Mở đầu: Sự đề kháng kháng sinh là vấn đề thời sự y học trên qui mô toàn cầu, kể cả ở Việt Nam. Tình trạng
này làm làm tăng tỉ lệ bệnh tật, tử vong và cả gánh nặng chi phí. Giám sát thường xuyên mức độ kháng kháng
sinh của các vi khuẩn là rất cần thiết.
Mục tiêu: Khảo sát sự phân bố của các vi khuẩn gây bệnh thường gặp và sự đề kháng sinh của chúng.
Phương pháp: Hồi cứu, mô tả cắt ngang. Thu nhập dữ liệu về định danh vi khuẩn từ các loại bệnh phẩm và
kết quả kháng sinh đồ tại BV. Đại Học Y Dược TP. HCM từ 1/1/2012 đến tháng 30/6/2012.
Kết quả: Trong 6 tháng đầu năm 2012, phân lập được 1.166 chủng vi khuẩn từ các bệnh phẩm. Tám loại vi
khuẩn gây bệnh thường gặp là: E. coli (22,72%), Streptococcus spp. (18,1%), Klebsiella spp. (14,58%),
Staphylococcus spp. (12%), Acinetobacter spp. (11,14%). Staphylococcus aureus (5,66%), Proteus mirabillis
(3,85%), Pseudomonas aeruginosa (3,17%). Có sự khác biệt về mức kháng thuốc giữa các nhóm vi khuẩn. Các vi
khuẩn đường ruột đều kháng với nhiều loại kháng sinh mức độ thấp hơn với các trực khuẩn gram âm không lên
men. Không ghi nhận chủng vi khuẩn S. aureus nào kháng Vancomycin.
Kết luận: Cần sử dụng kháng sinh hợp lý trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn để hạn chế sự kháng thuốc
của vi khuẩn.
7 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự kháng thuốc của các vi khuẩn gây bệnh thường gặp tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM trong 6 tháng đầu năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Nội Khoa I 272
SỰ KHÁNG THUỐC CỦA CÁC VI KHUẨN GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HCM
TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012
Cao Minh Nga*,**, Lê Thị Ánh Phúc Nhi*, Nguyễn Ngọc Lân*, Nguyễn Thanh Bảo*
TÓM TẮT
Mở đầu: Sự đề kháng kháng sinh là vấn đề thời sự y học trên qui mô toàn cầu, kể cả ở Việt Nam. Tình trạng
này làm làm tăng tỉ lệ bệnh tật, tử vong và cả gánh nặng chi phí. Giám sát thường xuyên mức độ kháng kháng
sinh của các vi khuẩn là rất cần thiết.
Mục tiêu: Khảo sát sự phân bố của các vi khuẩn gây bệnh thường gặp và sự đề kháng sinh của chúng.
Phương pháp: Hồi cứu, mô tả cắt ngang. Thu nhập dữ liệu về định danh vi khuẩn từ các loại bệnh phẩm và
kết quả kháng sinh đồ tại BV. Đại Học Y Dược TP. HCM từ 1/1/2012 đến tháng 30/6/2012.
Kết quả: Trong 6 tháng đầu năm 2012, phân lập được 1.166 chủng vi khuẩn từ các bệnh phẩm. Tám loại vi
khuẩn gây bệnh thường gặp là: E. coli (22,72%), Streptococcus spp. (18,1%), Klebsiella spp. (14,58%),
Staphylococcus spp. (12%), Acinetobacter spp. (11,14%). Staphylococcus aureus (5,66%), Proteus mirabillis
(3,85%), Pseudomonas aeruginosa (3,17%). Có sự khác biệt về mức kháng thuốc giữa các nhóm vi khuẩn. Các vi
khuẩn đường ruột đều kháng với nhiều loại kháng sinh mức độ thấp hơn với các trực khuẩn gram âm không lên
men. Không ghi nhận chủng vi khuẩn S. aureus nào kháng Vancomycin.
Kết luận: Cần sử dụng kháng sinh hợp lý trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn để hạn chế sự kháng thuốc
của vi khuẩn.
Từ khóa: Vi khuẩn gây bệnh, kháng kháng sinh
ABSTRACT
DRUG RESISTANCE OF COMMON PATHOGENIC BACTERIA AT UNIVERSITY MEDICAL CENTER
IN 1ST HALF YEAR 2012
Cao Minh Nga, Le Thi Anh Phuc Nhi, Nguyen Ngoc Lan, Nguyen Thanh Bao
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17-Supplement of No 1-2013: 272 - 278
Introduction: Disease-causing microbes that have become resistant to antibiotic therapy are public health
problems worldwide. It makes morbidity, mortality and the costs for health increase dramatically. The surveillance
of antibiotic resistance of these bacteria is useful.
Purpose: To investigate distribution of common pathogenic bacteria and its antibiotic resistance.
Method: Retrospective, descriptive and cross-sectional methods were used. Data of pathogenic bacteria and
antibiogram results were collected at University Medical Center from January to June 2012.
Results: From January to June 2012, 1,166 pathogenic bacteria were isolated from clinical samples. All of
them tested antibiotic sensitivity. Eight common bacteria were E. coli (22.72%), Streptococcus spp. (18.1%),
Klebsiella spp. (14.58%), Staphylococcus spp. (12%), Acinetobacter spp. (11.14%). Staphylococcus aureus
(5.66%), Proteus mirabillis (3.85%), Pseudomonas aeruginosa (3.17%). Each bacteria have different level of
* Bộ môn Vi sinh – Khoa Y – ĐHYD TP. HCM ** Khoa Xét nghiệm – Bệnh viện ĐHYD TP. HCM
Tác giả liên lạc: PGS. TS. Cao Minh Nga, phone: 0908361512, email: pgscaominhnga@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 273
antibiotic resistance. The Enterobacteriacae was resistant to other antibiotics with low level. Pseudomonas and
Acinetobacter were resistant to antibiotics in high level. There wasn’t any vancomycine-resistant S. aureus in the
survey.
Conclusion: A reasonable antibiotic use is needed in treatment of infectious diseases to limit resistance of
pathogenic bacteria.
Key words: Pathogenic bacteria, antibiotic resistance
ĐẶT VẤN ĐỀ
Một trong những vấn đề thời sự trên qui mô
toàn cầu, kể cả ở Việt nam là sự đề kháng kháng
sinh. Việc sử dụng kháng sinh rộng rãi là một
trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến
sự phát triển và gia tăng của tình trạng kháng
kháng sinh(1,4,10,11,12). Trong số các nước thuộc
mạng lưới giám sát các căn nguyên kháng thuốc
châu Á (ANSORP)(11), Việt Nam có mức độ
kháng penicillin cao nhất và kháng
erythromycin đến 91,2%. Kháng thuốc ở vi
khuẩn gram âm cũng được ghi nhận. Đặc biệt,
khoảng 70% vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh
viện kháng với ít nhất một trong số các kháng
sinh điều trị nhiễm khuẩn thông thường(7,9,11).
Theo báo cáo sử dụng kháng sinh và kháng
kháng sinh tại 15 bệnh viện năm 2008-2009(1),
tình trạng trên đa phần là do sử dụng kháng
sinh không hợp lý. Để thông tin kịp thời đến các
Bác sĩ lâm sàng, hỗ trợ trong việc sử dụng kháng
sinh hợp lý và hiệu quả, chúng tôi tiến hành
khảo sát “Sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh
thường gặp tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.
HCM trong 6 tháng đầu năm 2012”.
Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu sự phân bố của các vi khuẩn gây
thường gặp tại Bệnh viện Đại Học Y Dược TP.
HCM trong 6 tháng đầu năm 2012.
Xác định mức độ kháng kháng sinh của các
loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hồi cứu- thiết kế cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu
Là những vi khuẩn gây bệnh phân lập được
từ các bệnh phẩm: đàm, nước tiểu, máu, mủ,
dịch cơ thể, và phân của những bệnh nhân nội
và ngoại trú tại Bệnh viện Đại Học Y Dược TP.
HCM, có chỉ định cấy vi khuẩn và làm kháng
sinh đồ trong 6 tháng đầu năm 2012 (từ 1/1/2012
đến 30/6/2012).
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Các vi khuẩn phân lập được theo thời gian
và địa điểm nêu trên, có đầy đủ kết quả kháng
sinh đồ theo tiêu chuẩn của từng loại vi khuẩn.
Tiêu chuẩn loại trừ
Những vi khuẩn cùng loại trên cùng bệnh
nhân trong những lần phân lập sau.
Nghi ngờ tạp nhiễm, ngoại nhiễm.
Không có đủ kết quả kháng sinh đồ.
Phương pháp nghiên cứu
Phân lập, định danh vi khuẩn gây bệnh theo
thường qui của Tổ chức Y tế Thế giới và xác định
mức độ kháng kháng sinh của các vi khuẩn phân
lập được bằng phương pháp khuếch tán trên
thạch Kirby-Bauer theo hướng dẫn của NCCLS-
2003 (Hoa kỳ) với đĩa giấy tẩm kháng sinh của
hãng Bio-Rad tại Bộ môn Vi sinh, Khoa Y, Đại
học Y Dược TP. HCM.
Thu nhập và nhập dữ liệu vào mẫu “Phiếu
nghiên cứu’’ cho từng loại vi khuẩn.
Xử lý kết quả theo các phương pháp thống
kê y học.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian 6 tháng (từ 1/1/2012 đến
30/6/2012) chúng tôi khảo sát 2.457 mẫu bệnh phẩm
và thu được các kết quả sau:
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Nội Khoa I 274
Kết quả cấy – định danh vi khuẩn gây bệnh
Bảng 1: Kết quả nuôi cấy vi khuẩn tổng quát
STT Bệnh phẩm Số bệnh
phẩm cấy
Có VK mọc Số chủng
VK n %
1 BP đường hô
hấp* 385 261 67,79 300
2 Nước tiểu 635 250 39,37 294
3 Mủ, dịch 778 380 48,84 448
4 Máu 643 124 19,26 124
5 Phân 16 0 0,00 0
Tổng 2.457 1.015 41,31 1.166
* BP đường hô hấp: Đàm (318), dịch rửa phế quản (48),
dịch màng phổi (19).
Bảng 2: Sự phân bố các vi khuẩn gây bệnh phân lập
được (N=1.166)
STT Vi khuẩn
Tính chung
n %
Nhóm Cầu khuẩn gram dương 433 37,13
1 Streptococcus spp 211 18,10
2 Staphylococcus spp 140 12,00
3 Staphylococcus aureus 66 5,66
4 Enterococcus spp 16 1,37
Nhóm Trực khuẩn đường ruột gram âm 541 46,40
5 E. coli 265 22,72
6 Klebsiella spp. 170 14,58
7 Proteus mirabilis 45 3,85
8 Enterobacter spp. 29 2,48
STT Vi khuẩn
Tính chung
n %
9 Pantoe agglomerans 22 1,89
10 Hafnia spp. 10 0,86
Nhóm Trực khuẩn gram âm không lên men 167 14,31
10 Acinetobacter spp. 130 11,14
11 Pseudomonas aeruginosa 37 3,17
Neisseria spp 16 1,37
Các vi khuẩn hiếm gặp* 9 0,77
Tổng số 1.166 100
* Citrobacter spp. (2 chủng), Morganella morganii (2
chủng), Proteus vulgaris (4 chủng) Salmonella spp. (1
chủng).
Biểu đồ 1: Mức độ hay gặp của 8 loại vi khuẩn
thường gặp nhất
Kết quả kháng sinh đồ
Biểu đồ 2: Mức độ kháng kháng sinh của vi khuẩn
S. aureus
Biểu đồ 3: Mức độ kháng kháng sinh của vi khuẩn
Staphylococcus spp.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 275
Biểu đồ 4: Mức độ kháng kháng sinh của vi khuẩn
Streptococcus spp.
Biểu đồ 5: Mức độ kháng kháng sinh của của nhóm
trực khuẩn đường ruột gram âm
Biểu đồ 6: Mức độ kháng kháng sinh của của vi
khuẩn Acinetobacter spp. và Pseudomonas aeruginosa
BÀN LUẬN
Kết quả cấy – định danh vi khuẩn gây bệnh
Kết quả cấy vi khuẩn dương tính
Kết quả thể hiện ở Bảng 1 cho thấy, trong 6
tháng đầu năm 2012, chúng tôi phân lập được
1.166 chủng vi khuẩn từ 2.457 mẫu bệnh phẩm,
trong đó chủ yếu từ bệnh phẩm mủ và dịch (448
chủng), số chủng vi khuẩn phân lập được từ các
loại bệnh phẩm khác thấp hơn hẳn. Tỉ lệ trung
bình bệnh phẩm cấy có vi khuẩn mọc là 41,31%
(1015/2457 mẫu), hoàn toàn phù hợp với tỉ lệ cấy
dương tính thực hiện trong 6 tháng đầu năm
2011 (39,56%) và nghiên cứu của Nguyễn Thị
Thanh Hà (37,4%)(8). Tỉ lệ cấy dương tính cao
nhất ở bệnh phẩm đường hô hấp (67,79%), tiếp
theo là bệnh phẩm mủ-dịch (48,84%), không có
chủng vi khuẩn nào được phân lập từ bệnh
phẩm phân. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, một
số vi khuẩn E. coli và S. aureus có thể là tác nhân
gây tiêu chảy nhiễm khuẩn, chỉ có thể khẳng
định được điều này nếu xác định được khả năng
sinh độc tố ruột của vi khuẩn hoặc sử dụng
những phản ứng huyết thanh chuyên biệt(6,11).
Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi chỉ
thực hiện nuôi cấy vi khuẩn thường qui, chưa
thực hiện những kỹ thuật nêu trên nên có thể bỏ
sót một số chủng E. coli và S. aureus gây tiêu
chảy. Cho đến nay, những kỹ thuật này chủ yếu
dùng trong nghiên cứu dịch tễ học, sinh bệnh
học của 2 tác nhân vi khuẩn gây bệnh nêu trên,
chưa dùng thường qui phổ biến trong vi sinh
lâm sàng.
Kết quả định danh vi khuẩn
Kết quả nghiên cứu thể hiện ở bảng 2 cho
thấy sự phân bố của 1.166 chủng vi khuẩn phân
lập được. Trong ba nhóm vi khuẩn gây bệnh
thường gặp, nhóm trực khuẩn đường ruột gram
âm chiếm tỉ lệ cao nhất (46,40%), tiếp theo là
nhóm cầu khuẩn gram dương chiếm 37,13%,
nhóm trực khuẩn gram âm không lên men –
gồm hai loại vi khuẩn rất thường gặp trong
nhiễm khuẩn bệnh viện(1,2,5,8,11)-chiếm tỉ lệ thấp
hơn (14,31%). So sánh với kết quả 6 tháng đầu
năm 2011(3), tỉ lệ nhóm trực khuẩn gram âm
không lên men tăng nhẹ (14,31% so với 10,96%),
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Nội Khoa I 276
tuy nhiên còn thấp hơn hẳn kết quả của một số
cơ sở y tế khác (như khảo sát tại BV Thống nhất
TP. HCM năm 2006(2), tỉ lệ này là 35,67%). Đáng
chú ý là sự gia tăng đáng kể của vi khuẩn
Acinetobacter so với cùng kỳ năm 2011(3) (11,14%
so với 5,48%). Điều này phù hợp với những cảnh
báo chung về sự gia tăng mạnh mẽ của vi khuẩn
Acinetobacter trong nhiễm khuẩn bệnh viện
trong thời gian gần đây(1,6,8). Vi khuẩn
Pseudomonas aeruginosa – một loại vi khuẩn gây
nhiễm khuẩn bệnh viện “kinh điển”– chiếm tỉ lệ
thấp, và thấp hơn cùng kỳ năm 2011(3) (3,17% so
với 5,48%). Các vi khuẩn hiếm gặp như
Citrobacter spp., Morganella morganii, Proteus
vulgaris, Salmonella spp. chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ-
0,77% (9 trong tổng số 1.166 chủng).
Tám loại vi khuẩn thường gặp nhất được thể
hiện ở biểu đồ 1. Chiếm tỉ lệ cao nhất là E. coli
(22,72%), tiếp theo là Streptococcus spp. (18,10%),
Klebsiella spp. (14,58%), Staphylococcus spp. (12%),
Acinetobacter spp. (11,14%), S. aureus (5,66%),
Proteus mirabillis (3,85%) và P. aeruginosa (3,17%).
Trình tự này có thể thay đổi ở các loại bệnh
phẩm khác nhau nhưng kết quả chung ảnh
hưởng chủ yếu từ mức độ hay gặp của vi khuẩn
gây bệnh phân lập từ bệnh phẩm mủ, dịch do
các loại bệnh phẩm này chiếm đa số trong khảo
sát của chúng tôi (Bảng 1). So với kết quả 6 tháng
đầu năm 2011(3), chỉ có sự gia tăng đáng kể tỉ lệ
Acinetobacter spp. (11,14% so với 5,48%). Tỉ lệ các
vi khuẩn còn lại dao động không đáng kể.
Mức độ kháng kháng sinh của 8 loại vi
khuẩn thường gặp:
Tỉ lệ kháng kháng sinh của nhóm cầu khuẩn
gram dương
Streptococcus spp. là những vi khuẩn gây
bệnh thường gặp đứng hàng thứ hai trong
nghiên cứu này (Bảng 2). Trong khảo sát của
chúng tôi, Streptococcus spp. kháng tỉ lệ thấp với
các kháng sinh Vancomycine (3,77%),
Amoxicilline/Clavulanic acid (5,21%),
Neltimycine (11,69%), Cefotaxime (18,96%), và
đề kháng cao với Amikacin (82,94%),
Levofloxacin (64,8%), Ciprofloxacin (62,86%).
Staphylococcus spp. là vi khuẩn phổ biến
thứ tư trong nghiên cứu của chúng tôi, chiếm
12%. Staphylococcus spp. kháng 4/9 loại kháng
sinh được khảo sát với tỉ lệ kháng cao (>50%), cụ
thể ciprofloxacin (50,36%), ceftazidim (56,52%),
Oxacillin (64,18%) và Clindamycin (65,69%). Tuy
nhiên còn nhạy với Vancomycin (chỉ kháng
0,62%), Netilmicin (kháng 5,76%) và
Amoxicillin/Clavulanic acid (kháng 15,82%).
Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng) là vi
khuẩn gây bệnh thường gặp thứ sáu (chiếm
5,66%) và có thể là tác nhân gây nhiễm khuẩn
bệnh viện. Kết quả khảo sát chúng tôi (Biểu đồ 2)
cho thấy, S. aureus đề kháng rất cao với hầu hết
các kháng sinh như Cefotaxim (50%),
Ciprofloxacine (52,31%),Ceftazidime (69,68%),
Clindamycin (80%), Penicillin G (91,8%). Tuy
nhiên vẫn còn khá nhạy với Neltimicin (chỉ
kháng 6,15%) và nhạy hoàn toàn với
Vancomycin (không kháng). Theo khuyến cáo
của Tổ chức Y tế Thế giới(11): nên chọn
cephalosporine thế hệ thứ nhất để điều trị các
nhiễm khuẩn Staphylococci và để dành
cephalosporine thế hệ thứ ba đề điều trị nhiễm
khuẩn gram âm nói chung. S. aureus trong
nghiên cứu này kháng thuốc ở mức cao hơn so
với số liệu (2006) của chương trình Giám sát tính
kháng thuốc (ASTS) được thực hiện nhờ sự tài trợ
của chương trình hợp tác y tế Việt nam-Thụy
Điển từ nhiều năm qua trên qui mô toàn quốc(5).
Vancomycin còn rất nhạy cảm, do đó chỉ nên
dùng Vancomycin khi vi khuẩn S. aureus đã
kháng các loại kháng sinh khác.
Tỉ lệ kháng kháng sinh của nhóm trực khuẩn
đường ruột gram âm
Vi khuẩn E. coli là vi khuẩn gây bệnh
thường gặp nhất trong khảo sát này (chiếm
22,72%). Đề kháng cao với kháng sinh Cefotaxim
(56,98%), Levofloxacin (63,69%), Ciprofloxacin
(67,55%). Các kháng sinh bị kháng với tỉ lệ thấp
(dưới 5%) là Ceftazidime/Sulbactam (1,51%),
Meropenem (2,64%), Amikacin (3,77%).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 277
Vi khuẩn Klebsiella spp. đứng hàng thứ ba
trong số các loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp
(chiếm 14,58%). Klebsiella spp. còn khá nhạy cảm
với các loại kháng sinh. Các loại kháng sinh bị
kháng cao Levofloxacin (32,03%), Ciprofloxacin
(36,09%). Các kháng sinh bị kháng với tỉ lệ thấp
(dưới 10%) là Ceftazidime/Sulbactam (6,59%),
Meropenem (7,83%), Colistin (7,14%). Như vậy,
Klebsiella còn nhạy cảm cao với nhiều kháng
sinh, đặc biệt với Colistin và Meropenem, đây
chính là những kháng sinh cần được chọn lựa
trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng, đa
kháng thuốc.
Vi khuẩn Proteus mirabilis đứng hàng thứ 7
trong khảo sát. Tuy đề kháng cao với
Ciprofloxacin (37,78%), đặc biệt là Colistin
(91,11%), Proteus mirabilis nhạy cảm với nhiều
kháng sinh Ticarcillin/Clavulanic acid (chỉ kháng
2,22%), Ceftazidime/Sulbactam (kháng 2,27%),
Meropenem (kháng 6,67%), Cefotaxim (kháng
11,11%) và Ceftriaxone (kháng 13,64%).
Tỉ lệ kháng kháng sinh của nhóm trực khuẩn
gram âm không lên men
Acinetobacter spp. gây bệnh ở những người
bị suy giảm sức đề kháng và những bệnh nhân
lớn tuổi, là tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện
chủ yếu trong thời gian gần đây(1,6,8). Acinetobacter
spp. đề kháng với nhiều kháng sinh kể cả
Colistin (57,69%) và Meropenem (39,37%). Các
kháng sinh còn mức đề kháng thấp hơn cả là:
Ceftazidime/Sulbactam (2,31%), Levofloxacine
(28,95%) và Ciprofloxacin (30%).
Pseudomonas aeruginosa (trực khuẩn mủ
xanh), giảm nhạy cảm rất nhiều với hầu hết các
kháng sinh, kể cả các kháng sinh kháng
Pseudomonas. Pseudomonas chỉ còn nhạy cảm tốt
với Ceftazidime/Sulbactam (chỉ kháng 2,70%),
Colistin (kháng 10,81%), Meropenem (kháng
16,67%). Tác nhân này vẫn luôn là nguy cơ báo
động của nhiễm khuẩn bệnh viện, có thể làm
tăng tỉ lệ bệnh tật, tử vong và gánh nặng chi phí.
Meropenem chính là kháng sinh chọn lựa trong
trường hợp nhiễm P. aeruginosa đa kháng thuốc
trong bệnh viện.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 1.166 chủng vi khuẩn gây
phân lập tại Bệnh viện Đại Học Y Dược TP.
HCM trong 6 tháng đầu năm 2012 (từ 01-01-2012
đến 30-6-2012) chúng tôi rút ra kết luận như sau:
- Tám loại gây bệnh thường gặp là: E. coli
(22,72%), Streptococcus spp. (18,1%), Klebsiella spp.
(14,58%), Staphylococcus spp. (12%), Acinetobacter
spp. (11,14%). Staphylococcus aureus (5,66%),
Proteus mirabillis (3,85%), Pseudomonas aeruginosa
(3,17%). Mức độ thường gặp thay đổi tùy từng
loại bệnh phẩm.
- Tám loại vi khuẩn kháng đa kháng sinh với
mức độ khác nhau. Các trực khuẩn không lên
men, đặc biệt vi khuẩn Acinetobacter spp. kháng
đa kháng sinh với tỉ lệ rất cao.
Các kháng sinh có tác dụng tốt với các loại vi
khuẩn (tỉ lệ bị kháng thấp hơn cả):
- Với vi khuẩn E. coli là
Ceftazidime/Sulbactam (1,51%), Meropenem
(2,64%), Amikacin (3,77%).
- Với vi khuẩn Streptococcus spp là
Vancomycine (3,77%), Amoxicilline/Clavulanic
acid (5,21%), Neltimycine (11,69%), Cefotaxime
(18,96%).
- Với vi khuẩn Klebsiella spp. là
Ceftazidime/Sulbactam (6,59%), Meropenem
(7,83%), Colistin (7,14%).
- Với vi khuẩn Staphylococcus spp.là
Neltimicin (6,15%), Vancomycin (0%).
- Với vi khuẩn Acinetobacter spp. là
Ceftazidime/Sulbactam (2,31%), Levofloxacine
(28,95%), Ciprofloxacin (30%).
- Với vi khuẩn S. aureus là Vancomycin (0%),
Netilmicin (6,15%).
- Với vi khuẩn Proteus mirabillis là
Ticarcillin/Clavulanic acid (2,22%),
Ceftazidime/Sulbactam (2,27%), Meropenem
(6,67%), Cefotaxim (11,11%), Ceftriaxone
(13,64%).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Nội Khoa I 278
- Với vi khuẩn Pseudononas aeruginosa là
Ceftazidime/Sulbactam (2,70%), Colistin
(10,81%), Meropenem (16,67%).
Như vậy, cần duy trì chiến lược sử dụng
kháng sinh thích hợp để giới hạn sự đề kháng
sinh của vi khuẩn gây bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bộ Y tế Việt Nam (2012). Báo cáo sử dụng kháng sinh và kháng
kháng sinh tại 15 Bệnh viện Việt Nam 2008-2009. Tr. 1-37.
2. Cao Minh Nga (2008). Sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh
thường gặp tại BV. Thống nhất trong năm 2006. Y học TP.
HCM- HN KHKT lần thứ 24 – Chuyên đề Nội khoa. Tập 12 *
Phụ bản của Số 1 * 2008. Tr: 194-200.
3. Cao Minh Nga và Cs (2012). Sự kháng thuốc của các vi khuẩn
gây bệnh thường gặp tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM
trong 6 tháng đầu năm 2011. Y học TP. HCM-HN KHKT lần
thứ 29- Chuyên đề Nội khoa II. Tập 16*Phụ bản của số 1*2011.
Tr. 215-225.
4. GARP-Vietnam (2010). Situation Analysis of Antibiotic Use
and Resistance in Vietnam.
5. Nguyễn Đức Hiền, Nguyễn Thị Vinh và Cs (2006). Báo cáo
hoạt động theo dõi sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây
bệnh thường gặp ở Việt nam năm 2004 và 2005. Bộ Y tế. Vụ
điều trị. Hội nghị tổng kết công tác hội đồng thuốc và điều trị;
hoạt động theo dõi sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh
thường gặp năm 2005. Đà nẵng, 02-2006. Tr.: 123-131.
6. Nguyễn Thanh Bảo, Cao Minh Nga (2011). Chọn lựa kháng
sinh ban đầu trong điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện tại một số
bệnh viện thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài NCKH thuộc Sở
Khoa học – Công nghệ TP. Hồ Chí Minh.
7. Nguyễn Thị Kê, Cao Minh Nga và cs (2006). Áp dụng kỹ thuật
ELISA, PCR để xác định một số vi khuẩn và độc tố ruột vi
khuẩn Staphylococcus aureus gây bệnh truyền qua đường thực
phẩm. Đề tài NCKH do Sở KH – CN TP. HCM quản lý, Viện
Vệ sinh Y tế Công cộng chủ trì.
8. Nguyễn Thị Thanh Hà và nhóm nghiên cứu của 6 bệnh viện
(2004). Nhiễm khuẩn bệnh viện-Tỉ lệ hiện mắc, yếu tố nguy cơ
tại 6 bệnh viện phía Nam. Y học thực hành. Số chuyên đề