Sự khác biệt giữa kim 23 và kim 25 trong phẫu thuật cắt dịch kính và ứng dụng trong phẫu thuật bong võng mạc khu trú do bệnh đái tháo đường

Đặt vấn đề: Phẫu thuật dịch kính võng mạc trong vài năm gần đây đã phát triển rất nhanh chóng, đặc biệt là xu hướng tự động hóa và đường mổ nhỏ. Hệ thống Constellation® với kim 25G Plus đã đưa ra những cải tiến mới đáng kể trong những trường hợp phẫu thuật võng mạc dịch kính phức tạp trong đó có bong võng mạc khu trú do bệnh đái tháo đường. Phương pháp tiến hành: Chúng tôi nêu ra những kinh nghiệm lâm sàng so sánh giữa hệ thống Constellation ®25G Plus với hệ thống Accurus® 23G trên các đặc điểm khó khăn của phẫu thuật bong võng mạc khu trú do bệnh đái tháo đường bao gồm: chảy máu trong quá trình phẫu thuật, bóc tách màng tăng sinh dịch kính võng mạc, rửa màng máu trên võng mạc, khả năng gây rách võng mạc,. Kết luận: Những tiến bộ đáng kể từ hệ thống thủy động, hệ thống bơm ngược, đầu cắt, trao đổi dịch khí, dao và trocar đã khiến cho hệ thống phẫu thuật Constellation®kim 25G Plus trở nên an toàn hơn so với hệ thống Accurus® kim 23G trong những trường hợp bong võng mạc khu trú do đái tháo đường.

pdf11 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự khác biệt giữa kim 23 và kim 25 trong phẫu thuật cắt dịch kính và ứng dụng trong phẫu thuật bong võng mạc khu trú do bệnh đái tháo đường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 98 SỰ KHÁC BIỆT GIỮA KIM 23 VÀ KIM 25 TRONG PHẪU THUẬT CẮT DỊCH KÍNH VÀ ỨNG DỤNG TRONG PHẪU THUẬT BONG VÕNG MẠC KHU TRÚ DO BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Nguyễn Như Quân*, Trần Anh Tuấn** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Phẫu thuật dịch kính võng mạc trong vài năm gần đây đã phát triển rất nhanh chóng, đặc biệt là xu hướng tự động hóa và đường mổ nhỏ. Hệ thống Constellation® với kim 25G Plus đã đưa ra những cải tiến mới đáng kể trong những trường hợp phẫu thuật võng mạc dịch kính phức tạp trong đó có bong võng mạc khu trú do bệnh đái tháo đường. Phương pháp tiến hành: Chúng tôi nêu ra những kinh nghiệm lâm sàng so sánh giữa hệ thống Constellation ® 25G Plus với hệ thống Accurus® 23G trên các đặc điểm khó khăn của phẫu thuật bong võng mạc khu trú do bệnh đái tháo đường bao gồm: chảy máu trong quá trình phẫu thuật, bóc tách màng tăng sinh dịch kính võng mạc, rửa màng máu trên võng mạc, khả năng gây rách võng mạc,... Kết luận: Những tiến bộ đáng kể từ hệ thống thủy động, hệ thống bơm ngược, đầu cắt, trao đổi dịch khí, dao và trocar đã khiến cho hệ thống phẫu thuật Constellation® kim 25G Plus trở nên an toàn hơn so với hệ thống Accurus® kim 23G trong những trường hợp bong võng mạc khu trú do đái tháo đường. Từ khoá: Constellation, Accurus, phẫu thuật cắt dịch kính, bong võng mạc khu trú, đái tháo đường. ABSTRACT ADVANTAGES OF CONSTELLATION VITRECTOMY SYSTEM OVER ACCURUS IN TREATMENT OF DIABETIC TRACTIONAL RETINAL DETACHMENT Nguyen Nhu Quan, Tran Anh Tuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 98– 102 Purpose: Vitreo-retinal surgery has evolved rapidly in the last few years regarding the trend of automatic and micro-incision vitrectomy. The Constellation® Vision System with 25G Plus offered many advancements especially in complicated vitreo-retinal surgery such as localized diabetic retinal detachments. Method: We shared our clinical experience with two vitrectomy systems: the Constellation ® 25G Plus and the Accurus® 23G regarding the challenges of localized diabetic retinal detachments: bleeding, dissection of PVR, removing blood clots, iatrogenic retinal break,... Conclusion: Advancements of infusion fluidics, proportional reflux, cutter, air-fluid exchange, Edge Plus® trocar blade make the Constellation® Vision System with 25G Plus a better choice for surgery of localized diabetic retinal detachments. Keywords: Constellation, Accurus, EdgePlus, 25G, 23G, vitrectomy, diabetic tractional retinal detachment. ĐẶT VẤN ĐỀ Kể từ khi Machemer giới thiệu phương pháp phẫu thuật cắt dịch kính qua vùng phẳng thể mi (PPV) lần đầu tiên vào năm 1971(6), đã có rất nhiều cải tiến trên thiết bị và dụng cụ phẫu thuật nhằm cải thiện hiệu quả của phương pháp * Bệnh viện Mắt TP.HCM, ** Bộ môn Mắt, Đại học Y Dược TP.HCM. Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Như Quân ĐT: 0906996368 Email: nhuquan1976@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 99 này. Machemer sử dụng hệ thống cắt dịch kính một đường vào với đầu cắt là kim 17G tích hợp cannula nước, còn ánh sáng được sử dụng từ đèn khe của kính hiển vi phẫu thuật. Năm 1972, O’Malley và Heinz đã phát triển hệ thống cắt dịch kính ba đường vào và đây chính là hệ thống chúng ta sử dụng cho đến ngày nay(8). Ngoài ra còn những tiến bộ đáng kể của hệ thống laser, trao đổi dịch- khí, silicon, dung dịch nặng(1,6)... Năm 2002, hệ thống PPV với kim 25G ra đời với công sức phát triển của Fujii, De Juan và cộng sự(5). Đáng tiếc là hệ thống này chưa hoàn chỉnh và thiếu dụng cụ phẫu thuật đi kèm nên không được cộng đồng phẫu thuật viên dịch kính võng mạc đón nhận. Năm 2004, Eckardt(3) đã đưa hệ thống PPV với kim 23G vào sử dụng và từ đó đến nay hệ thống phẫu thuật này dần đã trở thành tiêu chuẩn và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Với xu hướng phẫu thuật với đường mổ nhỏ cùng với những tiến bộ vượt bậc về công nghệ, thời gian gần đây hệ thống phẫu thuật PPV với kim 25G đã được cải tiến hoàn toàn mà điển hình là hệ thống Constellation® 25G Plus của hãng Alcon đã và đang được cộng đồng dịch kính võng mạc đón nhận nồng nhiệt. Trong phẫu thuật PPV điều trị bong võng mạc khu trú do bệnh đái tháo đường, phẫu thuật viên phải đương đầu với rất nhiều thử thách và chỉ cần một sai sót nhỏ là phẫu thuật sẽ trở nên phức tạp hơn rất nhiều và kết quả hậu phẫu cũng không được như mong đợi. Một số khó khăn có thể kể đến ngay cả khi phẫu thuật với kim 23G là: chảy máu trong quá trình phẫu thuật, bóc tách tăng sinh dịch kính võng mạc khó khăn, rửa màng máu ở võng mạc cực sau không hiệu quả, dễ gây rách võng mạc, phải sử dụng nhiều dụng cụ hỗ trợ bóc tách như kéo, forceps,... Trong bài báo cáo này chúng tôi phân tích một số đặc điểm nổi bật của hệ thống Constellation® 25G Plus khi sử dụng trên thực tế so sánh với hệ thống Accurus® 23G hiện đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Qua đây chúng tôi muốn nêu lên sự khác biệt của công nghệ mới 25G Plus hướng tới một phẫu thuật hiệu quả hơn, an toàn hơn và cho kết quả tốt hơn đối với những bệnh nhân có bong võng mạc khu trú do đái tháo đường. Sự khác biệt về thủy động Khảo sát của Hiệp hội dịch kính võng mạc Hoa Kỳ năm 1999 cho thấy 60% phẫu thuật viên sử dụng bơm nước bằng áp lực khí (VGFI) từ 26 mmHg trở lên. Năm 2010, khảo sát cho thấy tỷ lệ này đã là 88% phẫu thuật viên. Chúng tôi và đa số các phẫu thuật viên khác tại khoa Đáy Mắt, BV. Mắt TP.HCM sử dụng VGFI ở mức 30 mmHg trở lên đối với hệ thống máy Accurus® 23G. Lý do chúng tôi sử dụng áp lực nước vào ở mức cao như vậy là nhằm bù trừ hiện tượng xẹp nhãn cầu khi hút dịch ra ở lực hút cao hoặc ngay sau khi bỏ đè ấn nhãn cầu. Ngoài ra, khi ở áp lực cao, nhãn cầu sẽ căng nên không bị nhăn giác mạc gây cản trở tầm nhìn, tăng độ cứng của củng mạc khiến cho việc di chuyển nhãn cầu được dễ dàng và giảm nguy cơ chảy máu trong quá trình phẫu thuật đặc biệt trên bệnh nhân võng mạc đái tháo đường. Tuy nhiên việc sử dụng áp lực cao khi phẫu thuật cũng có những hạn chế phải kể đến như: có thể gây phù biểu mô giác mạc khiến cho phẫu thuật viên phải cạo biểu mô. Trong khi đó, chúng ta đều biết biểu mô giác mạc ở người bệnh đái tháo đường chậm hồi phục hơn và dễ tróc hơn ở người bình thường. Áp lực cao còn khiến giảm tưới máu võng mạc và thần kinh thị mà ở người đái tháo đường các cấu trúc này vốn đã bị thiếu máu trầm trọng. Điều này có thể giải thích một số trường hợp phẫu thuật rất thành công về giải phẫu nhưng kết quả hồi phục thị giác không được như mong muốn. Hệ thống máy Constellation® với kim 25G Plus đã hướng tới kiểm soát triệt để áp lực nội nhãn bằng hệ thống cảm biến ở trong đường nước gọi là hệ thống bù trừ áp lực nội nhãn (IOP compensation). Khi phẫu thuật viên cài đặt áp lực nước ở mức 25 mmHg và bắt đầu hút dịch ra Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 100 khỏi nhãn cầu, bộ cảm biến sẽ ghi nhận sự giảm áp lực nội nhãn và ngay lập tức tăng lượng nước bơm vào để duy trì áp lực cài đặt là 25 mmHg. Như vậy, áp lực nội nhãn luôn được ổn định ở mức cài đặt. Đối với hệ thống máy Acurrus® với kim 23G thì không có sự bù trừ này do đó sẽ dẫn tới sự thay đổi áp lực thực tế trong lòng nhãn cầu khi hút dịch hay rút dụng cụ ra khỏi nhãn cầu gọi là hiện tượng dao động nhãn áp. Bản thân hiện tượng dao động nhãn áp cũng có thể gây ra xuất huyết trên bệnh võng mạc đái tháo đường và có thể gây kẹt dịch kính hay võng mạc vào đường vào trên củng mạc nếu bệnh nhân đã có bong võng mạc. Như vậy, hệ thống bù trù áp lực nội nhãn ở hệ thống Constellation® và kim 25G Plus có những ưu thế sau khi phẫu thuật trên bệnh nhân đái tháo đường: Không có sự dao động nhãn áp nên làm giảm chảy máu trong quá trình phẫu thuật, không bị xẹp nhãn cầu ngay cả khi lực hút cao, phẫu thuật viên có thể cài đặt áp lực nội nhãn ở mức thấp hơn nhằm giảm phù nề giác mạc, tạo thuận lợi cho tưới máu võng mạc và thần kinh thị. Sự khác biệt ở hệ thống bơm ngược (Reflux) Hình 1: Các chế độ ở hệ thống bơm ngược Khi bóc tách màng máu trên võng mạc ở hệ thống máy Accurus®, phẫu thuật viên có thể sử dụng vi xung bơm ngược (micropulse reflux). Tuy nhiên chúng tôi thấy việc sử dụng vi xung không hiệu quả trong những trường hợp màng máu quá dày và thời gian chờ đợi giữa các xung cũng mất vài giây do đó gây khó khăn trong tình huống muốn thổi sạch máu để cầm một mạch máu đang chảy. Chúng tôi đã cải tiến bằng cách sử dụng đầu hút cầm tay để quét máu hay dùng bơm tiêm 3ml gắn đầu hút để bơm rửa những màng máu dày nói trên kết hợp với nâng cao áp lực nội nhãn lên 60mmHg. Mặc dù vậy, kết quả vẫn chưa được như ý vì phải mất thời gian thay đổi dụng cụ ra vào nhãn cầu và dễ gây kẹt dịch kính võng mạc vào đường mổ khi để áp lực nội nhãn ở mức cao. Hệ thống Constellation® đã thay đổi triệt để cách sử dụng hệ thống bơm ngược bằng cách đưa thêm vào hai chế độ tùy biến theo tỉ lệ (propotional) và liên tục (continous). Việc điều khiển hệ thống bơm ngược được thực hiện bằng bàn đạp do đó hoàn toàn có thể sử dụng đầu cắt để “thổi” màng máu ra khỏi võng mạc. Thậm chí, phẫu thuật viên còn có thể sử dụng hệ thống bơm ngược ở chế độ tùy biến theo tỷ lệ như một dụng cụ bóc tách bằng nước để bóc tách các màng dịch kính tăng sinh trong bệnh võng mạc do đái tháo đường. Sự khác biệt ở đầu cắt Đầu cắt Ultravit® 25G Plus được thiết kế tối ưu hóa (port optimization) với lỗ cắt rất gần so với đầu cắt và có đường kính lớn hơn so với kim 25G cũ. Với đầu cắt có đường kính rất nhỏ 25G, phẫu thuật viên có thể luồn đầu cắt xuống dưới các màng tăng sinh trong bệnh võng mạc đái tháo đường và thậm chí có thể dùng nó để bóc tách giải phóng những điểm co kéo gây bong võng mạc khu trú ra khỏi màng hyaloid. Lỗ cắt của 25G plus cũng được thiết kế lớn hơn và cho hiệu năng cắt gần bằng so với kim 23G tiêu chuẩn. Lỗ cắt gần so với đầu cắt cũng khiến cho kim 25G plus có thể cắt sát vào võng mạc hơn và phẫu thuật viên có thể dùng đầu cắt như một forceps hay đầu hút. Ngoài ra, đầu cắt Ultravit có thể đạt tốc độ cắt tới 5000 lần / phút và có thể cài đặt chu kỳ hoạt động đóng mở của đầu cắt do đó phẫu thuật viên có thể an tâm cắt sát đáy dịch kính mà không lo cắt phải võng mạc. Một đặc điểm cần được nhắc đến là đầu cắt Ultravit® 25G Plus có độ cứng tốt hơn rất nhiều so với kim 25G cũ nên việc bóc tách hay phẫu thuật ở võng mạc chu biên là hoàn toàn có thể thực hiện Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 101 được. Chức năng của Ultravit® do đó trở nên “đa nhiệm” và phẫu thuật viên không cần phải thay đổi nhiều dụng cụ ra vào mắt để thực hiện phẫu thuật như trước và như vậy đương nhiên phẫu thuật trở nên an toàn và hiệu quả hơn, trong đó chúng tôi xin nhấn mạnh là giảm nguy cơ chảy máu trong bệnh võng mạc do đái tháo đường (Hình 2). Hình 2: Kim 25G và 25G Plus(Error! Reference source not found.) Hệ thống trao đổi khí dịch Đối với hệ thống máy Accurus® 23G, việc trao đổi khí dịch phải thông qua một khóa bằng tay được người phụ phẫu thuật điều chỉnh. Việc này trở nên bất tiện khi phẫu thuật viên cần đổi nhanh chóng từ bơm nước sang khí hay ngược lại ví dụ như trong trường hợp phẫu thuật viên đổi sang bơm khí để cầm máu sau đó muốn chuyển lại bơm nước để tiếp tục phẫu thuật cắt dịch kính. Đối với hệ thống Constellation® thì việc này trở nên đơn giản hơn rất nhiều khi việc thay đổi giữa khí và nước chỉ cần gạt một nút ở bàn đạp. Dao và trocar Hình 3: Đường vào hình chữ V của kim 23G và đường vào hình thẳng của 25G EdgePlus®(Error! Reference source not found.) Một trong những yếu điểm của kim 23G và 25G kiểu cũ là hiện tượng hạ nhãn áp sau mổ và rò rỉ vết mổ. Nguyên nhân chủ yếu là do vết mổ đóng không kín hoàn toàn. Trong phẫu thuật trên bệnh nhân bong võng mạc khu trú do đái tháo đường, việc duy trì tốt được bóng khí trong nhãn cầu lại càng quan trọng bởi hai mục đích: cầm máu và chèn ép phía trong (endo tamponade). Chúng tôi gặp không ít trường hợp sau phẫu thuật bóng khí trong nhãn cầu chỉ còn khoảng 60 – 70% chỉ sau 2 ngày phẫu thuật cho dù 100% trường hợp chúng tôi kiểm tra nhãn áp ổn định và không rò rỉ vết mổ. Rõ ràng đã có hiện tượng rò rỉ vết mổ khi phẫu thuật viên tháo vành mi sau phẫu thuật hoặcbệnh nhân có dụi mắt sau mổ. Đối với dao Edge Plus® 25G thì việc rò rỉ vết mổ gần như được loại trừ hoàn toàn. Cấu trúc đầu dao Edge Plus tạo ra vết thương thẳng do đó dễ liền hơn rất nhiều so với vết thương hình chữ V của dao 23G. Ngoài ra do kích thước nhỏ hơn, vết thương 25G sẽ dễ kín hơn so với dao 23G. Trên đuôi của dao Edge Plus® còn có vạch đánh dấu cho mốc 3.5 mm và 4 mm do đó không cần phải dùng compa để đánh dấu như thế hệ dao 23G cũ. Dựa vào những đặc điểm nói trên, rõ ràng dao |Edge Plus® 25G có nhiều ưu điểm hơn trong những trường hợp phẫu thuật phức tạp như bong võng mạc khu trú do đái tháo đường. KẾT LUẬN Những tiến bộ đáng kể từ hệ thống thủy động, hệ thống bơm ngược, đầu cắt, trao đổi dịch khí, dao và trocar đã khiến cho hệ thống phẫu thuật Constellation® kim 25G Plus trở nên an toàn hơn so với hệ thống Accurus® kim 23G trong những trường hợp bong võng mạc khu trú do đái tháo đường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abrams GW, Edelhauser HF, Aaberg TM, et al. (1974). “Dynamics of intravitreal sulfur hexaluoride gas”. Invest Ophthalmol, 13: 863 – 868. 2. Coll GE, Change S, Sun J, et al. (1995). “Perfluorocarbon liquid in the management of retinal detachment with proliferative vitreoretinopathy”. Ophthalmology, 102: 630 – 638. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 102 3. Eckardt C (2005). “Transconjunctival sutureless 23-gauge vitrectomy”. Retina, 25: 208 – 211. 4. Fleischman JA, Schwartz M, Dixon JA (1981). “Argon laser photocoagulation. An intraoperative trans-pars plana technique”. Arch Ophthalmol, 99: 1610 – 1612. 5. Fujii GY, de Juan E, Humayun MS, et al. (2002). “A new 25- gauge instrument system for transconjunctival sutureless vitrectomy surgery”. Ophthalmology, 109: 1807 – 1813. 6. Machemer R, BuettnerH, Norton EW (1971). “Vitrectomy: a pars plana approach”. TransAmAcad Ophthalmol Otolaryngol, 75: 813 – 820. 7. Masahito O, Yasuo T (2007). “New Instruments in Vitrectomy”. In: Vitreo retinal surgery, Springer, Chapter 7: 85 – 98. 8. O’Malley C, Heintz RM (1972). “Vitrectomy via the pars plana - A new instrument system”. TransPacCoastOtoophthalmolSocAnnuMeet, 53: 121 –137. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 103 SO SÁNH STRATUS OCT VÀ CIRRUS OCT TRONG ĐÁNH GIÁ PHÙ HOÀNG ĐIỂM DO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Nguyễn Như Quân*, Trần Anh Tuấn**, Nguyễn Trọng Lộc* TÓM TẮT Mục tiêu: So sánh hai máy OCT trong đánh giá độ dày hoàng điểm trong bệnh phù hoàng điểm do đái tháo đường để tìm hiểu tương quan cũng như sự khác biệt giữa thế hệ máy tiêu chuẩn Stratus OCT và thế hệ máy mới Cirrus OCT. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu quan sát cắt ngang. Có 35 bệnh nhân (35 mắt) phù hoàng điểm có ý nghĩa trên lâm sàng do đái tháo đường (CSME) theo tiêu chuẩn của ETDRS đến khám tại Khoa Đáy Mắt Bệnh viện Mắt TP Hồ Chí Minh tham gia nghiên cứu. Tất cả các bệnh nhân đều được nhỏ dãn đồng tử và được tiến hành đo bởi một kỹ thuật viên duy nhất giàu kinh nghiệm với hai loại máy Stratus OCT (Carl Zeiss Meditec) và Cirrus OCT (Carl Zeiss Meditec). Các thông số được phân tích bao gồm độ dày võng mạc theo 9 vùng của ETDRS, hệ số tương quan trong một lượt đo (intraclass correlation coefficient – ICC), hệ số tương quan giữa hai lượt khám (inter visit correlation coefficient – ICC), phân tích hồi qui, đánh giá sự đồng thuận giữa hai máy và biểu đồ Bland Altman. Kết quả: Độ dày võng mạc các vùng đo được của hai máy có giá trị thay đổi từ 281,89±67,28µm tới 420,23±110,89µm. Hệ số tương quan hồi qui là 0,8. Hệ số tương quan trong một lượt đo (intraclass correlation coefficient – ICC), hệ số tương quan giữa hai lượt khám (inter visit correlation coefficient – ICC) đều >0,9. Kết quả phân tích độ dày võng mạc trung tâm theo Bland Altman cho thấy sự khác biệt trung bình là 68,67µm (p<0,001). Giới hạn đồng thuận là từ -25,73 tới 135,2µm. Khoảng thay đổi là 160,93µm Kết luận: Cả hai máy Stratus OCT và Cirrus OCT đều đáng tin cậy khi sử dụng trên lâm sàng. Tuy nhiên, kết quả đo được của hai máy không thể dùng thay thế cho nhau. Sai biệt giữa hai máy có nhiều nguyên nhân trong đó chủ yếu là do cài đặt giới hạn ngoài của lớp võng mạc khác nhau. Từ khoá: Cirrus, Stratus, độ dày hoàng điểm, phù hoàng điểm, đái tháo đường, lỗi phân đoạn. ABSTRACT COMPARISON OF STRATUS OCT AND CIRRUS OCT IN THE DIABETIC MACULAR EDEMA Nguyen Nhu Quan, Tran Anh Tuan, Nguyen Trong Loc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 103 - 108 Purpose: To compare Cirrus OCT with Stratus OCT regarding retinal thickness in patients with diabetic macular edema and to correlate the results with standard time domain Stratus OCT. Method: This was a cross – sectional, observational study. 35 eyes of 35 consecutive patients with CSME according to ETDRS critera who visited Vitreo – retinal department of Eye Hospital of Ho Chi Minh City were included into this study. All patients were dilated and the procedure’s sequence was performed randomly by a single experienced technician with the two OCT devices: Stratus and Cirrus (Carl Zeiss Meditec). In each eye, retinal thickness in 9 regions according to ETDRS criteria, intraclass correlation coefficient, intervisit correlation coefficient, regression and Bland Altman plots were calculated. * Bệnh viện Mắt TP.HCM, ** Bộ môn Mắt, Đại học Y Dược TP.HCM. Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Như Quân ĐT: 0906996368 Email: nhuquan1976@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 104 Results: Retinal thickness’ values ranged from 281.89±67.28µm to 420.23±110.89µm. Regression coefficient was 0.8. Both intraclass correlation coefficient and intervisit correlation coefficient were >0.9. Mean difference of central retinal thickness was 68.67µm (p<0.001). Limit of agreement was evaluated and ranging from -25.73 to 135.2µm (Range: 160.93µm). Conclusions: Both Stratus and Cirrus OCT are reliable in clinical practice. However, retinal thickness values should not be used interchangeably. The reason of the difference was mainly due to the different retinal outer border setting of each device. Keywords: Cirrus, Stratus, macular thickness, diabetic macular edema, segmentation error. ĐẶT VẤN ĐỀ Mô hình bệnh tật của Việt Nam ngày nay có nhiều thay đổi so với những thập kỷ trước, trong đó có sự gia tăng đáng kể của bệnh đái tháo đường kèm theo đó là bệnh võng mạc đái tháo đường. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số người bị bệnh tiểu đường ở Việt Nam năm 2000 là 792.000 và sẽ tăng tới 2.300.000 người vào năm 2030. Chúng tôi không có số liệu cụ thể về tỷ lệ bệnh võng mạc đái tháo đường trong dân số Việt Nam, tuy nhiên, số lượng bệnh nhân bị bệnh võng mạc đái tháo đường đến BV Mắt TP. Hồ Chí Minh, một cơ sở y tế đảm nhận vai trò chủ yếu trong việc khám và điều trị nhãn khoa tại miền Nam Việt Nam, ngày càng gia tăng đáng kể. Trong đó, phù hoàng điểm do đái tháo đường vẫn luôn là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực. Việc đánh giá hoàng điểm trong thăm khám lâm
Tài liệu liên quan