.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 647
Khảo sát về vi học 3 loài nghiên cứu Vi phẫu thân:
A:Cấu tạo các mô từ ngoài vào trong của loài A.tectorius B: Cấu tạo các mô từ ngoài vào trong của loài A. cochinchinensis
C:Cấu tạo các mô từ ngoài vào trong của loài Ancistrocladus sp.
Chú Thích
1: Biểu bì
2: Tế bào tiết tinh dầu
3: Mô mềm vỏ
4: Cụm mô cứng
5: Libe I
6: Libe II
7: Gỗ II
8: Gỗ I
9: Mô mềm tuỷ
10: Lớp bần đang hình thành
11: Bó libe gỗ đặc biệt ở loài A cochinchinensis
Hình 3. Cấu tạo giải phẫu thân của 3 loài chi Ancistrocladus
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 648
Hình 4. Cấu tạo giải phẫu lá 3 loài chi Ancistrocladus
A1, A2: Cấu tạo các mô của gân giữa và phiến lá
của loài A. tectorius
B1, B2: Cấu tạo các mô của gân giữa và phiến lá
của loài A. cochinchinensis
C1, C2: Cấu tạo các mô của gân giữa và phiến lá
của loài Ancistrocladus sp.
Chú Thích
1: Biểu bì trên 6: Các bó libe gỗ
2: Mô mềm giậu 7: vòng mô cứng
3: Libe 8: Mô dày
4: Gỗ 9: Biểu bì dưới
5: Mô mềm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 649
Bảng 2. Một số điểm khác biệt trong vi phẫu lá 3 loài
A. tectorius A. cochinchinensis Ancistrocladus sp.
Gân giữa lồi ở 2 hai mặt. Gân giữa lõm ở mặt trên và lồi mặt
dưới.
Gân giữa hơi lồi ở mặt trên và lồi mặt dưới.
Biểu bì trên: có nhiều chỗ lõm sâu Biểu bì trên: có nhiều chỗ lõm sâu
giống ở A. tectorius.
Biểu bì trên: không có chỗ lõm
Các bó libe-gỗ phụ tập trung thành
cung ở giữa gân lá.
Các bó libe-gỗ phụ tập trung ở 2
bên của giữa gân lá.
Các bó libe-gỗ phụ tập trung ở 2 bên của giữa gân
lá.
Bó dẫn gồm: các bó gỗ xếp trên 1
vòng tròn nằm ở phía trong và libe
bao quanh ở phía ngoài.
Bó dẫn gồm: các bó gỗ xếp trên 1
vòng tròn nằm ở phía trong và libe
bao quanh ở phía ngoài.
Bó dẫn gồm: các bó gỗ xếp trên 1 vòng cung lồi lõm
không đều nằm ở phía trong và libe bao quanh ở
phía ngoài.
Soi bột thân: Các thành phần trong bột thân
của ba loài quan sát được dưới kính hiển vi
không thấy có sự khác biệt nhiều. Các cấu tử
chính bao gồm các mảnh mạch (mạch điểm,
mạch vạch, mạch xoắn), sợi, tế bào mô cứng,
mảnh bần và mảnh mô mềm, dịch nhựa.
Bột lá: Các thành phần trong bột lá của ba loài
quan sát được dưới kính hiển vi không thấy có sự
khác biệt. Các cấu tử chính bao gồm: mảnh biểu
bì có lỗ khí kiểu hỗn bào, mảnh mạch xoắn, mảnh
mạch vạch, sợi và tế bào mô cứng, khối nhựa.
Qua khảo sát thực vật học, vi học mẫu
Ancistrocladus sp. phân biệt được với 2 loài A.
tectorius (Lour.) Merr. và A. cochinchinensis
Gagnep. ở một số điểm như sau:
- Loài A. tectorius (Lour.) Merr. có cụm hoa
hình chùy, ít phân nhánh, có ít hoa và cánh hoa
có màu đỏ nhạt; đỉnh lá thon hình trứng, phần
gần cuống lá có hình nêm, lá khó cháy.
- Loài A. cochinchinensis Gagnep. có cụm
hoa hình chùy, ít phân nhánh, có ít hoa và
cánh hoa có màu đỏ đậm; Lá có kích thước lớn
hơn hẳn 2 loài còn lại, đỉnh lá tù, có khi đỉnh b