So sánh hình thái vân môi qua hai phương pháp lấy mẫu

Đặt vấn đề: Ngày nay vân môi trở thành dữ liệu sinh trắc học quan trọng để xác định cá thể người. Tuy nhiên, để lại hiện trường là dấu vân môi ẩn, khi so với vân môi nhìn trực tiếp trên vùng môi đỏ của người thì khác nhau như thế nào? Vì thế cần có nghiên cứu so sánh dấu vân môi này. Mục tiêu: Phân loại và tính tỉ lệ các dạng vân môi từ hai phương pháp lấy mẫu. So sánh sự khác nhau của vân môi thu được từ hai phương pháp lấy mẫu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu vân môi của 150 sinh viên bằng hai cách lấy vân môi: máy chụp hình kỹ thuật số và son môi. Kết quả: 96% ở KV5 và 96,7% ở KV8 có dạng rãnh chính trên dấu vân môi lấy bằng son môi ghi nhận giống với hình vân môi chụp bằng máy chụp hình KTS. 51,3% ở KV2 và 48,7% ở KV11 không đọc được rãnh vân môi. 13/150 rãnh ngang ở KV11 và 2/29 củ môi ghi nhận được trên dấu vân môi lấy bằng son nhưng không có trên hình chụp. 4/31 củ môi, 1/14 xoắn môi, 2/2 nốt vàng có trên hình chụp nhưng không đọc được trên dấu vân môi lấy bằng son môi. Kết luận: Hơn 96% dạng rãnh chính ở các khu vực dễ để lại dấu vân môi ẩn của hai môi và hơn 93% củ môi và xoắn môi đều đọc được chính xác từ dấu vân môi lấy bằng son môi. Kết luận này góp phần củng cố thêm việc sử dụng vân môi để nhận dạng cá thể người.

pdf5 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh hình thái vân môi qua hai phương pháp lấy mẫu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Ngoại Khoa 144 SO SÁNH HÌNH THÁI VÂN MÔI QUA HAI PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU Võ Huỳnh Trang*, Lê Văn Cường** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Ngày nay vân môi trở thành dữ liệu sinh trắc học quan trọng để xác định cá thể người. Tuy nhiên, để lại hiện trường là dấu vân môi ẩn, khi so với vân môi nhìn trực tiếp trên vùng môi đỏ của người thì khác nhau như thế nào? Vì thế cần có nghiên cứu so sánh dấu vân môi này. Mục tiêu: Phân loại và tính tỉ lệ các dạng vân môi từ hai phương pháp lấy mẫu. So sánh sự khác nhau của vân môi thu được từ hai phương pháp lấy mẫu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu vân môi của 150 sinh viên bằng hai cách lấy vân môi: máy chụp hình kỹ thuật số và son môi. Kết quả: 96% ở KV5 và 96,7% ở KV8 có dạng rãnh chính trên dấu vân môi lấy bằng son môi ghi nhận giống với hình vân môi chụp bằng máy chụp hình KTS. 51,3% ở KV2 và 48,7% ở KV11 không đọc được rãnh vân môi. 13/150 rãnh ngang ở KV11 và 2/29 củ môi ghi nhận được trên dấu vân môi lấy bằng son nhưng không có trên hình chụp. 4/31 củ môi, 1/14 xoắn môi, 2/2 nốt vàng có trên hình chụp nhưng không đọc được trên dấu vân môi lấy bằng son môi. Kết luận: Hơn 96% dạng rãnh chính ở các khu vực dễ để lại dấu vân môi ẩn của hai môi và hơn 93% củ môi và xoắn môi đều đọc được chính xác từ dấu vân môi lấy bằng son môi. Kết luận này góp phần củng cố thêm việc sử dụng vân môi để nhận dạng cá thể người. Từ khóa: Vân môi, son môi, máy chụp hình kỹ thuật số. ABSTRACT COMPARISON OF LIP PRINT MORPHOLOGY COLLECED FROM TWO DIFFERENT METHODS Vo Huynh Trang, Le Van Cuong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 144 - 148 Back ground:Lip prints has become an important data in biometry to identify the unique of an individual. However, latent lip prints left at the scene and collected directly from the participants are different, or not? Therefore, there should be more comprehensive research in lip prints. Objectives: Classify and calculate the proportion of types of the lip prints collected by the two methods. Compare the differences in types of lip prints collected by two methods. Subjects and Methods: Lip prints of 150 students were taken photograph by a digital camera and collected by lip stick. Results: 96% in the 5th area and 96.7% in the 8th area have the main grooves on the lips taken by lip stick and digital camera are similar. 51.3% in the 2nd and 48.7% of the lip prints in the 11th area are unreadable. 13/150 wide grooves in the 11th area and 2/21 tubercle of upper lip were identified on the lip prints by lip stick but not found by the camera. 4/31 tubercle of upper lip, 1/14 whorls, 2/2 yellow nod were recognized on the lips by the camera but not found by lip stick. Conclusion: More than 96% main grooves on the two lips are latent and more than 93% whorls and tubercles of upper lip are fully recognizable on the lip prints collected by the lip stick method. This conclusion * Bộ môn Giải Phẫu - Trường ĐH Y Dược Cần Thơ ** Bộ môn Giải Phẫu học, Đại học Y Dược TP. HCM Tác giả liên lạc: Ths Võ Huỳnh Trang ĐT: 0989576785, Email: vhtrang@ctump.edu.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 145 contributes itself to use lip prints for personal recognition. Keyword: lip print, lip stick, digital camera. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong khoa học hình sự, xác định cá thể người được dựa vào các đặc điểm nhân trắc như: vân tay, nhóm máu, mô hình răng. Trong các trường hợp không còn đủ các bộ phận như nạn nhân bị cắt mất tay, bỏng vân tay, không có hồ sơ về răng.... thì việc xác định cá thể gặp nhiều khó khăn(2,3). Vì thế mà gần 20 năm qua các nhà khoa học đã không ngừng tìm kiếm ra nhiều phương pháp khác nhau giúp phân biệt người này với người khác, trong đó có vân môi. Vân môi được Fischer mô tảvào năm 1902, đến năm 1930 thì ngành nhân chủng học mới chấp nhận sự tồn tại của các nếp nhăn này, nhưng không đề ra ứng dụng nào cho thực tiễn(3). Đến năm 1950, lần đầu tiên vân môi được Snyder(3) sử dụng để xác định cá thể người. Trong một nghiên cứu năm 1967, K. Suzuki(4) ghi nhận làdạng rãnh chứ không phải nếp nhăn ở môi đỏ người, nên bà đặt tên là “rãnh môi”, và “vân môi” là mô hình các rãnh này trên môi người. Từ đó nhiều công trình nghiên cứu về vân môi ở nhiều nước như: Đức, Nga, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Úc, Hàn Quốc để xác nhận vân môi mang tính đặt trưng cá thể và ứng dụng dùng vân môi xác định tội phạm. Tùy tác giả mà họ có cách lấy dấu vân môi để nghiên cứu khác nhau, có tác giả dùng máy lấy dấu vân tay để lấy dấu vân môi, có tác giả dùng máy chụp hình y khoa để chụp hình vân môi, có tác giả dùng bột từ tính để làm tái hiện dấu vân môi ẩn, cũng có tác giả sử dụng vật liệu lấy dấu răng để lấy dấu vân môi. Nhưng phương pháp lấy dấu vân môi được nhiều người sử dụng nhất là dùng son môi thoa lên vùng môi đỏ rồi lấy dấu bằng cánh ngậm lên giấy trắng, in môi lên giấy cô-tông hay băng keo trong. Ở Việt Nam, có một nghiên cứu của tác giả Lê Văn Cường(1), 2005, lấy dấu vân môi của sinh viên bằng son môi. Một nghiên cứu của Võ Huỳnh Trang(6), 2011, lấy vân môi bằng máy chụp hình kỹ thuật số, tác giả đã phân khu vực (KV) môi đỏ và xây dựng mô hình vân môi để đọc các dạng rãnh, kết quả vân môi của người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long được phân thành 8 dạng rãnh, ký hiệu bằng các số La Mã từ I đến VIII. Phân khu vực môi đỏ Mô hình vân môi I: rãnh dọc II: rãnh phân nhánh III: rãnh giao IV: rãnh lưới V: rãnh sao VI: rãnh ngang VII: không qui tắc VIII: không rãnh Củ môi Xoắn môi Nốt vàng Vì môi đỏ có đặc điểm co dãn nhiều, nên cách lấy vân môi để nghiên cứu mà hạn chế thay Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Ngoại Khoa 146 đổi rãnh môi là vấn đề mà các nhà nghiên cứu cần quan tâm. Với mong muốn bổ sung nhận xét về cách lấy dấu vân môi khi nghiên cứu, chúng tôi tiến hành đề tài “So sánh hình thái vân môi qua hai phương pháp lấy mẫu”. Mục tiêu nghiên cứu Phân loại và tính tỉ lệ các dạng vân môi từ hai phương pháp lấy mẫu. So sánh sự khác nhau của dấu vân môi thu được từ hai phương pháp lấy mẫu. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng Công trình nghiên cứu trên 150 sinh viên Y thuộc Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đang thực tập tại Bộ môn Giải phẫu. Phương pháp nghiên cứu Lấy dấu vân môi của đối tượng nghiên cứu bằng hai phương pháp: Phương pháp 1: chụp hình vân môi bằng máy chụp hình kỹ thuật số Casino 7.1MP. Quan sát vân môi chụp được phóng đại trên màn hình máy vi tính. Phương pháp 2: Dùng son môi Lancôme thoa lên môi đỏ, sau đó cho sinh viên ngậm môi nhẹ nhàng lên giấy A4 gấp đôi từ 4 - 6 lần để in dấu vân. Chụp hình dấu vân môi trên giấy trắng để lưu trữ và phóng to trên màn hình vi tính khi khảo sát. Ghi nhận rãnh vân môi ở các khu vực môi đỏ theo 8 dạng rãnh của Võ Huỳnh Trang theo từng phương pháp và tính tỉ lệ các dạng rãnh. So sánh hai mẫu vân môi của từng đối tượng với nhau để khảo sát sự khác biệt. KẾT QUẢ Qua khảo sát vân môi của 150 sinh viên Y của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ bằng hai phương pháp, chúng tôi có kết quả như sau: Phân loại và tỉ lệ vân môi theo phương pháp 1 Rãnh vân môi được ghi nhận theo 8 dạng ở các khu vực dễ nhìn thấy được là 2, 5, 8, 11: Bảng 1: Tỉ lệ các dạng vân môi ở khu vực 2, 5, 8, 11 khi lấy bằng máy chụp hình KTS Dạng vân môi Khu vực 5 Khu vực 8 Khu vực 2 Khu vực 11 N % N % N % N % Dạng I 86 57,3 113 75,0 29 19,3 39 26,0 Dạng II 51 34,0 23 15,3 44 29,3 18 12,0 Dạng III 13 8,7 12 8,0 10 6,7 22 14,6 Dạng IV 0 0 0 0 61 40,7 69 46,0 Dạng V 0 0 0 0 5 3,3 1 0,7 Dạng VI 0 0 0 0 0 0 0 0 Dạng VII 0 0 0 0 0 0 0 0 Dạng VIII 0 0 2 1,3 1 0,7 1 0,7 Tổng 150 100 150 100 150 100 150 100 Chiếm tỉ lệ cao nhất ở khu vực 5 và 8 là dạng I, ở khu vực 2 và 11 là dạng IV. Bảng 2: Tỉ lệ các cấu trúc đi kèm với vân môi khi lấy bằng my chụp hình KTS Cấu trúc Kết quả Củ môi Xoắn môi Nốt vàng N Tỉ lệ (%) N Tỉ lệ (%) N Tỉ lệ (%) Có 31 21,0 14 9,4 1 1,3 Không 119 79,0 136 90,6 149 98,7 Tổng 150 100 150 100 150 100 Phân loại và tỉ lệ vân môi theo phương pháp 2 Bảng 3: Tỉ lệ các dạng vân môi ở vùng 2, 5, 8, 11 khi lấy bằng son môi Dạng vân môi Khu vực 5 Khu vực 8 Khu vực 2 Khu vực 11 N % N % N % N % Không đọc được 0 0 0 0 77 51,3 73 48,7 Dạng I 92 61,3 118 78,7 12 8,0 27 18,0 Dạng II 45 30,0 18 12,0 20 13,3 9 6,0 Dạng III 13 8,7 12 8,0 10 6,7 22 14,6 Dạng IV 0 0 0 0 31 20,7 5 3,3 Dạng V 0 0 0 0 0 0 0 0 Dạng VI 0 0 0 0 0 0 13 8,7 Dạng VII 0 0 0 0 0 0 0 0 Dạng VIII 0 0 2 1,3 0 0 0 0 Tổng 150 100 150 100 150 100 150 100  Chiếm tỉ lệ cao nhất ở khu vực 5 và 8 là dạng I, ở khu vực 2 là dạng IV và khu vực 11 là dạng III. Bảng 4: Tỉ lệ các cấu trúc đi kèm với vân môi khi lấy bằng son môi  Cấu trúc Củ môi Xoắn môi Nốt vàng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 147 Kết quả N Tỉ lệ (%) N Tỉ lệ (%) N Tỉ lệ (%) Có 29 19,0 13 8,7 0 0 Không 121 81,0 137 91,3 150 100 Tổng 150 100 150 100 150 100 BÀN LUẬN Khi khảo sát vân môi bằng hình chụp của máy KTS, chúng tôi có hình ảnh vân môi trực tiếp không bị thay đổi do tác động của cách lấy mẫu, nên vân môi này được xem là vân môi chuẩn của mẫu. Khi lấy vân môi bằng son môi (vân môi gián tiếp), dù ít hay nhiều đều có tác dụng của lực khi ngậm vào giấy trắng, nên kết quả đọc vân môi sẽ được so sách với hình KTS xem thay đổi như thế nào. Ở đây chúng tôi chỉ so sánh dạng rãnh chính ở bốn KV dễ nhìn thấy và dễ để lại dấu vân môi nhất là KV 2, 5, 8, 11. Bảng 5: So sánh tỉ lệ các dạng vân môi giữa hai phương pháp lấy vân môi ở KV 5, 8, 2 và11 Dạng vân môi Khu vực 5 (%) Khu vực 8 (%) Khu vực 2 (%) Khu vực 11 (%) KTS Son KTS Son KTS Son KTS Son Không đọc được 0 0 0 0 0 51,3 0 48,7 Dạng I 57,3 61,3 75,0 78,7 19,3 8,0 26,0 18,0 Dạng II 34,0 30,0 15,3 12,0 29,3 13,3 12,0 6,0 Dạng III 8,7 8,7 8,0 8,0 6,7 6,7 14,6 14,6 Dạng IV 0 0 0 0 40,7 20,7 46,0 3,3 Dạng V 0 0 0 0 3,3 0 0,7 0 Dạng VI 0 0 0 0 0 0 0 8,7 Dạng VII 0 0 0 0 0 0 0 0 Dạng VIII 0 0 1,3 1,3 0,7 0 0,7 0 Ở khu vực 5: cả hai cách lấy mẫu đều cho dạng I có tỉ lệ cao nhất, dạng II kế tiếp và cuối cùng là dạng III, các dạng khác không xuất hiện trong mẫu. Nhưng khi so sánh hai vân môi từ hai phương pháp trên cùng đối tượng, chúng tôi thấy rằng có 6/150 (4%) vân môi dạng II (hình KTS) được ghi nhận thành dạng I (dấu son vân môi), còn lại 96% thì đọc kết quả giống nhau ở hai phương pháp. Với 8,7% vân môi dạng III thì ghi nhận đúng 100%. Ở khu vực 8: cả hai cách lấy mẫu đều ghi nhận dạng I chiếm cao nhất, tiếp theo là dạng II với tỉ lệ khác nhau, còn dạng III thì tỉ lệ bằng nhau ở hai phương pháp. Khi so sánh hai vân môi từ hai phương pháp trên mỗi đối tượng, cũng như ở khu vực 5, chúng tôi ghi nhận có 5/150 (3,3%) vân môi dạng II (hình KTS) được ghi nhận thành dạng I (dấu son vân môi), tức là có 96,7% kết quả vân môi của hai phương pháp giống nhau. Với 8,0% vân dạng III thì cũng ghi nhận đúng 100%. Đối với khu vực 2 và khu vực 11 là những khu vực ngoại biên vùng giữa của môi trên và môi dưới, chúng tôi thấy chỉ khoảng 50% trường hợp (51,3% KV2 và 48,7% KV11) dạng vân ở các KV này có thể in được lên giấy. Và khi in được dấu vân môi lên giấy trắng thì ở cả hai KV đều chỉ có 41% (61/150 ở khu vực 2 và 62/150 ở khu vực 11) kết quả đọc giống nhau ở hai phương pháp. Ở khu vực 11: có 13/150 trường hợp (8,7%) dạng VI có rãnh ngang ở KV11 khi đọc trên mẫu vân môi lấy bằng son môi, nhưng lại là dạng IV lưới rãnh khi quan sát trên hình chụp bằng máy KTS. Trong nghiên cứu của tác giả Lê Văn Cường năm 2005, cũng lấy vân môi bằng son môi ở 220 sinh viên của Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, ghi nhận 13,6% có rãnh ngang ở bờ ngoài môi. Trong khi đó, một nghiên cứu khác về vân môi của chúng tôi trên 1618 người dân ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long bằng máy chụp hình KTS thì tỉ lệ xuất hiện rãnh ngang ở khu vực này rất thấp chỉ 1,1%. Sự khác biệt này theo chúng tôi có thể là do khi ngậm môi lên giấy trắng, dù rất nhẹ nhàng nhưng cũng có thể làm thay đổi ít nhiều rãnh vân môi, đặc biệt trong mẫu này là những rãnh dọc của dạng IV lưới rãnh biến mất chỉ còn lại rãnh ngang của dạng lưới rãnh in trên giấy. Bảng 6: So sánh các cấu trúc đi kèm vân môi giữa hai phương pháp lấy vân môi Cấu trúc Phương pháp Củ môi Xoắn môi Nốt vàng N (%) N (%) N (%) KTS 31 21,0 14 9,3 2 1,3 Son môi 29 19,0 13 8,7 0 0 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Ngoại Khoa 148 Củ môi: 21% có củ môi trên hình chụp KTS, nhưng chỉ 19% có củ môi ghi nhận trên mẫu vân môi lấy bằng son môi. Trong đó 27/29 (93%) củ môi trên dấu vân môi lấy bằng son môi trùng khớp với củ môi có trên hình chụp KTS, chỉ 2/29 trường hợp ghi nhận có củ môi nhưng lại không có trên hình chụp. Và có 4/31 trường hợp có củ môi nhỏ trên hình chụp KTS, nhưng không thấy được củ môi trên dấu vân môi lấy bằng son môi. Xoắn môi: 13/13 xoắn môi ở dạng hai xoắn hai bên môi dưới được ghi nhận trên mẫu vân môi lấy bằng son môi, và tất cả đều trùng khớp với xoắn môi trên hình chụp KTS. Nhưng có 1/14 trường hợp (7,1%) trên hình chụp KTS thấy hai xoắn môi dưới, nhưng với vân môi lấy bằng son môi thì không ghi nhận được. Nốt vàng: Trong mẫu nghiên cứu có 2/150 môi đỏ có vài nốt vàng nằm rải rác ở môi trên và không in dấu khi lấy vân môi bằng son môi. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu vân môi của 150 sinh viên Y của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ bằng máy chụp hình KTS và son môi, chúng tôi có kết quả như sau: 96% ở khu vực 5 và 96,7% ở khu vực 8 có dạng rãnh chính trên dấu vân môi lấy bằng son môi ghi nhận giống với hình vân môi chụp bằng máy chụp hình KTS. 51,3% ở khu vực 2 và 48,7% ở khu vực 11 không đọc được rãnh vân môi. 8,7% (13/150) rãnh ngang ở khu vực 11 ghi nhận được trên dấu vân môi lấy bằng son nhưng không có trên hình chụp. Cấu trúc đi kèm Củ môi: 93% củ môi trên dấu vân môi lấy bằng son môi trùng khớp với củ môi có trên hình chụp KTS. Xoắn môi: 92,9% xoắn môi ở dạng hai xoắn hai bên môi dưới được ghi nhận trên mẫu vân môi lấy bằng son môi và trùng khớp với xoắn môi trên hình chụp KTS. Nốt vàng: có 2/150 môi đỏ có vài nốt vàng nằm rải rác ở môi trên và không in dấu khi lấy vân môi bằng son môi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Văn Cường (2005), “Hình thái vân môi của 220 sinh viên Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh”. Y Học TP. Hồ Chí Minh, Hội nghị Khoa học Kỹ thuật lần thứ 22, chuyên đề Y học cơ sở. Nhà xuất bản Y học, phụ bản số 1, tập 9, 2005, tr: 1 - 5. 2. Santos M. (1967), “A supplementary stomatological means of identification”, J. Leg. Med, Int. Microform., pp: 2. 3. Snyder L. (1950), Homicide Investigation. Thomas Springfield, III, pp: 65. 4. Suzuki K., Suzuki H., and Tsuchihashi Y. (1970), “New attempt of personal identification by means of lip print”, Journal of the Indian Dental Association, 42 (1), pp: 8 - 9. 5. Tsuchihashi Y. (1974), “Studies on personal identification by means of lip prints”. Forensic Science, 3 (3), pp: 233 - 248. 6. Võ Huỳnh Trang (2011), “Đặc điểm hình thái vân môi của người Việt, Khmer, Chăm vùng ĐB sông Cửu Long”. Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Tài liệu liên quan