Đặt vấn đề: Hiện nay bác sĩ Tai Mũi Họng ở TP.Hồ Chí Minh có xu hướng cắt amidan với dụng cụ mới, dụng cụ coblator, và cũng có nơi cắt amidan với tia laser. Chúng tôi muốn biết hiệu quả của hai dụng cụ này. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu: Đây là đề tài so sánh hiệu quả của hai dụng cụ nói trên. Chúng tôi tìm ra chín tiêu chuẩn so sánh, đó là thời gian cắt amidan hai bên, lượng máu mất trong lúc cắt, độ đau sau cắt, chảy máu sau cắt, độ bỏng hố mổ, tỉ lệ nhiễm trùng, sẹo sau mổ, thời gian điều trị nội khoa thêm và chi phí cho một ca. Cắt amidan được thực hiện tại bốn bệnh viện: bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM (coblator trẻ em)), bệnh viện Nhi đồng 1 (laser trẻ em), bệnh viện Đại học Y Dược Cơ sở 2 (coblator người lớn) và bệnh viện ITO (laser người lớn). Mỗi bệnh viện cắt amidan 50 bệnh nhân. Kết quả: So sánh chín tiêu chuẩn đạt được, chúng tôi nhận thấy cắt amidan với coblator độ bỏng hố mổ nhẹ hơn, đau sau mổ ít hơn, dùng thuốc giảm đau ít hơn và bệnh nhân trở lại sinh hoạt thường ngày sớm hơn. Bàn luận: Cắt amidan với dụng cụ coblator trong môi trường có nước, độ nóng 60oC và cắt amidan với tia laser ở môi trường không có nước, độ nóng 800C. So kết quả của hai dụng cụ, chúng ta nhận thấy cắt amidan với dụng cụ coblator độ bỏng nhẹ hơn, đau sau mổ ít hơn, trở lại sinh hoạt sớm hơn. Kết luận: Như vậy tính hiệu quả cắt amidan với coblator cao hơn với tia laser,
7 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 222 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh tính hiệu quả của coblator và tia laser trong cắt amidan ở người lớn và trẻ em tại TP HCM, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 203
SO SÁNH TÍNH HIỆU QUẢ CỦA COBLATOR VÀ TIA LASER
TRONG CẮT AMIDAN Ở NGƯỜI LỚN VÀ TRẺ EM TẠI TP.HCM
Nhan Trừng Sơn*, Huỳnh Khắc Cường*, Nguyễn Hữu Khôi*, Nguyễn Nam Hà*,
Nguyễn Thị Ngọc Dung*, Phan Thị Thảo*, Đặng Hoàng Sơn*, Trần Anh Tuấn*,
Nguyễn Thành Đông*, Nguyễn Ngọc Minh*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Hiện nay bác sĩ Tai Mũi Họng ở TP.Hồ Chí Minh có xu hướng cắt amidan với dụng cụ mới,
dụng cụ coblator, và cũng có nơi cắt amidan với tia laser. Chúng tôi muốn biết hiệu quả của hai dụng cụ này.
Vật liệu và phương pháp nghiên cứu: Đây là đề tài so sánh hiệu quả của hai dụng cụ nói trên. Chúng tôi
tìm ra chín tiêu chuẩn so sánh, đó là thời gian cắt amidan hai bên, lượng máu mất trong lúc cắt, độ đau sau cắt,
chảy máu sau cắt, độ bỏng hố mổ, tỉ lệ nhiễm trùng, sẹo sau mổ, thời gian điều trị nội khoa thêm và chi phí cho
một ca.
Cắt amidan được thực hiện tại bốn bệnh viện: bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM (coblator trẻ em)), bệnh
viện Nhi đồng 1 (laser trẻ em), bệnh viện Đại học Y Dược Cơ sở 2 (coblator người lớn) và bệnh viện ITO (laser
người lớn). Mỗi bệnh viện cắt amidan 50 bệnh nhân.
Kết quả: So sánh chín tiêu chuẩn đạt được, chúng tôi nhận thấy cắt amidan với coblator độ bỏng hố mổ
nhẹ hơn, đau sau mổ ít hơn, dùng thuốc giảm đau ít hơn và bệnh nhân trở lại sinh hoạt thường ngày sớm hơn.
Bàn luận: Cắt amidan với dụng cụ coblator trong môi trường có nước, độ nóng 60oC và cắt amidan với tia
laser ở môi trường không có nước, độ nóng 800C. So kết quả của hai dụng cụ, chúng ta nhận thấy cắt amidan
với dụng cụ coblator độ bỏng nhẹ hơn, đau sau mổ ít hơn, trở lại sinh hoạt sớm hơn.
Kết luận: Như vậy tính hiệu quả cắt amidan với coblator cao hơn với tia laser,
Từ khóa: Dụng cụ coblator, laser CO2, cắt amidan, ngẫu nhiên, chảy máu sau cắt amidan, đau sau cắt
amidan, nhiễm trùng sau mổ.
SUMMARY
COMPARISON WITH THE EFFECTS OF COBLATOR INSTRUMENT AND LASER CO2 IN
TONSILLECTOMY ON ADULTS AND CHILDREN AT HCM CITY
Nhan Trung Son, Huynh Khac Cuong, Nguyen Huu Khoi, Nguyen Nam Ha,
Nguyen Thi Ngoc Dung, Phan Thi Thao, Dang Hoang Son, Tran Anh Tuan, Nguyen Thanh Dong,
Nguyen Ngoc Minh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 203 - 209
Background: Nowadays lots of ENT doctors in HCM.City trend to use two new kinds of instrument for
tonsillectomy (coblator and laser). We want to realize the efficiency of the two instruments. In this work we are
going to compare the efficiency of the two instruments.
Material and method: We find nine standards of comparison: time of tonsillectomy, haemorrhage during
tonsillectomy, post-tonsillectomy pain, post-tonsillectomy haemorrhage, burn of tissue, post-surgery infection,
sticked pseudomembrane, time of supplement internal medicine and cost for a case of tonsillectomy.
* Bộ môn Tai Mũi Họng – Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Nhan Trừng Sơn, ĐT: 0989351731 Email: sondieu@hcm.fpt.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 204
Tonsillectomy was executed at four hospitals: HCM.C. ENT Hospital (coblator on children), Children
Hospital N.1 ((laser on children), University Hospital section 2 (coblator on adults) and ITO Hospital (laser on
adults) on adults. Each of them takes charge of 50 patients.
Results: Comparising the nine completely done standards, we see: with coblator instrument, we get the
result that burn degree is lighter, post-tonsillectomy pain is less, using pain-relief medicine is less and that
patients return to normal activity sooner.
Discussion: For tonsillectomy, we use coblator instrument in water at 600C or use laser without water at
800C. Comparising the results of the two instruments, we find that with coblator instrument, we get the result
that burn degree is lighter, post-tonsillectomy pain is less, using pain-relief medicine is less and that patients
return to normal activity sooner.
Conclusion: So the efficiency of coblator instrument for tonsillectomy is higher than the one of laser..
Keyword: coblator instrument, laser CO2, tonsillectomy, random, post tonsillectomy haemorrhage, post
tonsillectomy pain, post surgery infection.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta biết, viêm A (viêm amidan
khẩu cái – còn gọi tắt là viêm amidan) là bệnh
thường gặp trong tai mũi họng. Vấn đề điều trị
viêm amidan hiện nay được coi là ổn định. Phẫu
thuật cắt amidan là phẫu thuật được thực hiện
nhiều trong chuyên khoa Tai Mũi Họng. Chính
vì amidan khẩu cái có nhiệm vụ miễn dịch cho
nên điều trị viêm amidan cần phải có nhiều hiểu
biết về vai trò của amidan khẩu cái. Amidan giúp
cơ thể ta bảo vệ chống tác hại bên ngoài. Chúng
ta có(11):
Bảo vệ không đặc hiệu: Niêm mạc là hàng
rào cản. Niêm mạc tiết ra dịch nhầy làm giảm
xâm nhập vi khuẩn. Trong vùng niêm mạc, ta có
một số hệ sinh vật cộng sinh, cùng với chúng ta
chống xâm nhập từ bên ngoài. Các bạch cầu, các
đại thực bào sẽ tiêu diệt tác nhân gây hại.
Bảo vệ đặc hiệu: Hệ thống miễn dịch của cơ
thể có nhiệm vụ loại trừ các vật lạ (kháng
nguyên) nhằm bảo vệ cơ thể. Khi có kháng
nguyên vào amidan, ban đầu amidan tự bảo vệ
bằng cơ chế không đặc hiệu, sau đó bằng sử
dụng bạch cầu, đại thực bào, hệ thống bổ thể để
diệt tác nhân thâm nhập. Nếu không thành công,
amidan sẽ bảo vệ cơ thể bằng phương pháp đặc
hiệu, tức là phương pháp miễn dịch, tạo ra kháng
thể.
Cắt amidan là một thủ thuật đầu tay của các
bác sĩ Tai Mũi Họng. Đây là một thủ thuật thường
qui mà các bác sĩ Tai Mũi Họng thực hiện khá
nhiều và đạt thành công theo ý muốn. Phương
pháp cổ điển vẫn là phương pháp bóc tách thòng
lọng. Trong phương pháp này chúng ta rạch
niêm mạc trụ trước với dao số 12, bóc tách
amidan với dụng cụ bóc tách và cắt cuống
amidan với thòng lọng Tyding hoặc Vacher.
Cách nay hơn 10 năm, với đà phát triển về
dụng cụ, thế giới đã phát minh ra một số dụng cụ
mới để cắt amidan. Chúng tôi xin kể ra đây một
số dụng cụ như dao điện đơn cực, dao điện lưỡng
cực, coblator, microdebrider, tia laser, dao hòa
âm (harmonic scalpel), dụng cụ hàn nhiệt
(thermal Welding), kéo lưỡng cực Trong
những dụng cụ này có 2 dụng cụ được sử dụng
nhiều ở một số trung tâm lớn tại TP.HCM, đó là
dụng cụ coblator và tia laser. Hai dụng cụ này đã
giúp các bác sĩ Tai Mũi Họng giải quyết số lớn
bệnh nhân bị viêm amidan và đạt kết quả cao.
Tuy nhiên chúng ta cần phải nắm tính hiệu quả
của hai dụng cụ này để chúng ta phát triển hầu
hỗ trợ một phần nào trong công tác cắt amidan.
Chúng tôi, nhóm nghiên cứu, xin thực hiện đề
tài: “So sánh tính hiệu quả của coblator và tia
laser trong cắt amidan ở người lớn và trẻ em tại
TP.HCM”.
Mục tiêu nghiên cứu
1. Tìm tính hiệu quả trong cắt amidan với
tia laser diode ở trẻ em.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 205
2. Tìm tính hiệu quả trong cắt amidan với
tia laser CO2 ở người lớn.
3. Tìm tính hiệu quả trong cắt amidan với
coblator ở trẻ em.
4. Tìm tính hiệu quả trong cắt amidan với
coblator ở người lớn
5. So sánh tính hiệu quả của coblator và
tia laser trong cắt amidan ở người lớn và trẻ em
tại TP.HCM.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân có chỉ định cắt amidan dược đưa
vào phẫu thuật một cách ngẫu nhiên với phương
pháp 1 bỏ 2 – 3, không giới hạn nam-nữ, nơi ở,
tuổi vv Bệnh nhân được cắt amidan từ
01.06.2009 đến 31.08.2009.
Cỡ mẫu
Chúng tôi áp dụng công thức:
2
2 )1(.
d
ppC
n
để tính cỡ mẫu, trong đó C = 1.96, d = 0.05.
Theo Kothari, tỉ lệ thành công của cắt amidan
bằng tia laser là 96.51%, như vậy p = 0.9651 và n
sẽ là 51. Chúng tôi lấy số tròn là 50.
Thiết kế lâm sàng chọn lựa ngẫu nhiên
Chỉ định: Chúng tôi áp dụng chỉ định cắt
amidan của Hội tai Mũi Họng & Cổ Mặt Hoa Kỳ
năm 2000: 1. Viêm amidan mạn với đợt cấp trên
3 lần trong năm; 2. Viêm amidan phì đại gây lệch
khớp cắn hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến biến
dạng khối sọ mặt; 3. Viêm amidan phì đại gây tắc
nghẽn đường hô hấp trên; 4. Áp-xe quanh
amidan không đáp ứng với điều kiện nội khoa và
dẫn lưu; 5. Viêm amidan mạn có liên cầu, không
đáp ứng với kháng sinh nhóm be6ta-lactam; 6.
Quá phát amidan 1 bên gây u; 7. Viêm amidan
mạn gây biến chứng vùng lân cận và 8. Hơi thở
hôi(4,8,9).
Chọn bệnh: Chọn bệnh theo đúng chỉ định
theo nguyên tắc ngẫu nhiên, lấy 1 bỏ 2 hay 3.
Lúc phẫu thuật cỡ mẫu có thể lên đến 55 ca,
nhưng sau đó loại bỏ những ca không đủ điều
kiện.
Tính khách quan: Sau chọn bệnh ngẫu nhiên,
chúng tôi đưa các dữ kiện của bệnh nhân vào
Bảng câu hỏi có rạch phách, có ẩn số. Sau khi cắt
amidan, lấy đủ dữ kiện, phách được rọc, phần
Hành chánh được lấy ra, chỉ còn phần dữ kiện
bệnh. Tập hợp, khai thác thống kê dữ kiện mà
không biết bệnh nhân. Người thống kê là một
điều dưỡng không biết gì về nghiên cứu. Như
vậy nghiên cứu này có tính cách mù đôi.
Tiêu chuẩn chọn bệnh: Có chỉ định, xét
nghiệm tiền phẫu đạt yêu cầu. Bệnh nhân hay
gia đình đồng ý hợp tác đúng theo tinh thần Y
đức. Bệnh nhân phải tuân theo mọi yêu cầu
nghiên cứu. Có đủ tiêu chuẩn so sánh. Không
bệnh nan y, bệnh về máu, gan, thận.
Tiêu chuẩn loại trừ: Gia đình hay bệnh nhân
không đồng ý hợp tác. Hồ sơ không đầy đủ. Có
bệnh cấp, bệnh gan, phổi, thận, máu.
Phương pháp cắt amidan: Sau khi chọn bệnh
và ghi đầy đủ bệnh án theo Bảng câu hỏi, bệnh
nhân được gây mê nội khí quản tư thế nằm ngửa.
Bệnh nhân được cắt amidan với tia laser diode
màu xanh. Đây là tác dụng của điện trên chất
thạch anh. Chúng ta vận hành dụng cụ tia laser
diode. Sau khi bật nút “ON” chúng tôi đưa
cường độ lên từ 2, 3, 4, có thể 5. Con số này tùy
theo phẫu thuật viên chọn để có thể thao tác cắt
amidan dễ dàng(5).
Ban đầu dùng tia cắt cách bờ trụ trước
khoảng 2mm, đi dần, theo bao của amidan để cắt
mặt ngoài amidan. Sau đó vào cực dưới và cực
trên. Cuối cùng tách rời trụ sau với khối amidan.
Cầm máu bằng cách đốt với tia laser.
Trong lúc cắt, một điều dưỡng ở ngoài tính
thời gian cắt amidan 2 bên từ lúc để banh
miệng đến lúc tháo banh miệng. Trước khi cắt,
nên hút sạch nước bọt. Trong lúc cắt, hút máu
chảy vào một bình. Có thể hút thêm nước ở
ngoài để tránh nghẹt ống hút. Nhớ đo lượng
nước hút để trừ ra. Nếu có dùng bông ép ầm
máu, phải cân tiểu ly bông trước khi dính máu
và sau khi dính máu. Chênh lệch trọng lượng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 206
của bông nói lên trọng lượng máu đã thấm vào
bông. Lượng máu mất là lượng máu trong bô
máu trừ lượng máu đã hút cộng thêm chênh
lêch trọng lượng của bông, nếu có.
Chảy máu sau cắt amidan: Sau cắt amidan,
bệnh nhân được nằm, để khăn trắng và ẩm dưới
miệng. Bệnh nhân đùa nước bọt. Nếu nước bọt có
dây máu đỏ là không chảy máu. Nếu dịch đùa ra
là máu tươi liên tục là có chảy máu.
Định độ bỏng của amidan là lấy một mảnh ỏ
phàn goài của amidan đã cắt, thử giải phẫu bệnh
lý. Tìm bỏng độ 1, độ 2, độ 3.
Tìm độ đau sau cắt: Đối với trẻ dưới 8 tuổi,
dùng thang định độ đau của Wong Baker. Phẫu
thuật viên nhìn mặt bệnh nhân và so sánh trọng
lượng và ghi độ đau. Đối với trẻ trên 8 tuổi, dùng
thang đau của Trần Anh Tuấn. Cho bệnh nhân
xem độ đau trong giấy, định độ đau của mình ỏ ô
nào, phẫu thuật viên ghi số của ô đó.
Nhiễm trùng hố mổ: Nếu bệnh nhân sốt trên
38,50, nhức vùng hố mổ và hố mổ có giả mạc xám
đục, là nhiễm trùng hố mổ.
Sẹo hố mổ: Bác sĩ theo dõi hố mổ vào ngày 7
– 14 – 21, ta có thể có hố mổ trơn láng, hố mổ sần
sùi, hố mổ co rút và hố mổ co rút gây khó nuốt.
Thời gian điều trị nội khoa thêm: Bình
thường sau mổ điều trị thuốc đến ngày 7 sau mổ.
Nếu thời gian điều trị dài hơn 7 ngày là điều trị
thêm.
Chi phí: Chúng tôi tính chi phí từng ca. Đây
là tổng hợp chi phí xét nghiệm, ằm viện, phẫu
thuật và cả chi phí dụng cụ.
Tất cả đều được đưa vào Bản Ghi nhớ để được
thực hiện cho đúng.
KẾT QUẢ
Thời gian phẫu thuật
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Coblator/TE Laser /TE Coblator/NL Laser /NL
<5 phút
5-15 phút
15-30 phút
>30 phút
Thời gian cắt 2 bên bằng tia laser ngắn hơn cắt bằng coblator ở người lớn.
Tuy nhiên ở nhóm trẻ em thì thời gian cắt theo phương pháp coblator ngắn
hơn (sự khác biệt có ý nghĩa với p<0.001)
THỜI GIAN CẮT 2 BÊN
Lượng máu mất lúc phẫu thuật
Coblator/TE Laser /TE Coblator/N
L
Laser /NL
<3 cc 7,84% 30,61% 18,97% 82%
3-5 cc 19,61% 59,18% 36,21% 18%
5-10cc 68,63% 10,20% 17,24% 0
10-15cc 3,92% 0 18,97% 0
> 15cc 0 0 8,62% 0
Tổng 100% 100% 100% 100%
Lượng máu mất trong lúc cắt bằng
coblator cao hơn lượng máu mất khi cắt bằng
laser ở cả người lớn và trẻ em . Sực khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
Đau sau cắt amidan
Coblator/
TE
Laser
/TE
Coblator/N
L
Laser
/NL
Nhẹ/không
đau
97,62% 96% 100% 71,43%
Vừa 2,38% 4% 0% 26,53%
Nặng 0% 0% 0% 2,04%
Tổng 100% 100% 100% 100%
Ở nhóm người lớn, sử dụng phương pháp
coblator thì BN ít đau hơn sử dụng phương
pháp laser. Sự khác biệt có ý nghĩa với
p<0,001, tuy nhiên không có sự khác biệt ở
nhóm trẻ em.
Chảy máu sau cắt amidan
Coblator/
TE
Laser
/TE
Coblator/N
L
Laser
/NL
Không có 97,6% 94% 100% 93,88%
Nhẹ 2,4% 6% 0 6,12%
Vừa 0 0 0 0
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 207
Coblator/
TE
Laser
/TE
Coblator/N
L
Laser
/NL
Nặng 0 0 0 0
Tổng 100% 100% 100% 100%
Cắt bằng laser có tỷ lệ chảy máu sau cắt
cao hơn cắt bằng coblator. Sự khác biệt có ý
nghĩa với p<0,05.
Độ bỏng của hố mổ
Coblator/TE Laser /TE Coblator/NL Laser /NL
Độ 1 94,12% 100% 100% 100%
Độ 2 5,88% 0 0 0
Độ 3 0 0 0 0
Khác 0 0 0 0
Tổng 100% 100% 100% 100%
Tỉ lệ nhiễm trùng hố mổ
Coblator/
TE
Laser
/TE
Coblator/
NL
Laser
/NL
Không có 100% 100% 100% 100%
Sốt >38,5oC 0 0 0 0
Giả mạc trắng
xám
0 0 0 0
Tổng 100% 100% 100% 100%
Cá c loại sẹo mổ
Coblator/T
E
Laser /TE Coblator/N
L
Laser /NL
Trơn láng 100% 100% 100% 100%
Sần sùi 0 0 0 0
Co rút 0 0 0 0
Khác 0 0 0 0
Tổng 100% 100% 100% 100%
Thời gian điều trị nội khoa thêm
Coblator/T
E
Laser /TE Coblator/N
L
Laser
/NL
8-14 ngày 100% 100% 100% 100%
15-21 ngày 0 0 0 0
> 21 ngày 0 0 0 0
Tổng 100% 100% 100% 100%
Chi phí cho 1 ca
Coblator/TE Laser /TE Coblator/N
L
Laser /NL
1-2 triệu 0 100% 0 2%
2-3 triệu 78% 0 0 0%
3-4 triệu 22% 0 100% 2%
4-5 triệu 0 0 0 86%
>5 triệu 0 0 0 10%
Tổng 100% 100% 100% 100%
KẾT QUẢ CHUNG VÀ SO SÁNH
Bảng tổng hợp của 4 trung tâm, có bảng so sánh giữa coblator và tia laser dùng phương pháp
ANOVA
Cobl. TE Cobl.NL Laser TE Laser NL Coblator Tia laser p Ý nghĩa TK
Thời gian cắt A (5 –
15’)
76,47% 43,1%
48,28%
(15 – 30’)
64,58%
100% 59,75% 82,29%
P<0,001 Có
Máu mất lúc cắt A
(3-5cc)
19,61%
68,63%
(5 – 10cc)
36,21%
(3-5cc)
59,18%
(3-5cc)
82%
(< 3cc)
27,91% 70,59%
P<0,001 Có
% không chảy máu
sau cắt A
97,6% 100% 94% 93,88% 98,8%
93,94% P<0,05 Có
Độ nóng dụng cụ 60
0C 600C 800C 800C 600C 80oC P<0,005 Có
Độ đau sau cắt (N1
N hết đau)
4 N4 3 N4 7 N7 7 N8 3,5 7 P<0,001 Có
Độ đau vào N2 3 3 7 6 3 6,5 P<0,05 Không
Bỏng độ 1 94,12% 100% 100% 100% 97,06% 100% Không
Nhiễm trùng hố mổ 0 0 0 0 0 0 Không
80% ngày sinh hoạt
bình thường
N3 N4 N7 N7 N3,5
N7 P<0,001 Có
80% ngày ăn bình
thường
N6 N8 N12 N12 N7
N12 P<0,001 Có
80% N.tróc giả mạc N10 N10 N12 N12 N10 N12 p=0,064
>0,05
Không
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 208
N.điều trị
Paracetamol thêm
0 / 50 0 / 50 3 / 50 4 / 50 0 / 50 3,5 / 50 P=0,062
>0,05
Không
Chi phí 2T – 3T 3T – 4T 1T – 2T 4T – 5T 3 3 Không
BÀN LUẬN
Về thời gian cắt A(7,6,3,11)
Phần lớn là từ 5 đến 15 phút. Thời gian của
coblator là 59,75% và của tia laser là 82,29%. Với
coblator,% của thới gian cắt amidan từ 5 đến 15
phút, ngắn hơn so với tia laser. Sự khác biệt này
có ý nghĩa thống kê, p<0,001.
Về lượng máu mất lúc cắt
Lượng máu mất lúc cắt (3-5cc) của coblator
là 27,91% và của tia laser là 70,59%. Như vậy
lượng máu mất với tia laser ít hơn so với dụng
cụ coblator. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê, p<0,001(2).
Về% không chảy máu sau cắt A
Với dụng cụ coblator, tỉ lệ là 98,8%, trong
khi với tia laser chỉ có 93,94%. Như vậy cắt
amidan với dụng cụ coblator ít chảy máu hơn
sau cắt so với tia laser. Sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê, p<0,05(2).
Độ nóng hố mổ trong lúc cắt amidan
Độ nóng hố mổ trong lúc cắt amidan là
600C với dụng cụ coblator và 800C với tia laser.
Cắt amidan với coblator, mô ít bị nóng hơn so
với tia laser. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê, p<0,05.
Về phần đau sau mổ
Đau sau mổ cắt amidan với dụng cụ
coblator ít đau hơn (thang đau 3,5) so với tia
laser (thang đau 7). Sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê, p<0,001(1,10).
Độ đau ngày 2 (N.2) sau mổ, thang đau là
3 với coblator và 6,5 với tia laser, bệnh nhân ít
đau hơn với dụng cụ coblator, nhưng không có
ý nghĩa thống kê, p>0,05.
Bỏng hố mổ độ 1, dụng cụ coblator chiếm
97,06% so với tia laser 100%. Sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê, p>0,05.
Về nhiễm trùng hố mổ, không có ca nào
được phát hiện.
80% sinh hoạt bình thường với coblator
ngày 3,5 và với tia laser ngày 7. Như vậy bệnh
nhân sinh hoạt bình thường sớm hơn với
coblator so với tia laser. Sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê, p<0,001.
80% ăn bình thường: Sau cắt bệnh nhân trở
lại bình thường vào ngày 7 với dụng cụ coblator
và ngày 12 với tia laser. Sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê, p<0,001.
80% tróc giả mạc: Hố mổ tróc giả mạc vào
N.10 với coblator và N.12 với tia laser. Sự khác
biệt này không có ý nghĩa thống kê, p>0,05.
Ngày điều trị Paracetamol thêm: Đối với
bệnh nhân cắt amidan với coblator không có
ngày điều trị thêm, nhưng đối với bệnh nhân cắt
amidan với tia laser có 3,5 ngày điều trị thêm. Sự
khác biệt này không có ý nghĩa thống kê, p>0,05.
Chi phí: Chi phí của bệnh nhân cắt amidan
với coblator tương đương với chi phí của bệnh
nhân cắt với tia laser.
Sở dĩ chi phí của một ca cắt amidan với
dụng cụ coblator tương đương với chi phí một
ca cắt amidan với tia laser là vì trẻ em có bảo trợ
tài chánh của nhà nước.
Chúng tôi nhận thấy cắt amidan với
coblator có lợi thế hơn so với cắt amidan với tia
laser vì dụng cụ coblator được sử dụng trong
môi trường nước, nhiệt độ thấp hơn. Từ đây
chúng ta có hệ luận: cắt amidan với coblator ít
chảy máu sau cắt, ít đau sau cắt, sinh hoạt bình
thường sớm hơn sau cắt và ăn sớm hơn sau cắt.
KẾT LUẬN
Sau khi nghiên cứu cắt amidan với dụng cụ
coblator và tia laser ở người lớn và trẻ em,
chúng tôi có kết luận sau:
Thời gian cắt A (5-15’) và máu mất sau cắt A
(3-5cc) tia laser có hiệu quả hơn, nhưng nhờ
nhiệt độ trong hố mổ với dụng cụ coblator
(600C) thấp hơn nhiệt độ trong hố mổ với dụng
cụ tia laser nên hiệu quả của dụng cụ coblator
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 209
về chảy máu sau cắt, độ nóng, độ đau sau cắt,
sinh hoạt bình thường và ăn bình thường tốt
hơ