Mở đầu: Trong quá trình phổ biến PPDS Nguyễn Văn Hưởng vào cộng đồng hiện nay có 2 hình thức: Loại
hình thứ nhất là lớp dưỡng sinh mỗi tuần tập ba đến sáu buổi. Loại hình thứ hai là lớp dưỡng sinh mỗi tuần tập
một buổi chiều thứ bảy (những buổi kia tập tại nhà).Hai loại hình này tác động đến sức khỏe người tập có khác
nhau không?
Mục tiêu: Ghi nhận hai loại hình lớp dưỡng sinh có ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe người tập không?
Mục tiêu cụ thể: So sánh tỷ lệ sức khỏe tự đánh giá (Self - rated - Heath) giữa hai lớp.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Loại hình 1(nhóm 1): 42 học viên; Loại hình 2 (nhóm 2): 40 học
viên.Tuổi trung bình 55. Nữ 76%, nam 24%; đã tham gia tập dưỡng sinh ít nhất 8 tuần. Nghiên cứu quan sát
mô tả phân tích, thời gian từ tháng 5/ 2011 đến tháng 4/ 2012. Phương tiện đánh giá: Phiếu phỏng vấn, Huyết
áp kế, đồng hồ đếm giây, cân sức khỏe, sức khỏe tự đánh giá(Self Rated Health)
Kết quả:Tỷ lệ sức khỏe tự đánh giá mức độ tốt và rất tốt ở nhóm 1 là 64,2%, nhóm 2 là 62,5%; các tỷ lệ này
khác nhau không có ý nghĩa thống kê.
Kết luận: Hai loại hình lớp dưỡng sinh đều cải thiện sức khỏe tự đánh giá của học viên .
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh hai loại hình lớp dưỡng sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 141
SO SÁNH HAI LOẠI HÌNH LỚP DƯỠNG SINH
Phạm Huy Hùng
TÓM TẮT
Mở đầu: Trong quá trình phổ biến PPDS Nguyễn Văn Hưởng vào cộng đồng hiện nay có 2 hình thức: Loại
hình thứ nhất là lớp dưỡng sinh mỗi tuần tập ba đến sáu buổi. Loại hình thứ hai là lớp dưỡng sinh mỗi tuần tập
một buổi chiều thứ bảy (những buổi kia tập tại nhà).Hai loại hình này tác động đến sức khỏe người tập có khác
nhau không?
Mục tiêu: Ghi nhận hai loại hình lớp dưỡng sinh có ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe người tập không?
Mục tiêu cụ thể: So sánh tỷ lệ sức khỏe tự đánh giá (Self - rated - Heath) giữa hai lớp.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Loại hình 1(nhóm 1): 42 học viên; Loại hình 2 (nhóm 2): 40 học
viên.Tuổi trung bình 55. Nữ 76%, nam 24%; đã tham gia tập dưỡng sinh ít nhất 8 tuần. Nghiên cứu quan sát
mô tả phân tích, thời gian từ tháng 5/ 2011 đến tháng 4/ 2012. Phương tiện đánh giá: Phiếu phỏng vấn, Huyết
áp kế, đồng hồ đếm giây, cân sức khỏe, sức khỏe tự đánh giá(Self Rated Health)
Kết quả:Tỷ lệ sức khỏe tự đánh giá mức độ tốt và rất tốt ở nhóm 1 là 64,2%, nhóm 2 là 62,5%; các tỷ lệ này
khác nhau không có ý nghĩa thống kê.
Kết luận: Hai loại hình lớp dưỡng sinh đều cải thiện sức khỏe tự đánh giá của học viên .
Từ khóa: phương pháp dưỡng sinh (Yang-Sheng), loại hình lớp dưỡng sinh, sức khỏe tự đánh giá.
ABSTRACT
COMPARING TWo DUONG SINH CLASS TYPES
Pham Huy Hung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 141 - 145
Introduction: When spreading the Nurturing Life Method (Duong sinh) of Nguyễn văn Hưởng to the
community,there are two class types; The first of 3 -6 training times a week, the second of 1 training times (the
Saturday) a week (the other day training at homes). Do two class types influence differently to the practitioner
health?
Objective: Recording the different influence of two Nurturing Life class types on practitioner health.
Specific objectives: Comparing the rate of self rated heath.
Subjects and Methods: The fisrt group: 42practitioners; The second: 40; Female 76%, Male 24%; average
age 55; praticing at least 8 weeks. Observatived descriptive studies, the period from Mayr 2011 to April 2012.
Means of assessment Questionnaires, blood pressure gauge, counts seconds clock, balance, Self Rated Health.
Results: The rates of self rated health at good and very good level: the fisrt goups: 64.2%; the second:
62.5% (the difference is not statistically significant).
Conclusion: recording: both two class types improve the self rated health .
Keywords: Nurturing Health Method, Duong sinh class types, Self Rated health.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Kết quả của một cuộc thăm dò quốc gia Hoa
kỳ năm 2007 cho thấy Y học thay thế và bổ sung
(Complementary and Alternative Medecine,
CAM) tăng cường sức khỏe tự đánh giá (Self
Rated Health); Dân chúng Hoa kỳ sử dụng CAM
Khoa Y học cổ truyền – Đại Học Y Dược Tp. HCM
Tác giả liên lạc: PGS TS Phạm Huy Hùng ĐT: 0123 623 6930 Email: phamhuyhung100@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 142
trong chăm sóc sức khỏe của mình trong 5 năm
(từ 2002 – 2007) tăng từ 1/3 lên 4/10; những
phương pháp dùng nhiều nhất là các sản phẩm
tự nhiên, (17,7%); Bài tập hít thở sâu (Deep
breathing exercises, (12,7%); Thiền (Meditation
(9,4%); Massage (8,3%); Yoga (6,1%) (10).
Ở Việt nam phương pháp dưỡng sinh đã
phổ biến từ những năm 1970; đến nay trong
quá trình triển khai đến cộng đồng có 2 loại
hình lớp: Loại hình thứ nhất là lớp dưỡng sinh
mỗi tuần tập ba đến sáu buổi. Loại hình thứ
hai là lớp dưỡng sinh mỗi tuần tập một buổi
(chiều thứ bảy), những buổi kia tự tập tại nhà.
Hai loại hình này tác động đến sức khỏe người
dân có khác nhau không?.(2,4,9)
Mục tiêu đề tài
So sánh tỷ lệ sức khỏe tự đánh giá giữa hai
lớp.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang phân tích. Cỡ mẫu: mỗi
nhóm 30 người
Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu
Các học viên ở các câu lạc bộ dưỡng sinh tập
theo phương pháp Nguyễn văn Hưởng.
Tuổi từ 25-75, nam hoặc nữ; Thời gian theo
lớp dưỡng sinh: từ 8 tuần-1 năm.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh tâm thần, bệnh cấp tính, bệnh cấp cứu,
ngoại khoa, suy tim; Học viên chưa đủ 8 tuần (2
tháng)
Phương pháp tập luyện
Các động tác Dưỡng sinh(3,4,6,9)
Tập trong tư thế nằm
Thư giãn; 2.Thở 4 thời có kê mông; 3. Ưỡn cổ;
4. Ưỡn mông; 5. Bắc cầu; 6. Tam giác; 7. Cái cày;
8. Trồng chuối; 9. Vặn cột sống; 10. Chiếc tàu; 11.
11. Rắn hổ mang; 12. Sư tử; 13. Chào mặt trời;
14. Chổng mông thở;
Tập trong tư thế ngồi hoa sen
15. Ngồi hoa sen; 16. Xoa đầu mặt; 17. Xoa
hai loa tai; 18. Áp tai vào màng nhĩ; 19. Đánh
trống trời; 20. Xoa mắt; 21. Xoa mũi; 22. Xoa
miệng; 23. Xoa cổ; 24. Đảo lưỡi đảo mắt; 25. Xúc
miệng đánh răng; 26. Tróc lưỡi; 27. Xem xa xem
gần; 28. Để tay sau gáy; 29. Co tay rút ra phía
sau; 30. Để tay giữa lưng; 31. Bắt chéo tay sau
lưng; 32.Chống tay ra phía sau; 33. Đầu sát
giường; 34. Chồm ra phía trước; 35. Ngồi ếch
Xoa thân và chi
36. Xoa vai tới ngực; 37. Xoa tam tiêu; 38. Xoa
vùng dưới xương bả; 39. Xoa chi trên; 40. Xoa chi
dưới;
Tập trong tư thế ngồi tháo hoa sen
41. Cúp lưng; 42. Rút lưng; 43. Hôn đầu gối;
44. Chân để lên đầu; 45. Ngồi chống tay phía sau;
46. Ngồi cúi đầu ra trước; 47. Qùy gối thẳng; 48.
Ngồi thăng bằng trên gót; 49. Đi bằng mông; 50.
Ngồi viên đe; 51. Cá nằm phơi bụng; 52. Nằm
ngửa khoanh tay ngồi dậy.
Tập trong tư thế đứng:
53. Dang chân ra xa nghiêng mình; 54.
Xuống tấn lắc thân; 55. Xoa đáy chậu; 56. Xoay
hông; 57. Sờ đất vươn lên; 58. Xuống nái nửa vời;
59. Cầm tạ; 60. Cây gậy
Tổ chức tập tại mỗi lớp
Lớp 1: Mỗi tuần 3-6 buổi sáng từ 8g – 10g thứ
Hai đến thứ sáu, tại phòng tập, những ngày
khác tập ở nhà. (Viện YHDT TP HCM)
Lớp 2: Mỗi tuần tập một buổi chiều thứ Bảy
từ 14g30 – 16g30 tại phòng tập, những ngày
khác tập ở nhà. (cơ sở 3, Bệnh viện ĐHTY TP
HCM)
Chỉ tiêu theo dõi: sinh hiệu, sức khỏe tự
đánh giá, sức khỏe tự so với 1 năm trước đây,
sức khỏe tự so với trang lứa, loại hình lớp nào
phù hợp.
Định nghĩa các biến số
- SỨC KHỎE TỰ ĐÁNH GIÁ (Self - rated -
Heath): có 5 mức độ : kém, trung bình, tốt, rất
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 143
tốt, xuất sắc; do cảm nhận chủ quan của học viên
về sức khỏe của mình.(10)
- SỨC KHỎE TỰ SO VỚI MỘT NĂM
TRƯỚC ĐÂY: có 3 mức độ : kém hơn, bằng, tốt
hơn; do cảm nhận chủ quan của học viên về sức
khỏe của mình so với một năm trước đây.(10)
- SỨC KHỎE TỰ SO VỚI TRANG LỨA: có 3
mức độ : kém hơn, bằng, tốt hơn; do cảm nhận
chủ quan của học viên về sức khỏe của mình so
với những người cùng trang lứa.(10)
- Mức độ tập mỗi tuần: Tập ít: 1-2 ngày; Khá đều: 3-4
ngày; Đều: 5-6 ngày, Rất đều: 7 ngày / tuần
Thuật toán thống kê
a. So sánh sự biến đổi trước và sau liệu pháp:
Dùng phép kiểm t cho so sánh từng cặp.
b. So sánh hai phương pháp có trị số trung
bình: Dùng phép kiểm t.
c. So sánh hai tỉ lệ: dùng phép kiểm χ2(Chi
bình phương).
d. Khử nhiễu: để giảm sai số ngẫu nhiên và
hệ thống: - chọn mẫu càng lớn càng tốt; tập
huấn, giám sát các người hướng dẫn đúng
phương pháp dưỡng sinh Nguyễn Văn
Hưởng; Không đưa vào nghiên cứu những
học viên ngòai tiêu chuẩn chọn (tập chưa đủ 8
tuần, bệnh ở giai đọan cấp tính ); thiết kế bộ
câu hỏi đầy đủ; giải thích cho học viên để
cung cấp thông tin trung thực; khử nhiễu bằng
phân tích hệ số tương quan.
Vấn đề y đức
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phỏng
vấn và theo dõi sinh hiệu. Phương pháp dưỡng
sinh gồm các động tác đã được chọn lọc, có tính
chất vừa sức, nhẹ nhàng, phù hợp với người
bệnh, người lớn tuổi, đã phổ biến trên 40 năm;
trong quá trình tập luyện luôn có bác sĩ và huấn
luyện viên hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ.Học viên
đồng ý tham gia nghiên cứu phỏng vấn.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tổng số người tập 82, trong đó:
- Nhóm 1 : 42;
- Nhóm 2 : 40;
Giới: Nữ 76 %; Nam 24 %;
Tuổi, trung bình: 55,1 + 2,8 (KTC 95%).
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Bảng 1: So sánh đối tượng giữa hai nhóm
Đặc điểm đối
tượng
Nh 1 Nh 2
YNTK
Giới
Nam 7 13 χ
2
= 2,033 < χ
2
0,05 =
3,841 (p > 0,05)
Không
Nữ 35 27
Tuổi 57,0 52,5
[ t] = 1,889< 1,995 Không
Lứa
tuổi
<55 14 19 χ
2
= 1,710 > χ
2
0,05 =
3,841 (p < 0,05)
Không
>55 28 21
So sánh sự thay đổi sinh hiệu giữa hai
nhóm
Bảng 2: So sánh sự thay đổi sinh hiệu giữa hai nhóm
Độ sai biệt trước sau
[t] = 1.995 YNTK
Sinh hiệu Nhóm 1 Nhóm 2
Mạch -0,27 -0,32 0,091 Không
Huyết áp tt -0,46 -1,07 0,496 Không
Huyết áp ttr -1,17 -1,13 0,076 Không
Hô hấp -0,17 0,2 1,530 Không
So sánh tỷ lệ sức khỏe tự đánh giá giữa 2
nhóm
Bảng 3: So sánh tỷ lệ sức khỏe tự đánh giá giữa 2
nhóm
Nhóm 1 Nhóm 2 χ
2
= 2,973
< χ
2
0,05 =
5,991
(p > 0,05)
Các tỷ số
không khác
nhau
Kém 0 0 0,0% 0,0%
Trung bình 15 15 35,7% 37,5%
Tốt 24 25 57,1% 62,5%
Rất tốt 3 0 7,1% 0,0%
Tuyệt vời 0 0 0,0% 0,0%
Cộng 42 100% 40 100%
Nhận xét: tỷ lệ tự đánh giá sức khỏe hiện nay
mức độ tốt và rất tốt ở nhóm 1 là 64%, nhóm 2 là
62%. So sánh giữa 2 nhóm các tỷ lệ này không
khác nhau.
So sánh sức khỏe tự so với một năm trước
đây
Tỷ lệ sức khỏe tự so với một năm trước
đây mức độ tốt hơn ở nhóm 1 là 81%, nhóm 2
là 87,5%. So sánh hai tỷ lệ này không khác
nhau (Bảng 4).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 144
Bảng 4: So sánh SK tự so với một năm trước đây
Nhóm 1 Nhóm 2 χ
2
= 2,967
< χ
2
0,05 = 5,991
(p > 0,05)
Các tỷ số
không khác
nhau
Kém hơn 3 7,1% 0 0,0%
Bằng 5 11,9% 5 12,5%
Tốt hơn 34 81,0% 35 87,5%
Cộng 42 100% 40 100%
So sánh sức khỏe tự so với trang lứa
Bảng 5: So sánh sức khỏe tự so với trang lứa
Nhóm 1 Nhóm 2 χ
2
= 2,413 < χ
2
0,05 =
5,991
(p > 0,05)
Các tỷ số không
khác nhau
Kém hơn 8 19% 3 7,5%
Bằng 11 26% 13 32,5%
Tốt hơn 23 55% 24 60,0%
Cộng 42 100% 40 100%
Nhận xét: Tỷ lệ sức khỏe tự so với trang lứa
mức độ bằng và tốt hơn ở nhóm 1 là 82,6%,
nhóm 2 là 93,0%. Hai tỷ lệ khác nhau không có ý
nghĩa thống kê.
So sánh mức độ tập đều trong tuần
Bảng 6: So sánh mức độ tập đều trong tuần
Mức độ tập trong
tuần
Nhóm 1 Nhóm 2 χ
2
=
8,455<χ
2
0,05
= 7,815
(p > 0,05)
Các tỷ số
khác nhau
Tập ít (1-2 ngày) 1 2,4% 1 2,5%
Tập vừa (3-4 ngày) 11 26,2% 23 57,5%
Tập đều (5-6 ngày) 28 66,7% 15 37,5%
Rất đều (7 ngày) 2 4,8% 1 2,5%
Nhận xét: Tỷ lệ mức độ tập trong tuần giữa 2
nhóm khác nhau có ý nghĩa thống kê. Nhóm 1
tập đều và rất đều chiếm 71,5%, trong khi nhóm
2 là 40%.
So sánh sự hài lòng về hình thức tổ chức
lớp phù hợp
Bảng 7: So sánh sự hài lòng về hình thức tổ chức lớp
phù hợp
Hình thức tổ chức
lớp phù hợp
Nhóm 1 Nhóm 2
χ
2
= 85, 083
< χ
2
0,05 =
5,991
(p > 0,05)
Các tỷ số
khác nhau
Một tuần 1 lần 0 0% 39 97,5%
Một tuần 3 lần 34 81% 1 2,5%
Một tuần 6 lần 8 19% 0 0,0%
Tỷ lệ hài lòng về hình thức lớp giữa 2 nhóm
khác nhau; Nhóm 1 phù hợp với hình thức lớp
một tuần 3 buổi (81%). Nhóm 2 phù hợp với lớp
một tuần 1 buổi (97,5%).
BÀN LUẬN
Về đối tượng nghiên cứu
Theo kết quả ở bảng 1 tổng số đối tượng
chung hai nhóm là 82; giới nữ đông hơn với tỷ lệ
76% so với nam 24%. Phân bố tỷ lệ nam nữ giữa
2 nhóm là đồng nhất; tuổi trung bình giữa 2
nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê.
Khảo sát các lớp dưỡng sinh tại phường xã giới
nữ cũng đông hơn giới nam. Có thể do ý thức tự
chăm sóc sức khỏe của nữ giới đa số cao hơn
nam giới; Gợi ý liên quan đến tuổi thọ của nữ
cao hơn nam(5,8,11).
Về sinh hiệu
Theo kết quả bảng 2: sự thay đổi về mạch,
Huyết áp tâm thu, Huyết áp tâm trương, tần số
hô hấp sau 8 tuần tập không có ý nghĩa thống kê
giữa hai nhóm. Các trị số sinh hiệu nằm trong
giới hạn bình thường.
Về sức khỏe tự đánh giá
Kết quả ở bảng 3 cho thấy đa số học viên
dưỡng sinh cảm thấy sức khỏe trung bình và tốt:
tỷ lệ sức khỏe tự đánh giá ở cả hai nhóm không
khác nhau: không có mức độ kém 0%, mức độ
trung bình từ 35,7% đến 37,5%, tốt và rất tốt từ
62,5% đến 64%.
- Kết quả ở bảng 4 cho thấy đa số học viên
dưỡng sinh cảm thấy sức khỏe cải thiện so với
một năm trước đây; mức độ cải thiện ở cả hai
nhóm không khác nhau: mức độ bằng với 1
năm trước đây từ 11,9% đến 12,5%, mức độ tốt
hơn từ 81% đến 87,5%. trong khi mức độ kém
từ 0% đến 7,1%.
- Kết quả ở bảng 5 cho thấy khi so với đồng
trang lứa đa số học viên dưỡng sinh cảm thấy
sức khỏe bằng và tốt hơn; cảm thấy bằng trang
lứa từ 26,2% đến 32,5%; tốt hơn từ 54,8% đến
60%; và cảm thấy kém hơn trang lứa từ 7% đến
19%. Tỷ lệ mức độ sức khỏe so với đồng trang
lứa giữa 2 nhóm không khác nhau.
Giải thích về cảm giác chủ quan thấy sức
khỏe cải thiện so với bản thân, so với trang lứa:
Trong suốt quá trình tập dưỡng sinh, bí quyết
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 145
của sự thành công là phép thở sâu, tác động
mạnh đến hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, và hệ thần
kinh(6,7,12).
- Đối với hệ tuần hoàn, khi thở sâu áp suất ở
trong lồng ngực trở nên âm hơn, do đó máu về
tim, phổi dễ dàng hơn; Đồng thời do cơ hoành
hạ thấp xuống làm áp suất trong ổ bụng tăng lên,
thúc đẩy máu đi tới trong tĩnh mạch, nên tạo tác
dụng xoa bóp nội tạng; làm quá trình trao đổi
khí O2 và CO2 được nhiều hơn.
Trong sách “Sinh lý học y khoa, 2003, trang
168”: khi hít vào khí nhiều nhất, áp suất ở phổi
sẽ âm nhất, máu về phổi, tim nhiều nhất, như
thế sự trao đổi khí tốt hơn, nhờ sự xứng hợp
giữa thông khí và tưới máu phổi(1,3,9).
- Khi người tập tập trung vào trung khu hô
hấp thì các vùng khác của vỏ não sẽ bị ức chế
(giúp thần kinh nghỉ ngơi)(7).
Trong đề tài “Thăm dò tác dụng của bài tập
10 động tác dưỡng sinh đối với một số chỉ số tim
mạch, độ dẻo cột sống.” của Phạm Huy Hùng và
cộng sự (2004), kết qủa thăm dò bằng phiếu
phỏng vấn trên 132 học viên dưỡng sinh cho
thấy sau 3 tháng tập, các cảm giác chủ quan có
cải thiện, như sức làm việc tăng (75,6%), thở cảm
thấy khỏe hơn (92,7%), cảm giác ăn ngon miệng
(90,2%) và ngủ thẳng giấc hơn (92,7%), đại tiện
đều (87,1%)(12).
Các động tác dưỡng sinh
Có nhiều tác dụng, tập được nhiều phần của cơ
thể: Bì phu (da, (tự xoa); Cơ nhục và cân (duy trì các
tư thế và dao động); Cốt (các tư thế đứng, ngồi).
Về hình thức tổ chức lớp phù hợp
Theo bảng 8, nhóm 1 phù hợp với hình thức
lớp một tuần 3 buổi (81%). Trong khi nhóm 2
phù hợp với hình thức lớp một tuần 1 buổi
(97,5%). Như vậy 2 hình thức tổ chức lớp phù
hợp với 2 đối tượng.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu quan sát mô tả cắt ngang
trên 82 học viên dưỡng sinh tập từ 8 tuần trở lên
Ghi nhận như sau: Hai loại hình lớp dưỡng sinh
đều cải thiện sức khỏe tự đánh giá cho học viên
sau tám tuần tập luyện.Tỷ lệ sức khỏe tự đánh
giá hiện nay mức độ tốt và rất tốt ở nhóm 1 là
64,2%, nhóm 2 là 62,5%. So sánh giữa 2 nhóm các
tỷ lệ này khác nhau không có ý nghĩa thống kê.
HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI
Do học viên có những buổi tự tập tại nhà,
nên khó đảm bảo học viên có tuân thủ triệt để
lịch tập cũng như kỹ thuật tập.
KHUYẾN NGHỊ
Học viên có thể tham gia lớp dưỡng sinh mỗi
tuần 1 buổi, những buổi khác tự sắp xếp tập ở
nhà tùy theo điều kiện thời gian, hoàn cảnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Môn Sinh lý Đại học Y Dược TP Hồ-Chí-Minh (2003), Sinh
lý học y khoa, NXB Y học.
2. Bộ y tế, Y dịch, NXB Yhọc, Hà nội, 2003.
3. Bộ y tế (2003), Bách khoa thư bệnh học tập 2, NXB Y học.
4. Bùi Chí Hiếu (1993), Y học dân tộc Cửu Long, NXB Cửu Long,
tr.97.
5. Đặng Văn Chung (1979), Sức khỏe và Bảo vệ sức khỏe, NXB Y
học, tr.156.
6. Đỗ đình Hồ, Lê Phong (2002), Dưỡng sinh tâm thể liên hợp,
NXB Y học TP HCM.
7. Hoàng Bảo Châu, Khí công, NXB y học, 2012.
8. Hoàng Tuấn (1983), Tuổi già và Thận, NXB Y học.
9. Nguyễn Văn Hưởng, Phương pháp Dưỡng sinh, NXB Y học,
(tái bản lần 8), 1994.
10. Nguyễn T Long (2007), Y học Thay Thế và Bổ Sung tăng
cường Sức khoẻ Tự Kiểm (CAM Use improved Self-Rated
Health).
11. Nguyễn-Thiện-Thành (1980), Khái niệm cơ sở trong khoa học tuổi
thọ, NXB Y học, tr 42.
12. Phạm-huy Hùng (2004), “Thăm dò tác dụng của bài tập 10
động tác dưỡng sinh đối với một số chỉ số tim mạch, độ dẻo
cột sống.”
Ngày nhận bài báo: 10/10/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 13/10/2014
Ngày bài báo được đăng: 10/01/2015