Cơ sở nghiên cứu: PT Longo chứng tỏ có nhiều ưu điểm trong điều trị trĩ: ít hoặc không đau hậu phẫu, thời gian nằm viện ngắn. Nghiên cứu này so sánh PT Longo với PT Milligan – Morgan. Phương pháp nghiên cứu: Sau khi xác định cỡ mẫu và hội đủ tiêu chuẩn chọn bệnh, 400 bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên, chia làm 2 nhóm, nhóm Longo (n = 200) và nhóm mổ mở (n = 200). Hai nhóm được so sánh về thời gian mổ, thang điểm đau, biến chứng, số ngày nằm viện. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 48,2 ở nhóm Longo và 42,63 ở nhóm mổ mở. Trĩ độ III chiếm tỉ lệ cao (75% ở nam và 74,9% ở nữ). Thời gian mổ trung bình ngắn hơn ở nhóm Longo (25,49 phút so với 32, 56 phút ở nhóm mổ mở, P < 0,01). Thang điểm đau nhỏ hơn ở nhóm Longo. Thời gian nằm viện trung bình là 2,59 ngày ở nhóm Longo và 3,12 ngày ở nhóm mổ mở (P = 0,56). Tỉ lệ biến chứng chung của 2 nhóm tương đương nhau (P = 0,21). Thời gian theo dõi tối thiểu là 1 tháng, tối đa là 20 tháng. Kết luận: PT Longo là an toàn và hiệu quả trong điều trị trĩ độ III và IV. PP này giúp giảm đau, có tỉ lệ biến chứng tương đương PP mổ mở. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu để xác định kết quả dài hạn
6 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh phẫu thuật longo và phẫu thuật cắt trĩ milligan - morgan: Kết quả sớm và trung hạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 200
SO SÁNH PHẪU THUẬT LONGO VÀ PHẪU THUẬT CẮT TRĨ
MILLIGAN – MORGAN: KẾT QUẢ SỚM VÀ TRUNG HẠN
Dương Văn Hải*, Nguyễn Phúc Minh*, Dương Bá Lập*, Lê Quang Nghĩa*
TÓM TẮT
Cơ sở nghiên cứu: PT Longo chứng tỏ có nhiều ưu điểm trong điều trị trĩ: ít hoặc không đau hậu phẫu, thời
gian nằm viện ngắn. Nghiên cứu này so sánh PT Longo với PT Milligan – Morgan.
Phương pháp nghiên cứu: Sau khi xác định cỡ mẫu và hội đủ tiêu chuẩn chọn bệnh, 400 bệnh nhân được
chọn ngẫu nhiên, chia làm 2 nhóm, nhóm Longo (n = 200) và nhóm mổ mở (n = 200). Hai nhóm được so sánh về
thời gian mổ, thang điểm đau, biến chứng, số ngày nằm viện.
Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 48,2 ở nhóm Longo và 42,63 ở nhóm mổ mở. Trĩ độ III chiếm tỉ
lệ cao (75% ở nam và 74,9% ở nữ). Thời gian mổ trung bình ngắn hơn ở nhóm Longo (25,49 phút so với 32, 56
phút ở nhóm mổ mở, P < 0,01). Thang điểm đau nhỏ hơn ở nhóm Longo. Thời gian nằm viện trung bình là 2,59
ngày ở nhóm Longo và 3,12 ngày ở nhóm mổ mở (P = 0,56). Tỉ lệ biến chứng chung của 2 nhóm tương đương
nhau (P = 0,21). Thời gian theo dõi tối thiểu là 1 tháng, tối đa là 20 tháng.
Kết luận: PT Longo là an toàn và hiệu quả trong điều trị trĩ độ III và IV. PP này giúp giảm đau, có tỉ lệ biến
chứng tương đương PP mổ mở. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu để xác định kết quả dài hạn.
Từ khóa: Khâu treo trĩ bằng stapler, cắt trĩ phương pháp Milligan – Morgan.
ABSTRACT
STAPLER HEMORRHOIDOPEXY VERSUS MILLIGAN -MORGAN HEMORRHOIDECTOMY:
THE EARLY AND MID-TERM RESULT
Dương van Hai, Nguyen Phuc Minh, Duong Ba Lap, Le Quang Nghia
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 199 – 204
Background: The new technique of circular stapler for the treatment of hemorrhoids has shown early
promise in term of minimal or no postoperative pain, early discharge from hospital. This study was designed to
compare stapled technique with the well-eccepted conventional Milligan -Morgan hemorrhoidectomy.
Methods: After fulfilling the selection criteria and sample size, 400 patients were randomly allocated to the
stapled (n = 200) or open group (n = 200). All patients were operated on under spinal anesthesia. The 2 techniques
were evaluated with respect to the operative time, pain scores, complications, day of discharge.
Results: The mean age of patients was 48.2 years (SD= 15.06) in the stapled group and 42.63 years (SD=
14.07) in the open group. Grade III hemmorrhoids were more common (75% in male and 7.9% in female). The
mean operative time was shorter in stapled group 25.49 minutes (± 5.42) versus 32.56 minutes (± 6.87) in the
Milligan – Morgan group (P <.01). Pain scores were significantly less in stapled group. Mean hospital stay was
2. 59 days (± 1.42) and 3.12 days (± 1.02) (P = 0.56) in the stapled and open group, respectively. The overall
incidence of complications was the same (P = 0.21). The minimum follow – up was 1 month, the maximum follow
– up was 20 months.
Conclusions: Stapled hemorrhoidectomy is a safe and effective procedure for the treatment of grade III and
* Bệnh viện Bình Dân - Đại Học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: PGS.Dương Văn Hải ĐT: 0919.669192 Email: haiduong99@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2011 201
grade IV hemorrhoids. It ensures lesser postoperative pain and complications similar to the open technique, and a
more satisfied patient with no perianal wound. However, more such randomized trials are essential to deny any
long – term complication.
Keywords: stapled hemorrhoidopexy, Milligan – Morgan hemorrhoidopexy.
CƠ SỞ NGHIÊN CỨU
Trĩ là một bệnh lý lành tính thường gặp nhất
của vùng hậu môn trực tràng. Ở Mỹ, mỗi năm
có hơn 1 triệu người mắc bệnh(3). Ở Việt Nam, tỉ
lệ có trĩ trong cộng đồng trên 50 tuổi là 45,39%,
tỉ lệ hiện mắc là 18,77%, triệu chứng chủ yếu là
sa trĩ (49,5%). Trĩ độ III và IV phải điều trị phẫu
thuật(12). Kỹ thuật Milligan-Morgan đã được thử
thách qua thời gian và được sử dụng nhiều
nhất(25). Sau phẫu thuật mổ mở, bao gồm nhiều
kỹ thuật cắt và cột búi trĩ, bệnh nhân phải chịu
đau vài ngày, phải băng vết thương, phải nằm
viện vài ngày, và phải nghỉ việc ít nhất 2 đến 3
tuần(16). Cho nên, bệnh nhân thường lựa chọn
cách điều trị bảo tồn đến khi triệu chứng quá
nặng, không thể điều trị nội khoa. Trong các
phẫu thuật mới, kỹ thuật treo trĩ theo Longo –
Milito bằng stapler có nhiều ưu điểm(10). Phương
pháp này giúp giảm đau sau mổ và sớm làm
việc lại(15,17). Đây là một kỹ thuật mới, cần có
nhiều nghiên cứu để xác định giá trị, và quan
trọng hơn nữa là loại trừ các biến chứng về lâu
dài. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này để so
sánh kết quả của phẫu thuật Longo với kỹ thuật
cắt trĩ theo Milligan – Morgan (MM) ở bệnh
nhân
Việt Nam.
BỆNH NHÂN - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng tôi so sánh 2 nhóm bệnh nhân được
chọn ngẫu nhiên. Số bệnh nhân cần thiết để có
đủ độ tin cậy trong xử lý thống kê được tính
theo công thức Feinstein(7). Trong một nghiên
cứu của Jai Bikhchandani, so sánh kết quả phẫu
thuật của 2 nhóm bệnh nhân mổ trĩ theo phẫu
thuật Longo và kỹ thuật MM, mỗi nhóm là 42.
Tỉ lệ biến chứng chung là 21,7%, lấy số tròn là
20%. Chúng tôi mong muốn, khi áp dụng kỹ
thuật này ở người Việt Nam, tỷ lệ biến chứng
giảm xuống còn 10%. Công thức tính cỡ mẫu
theo Feinstein là:
Trong đó, P1 là tỉ lệ biến chứng của lô chứng
(20%), P2 là tỉ lệ biến chứng mong muốn của lô
nghiên cứu (10%). 2,80 là hằng số khi chọn α =
0,05 (5% nguy cơ bác bỏ sai giả thuyết không) và
β = 0,20 (20% nguy cơ chấp nhận sai giả thuyết
không). Vậy, mỗi lô cần có 196 bệnh nhân.
Chúng tôi chọn mỗi lô 200 bệnh nhân.
Tiêu chuẩn chọn bệnh: tất cả các bệnh nhân
từ 16 tuổi trở lên, có trĩ độ III hoặc độ IV.
Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân trĩ có kết hợp
bệnh lý khác ở hậu môn (dò, nứt hậu môn).
Tất cả bệnh nhân được khám lâm sàng và
xét nghiệm tiền phẫu thường quy. Bệnh nhân
không có bệnh kết hợp được nhập viện vào
ngày phẫu thuật. Số ngày nằm viện được tính
từ ngày phẫu thuật, để không bị ảnh hưởng
bởi các bệnh nhân phải nhập viện sớm do
bệnh kết hợp như tăng huyết áp, tiểu đường,
bệnh mạch vành Bệnh nhân được thụt tháo
trước mổ bằng Fleet Enema 133ml. Kháng
sinh dự phòng (cephalosporine thế hệ 2) được
tiêm tĩnh mạch lúc dẫn đầu gây tê. Bệnh nhân
được gây tê tủy và nằm tư thế sản khoa.
Kỹ thuật sử dụng stapler thực hiện theo
Longo(11). Dụng cụ sử dụng là bộ stapler của
Ethicon Endosurgery (PPH03). Mũi khâu vòng
bằng polypropylene 3-0, cách đường lược ít nhất
2cm. Stapler được mở tối đa, đặt gần vòng khâu
và cột chặt. Ở bệnh nhân nữ phải kiểm tra thành
sau âm đạo, tránh kẹt vào đường khâu. Sau đó,
siết stapler và giữ khoảng 30 giây giúp cầm
máu. Đường khâu được kiểm tra, may cầm máu
bổ sung nếu có chảy máu (bằng Vicryl 3-0).
Trong phương pháp Milligan - Morgan,
khối trĩ được kéo ra bằng forceps và rạch hình
chữ V ở chỗ nối da – niêm. Cuống được bóc
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 202
tách, may cột bằng catgut 2-0, và cắt búi trĩ.
Thời gian mổ không tính thời gian gây tê.
Đau hậu phẫu được đánh giá bằng thang
điểm VAS (visual analog score). Điểm 10 chỉ
cảm giác đau nhất (không chịu nổi) và điểm 0 là
không đau.
Bệnh nhân xuất viện khi không cần chích
thuốc giảm đau trong vòng 12 giờ cuối cùng.
Bệnh nhân được tái khám mỗi tuần trong 2
tuần đầu, sau đó tiếp tục khám hàng tuần nếu
có vấn đề cần theo dõi. Nếu không, bệnh nhân
tái khám bất kỳ lúc nào khi có vấn đề.
Phân tích thống kê
Các biến số định lượng được diễn tả bằng
số trung bình ± độ lệch chuẩn. So sánh 2 giá
trị trung bình bằng phép kiểm t. P<0,05 coi
như có giá trị thống kê. Kiểm định các tỉ lệ
như giới tính, phân độ (định tính) bằng
phép kiểm Chi bình phương.
KẾT QUẢ
Trong 400 bệnh nhân được nghiên cứu, có
85% phát hiện bệnh trên 1 năm, nhưng chỉ có 15
người (3,8%) có điều trị trước (cắt trĩ phương
pháp khác, điều trị Đông Y). Về triệu chứng,
chủ yếu là sa trĩ (200 b/n cho cả 2 nhóm, chiếm
50%) và chảy máu (127, chiếm 31,8% cho cả 2
nhóm) (Bảng 1).
Bảng 1: Triệu chứng:
Triệu chứng Nhóm MM
(%)
Nhóm
Longo (%)
Tổng cộng
(%)
Sa 72 (36%) 128 (64%) 200 (50%)
Sa + chảy máu 65 (32,5%) 62 (31%) 127 (31,8%)
Sa + đau 63 (31,5%) 10 (5%) 73 (18,2%)
Các yếu tố so sánh 2 nhóm được tóm tắt ở
bảng 2. Sự khác nhau về giới tính, tuổi, sự phân
độ không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, 2
nhóm có khác nhau về các yếu tố kết hợp: da
thừa hậu môn nhiều hơn ở nhóm Longo (17,5%
so với 8% ở nhóm MM), trĩ thuyên tắc nhiều
hơn ở nhóm MM (23,5% so với nhóm Longo).
Đây là những yếu tố gây lệch.
Bảng 2: Tư liệu bệnh nhân
Nhóm MM Nhóm Longo P
Giới tính P=0,76 > 0,05
Nam 115 118
Nữ 85 82
Tuổi TB 42,63 48,20 P=0,47 > 0,05
Phân độ
P=0,48 > 0,05 III 147 153
IV 53 47
Phân độ Nam Nữ P
Độ III 175 (75%) 125 (74,9%)
P = 0,95
Độ IV 58 (24,9%) 42 (25,1%)
PP mổ
Milligan -Morgan 115 (49,4%) 85 (50,9%)
P = 0,76
Longo 118 (50,6%) 82 (49,1%)
Bảng 3: Các yếu tố kết hợp
Nhóm MM Nhóm Longo P
Trĩ ngoại 20 25
P=0,0001
Da thừa hậu môn 16 (8%) 35 (17,5%)
Sa niêm mạc
trực tràng
23 17
Thuyên tắc 47 (23,5%) 8 (4%)
Các thông số trong mổ và sau mổ của 2
nhóm được trình bày ở bảng 4. Thời gian mổ
trung bình ít hơn có ý nghĩa ở nhóm Longo
(25,49 phút so với 32,56 phút ở nhóm MM). Mức
độ đau cũng thấp hơn ở nhóm Longo (2,36 so
với 7,49 ở nhóm MM). Tuy nhiên, thời gian nằm
viện không khác nhau có ý nghĩa.
Bảng 4 : Kết quả
Nhóm MM Nhóm Longo P
Thời gian mổ 32,56 phút 25,49 phút P=0,01
Mức độ đau
(VAS)
7,49 2,36 P=0,01
Thời gian nằm
viện
3,12 ngày 2,59 ngày P=0,56 > 0,05
Biến chứng sớm (xảy ra trong vòng 1 tuần
sau mổ) được so sánh ở bảng 5. Biến chứng
nhiều nhất là bí tiểu (10% trong nhóm MM,
13,5% trong nhóm Longo). Chảy máu sau mổ ở
nhóm MM nhiều hơn nhóm Longo (5% so với
3% ở nhóm Longo) nhưng không có ý nghĩa
thống kê. Chỉ có 1 trong 10 trường hợp chảy
máu ở nhóm MM phải mổ lại cầm máu, trong
khi có 2 trong 6 trường hợp ở nhóm Longo phải
mổ lại. Các trường hợp còn lại chỉ cần xử trí
bằng cách chèn gạc ống hậu môn là đủ. Nhóm
Longo có 4 (2,5%) trường hợp sa trĩ, phải mổ lại
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2011 203
1 trường hợp (sau 2 tuần, cắt trĩ theo MM). Về
biến chứng xa, có 5 trường hợp ở nhóm Longo
bị trĩ tái phát, 1 trường hợp mót rặn. Nhóm MM
có 1 trường hợp hẹp hậu môn. Thời gian theo
dõi ít nhất là 1 tháng, nhiều nhất là 20 tháng.
Bảng 5 : Biến chứng sớm
Biến chứng sớm Nhóm MM Nhóm Longo P
Bí tiểu 20 (10%) 27 (13,5%)
Chảy máu 9 (4,5%) 4 (2%)
Chảy máu + mổ lại 1 (0,5%) 2 (1%)
Sa trĩ 0 3 (1,5%)
Sa trĩ + mổ lại 0 1 (0,5%)
Nhiễm khuẩn 0 1 (0,5%)
Thuyên tắc 0 1 (0,5%)
Tổng cộng 15% 19,5% P=0,21
Bảng 6 : Biến chứng xa
Biến chứng xa Nhóm MM Nhóm Longo P
Trĩ tái phát 0 5 (2,5%) P=0,07 > 0,05
Hẹp hậu môn 1 0
Mót rặn 0 1
BÀN LUẬN
Trĩ độ III và IV có thể điều trị bằng chích xơ,
cột dây thunnhưng điều trị phẫu thuật là hiệu
quả nhất(12). Trở ngại nhiều nhất trong phẫu
thuật cắt trĩ là đau sau mỗ, thời gian nằm viện
dài, phải băng vùng quanh hậu môn, phải nghĩ
làm việc 2 đến 3 tuần. PT Longo loại trừ hết các
trở ngại này. Phương pháp này làm giảm sự sa
trĩ bằng cách cắt 1 khoanh niêm mạc và dưới
niêm mạc ở vùng trực tràng dưới, bên trên các
búi trĩ và may lại bằng stapler. Phương pháp
này giúp giảm đau hậu phẫu, ít ảnh hưởng chức
năng cơ vòng và ít khả năng hẹp hậu môn.
Phương pháp này dễ về kỹ thuật, có đường
cong học tập ngắn. Trong 1 nghiên cứu, kết quả
nghiên cứu độc lập với kinh nghiệm của bác sĩ
phẫu thuật(18).
Bí tiểu là biến chứng thường gặp nhất (10%
ở nhóm MM và 13,5% ở nhóm Longo, khác biệt
không có ý nghĩa thống kê). Tỉ lệ này trong y
văn là 20%(3), gặp ở hầu hết các phẫu thuật
vùng hậu môn – trực tràng. Bí tiểu sau mổ có
thể liên hệ với nhiều yếu tố bao gồm loại vô
cảm, lượng nước vào và đau sau mổ. Dù là
nguyên nhân nào, tỉ lệ này tương đương với PT
mổ mở ở hầu hết các nghiên cứu.
Phương pháp Longo không tác động đến
niêm mạc hậu môn bên dưới đường lược, nên
rất ít gây đau. Mức độ đau (theo thang điểm
VAS) ở nhóm Longo là 2,36, thấp hơn có ý nghĩa
so với 7,49 của nhóm MM (P=0,01). Thang điểm
đau trung bình ở các nghiên cứu khác cũng
minh chứng điều này(4,8,16,16,17,21). Hầu hết các
nghiên cứu đều tập trung vào biến số này, vì
giảm đau là mục tiêu đầu tiên khi phát triển PP
Longo. Đau sau mổ là nguyên nhân chính khiến
bệnh nhân ngại mổ trĩ. Thật ra, việc đánh giá
biến số này cũng hết sức tương đối, vì đau là 1
cảm giác chủ quan, tùy thuộc nhiều yếu tố: mức
độ tổn thương da hậu môn, mức độ phù nề,
viêm nhiễm sau mổ, sự co thắt của cơ vòng, độ
cứng của phân, trạng thái tâm lý, độ chịu đựng
cảm giác đau
Thời gian nằm viện ở nhóm MM dài hơn
nhưng không có ý nghĩa thống kê. Điều này
phù hợp với nghiên cứu của Mehigan(13),
Hetzer(8,9). Bệnh nhân sau mổ trĩ có thể xuất viện
ngày hôm sau, nên chúng tôi không phân tích
chi tiết biến số này.
Tỉ lệ biến chứng sau phẫu thuật Longo nằm
trong khoảng 6,4% đến 31%(5,19). Nhóm Longo
trong nghiên cứu này có tỉ lệ biến chứng là
22,5% (19,5% biến chứng gần, 3% biến chứng
xa). Nếu chỉ kể các biến chứng liên quan đến
phẫu thuật (không kể bí tiểu), tỉ lệ biến chứng là
9% (6% biến chứng gần và 3% biến chứng xa).
Chảy máu ở đường bấm stapler trong lúc
mổ xảy ra ở khoảng 10% bệnh nhân(2) cho đến
84% bệnh nhân(23) và phải may bổ sung. Do đó,
phải quan sát kỹ đường may sau khi bấm. Biến
chứng chảy máu hậu phẫu ở 2 nhóm tương
đương nhau (5% ở nhóm MM, 3% ở nhóm
Longo, khác biệt không có ý nghĩa thống kê),
phù hợp với các nghiên cứu khác(2,16,19). Chảy
máu sau mổ cắt trĩ xảy ra từ 2 – 4 %(1,3). Chảy
máu sớm sau mổ có thể do tự thân các búi trĩ
nội tiếp tục chảy, hoặc do phẫu thuật (đường
bấm stapler). Vài nghiên cứu cho thấy tỉ lệ
chảy máu sau mổ ở PT Longo bằng hoặc thấp
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 204
hơn PP Milligan – Morgan(6,8,16). BV Đại học Y
Dược TP HCM, có 52/1732 trường hợp (3%)
chảy máu sớm sau mổ. Ravo(22) có 46/1107
trường hợp (4,2%) chảy máu.
Về các yếu tố kết hợp, nhóm Longo có
nhiều da thừa hậu môn hơn (17,5% so với 8%
ở nhóm MM). Ở vài bệnh nhân trong nhóm
Longo, nếu da thừa không rút vào trong ống
hậu môn, thường phải được cắt bỏ, vì dễ gây
phản cảm sau mổ, và thường không tự teo đi
được(2). Trong hầu hết các trường hợp, phẫu
thuật bổ sung này có thể làm tăng mức độ
đau sau mổ cho bệnh nhân. Vài tác giả
khuyên chỉ nên cắt da thừa khi có triệu chứng
(xuất huyết, viêm nhiễm) hoặc do yêu cầu
của bệnh nhân (vệ sinh, thẩm mỹ)(24).
Nhóm MM có tỉ lệ thuyên tắc nhiều hơn
(23,5% so với 4% ở nhóm Longo). Đây có thể là
yếu tố làm tăng cảm giác đau sau mổ.
Về biến chứng xa, nhóm Longo có 5 trường
hợp (2,5%) trĩ tái phát (1 trường hợp sau 2 tuần,
4 trường hợp còn lại sau 1 năm). Tất cả các
trường hợp này đều có sa trĩ ngay sau mổ. Trĩ
tái phát là biến chứng trễ thường gặp nhất trong
PT Longo, và phải mổ lại bằng phương pháp
Milligan – Morgan. Y văn chưa có con số chắc
chắn về vấn đề này, nhưng có ít nhất 2 nguyên
nhân. Trước nhất là lỗi kỹ thuật, không cắt đủ
niêm mạc. Thứ hai, lượng niêm mạc sa quá
nhiều so với thể tích hộp stapler (stapler case).
Đa số, tình trạng này là niêm mạc còn sót hơn là
trĩ tái phát. Cuối cùng, PP Longo không trị được
trĩ ngoại (được cấp máu qua ĐM thẹn), nên trĩ
ngoại vẫn tồn tại sau phẫu thuật.
Nhóm MM có 1 trường hợp hẹp hậu môn,
phải mổ lại. Nhóm Longo có 1 trường hợp mót
rặn, kéo dài khoảng 4 tuần.
Các biến chứng hiếm gặp khác được mô tả
trong y văn như nhiễm khuẩn sau phúc mạc(14),
dò âm đạo trực tràng(20), thủng trực tràng(26), tắc
ruột(20) không tìm thấy trong nghiên cứu này.
Các biến chứng nguy hiểm này có thể tránh
được khi có đủ kinh nghiệm và vượt qua đường
cong học tập(18).
KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu, PP Longo là phẫu
thuật đơn giản, an toàn, hiệu quả trong điều trị
trĩ. Đây là kỹ thuật ít xâm hại, rất ít gây đau, cho
hiệu quả tương đương với phẫu thuật Milligan
– Morgan. Tuy tỉ lệ biến chứng không nhiều,
nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm để xác định kết
quả dài hạn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Beck, D.E. (1998). Hemorrhoidal disease, in Fundamentals of
Anarectal Surgery D.E. Beck and S.D. Wexner, Editors., WB
Saunders London: 237-253.
2. Bikhchandani, J., et al. (2005). Randomized controlled trial to
compare the early and mid-term results of stapled versus open
hemorrhoidectomy. Am J Surg, 189(1): 56-60.
3. Bleday, R., J. Pena, and D. rothengerger (1992). Symptomatic
hemorrhoids: Current incidence and complications of operative
therapy. Dis Colon Rectum, 35: 477-481.
4. Boccasanta, P. et al. (2001). Randomised controlled trial between
stapled circumferential mucosectomy and conventional circular
hemorrhoidectomy in advanced hemorrhoids with external
mucosal prolapse. Am J Surg, 182(1): 64-68
5. Boccasanta, P., et al. (2006). Opinions and facts on
reinterventions after complicated or failed stapled
hemorrhoidectomy. Dis Colon Rectum, 49(5): 690 - 693.
6. Correa-Rovelo, J.M., et al. (2002). Stapled rectal mucosectomy
vs. closed hemorrhoidectomy: a randomized, clinical trial. Dis
Colon Rectum, 45(10): 1367-1374; discussion 1374-1375.
7. Feinstein, A. (2002) Principles of Medical Statistics, Washington
DC: Chapman & Hall / CRC.
8. Hetzer FH, et al. (2002). Stapled vs excision hemorrhoidectomy:
long-term results of a prospective randomized trial. Arch Surg,
137(3): 337-340.
9. Ho YH, et al. (2000). Stapled hemorrhoidectomy-cost and
effectiveness. Randomized, controlled trial including
incontinence scoring, anorectal manometry, and endoanal
ultrasound assessments at up to three months. Dis Colon
Rectum, 43(12): 1666-1675.
10. Lan P, et al. (2006). The safety and efficacy of stapled
hemorrhoidectomy in the treatment of hemorrhoids: a
systematic review and meta-analysis of ten randomized control
trials. Int J Colorectal Dis, 21(2): 172-178
11. Longo, A. Treatment of hemorrhoids disease by reduction of
mucosa and hemorrhoidal prolapse with a circular suturing
device: a new procedure. in Proceedings of the 6th World
Congress of Endoscopic surgery. 1998. Rome, Italy, Bologna:
Monduzzi Publishing.
12. MacRae H. and McLeod R. (1997). Comparison of hemorrhoidal
treatments. Can J Surg, 40: 14-17.
13. Mehigan, B.J., Monson J.R.T., and Hartley J.E. (2000). Stapling
procedure for hemorrhoids versus Milligan - Morgan
hemorrhoidectomy: Randomized controlled trial. Lancet, 355:
782-785.
14. Molloy, R.G. and Kingsmore D. (2000). Life threatening pelvic
sepsis after stapled hemorrhoidectomy. Lancet, 355: 810.
15. Ortiz, H. (2007). Stapled hemorrhoidopexy versus Milligan-
Morgan hemorrhoidectomy. Ann Surg, 245(1): 155-156.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2011 205
16. Palimento D, et al. (2003). Stapled and open hemorrhoidectomy:
randomized controlled trial of early results. World J Surg, 27(2):
203-207.
17. Pavlidis T, et al (2002). Modern stapled Longo procedure vs.
conventional Milligan-Morgan hemorrhoidectomy: a
randomized controlled trial. Int J Colorectal Dis, 17(1): 50-53.
18. Pernic