Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam 75 năm qua

Để làm rõ bài học này, cần phải phân tích một số nội, dung cơ bản. Trước hết, phải xác định cho rõ Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của ai? Điều Lệ Đảng đã ghi rõ: ''Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc''. Thực tế đã chứng minh điều đó không chỉ ghi trong Điều lệ, cũng không phải chỉ là những lời tuyên bố nhằm phủ dụ nhân dân mà Đảng ta đã và đang hành động đúng như vậy. Đảng sinh ra trong lòng cuộc đấu tranh yêu nước giải phóng dân tộc. Đảng lãnh đạo nhân dân và dân tộc được nhân dân và dân tộc đùm bọc, nuôi dưỡng, chở che. Đảng - Giai cấp công nhân - Nhân dân lao động và cả dân tộc đã thực sự kết thành một khối vững chắc. Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng là bền vững, không gì phá vỡ nổi. Thứ hai, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu lịch sử, phản ánh điều kiện khách quan và chủ quan đã chín muồi trong dòng vận động lịch sử của dân tộc cũng như trào lưu chung của cách mạng thế giới. Sự lãnh đạo của Đảng đối với xã hội là tất yếu khách quan. Không phải ngẫu nhiên mà lịch sử trao cho Đảng sứ mệnh thiêng liêng đó. Trước năm 1930, ở Việt Nam có nhiều Đảng và phong trào yêu nước ra đời và đã từng thử nghiệm là vai trò của quần chúng. Các tổ chức này và lãnh tụ của họ không thiếu gì đức tính dũng cảm, hy sinh quên mình, nhưng do có hạn chế về thế giới quan và hệ tư tưởng cho nên rút cuộc bị thất bại và tan rã. Từ năm 1930 trở đi, trên vũ đài chính trị nước ta cũng xuất hiện một số đảng phái khác như Việt quốc, Việt cách, Đại Việt. Song những đảng này đã phản bội lại lợi ích dân tộc, cam tâm làm tay sai cho đế quốc thống trị nước ta. Như vậy, khác với tình hình nhiều nước trên thế giới, ở nước ta ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản đã là lực lượng duy nhất lãnh đạo cách mạng. Đó hoàn toàn không phải là sự áp đặt ý muốn chủ quan của Đảng mà là sự giao phó của lịch sử thông qua quá trình sàng lọc hết sức nghiêm khắc. Thứ ba, thực tế lich sử cách mạng Việt Nam cho thấy Đảng Cộng sản đã rất xứng đáng với sự tin cậy, sự giao phó của lịch sử, của nhân dân, của dân tộc. Trên thực tế, từ ngày có Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, cách mạng nước ta đã giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, lập nên những kỳ tích trong thế kỷ 20. Đó là thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 lật đổ ách thống trị gần 100 năm của thực dân Pháp và triều đình phong kiến, lập nên Nhà nước Công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, chọc thủng hệ thống thuộc địa cùa Chủ nghĩa đế quốc; là thắng lợi của cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, giải phóng miền Nam, chôn vùi thực dân cũ; là thắng lợi của cuộc kháng chiến 22 năm chống Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đánh sập chủ nghĩa thực dân mới; là thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đất nước trong gần 20 năm gần đây, vượt mọi khó khăn bao vây cấm vận, đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, đứng vững và tiếp tục đi lên trong cơn động đất chính trị dữ dội trên thế giới (năm l989- 1991) và cơn bão táp khủng hoảng tài chính, kinh tế ở khu vực (năm 1997 - 1998).

docChia sẻ: vietpd | Lượt xem: 9325 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam 75 năm qua, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam 75 năm qua 16:24 | 15/02/2005 (ĐCSVN)- Một trong những bài học lớn từ thực tiễn 75 năm qua của Đảng là phải kiên định và giữ vững sự lãnh đạo của Đảng - Đảng là lực lượng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Nghị quyết Trung ương 6 (Khoá VIII) khẳng định: ''Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam; không chấp nhận đa nguyên, đa đảng''. Khi phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 7 (Khoá VIII), đồng chí Tổng Bí thư đã nhấn mạnh: “sự lãnh đạo của Đảng là thống nhất, toàn diện''. Để làm rõ bài học này, cần phải phân tích một số nội, dung cơ bản. Trước hết, phải xác định cho rõ Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của ai? Điều Lệ Đảng đã ghi rõ: ''Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc''. Thực tế đã chứng minh điều đó không chỉ ghi trong Điều lệ, cũng không phải chỉ là những lời tuyên bố nhằm phủ dụ nhân dân mà Đảng ta đã và đang hành động đúng như vậy. Đảng sinh ra trong lòng cuộc đấu tranh yêu nước giải phóng dân tộc. Đảng lãnh đạo nhân dân và dân tộc được nhân dân và dân tộc đùm bọc, nuôi dưỡng, chở che. Đảng - Giai cấp công nhân - Nhân dân lao động và cả dân tộc đã thực sự kết thành một khối vững chắc. Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng là bền vững, không gì phá vỡ nổi. Thứ hai, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu lịch sử, phản ánh điều kiện khách quan và chủ quan đã chín muồi trong dòng vận động lịch sử của dân tộc cũng như trào lưu chung của cách mạng thế giới. Sự lãnh đạo của Đảng đối với xã hội là tất yếu khách quan. Không phải ngẫu nhiên mà lịch sử trao cho Đảng sứ mệnh thiêng liêng đó. Trước năm 1930, ở Việt Nam có nhiều Đảng và phong trào yêu nước ra đời và đã từng thử nghiệm là vai trò của quần chúng. Các tổ chức này và lãnh tụ của họ không thiếu gì đức tính dũng cảm, hy sinh quên mình, nhưng do có hạn chế về thế giới quan và hệ tư tưởng cho nên rút cuộc bị thất bại và tan rã. Từ năm 1930 trở đi, trên vũ đài chính trị nước ta cũng xuất hiện một số đảng phái khác như Việt quốc, Việt cách, Đại Việt... Song những đảng này đã phản bội lại lợi ích dân tộc, cam tâm làm tay sai cho đế quốc thống trị nước ta. Như vậy, khác với tình hình nhiều nước trên thế giới, ở nước ta ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản đã là lực lượng duy nhất lãnh đạo cách mạng. Đó hoàn toàn không phải là sự áp đặt ý muốn chủ quan của Đảng mà là sự giao phó của lịch sử thông qua quá trình sàng lọc hết sức nghiêm khắc. Thứ ba, thực tế lich sử cách mạng Việt Nam cho thấy Đảng Cộng sản đã rất xứng đáng với sự tin cậy, sự giao phó của lịch sử, của nhân dân, của dân tộc. Trên thực tế, từ ngày có Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, cách mạng nước ta đã giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, lập nên những kỳ tích trong thế kỷ 20. Đó là thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 lật đổ ách thống trị gần 100 năm của thực dân Pháp và triều đình phong kiến, lập nên Nhà nước Công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, chọc thủng hệ thống thuộc địa cùa Chủ nghĩa đế quốc; là thắng lợi của cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, giải phóng miền Nam, chôn vùi thực dân cũ; là thắng lợi của cuộc kháng chiến 22 năm chống Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đánh sập chủ nghĩa thực dân mới; là thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đất nước trong gần 20 năm gần đây, vượt mọi khó khăn bao vây cấm vận, đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, đứng vững và tiếp tục đi lên trong cơn động đất chính trị dữ dội trên thế giới (năm l989- 1991) và cơn bão táp khủng hoảng tài chính, kinh tế ở khu vực (năm 1997 - 1998). Những thành tựu trên đây không những được nhân dân trong nước mà cả thế giới thừa nhận. Từ người dân nô lệ trở thành người chủ của đất nước độc lập, tự do, đó là giá trị dân chủ lớn nhất Đảng đã giành lại cho nhân dân. Trong giai đoạn hiện nay, dân chủ của nhân dân đã được phát huy trên nhiều lĩnh vực và được thề chế hoá trong nhiều văn bản pháp luật. Trước hết phải kể đến lĩnh vực kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã có những cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Đời sống dân chủ của toàn xã hội đã có những bước tiến rõ rệt. Phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra” được các ngành, các cấp, các địa phương và cơ sở tích cực thực hiện, mặc dù kết quả vẫn còn hạn chế, chưa được như mong muốn. Từ năm 1999, Bộ Chính trị đã có Chỉ thị ''Về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở'' với mục tiêu mở rộng hơn nữa dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân. Đảng là một cơ thể sống, do đó không thể tránh khỏi những sai lầm. Điều quan trọng là Đảng không bảo thủ. Khi có sai lầm, Đảng công khai thừa nhận sai lầm trước nhân dân và quyết tâm sửa chữa. Thí dụ, với phương châm ''nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Đại hội lần thứ VI của Đảng, trong khi khẳng định những thành tựu đạt được, đã dũng cảm tự phê bình về những sai lầm trong việc hoạch định các chủ trương, chính sách lớn, trong chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện, từ đó đề ra đường lối đổi mới đúng đắn. Từ thực tiễn đổi mới thành công từ năm 1986 đến nay, chúng ta nhận thấy trên lĩnh vực xây dựng Đảng đã đạt được những thành tựu rất quan trọng: Một là, thành tựu cơ bản và quan trọng nhất là Đảng đã đề ra được và từng bước bổ sung, hoàn thiện dần đường lối đổi mới một cách đúng đắn, sáng tạo, hình thành ngày càng rõ hơn con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Hai là, Đảng đã khẳng định Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với Chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Ở những bước ngoặt của cách mạng, trước những diễn biến phức tạp của tình hình, Đảng kịp thời có định hướng tư tưởng chính trị đúng đắn, uốn nắn những nhận thức lệch lạc, chống những luận điệu thù địch, tạo cơ sở cho sự thống nhất tư tưởng trong toàn Đảng và sự đồng thuận trong xã hội. Ba là, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Có tiến bộ về thực hiện dân chủ trong Đảng và lãnh đạo thực hiện dân chủ trong xã hội, nhất là sau khi có “Quy chế dân chủ ở cơ sở''. Bốn là, đổi mới một bước tổ chức và cán bộ, nâng cao trình độ và sức chiến đấu của đội ngũ đảng viên; ngăn chặn được sự sa sút, yếu kém của nhiều tổ chức cơ sở Đảng; bước đầu cải tiến phương thức lãnh đạo và phong cách công tác có tiến bộ trong công tác kiểm tra. Bên cạnh những thành tựu nêu trên, công tác xây dựng Đảng vừa qua cũng còn không ít thiếu sót và khuyết điểm. Hiện nay đang nổi lên một số vấn đề cấp bách sau đây: Thứ nhất, trong điều kiện cơ chế thị trường, kinh tế nhiều thành phần, mở cửa giao lưu với các nước, trước những tác động tiêu cực của các nhân tố tư bản và sự tiến công của các thế lực thù địch, một bộ phận cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về phẩm chất chính tri, đạo đức và lối sống; Thứ hai, trình độ kiến thức, năng lực lãnh đạo của Đảng có mặt chưa theo kịp yêu cầu của sự nghiệp đổi mới; Thứ ba, tổ chức cơ sở đảng ở một số nơi yếu kém, thậm chí có nơi rệu rã, tê liệt; phương thức lãnh đạo và sinh hoạt lúng túng, có tình trạng vừa kém dân chủ, vừa thiếu kỷ luật, kỷ cương; Thứ tư, công tác kiểm tra chưa được chú trọng đúng mức và vẫn là một khâu yếu, nhất là việc kiểm tra chấp hành đường lối, nghị quyết của Đảng, kiểm tra việc thực hiện Điều lệ Đảng. Vận dụng chủ nghĩa Mác - Lê nin vào quá trình đổi mới ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo đất nước vượt qua bao khó khăn thử thách, tiếp tục đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng cùng với khẳng định điều đó, Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) (khóa VIII) và kết luận Hội nghị Trung ương 4 (khóa IX) cũng nghiêm túc chỉ ra tình trạng suy thoái của một bộ phận cán bộ, đảng viên về nhận thức tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và sự yếu kém của công tác tổ chức, hiệu lực và hiệu quả thấp của bộ máy quản lý. Do vậy trong tình hình ấy, nếu Đảng ta không kiên định, vững vàng, trước hết là về chính trị tư tưởng và ý chí hành động; không trong sạch về đạo đức lối sống thì sẽ không được nhân dân ủng hộ để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Chính vì vậy, tại Đại hội IX của Đảng, Trung ương quyết định phải tiếp tục thực hiện Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng một cách có hiệu quả nhằm ngăn chặn và đẩy lùi một bước quan trọng tình trạng suy thoái, củng cố sự kiên định về mục tiêu lý tưởng cách mạng, tăng cường sự thống nhất ý chí và hành động, củng cố tổ chức chặt chẽ, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới, coi đây là vấn đề sống còn của Đảng, của chế độ ta. Hiện nay có một số tài liệu phát tán đòi đa nguyên, đa đảng.Từ thực tiễn đất nước ta và từ những vấn đề lý luận đặt ra, chúng ta khẳng định: Yếu tố quyết định dân chủ không phải do một đảng hay nhiều đảng lãnh đạo. Một đảng vẫn có thể bảo đảm được dân chủ. Đa đảng vẫn có thề mất dân chủ. Nhìn nhận vấn đề dân chủ ở một nước, phải xem đảng cầm quyền ở đó họ thực thi dân chủ như thế nào chứ không thể căn cứ việc họ nói như thế nào về dân chủ. Ví dụ Mỹ là một nước rất hay nói, thậm chí còn lên mặt dạy người khác về dân chủ, nhân quyền, nhưng trên thực tế Mỹ lại là nước vi phạm dân chủ và nhân quyền ghê gớm nhất. 20% số dân nước Mỹ là những người giàu. Số dân còn lại (80%) chia nhau 15% tài sản quốc gia. Như thế sao có thể gọi là một xã hội dân chủ được?! Trong số 80% những người không thuộc diện giàu có của nước Mỹ, có rất nhiều người bị chết đói vì thiếu cái ăn, chết rét, vì thiếu cái mặc, chết bệnh vì không có thuốc và không có bảo hiểm y tế, lang thang cơ nhỡ vì không có chỗ ở... Từ thực tiễn lãnh đạo đất nước 75 năm qua, Đảng ta chỉ rõ phải kiên định vấn đề có tính nguyên tắc là lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hoạt động, trong khi chúng ta tăng cường sinh hoạt dân chủ, cởi mở, tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới ở nước ta. Nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đảng và hưởng tới kỷ niệm 115 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Mính vĩ đại, dưới sự lãnh đạo cùa Đảng và được vũ trang bởi Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta tin tưởng rằng mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xă hội công bằng, đân chủ, văn minh nhấtThứ Tư 13/4/2011 2:50:43pm  Lý luận - Thực tiễn Về phương pháp cách mạng của Đảng ta 9:21' 3/1/2011    Phong trào Xô- Viết Nghệ -Tĩnh 1930-1931   Hơn 80 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta đã giành nhiều thắng lợi to lớn. Những thắng lợi đó do nhiều nhân tố tạo nên, trong đó phương pháp cách mạng khoa học, sáng tạo là nhân tố quan trọng. Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám trước hết là nhờ Đảng ta có đường lối đúng, phương pháp cách mạng, khoa học, biết kết hợp toàn bộ sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong một thời cơ, thời điểm quyết định để làm nên chiến thắng oanh liệt, góp phần mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - kỷ nguyên độc lập gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn coi trọng phương pháp cách mạng và sử dụng phương pháp cách mạng để thực hiện phương hướng, mục tiêu của cách mạng đặt ra trong mỗi thời kỳ. Việc xác định đường lối của đảng trong mỗi giai đoạn cách mạng bao gồm nhiều nội dung, trong đó có hai nội dung quan trọng đó là: xác định mục tiêu, nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng; các phương pháp (giải pháp, hình thức đấu tranh, tổ chức lực lượng…) để thực hiện thắng lợi mục tiêu nhiệm vụ đó. Giữa hai nội dung trên có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau, quyết định lẫn nhau. Việc xác định mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng là vấn đề cực kỳ quan trọng, song để thực hiện được các mục tiêu và nhiệm vụ đó đòi hỏi phải có phương pháp cách mạng bao gồm sự vận dụng đúng đắn các phương pháp vận động cách mạng, các hình thức tổ chức lực lượng và chỉ đạo đấu tranh một cách sáng tạo phù hợp với những điều kiện ở từng nơi, từng lúc trong từng thời kỳ cách mạng. Để có phương pháp cách mạng đúng trước hết phải có nghệ thuật trong tổ chức, xây dựng các lực lượng và sử dụng các hình thức đấu tranh cách mạng một cách khoa học, đúng thời cơ. Điều này đã được chứng minh bằng những thắng lợi to lớn của cách mạng nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám và trong cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Thực tế lịch sử lãnh đạo cách mạng của Đảng ta cũng đã chứng minh, có những lúc phong trào cách mạng gặp nhiều khó khăn, thậm chí thoái trào, thất bại. Nguyên nhân không phải vì đường lối chưa đúng, việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ chưa rõ ràng, mà là vì thiếu phương pháp cách mạng, thiếu sự sáng tạo trong tổ chức thực hiện. Một phương thức cách mạng có thể thích hợp với nơi này, lúc này, nhưng sang nơi khác, lúc khác thì có thể không còn thích hợp nữa. Vì vậy, đòi hỏi phải luôn luôn có sự tìm tòi, đổi mới, tránh rập khuôn, sao chép, tránh tuyệt đối hóa một hình thức, một phương pháp nhất định nào đó. Do vậy phương pháp cách mạng được xem là tốt nhất, đúng nhất khi nó giải quyết được những yêu cầu nhiệm vụ cách mạng đặt ra trong từng thời kỳ, huy động được cao nhất lực lượng cách mạng vào trận tuyến đấu tranh với quyết tâm giành thắng lợi cao nhất. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Vì vậy, phương pháp cách mạng phải bao gồm việc tuyên truyền, giáo dục, tổ chức quần chúng thành những lực lượng tự giác, động viên họ hăng hái tham gia các phong trào cách mạng. Lênin nói: “Phải biết cách đưa được đông đảo quần chúng tham gia vào những hoạt động cách mạng thực tiễn. Không những phải biết cách phân bổ những lực lượng giai cấp, những đạo quân đông đảo hàng triệu người vào đúng những vị trí xác định của nó, mà còn phải biết xem xét và sử dụng đúng những lực lượng còn có tác dụng lịch sử nhất định của tất cả các giai cấp và các tầng lớp để có được một hoạt động cách mạng thật sự có tính chất quần chúng sâu rộng”[1]. Phương pháp cách mạng là sản phẩm của tư duy lý luận khoa học và hoạt động thực tiễn sáng tạo. Để có phương pháp cách mạng đúng đắn trong từng thời kỳ cách mạng, Đảng ta luôn chăm lo nâng cao trình độ lý luận cách mạng của Chủ nghĩa Mác-Lênin, nâng cao năng lực hiểu biết thực tiễn của đất nước và tổng kết kinh nghiệm tiến hành cách mạng ở nước ta, đồng thời biết tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của cách mạng các nước. Nhờ đó, Đảng ta đã lựa chọn và vận dụng thành công các phương pháp đấu tranh cách mạng trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ giai đoạn (1930-1945). Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng được thông qua ở Hội nghị thành lập Đảng (3-2-1930) đã xác định những mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược cơ bản của giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta là đấu tranh giành độc lập dân tộc, giải phóng nhân dân khỏi ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa đế quốc và giai cấp địa chủ phong kiến bằng con đường đấu tranh cách mạng. Vào lúc đó, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghiêm khắc phê phán những tư tưởng và hành động có tính manh động, bột phát; đồng thời xác định rõ là phải hết sức chăm lo giáo dục quần chúng thành những lực lượng cách mạng tự giác, phải dựa vào phong trào cách mạng thực sự có tính chất quần chúng sâu rộng, lấy giai cấp công nhân và giai cấp nông dân làm nòng cốt để tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Nhờ có nhận thức đúng đắn những vấn đề có tính nguyên tắc trong việc xác lập phương pháp cách mạng, phong trào cách mạng trong nước đã phát triển mạnh về tổ chức, mở rộng địa bàn hoạt động, thu hút đông đảo quần chúng tham gia và huy động được sức mạnh to lớn của toàn dân tộc lập nên thắng lợi to lớn của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Từ thực tiễn lịch sử đó, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm to lớn trong việc sử dụng phương pháp cách mạng của Đảng ta thời kỳ 1930-1945 với những nội dung chính sau: Một là, nhận định đúng về đặc điểm tình hình chính trị xã hội của đất nước để xây dựng phương pháp cách mạng. Giai đoạn 1930-1945 là giai đoạn xã hội Việt Nam đã hoàn toàn thay đổi từ một xã hội phong kiến thuần túy trở thành một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến. Trong xã hội đó, đế quốc và phong kiến cấu kết chặt chẽ với nhau để áp bức, bóc lột nhân dân ta. Thực dân Pháp đã thiết lập ách thống trị bằng cách thi hành chế độ thống trị hết sức hà khắc, dã man, với bộ máy bạo lực phản động. Dưới chế độ đó, người dân không có một chút tự do, dân chủ, họ bị áp bức đến tận xương tủy, họ bị bắt, bị giết mà không cần xét xử, những quyền sống tối thiểu của nhân dân ta đều bị tước đoạt; chúng thẳng tay đàn áp các phong trào yêu nước và cách mạng. Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã sớm nhận thức được sự chuyển biến ấy và Đảng ta đã xác định phương pháp cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta là con đường cách mạng bạo lực. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng chỉ rõ: “Sự áp bức và bóc lột vô nhân đạo của đế quốc Pháp đã làm cho đồng bào ta hiểu rằng có cách mạng thì sống, không có cách mạng thì chết”[2]. Đồng thời, Đảng cũng xác định cần phải có sách lược đấu tranh cách mạng thích hợp để lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông về phía vô sản “bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (Đảng lập Hiến…) thì phải đánh đổ”[3] và “…không khi nào nhượng bộ một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào con đường thỏa hiệp”[4]. Mọi khuynh hướng cải lương, thỏa hiệp đều không thể đưa cách mạng đi đến thành công. Điều này đã được minh chứng trong thực tiễn qua các phong trào yêu nước trước khi Đảng ta ra đời, như phong trào Cần Vương, phong trào của cụ Hoàng Hoa Thám, Thủ Khoa Huân; phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng tư sản của cụ Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu…Tất cả những phong trào yêu nước này đều đi đến thất bại bởi vì chưa có đường lối đấu tranh đúng đắn, một phương pháp cách mạng thực sự phù hợp. Trải qua 3 cao trào cách mạng (1930-1931), cao trào cách mạng (1936-1939) và cao trào cách mạng (1939-1945), bằng phương pháp cách mạng bạo lực dựa trên sức mạnh của quần chúng, Đảng ta đã đưa cách mạng nước ta giành từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đỉnh cao là thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc. Có thể nói, nhờ sớm xác định rõ tính chất, đặc điểm chính trị xã hội của nước ta là một nước thuộc địa nửa phong kiến, nên Đảng ta đã đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, phương pháp cách mạng phù hợp. Đây là nhân tố quyết định góp phần làm nên thắng lợi cho cách mạng nước nhà. Hai là, xác định đúng đối tuợng để đề ra phương pháp đấu tranh cách mạng phù hợp. Thực tiễn lịch sử trong giai đoạn 1930-1945 đã chứng minh sự nhạy bén của Đảng ta trong việc xác định đúng đối tượng của cách mạng. Ngay khi thực dân Pháp đặt chân lên xâm lược nước ta, Đảng ta đã chỉ rõ thực dân Pháp là kẻ thù chính của dân tộc và tập hợp lực lượng và hướng ngọn cờ đấu tranh của quần chúng nhân dân vào chủ nghĩa đế quốc. Nhờ xác định đúng đặc điểm của đối tượng cách mạng, Đảng ta đã đề ra cách thức, phương pháp đấu tranh phù hợp, xác định phương pháp tổ chức lực lượng, phát huy được tiềm năng to lớn của quần chúng và tập hợp được tối đa lực lượng để làm nên thắng lợi cuối cùng cho cách mạng. Ba là, xác định đúng về lực lượng cách mạng để có phương pháp tổ chức và huy động hiệu quả. Nhận thức sâu sắc về Chủ nghĩa Mác-Lênin coi liên minh công-nông là lực lượng chủ yếu của chuyên chính vô sản trong đấu tranh giành chính quyền và xây dựng CNXH, Hồ Chí Minh và Đảng ta đã vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, tổ chức ra lực lượng cách mạng liên minh công-nông trong đó giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo. Hồ Chí Minh và Đảng ta nhận định, giai cấp công nhân Việt Nam tuy nhỏ nhưng cũng có đủ những đặc điểm của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp nôn
Tài liệu liên quan