Sự phân hoá kinh tế – xã hội ở Nam Bộ

Phân hóa lãnh thổ về kinhtế-xã hội của một vùng, một quốc gia luôn là vấn đề rất quan trọng trong công tác quy hoạch và quản lý kinh tế-xã hội. Do đó từ lâu trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều tác giả và nhiều công trình nghiên cứu cả về lý luận và thực tiển. Nhiều nhà khoa học đã cố gắng đi tìm bản chất của các khái niệm và các nguyên nhân của sự phân hóa nói trên. Nghiên cứu sự phân hóa về kinh tế-xã hội nhằm đưa ra những biện pháp phù hợp thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa các ngành kinh tế ở nước ta là nhiệm vụ cần thiết, thường xuyên, lâu dài của các nhà khoa học, các nhà quản lý. Nam Bộ là vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước, là vùng động lực tăng trưởng kinh tế lớnnhất của nước ta, là vùng có tiềm năng to lớn cả về công và nông nghiệp. Trong nhữngnăm qua Nam Bộ đã có bước phát triển vược bậc về nhiều ngành có lợithế và đã đóng góp rất to lớn cho đất nước (ĐNB đóng góp 52% sản lượng công nghiệp, TNB đóng góp hơn 50% sản lượng lương thực và phần lớn lương thực xuất khẩu của cả nước). Mặc dù vậy, các ngành kinh tế trong vùng vẫn chưa phát triển theo quy hoạch chung dẫn đến các ngành, các trung tâm kinh tế có chức năng giốngnhau phát triển chồng chéo trong vùng, hậu quả là chua phát huy hết tiềm năng của vùng và giữa các khu vực trong vùng chưa hỗ trợ cho nhau cùng nhau phát triển. Sự phát triển các ngành kinh tế không đồng đều về lãnh thổ là một tất yếu khách quan phù hợp với năng lực của từng vùng, Dựa vào việc đánh giá cácnguồn lực của tự nhiên, kinh tế-xã hội, dựa vào qui hoạch phát triển kinh tế-xã hội của các tỉnh trong vùng đề tài “Sự phân hóa kinh tế-xã hội ở Nam Bộ”hy vọng bước đầu đặt nền móng cho công tác quy hoạch chung của vùng sinh thái Nam Bộ để góp phần phát triển kinh tế-xã hội một cách cân bằng bềnvững trong toàn vùng.

pdf144 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2536 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sự phân hoá kinh tế – xã hội ở Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên