Tình trạng hôi miệng có liên quan với các hợp chất sulfur bay hơi do một số loài vi khuẩn yếm khí gram âm
sinh ra. Lưng lưỡi là một vị trí rất thuận lợi cho sự tích tụ các vi khuẩn này.
Mục tiêu: So sánh tác động của 3 phương pháp vệ sinh răng miệng: (1)chải răng với kem đánh răng chứa
triclosan, (2)chải răng với kem đánh răng chứa triclosan và kết hợp chải lưỡi bằng bàn chải có mặt chải lưỡi,
(3)chải răng với kem đánh răng chứa triclosan và kết hợp sử dụng nước súc miệng chứa cetylpyridinium
chloride, trên sự thay đổi số lượng các vi khuẩn sinh hợp chất sulfur bay hơi ở lưng lưỡi.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, thiết kế crossover với 3 lần can thiệp và 3
thời kỳ rửa. 15 đối tượng chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm 5 đối tượng. Mỗi nhóm áp dụng cả 3 biện pháp VSRM
nhưng với trình tự khác nhau. Mẫu vi khuẩn trên lưng lưỡi được lấy trước và sau khi VSRM 15 phút, nuôi cấy
trên thạch chọn lọc cho vi khuẩn sinh hợp chất sulfur bay hơi trong điều kiện yếm khí. Đếm số khúm mọc và tính
ra đơn vị tạo khúm/ml (CFU/ml).
Kết quả: Chải răng làm giảm 38%, chải răng và chải lưỡi làm giảm 46%, chải răng và súc miệng làm giảm
44% số lượng vi khuẩn sinh hợp chất sulfur bay hơi trên bề mặt lưng lưỡi phía sau. Cả 3 biện pháp đều làm giảm
vi khuẩn rất có ý nghĩa thống kê (p=0,001). Chải răng kết hợp chải lưỡi hay kết hợp súc miệng làm giảm số lượng
vi khuẩn nhiều hơn chải răng riêng rẽ nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Kết luận: Các biện pháp vệ sinh răng miệng đều làm giảm số lượng vi khuẩn liên quan đến hôi miệng trên
lưng lưỡi
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của các biện pháp vệ sinh răng miệng trên số lượng vi khuẩn sinh hợp chất sulfur bay hơi ở lưỡi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 120
TÁC ĐỘNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP VỆ SINH RĂNG MIỆNG
TRÊN SỐ LƯỢNG VI KHUẨN SINH HỢP CHẤT SULFUR BAY HƠI Ở LƯỠI
Đặng Vũ Ngọc Mai*, Võ Thị Chi Mai**, Nguyễn Thị Kim Anh*, Nguyễn Phúc Diên Thảo*
TÓM TẮT
Tình trạng hôi miệng có liên quan với các hợp chất sulfur bay hơi do một số loài vi khuẩn yếm khí gram âm
sinh ra. Lưng lưỡi là một vị trí rất thuận lợi cho sự tích tụ các vi khuẩn này.
Mục tiêu: So sánh tác động của 3 phương pháp vệ sinh răng miệng: (1)chải răng với kem đánh răng chứa
triclosan, (2)chải răng với kem đánh răng chứa triclosan và kết hợp chải lưỡi bằng bàn chải có mặt chải lưỡi,
(3)chải răng với kem đánh răng chứa triclosan và kết hợp sử dụng nước súc miệng chứa cetylpyridinium
chloride, trên sự thay đổi số lượng các vi khuẩn sinh hợp chất sulfur bay hơi ở lưng lưỡi.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, thiết kế crossover với 3 lần can thiệp và 3
thời kỳ rửa. 15 đối tượng chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm 5 đối tượng. Mỗi nhóm áp dụng cả 3 biện pháp VSRM
nhưng với trình tự khác nhau. Mẫu vi khuẩn trên lưng lưỡi được lấy trước và sau khi VSRM 15 phút, nuôi cấy
trên thạch chọn lọc cho vi khuẩn sinh hợp chất sulfur bay hơi trong điều kiện yếm khí. Đếm số khúm mọc và tính
ra đơn vị tạo khúm/ml (CFU/ml).
Kết quả: Chải răng làm giảm 38%, chải răng và chải lưỡi làm giảm 46%, chải răng và súc miệng làm giảm
44% số lượng vi khuẩn sinh hợp chất sulfur bay hơi trên bề mặt lưng lưỡi phía sau. Cả 3 biện pháp đều làm giảm
vi khuẩn rất có ý nghĩa thống kê (p=0,001). Chải răng kết hợp chải lưỡi hay kết hợp súc miệng làm giảm số lượng
vi khuẩn nhiều hơn chải răng riêng rẽ nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Kết luận: Các biện pháp vệ sinh răng miệng đều làm giảm số lượng vi khuẩn liên quan đến hôi miệng trên
lưng lưỡi.
Từ khóa: Hôi miệng, vi khuẩn sinh hợp chất sulfur bay hơi.
ABSTRACT
IMPACT OF DIFFERENT ORAL HYGIENE METHODS ON THE VOLATILE SULFUR COMPOUNDS-
PRODUCING BACTERIA OF THE TONGUE
Đang Vu Ngoc Mai, Vo Thi Chi Mai, Nguyen Thi Kim Anh, Nguyen Phuc Dien Thao
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 119 - 124
Oral halitosis is associated with the volatile sulfur compounds (VSC) which are produced by some gram-
negative anaerobes. The tongue dorsum is an area that promotes the accumulation of these bacteria.
Objectives: To compare the impact of three oral hygiene methods: (1) tooth brushing with triclosan
dentifrice, (2)) tooth brushing with triclosan dentifrice followed by tongue brushing with the dorsal surface of
toothbrush head, (3)) tooth brushing with triclosan dentifrice followed by rinsing with cetylpyridinium chloride
mouthwash, on the counts of VSC-producing bacteria of the posterior tongue dorsum.
Materials and methods: This is a clinical trial with crossover design, 3 interventions and 3 washout
periods. 15 subjects were randomly divided into 3 groups, 5 subjects within each group. Three groups applied all
*Bộ môn Nha khoa cơ sở, Khoa RHM, ĐH Y Dược TPHCM
**Bộ môn Vi sinh, Khoa Y, ĐH Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: ThS Đặng Vũ Ngọc Mai ĐT: 0918325781 Email: dvngocmai@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 121
3 oral hygiene methods with different sequences. Tongue surface samples were collected before and 15 minutes
after oral hygiene, plated on selective agar for VSC-producing bacteria and incubated anaerobically. Colonies were
counted and converted into Colony Forming Units/ml (CFU/ml).
Results: The reduction from baseline in bacterial counts were 38% for tooth brushing with triclosan
dentifrice, 46% for tooth brushing with triclosan dentifrice followed by tongue brushing, 44% for tooth brushing
with triclosan dentifrice followed by rinsing with CPC mouthwash. Highly statistically significant reductions
from baseline were observed for all 3 oral hygiene methods (p=0.001). Tooth brushing followed by tongue brushing
or rinsing reduced more bacterial counts than tooth brushing alone did but there was no statistical significance
(p>0.05).
Conclusion: The three oral hygiene methods reduced the counts of halitosis-associated microorganisms of the
tongue dorsum.
Keywords: Oral halitosis, volatile sulfur compounds-producing bacteria.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hôi miệng là một tình trạng gây khó chịu
cho nhiều bệnh nhân, khiến cho họ mất tự tin và
có thể ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc
sống(12). Hôi miệng có thể có nguyên nhân từ
ngoài miệng, nhưng 90% là từ trong miệng.
Nguyên nhân trong miệng là do các hợp chất
bay hơi có mùi được tạo ra từ hoạt động chuyển
hóa của vi khuẩn. Trong các hợp chất này, đáng
chú ý nhất là các hợp chất sulfur bay hơi bao
gồm hydrogen sulfide (H2S), methyl mercaptan
(CH3SH), và dimethyl sulfide (CH3SCH3), là
sản phẩm từ sự phân hủy các peptid và amino
acid có chứa sulfur như cystein, cystine,
methionine Các hợp chất này được tạo ra bởi
nhiều vi khuẩn yếm khí trong miệng như
Porphyromonas gingivalis, Prevotella intermedia,
Treponema denticola, Fusobacterium nucleatum,
Porphyromonas endodontalis, các loài
Eubacterium(2)
Các vi khuẩn liên quan đến hôi miệng chủ
yếu hoạt động trong rãnh nướu, túi nha chu và
trên lưỡi, đặc biệt là ở lưng lưỡi và phần phía
sau (6). Xuất phát từ thực tế rằng có nhiều trường
hợp bệnh nhân vệ sinh răng miệng tốt, mô răng
và mô nha chu hoàn toàn lành mạnh, không có
bệnh ở hệ tiêu hóa và hệ hô hấp nhưng vẫn bị
hôi miệng, nhiều tác giả đã quan tâm đến vị trí
lưng lưỡi vì vùng này có diện tích bề mặt lớn, có
cấu trúc nhiều nhú và nhiều rãnh sâu, rất thuận
lợi cho sự tích tụ của các vi khuẩn yếm khí cũng
như các chất là nguồn dinh dưỡng cho các vi
khuẩn này tăng trưởng(10). Năm 2008, với mục
tiêu khảo sát sự phân bố của các vi khuẩn sinh
hợp chất sulfur bay hơi trên lưỡi, Allaker và
cộng sự đã lấy mẫu mảng bám vi khuẩn ở các vị
trí vùng phía trước lưng lưỡi, vùng giữa lưng
lưỡi, vùng phía sau lưng lưỡi, vùng phía sau
hông lưỡi và vùng phía sau bụng lưỡi trên 50
đối tượng bị hôi miệng từ nhẹ đến nặng. Kết
quả cho thấy xét trên bề mặt lưng lưỡi, càng về
phía sau số lượng vi khuẩn tích tụ càng tăng.
Vùng có ít vi khuẩn nhất là bụng lưỡi. Khi chia
các đối tượng thành 2 nhóm: hôi miệng
nhẹ/trung bình và hôi miệng nặng, các tác giả
nhận thấy rằng số lượng vi khuẩn sinh hợp chất
sulfur bay hơi ở vùng sau lưng lưỡi của nhóm
hôi miệng nặng nhiều hơn so với nhóm hôi
miệng nhẹ/trung bình, tuy nhiên sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê(1).
Một trong những phương pháp nhận diện
và định lượng vi khuẩn sinh hợp chất sulfur bay
hơi trong mẫu bệnh phẩm từ miệng là nuôi cấy
trên môi trường thạch chọn lọc cho các vi khuẩn
này. Môi trường này được tác giả Turng và cộng
sự(13) phát triển năm 1997 bằng cách cho thêm
glutathione và acetate chì vào Columbia base
agar. Glutathione có vai trò là nguồn cung cấp
sulfur cho vi khuẩn sử dụng và chuyển hóa tạo
ra hydrogen sulfide. Acetat chì sẽ phản ứng với
hydrogen sulfide tạo ra sulfide chì có màu đen
kết tủa bên trong hoặc xung quanh khúm vi
khuẩn. Như vậy các vi khuẩn sinh hợp chất
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 122
sulfur bay hơi được nhận diện từ những khúm
vi khuẩn màu đen mọc trên bề mặt thạch(13).
Kết quả của các nghiên cứu từ trước đến nay
chưa thấy có mối liên hệ rõ ràng nào giữa 1 hay
một vài loại vi khuẩn đặc hiệu với tình trạng hôi
miệng mà cho rằng hôi miệng là kết quả của sự
tương tác phức tạp của nhiều loại vi khuẩn. Tuy
nhiên cho đến ngày nay các dữ liệu nghiên cứu
vi sinh học đã khẳng định được mối liên quan
giữa tình trạng hôi miệng với sự tăng số lượng
và tỉ lệ các vi khuẩn yếm khí gram âm, đặc biệt
là các vi khuẩn sinh hợp chất sulfur bay hơi (5).
Do đó việc điều trị hôi miệng bao gồm những
biện pháp can thiệp nhằm mục đích làm giảm
lượng hợp chất sulfur bay hơi, bằng cách làm
giảm lượng vi khuẩn tạo ra các hợp chất này.
Trong đó, các biện pháp dễ tiếp cận nhất cho
bệnh nhân là sử dụng kem đánh răng hay nước
súc miệng có chất kháng khuẩn (triclosan,
chlorhexidine, các loại tinh dầu,
cetylpyridinium chloride, hydrogen peroxide,
chlorine dioxide), và các phương pháp vệ sinh
dành cho lưỡi (cạo lưỡi, bàn chải răng có mặt
chải lưỡi). Câu hỏi đặt ra là việc sử dụng riêng
rẽ hay kết hợp các biện pháp này làm thay đổi
số lượng vi khuẩn sinh hợp chất sulfur bay hơi
như thế nào.
Mục tiêu nghiên cứu
So sánh số lượng vi khuẩn sinh hợp chất
sulfur bay hơi ở lưng lưỡi trước và sau khi thực
hiện 1 lần các biện pháp vệ sinh răng miệng:
Chải răng với kem đánh răng chứa triclosan.
Chải răng với kem đánh răng chứa triclosan
và kết hợp chải lưỡi bằng bàn chải có mặt chải
lưỡi.
Chải răng với kem đánh răng chứa triclosan
và kết hợp sử dụng nước súc miệng chứa
cetylpyridinium chloride (CPC).
So sánh sự thay đổi số lượng vi khuẩn sinh
hợp chất sulfur bay hơi ở lưỡi giữa 3 biện pháp
vệ sinh răng miệng trên.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu gồm 15 sinh viên Đại học
Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh được chọn
lựa theo các tiêu chuẩn: sức khỏe toàn thân
tốt, còn ít nhất 20 răng thật, tự nguyện tham
gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Có sâu răng đang hoạt động, viêm nướu từ
trung bình đến nặng, viêm nha chu, có phục
hình tháo lắp hay cố định, đang mang khí cụ
chỉnh hình, khô miệng.
Tẩy trắng răng với peroxide hoặc dùng
kháng sinh trong 30 ngày trước khi bắt đầu
tham gia nghiên cứu.
Lưỡi bất thường về hình dạng, lưỡi bản đồ,
lưỡi nứt nẻ, lưỡi lông
Phương pháp nghiên cứu
Thử nghiệm lâm sàng, thiết kế crossover với
3 lần can thiệp và 3 thời kỳ rửa. Các đối tượng
được chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm 5 đối tượng.
Trước lần can thiệp 1, cả 3 nhóm trải qua
thời kỳ rửa: cung cấp bàn chải không có mặt
chải lưỡi và kem đánh răng không có chất
kháng khuẩn. Các đối tượng chải răng 2
lần/ngày trong 7 ngày, không dùng bất kỳ
phương pháp vệ sinh răng miệng hay vệ sinh
lưỡi nào khác.
Lần can thiệp 1: buổi sáng, các đối tượng
không ăn sáng, không uống loại thức uống nào
trừ nước lọc.
Thực hiện quy trình 3 bước
Bước 1: Lấy mẫu trước vệ sinh răng miệng.
Dùng 1 bàn chải răng trẻ em vô khuẩn (diệt
khuẩn bằng tia cực tím) đặt trên lưng lưỡi, đầu
bàn chải ở V lưỡi, ấn nhưng không kéo bàn chải
di chuyển. Cho ngay đầu bàn chải vào ống
nghiệm chứa 20ml dung dịch nước muối sinh lý
vô khuẩn, lắc để hòa mẫu mảng bám lưỡi vào
dung dịch. Sau đó dùng ống chích nhựa vô
khuẩn hút 2ml dung dịch này bơm vào ống
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 123
chân không vô khuẩn. Chuyển ống này vào
phòng xét nghiệm vi sinh trong vòng 2 giờ.
Bước 2: Làm vệ sinh răng miệng.
Nhóm 1: Chải răng: dùng bàn chải không có
mặt chải lưỡi và kem đánh răng chứa triclosan.
Chải răng trong 2 phút, súc miệng 2 lần, mỗi lần
20ml nước.
Nhóm 2: Chải răng và chải lưỡi: dùng bàn
chải có mặt chải lưỡi và kem đánh răng chứa
triclosan. Chải răng trong 2 phút, súc miệng với
20ml nước, chải lưỡi trong 30 giây, súc miệng
với 20ml nước.
Nhóm 3: Chải răng và súc miệng: dùng bàn
chải không có mặt chải lưỡi và kem đánh răng
chứa triclosan. Chải răng trong 2 phút, súc
miệng với 20ml nước, sau đó súc miệng 30 giây
với 20ml nước súc miệng chứa CPC.
Bước 3: Lấy mẫu sau vệ sinh răng miệng.
Sau 15 phút lấy lại mẫu mảng bám lưng lưỡi
theo cách như trên, người lấy mẫu không biết
đối tượng sử dụng biện pháp vệ sinh răng
miệng nào.
Lặp lại thời kỳ rửa 7 ngày.
Lần can thiệp 2: như lần 1 nhưng các nhóm
đổi biện pháp vệ sinh răng miệng: nhóm 1 chải
răng và chải lưỡi, nhóm 2 chải răng và súc
miệng, nhóm 3 chải răng.
Lặp lại thời kỳ rửa 7 ngày.
Lần can thiệp 3: nhóm 1 chải răng và súc
miệng, nhóm 2 chải răng, nhóm 3 chải răng và
chải lưỡi.
Quy trình trong phòng xét nghiệm vi sinh
Pha loãng dung dịch 400 lần. Dùng
micropipette lấy 50μl dung dịch pha loãng cấy
lên đĩa thạch chứa môi trường nuôi cấy chọn lọc
cho các vi khuẩn sinh hợp chất sulfur bay hơi. Ủ
trong môi trường yếm khí trong 5 ngày. Sau đó
chọn và đếm số khúm vi khuẩn (khúm màu
đen), tính ra số đơn vị tạo khúm/ml (CFU/ml).
Sử dụng các test thống kê để so sánh
CFU/ml của vi khuẩn sinh hợp chất sulfur bay
hơi trước và sau mỗi biện pháp vệ sinh răng
miệng và so sánh 3 phương pháp.
KẾT QUẢ
Test thống kê cho thấy không có sự khác biệt
về số lương vi khuẩn trước khi thực hiện 3 biện
pháp vệ sinh răng miệng (baseline).
Sự thay đổi số lượng vi khuẩn sau mỗi biện
pháp vệ sinh răng miệng.
Bảng 1: Trung bình số lượng vi khuẩn (x103
CFU/ml) trước và sau mỗi biện pháp vệ sinh răng
miệng.
Biện pháp VSRM n Trước Sau p
Chải R 15 529±367 305±233 0,001
Chải R&chải lưỡi 15 636±700 257±237 0,001
Chải R&súc miệng 15 521±497 237±199 0,001
Test Wilcoxon cho thấy cả 3 biện pháp vệ
sinh răng miệng đều làm giảm số lượng vi
khuẩn rất có ý nghĩa.
So sánh hiệu quả làm giảm vi khuẩn của 3
biện pháp vệ sinh răng miệng.
Bảng 2: Trung bình tỉ lệ giảm vi khuẩn sau thực
hiện các biện pháp vệ sinh răng miệng.
Chải R Chải R&
chải lưỡi
Chải R&
súc miệng
Tỉ lệ % giảm 38,86 ±24,36 46,04 ±24,82 44,72 ±23,74
Biện pháp chải răng và chải lưỡi có tỉ lệ
giảm vi khuẩn nhiều nhất, biện pháp chải
răng có tỉ lệ giảm ít nhất. Tuy nhiên phân tích
phương sai 1 yếu tố Kruskal Wallis cho thấy:
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa 3 biện pháp vệ sinh răng miệng trong
việc làm giảm vi khuẩn sinh hợp chất sulfur
bay hơi ở lưỡi xét theo tỉ lệ % (p=0,66).
BÀN LUẬN
Phương pháp lấy mẫu
Trong nghiên cứu này, mẫu được lấy bằng
một bàn chải răng vô khuẩn đặt ở V lưỡi, đảm
bảo các mẫu mảng bám được lấy ở một vị trí xác
định. Động tác ấn nhưng không kéo bàn chải di
chuyển giúp lấy mẫu mảng bám với một diện
tích nhất định. Điều này giúp cho việc so sánh
số lượng vi khuẩn trước và sau vệ sinh răng
miệng có thể tin cậy được.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 124
Thiết kế crossover
Chúng ta biết rằng số lượng vi khuẩn trong
mảng bám thay đổi rất nhiều giữa các đối tượng
khác nhau. Điều này có thể tạo ra sai lầm trong
các phân tích thống kê so sánh số lượng vi
khuẩn. Thiết kế crossover rất có ích trong các
thử nghiệm lâm sàng tương tự như nghiên cứu
này(3,4,8). Trong nghiên cứu này, test thống kê
cho thấy số lượng vi khuẩn trước khi thực hiện 3
biện pháp vệ sinh răng miệng (baseline) không
có khác biệt.
Hiệu quả làm giảm vi khuẩn của các biện
pháp vệ sinh răng miệng Triclosan, 2,4,4’
trichloro-2’-hydroxydiphenyl ether, là chất
kháng khuẩn được sử dụng nhiều nhất trong
các sản phẩm vệ sinh răng miệng. Triclosan có
phổ kháng khuẩn rộng, đặc biệt đối với vi
khuẩn yếm khí gram âm (đa số các vi khuẩn
sinh hợp chất sulfur bay hơi thuộc nhóm này) (9).
Triclosan thường được đưa vào trong kem đánh
răng kết hợp với copolymer nhằm tăng sự lưu
giữ triclosan trong miệng (14). Một nghiên cứu sử
dụng kem đánh răng chứa 0,3% triclosan và 2%
copolymer cho thấy số lượng vi khuẩn sinh hợp
chất sulfur bay hơi giảm trên 80% (14).
Cetylpyridinium chloride (CPC) là tác nhân
ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn. Tác dụng
của nó trên các vi khuẩn liên quan đến tình
trạng hôi miệng đã được chứng minh (1).
Chải lưỡi là một biện pháp cơ học hữu hiệu
để làm sạch lớp mảng bám lưng lưỡi. Tuy nhiên
trong bài tổng quan về mảng bám lưỡi và chải
lưỡi, tác giả Danser MM đã tổng kết một số
nghiên cứu về tác động của việc chải lưỡi trên
số lượng vi khuẩn và cho thấy có nhiều kết quả
trái ngược nhau. Có những nghiên cứu thấy
chải lưỡi làm giảm số lượng vi khuẩn, ngược lại
có những nghiên cứu thấy sự giảm không có ý
nghĩa, nhất là đối với vi khuẩn yếm khí. Điều
này có thể do những vi khuẩn này tập trung chủ
yếu ở lớp mảng bám sâu trên lưng lưỡi, việc
chải lưỡi không tác động đáng kể đến lớp này (6).
Trong nghiên cứu này, các biện pháp vệ sinh
răng miệng sử dụng riêng rẽ hay kết hợp kem
đánh răng chứa triclosan, nước súc miệng chứa
CPC và chải lưỡi. Kết quả đều làm giảm rất
đáng kể số lượng vi khuẩn sinh hợp chất sulfur
bay hơi trên lưng lưỡi, khẳng định thêm hiệu
quả của các biện pháp này đối với tình trạng hôi
miệng.
So sánh hiệu quả làm giảm vi khuẩn của 3
phương pháp VSRM
Trong nghiên cứu này, tuy việc kết hợp các
cách VSRM có tỉ lệ làm giảm vi khuẩn nhiều
hơn khi chỉ sử dụng riêng rẽ biện pháp chải
răng nhưng sự khác biệt này chưa có ý nghĩa
thống kê. Điều này có thể do cỡ mẫu nhỏ, việc
so sánh số lượng vi khuẩn được thực hiện chỉ
sau 1 lần thực hiện biện pháp VSRM. Các vi
khuẩn sinh hợp chất sulfur bay hơi đa số là yếm
khí, sự thay đổi số lượng của chúng không chỉ
chịu tác động trực tiếp của các hóa chất hay việc
chải lưỡi, mà còn có thể gián tiếp do sự thay đổi
số lượng của lớp vi khuẩn hiếu khí bên trên (do
thay đổi môi trường sống đặc biệt là điều kiện
yếm khí). Việc lấy mẫu ngay sau khi làm VSRM
có thể chưa đủ thời gian cho tác động gián tiếp
này. Ngoài ra, việc kết hợp 2 chất kháng khuẩn
trong biện pháp chải răng kết hợp súc miệng có
thể không làm tăng thêm tác dụng kháng khuẩn
vì phổ kháng khuẩn rộng của triclosan. Riêng
đối với biện pháp chải lưỡi, do vị trí lấy mẫu ở
phía sau lưng lưỡi nên có thể khó đưa bàn chải
vào, cũng như lông của mặt chải lưỡi có thể
chưa tác động được đến đáy các trũng rãnh lưng
lưỡi.
Để biết rõ hơn về tác động của các biện pháp
VSRM này, hướng nghiên cứu tiếp theo nên
thực hiện trên cỡ mẫu lớn hơn, thời gian áp
dụng các biện pháp VSRM lâu hơn, cũng như
lưu ý đến thời gian duy trì hiệu quả của các biện
pháp.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trên 15 đối
tượng về tác động của các biện pháp vệ sinh
răng miệng trên số lượng vi khuẩn sinh hợp
chất sulfur bay hơi ở lưng lưỡi cho các kết luận
sau:
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 125
Chải răng làm giảm 38%, chải răng và chải
lưỡi làm giảm 46%, chải răng và súc miệng làm
giảm 44% số lượng vi khuẩn sinh hợp chất
sulfur bay hơi trên bề mặt lưng lưỡi phía sau. Cả
3 biện pháp đều làm giảm vi khuẩn rất có ý
nghĩa thống kê (p=0,001).
Chải răng kết hợp chải lưỡi hay kết hợp súc
miệng làm giảm số lượng vi khuẩn nhiều hơn
chải răng riêng rẽ nhưng sự khác biệt không có
ý nghĩa thống kê (p>0,05).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Allaker RP, Waite RD, Hickling J (2008). Topographic distribution
of bacteria associated with oral malodour on the tongue. Archieves
of Oral Biology, 53(Suppl 1): S8-S12.
2. Awano S, Gohara K, Kurihara, Ansai T, Takehara T (2002). The
relationship between the presence of periodontopathogenic
bacteria in saliva and halitosis. Int Dent J, 52(Suppl 3): 212-216.
3. Bordas A, McNab R, Staples AM (2008). Impact of different tongue
cleaning methods on the bacterial load of the tongue dorsum.
Archieves of Oral Biology, 53(Suppl 1): S13-S18.
4. Bosma MP, McNab R, Gallagher A (2008). Removal of oral debris
and bacteria during supervised tooth brushing. Archieves of Oral
Biology, 53(Suppl 1): S26-S30.
5. Cortelli JR (2008). Halitosis: a review of associated factors and
therapeutic approach. Braz Oral Res, 22 (Spec Iss 1): 44-54.
6. Danser MM, Gomez SM, Van der Weijden GA (2003). Tongue
coating and tongue brushing: a literature preview. Int J Dent
Hygiene, 151-158.
7. Fine DH, Furgang D, Markowitz K (2006). The antimicrobial effect
of a triclosan/ copolymer dentifrice on oral microorganisms in vivo.
J Am Dent Assoc,