Mục tiêu: Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá tác dụng của véc-ni Shellac F trong ngăn chặn sâu răng. Phương pháp: Thử nghiệm cộng đồng, ngẫu nhiên, mù đơn, có nhóm chứng được thực hiện trên mẫu gồm 207 trẻ 12 tuổi sống tại vùng không bổ sung fluor trong nước trên các đối tượng là học sinh trường THCS An Lạc, quận Bình Tân Tp.HCM. Ba nhóm nghiên cứu được phân ngẫu nhiên gồm nhóm Shellac F, nhóm Duraphat® và nhóm chứng không sử dụng véc-ni. Các nhóm sử dụng véc-ni được áp dụng phác đồ bôi véc-ni ba tháng một lần. Khám đánh giá sâu răng theo tiêu chí ICDAS II được thực hiện bởi 3 người khám đã được chuẩn hóa. Kết quả: Kết quả cho thấy tình trạng sâu răng ở nhóm Shellac F và nhóm Duraphat® thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng ở các thời điểm 12, 18 và 24 tháng, tuy nhiên không có khác biệt có ý nghĩa khi chỉ xét tổn thương thành lỗ. Sau 24 tháng, nhóm Shellac F có tỷ lệ giảm sâu răng là 52% (S1) và 37% (S3), tỷ lệ này là 56% và 12% ở nhóm Duraphat®. Kết luận: Véc-ni Shellac F có hiệu quả trong ngăn chặn sâu răng ở trẻ 12 tuổi và hiệu quả này tương đương véc-ni Duraphat® sau 24 tháng.
7 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác dụng của Véc-ni Shellac F trong ngăn chặn sâu răng ở trẻ 12 tuổi tại trường THCS An Lạc, quận Bình Tân Tp.HCM., để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 150
TÁC DỤNG CỦA VÉC-NI SHELLAC F TRONG NGĂN CHẶN SÂU RĂNG Ở
TRẺ 12 TUỔI TẠI TRƯỜNG THCS AN LẠC, QUẬN BÌNH TÂN, TP. HCM
Hoàng Đạo Bảo Trâm*, Hoàng Trọng Hùng*, Ngô Uyên Châu*, Nguyễn Thị Thư*, Trần Đức Thành*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá tác dụng của véc-ni Shellac F trong ngăn chặn sâu
răng.
Phương pháp: Thử nghiệm cộng đồng, ngẫu nhiên, mù đơn, có nhóm chứng được thực hiện trên mẫu
gồm 207 trẻ 12 tuổi sống tại vùng không bổ sung fluor trong nước trên các đối tượng là học sinh trường
THCS An Lạc, quận Bình Tân Tp.HCM. Ba nhóm nghiên cứu được phân ngẫu nhiên gồm nhóm Shellac F,
nhóm Duraphat® và nhóm chứng không sử dụng véc-ni. Các nhóm sử dụng véc-ni được áp dụng phác đồ
bôi véc-ni ba tháng một lần. Khám đánh giá sâu răng theo tiêu chí ICDAS II được thực hiện bởi 3 người
khám đã được chuẩn hóa.
Kết quả: Kết quả cho thấy tình trạng sâu răng ở nhóm Shellac F và nhóm Duraphat® thấp hơn có ý
nghĩa so với nhóm chứng ở các thời điểm 12, 18 và 24 tháng, tuy nhiên không có khác biệt có ý nghĩa khi chỉ
xét tổn thương thành lỗ. Sau 24 tháng, nhóm Shellac F có tỷ lệ giảm sâu răng là 52% (S1) và 37% (S3), tỷ
lệ này là 56% và 12% ở nhóm Duraphat®.
Kết luận: Véc-ni Shellac F có hiệu quả trong ngăn chặn sâu răng ở trẻ 12 tuổi và hiệu quả này tương
đương véc-ni Duraphat® sau 24 tháng.
Từ khóa: Véc-ni fluor, Shellac F, ngăn chặn sâu răng, ICDAS II.
ABSTRACT
EFFICIENCY OF SHELLAC F VARNISH IN DENTAL CARIES PREVENTION IN 12 YEARS-OLD
CHILDREN AT AN LAC SCHOOL, BINH TAN DISTRICT, HCM CITY
Hoang Dao Bao Tram, Hoang Trong Hung, Ngo Uyen Chau,Nguyen Thi Thu, Tran Duc Thanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 2 - 2013: 150 - 156
Objectives: The objective of this study was to evaluate the efficiency of Shellac F in dental caries
prevention.
Methods: A single-blind, randomized controlled trial was conducted at An Lac school, Binh Tan
district, HCM city, on 207 children (12 years-old) living in a non-fluoridated area. Shellac F and
Duraphat® were applied in the two experimental groups every 3 months and no application of fluoride
varnish was done in the control group. Dental caries were evaluated every six months according to the
International Caries Detection and Assessment System (ICDAS II) by 3 calibrated examiners.
Results: The results showed that caries experiences in Shellac F and Duraphat® groups were
significantly lower than that of the control group at 12, 18 and 24 months; however, there was no
significant difference in cavitated lesions assessment. After 24 months, the percentage of caries reduction
compared to the control group was 52% (S1) and 37% (S3) in the Shellac F group, 56% and 12%
respectively in the Duraphat® group.
* Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM
Tác giả liên lạc: TS Hoàng Đạo Bảo Trâm ĐT:090449484, Email: hoangdaobaotram@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 151
Conclusion: The trial demonstrated that Shellac F and Duraphat® were effective in caries prevention
in 12 years-old children after 24 months.
Key words: Fluoride varnish, Shellac F, caries prevention, ICDAS II.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sâu răng là một bệnh phổ biến ở hầu hết
cộng đồng dân cư trên thế giới. Mặc dù các biện
pháp dự phòng và điều trị ở nhiều quốc gia đã
được quan tâm và tình trạng bệnh có những cải
thiện nhất định, song đây vẫn là nguyên nhân
hàng đầu dẫn đến mất răng và ảnh hưởng đến
cấu trúc và chức năng của hệ thống nhai và tới
chất lượng cuộc sống của cá thể và cộng đồng.
Các nghiên cứu và các quan niệm mới về bệnh
sâu răng đã mở ra những hướng chẩn đoán
nguy cơ bệnh, dự phòng, chẩn đoán và điều trị
sớm các tổn thương sâu răng, giúp đưa ra các
biện pháp dự phòng và điều trị sớm và hiệu quả
nhằm hạn chế các tổn thương không hồi phục và
các di chứng do bệnh để lại.
Tại Việt Nam, các số liệu điều tra dịch tễ học
cho thấy tình trạng sâu răng ở trẻ em còn tương
đối cao, ngay cả ở vùng thành thị; và tỷ lệ sâu
răng được điều trị còn thấp. Theo điều tra quốc
gia năm 2000, tình trạng sâu răng sữa ở trẻ 6 - 8
tuổi ở mức cao, với tỷ lệ 85%, chỉ số smtr là 5,4;
smtmr là 12,98, phần lớn sâu răng không được
điều trị. Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở trẻ em cũng
khá cao và gia tăng theo tuổi, ở lứa tuổi 9 - 11 là
54,6% và ở lứa tuổi 15 - 17 là 68,6%. Chỉ số SMTR
và SMTMR ở lứa tuổi 9 - 11 tương ứng là 1,15 và
1,74, ở lứa tuổi 15 tương ứng là 2,4 và 4,16. Tỷ lệ
không được điều trị cao tương tự ở bộ răng
sữa(20). Tại các tỉnh thành phía Nam, theo số liệu
điều tra năm 2000, tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở lứa
tuổi 12 là 66,37%, lứa tuổi 15 là 83,65%, chỉ số sâu
mất trám tương ứng là 1,88 và 2,47(10).
Điều tra năm 1999 tại thành phố Hồ Chí
Minh cho thấy chỉ số SMTR ở trẻ 8 tuổi vùng nội
thành là 0,68 (±1,37) và ở vùng ngoại thành là
1,19 (±1,33). Năm 2003, theo kết quả điều tra về
tỷ lệ và mức độ trầm trọng của bệnh sâu răng,
của Đào Thị Hồng Quân và cộng sự(3): (1) Ở vùng
fluor hóa nước, tỷ lệ sâu răng là 36,4%, SMTR là
1,22 và SiC là 2,39; (2) Ở vùng không fluor hóa
nước, tỷ lệ sâu răng là 72,9%, SMTR là 2,7 và SiC
là 4,83. Kết quả điều tra cho thấy hiệu quả của
các chương trình dự phòng sâu răng đã và đang
được triển khai tại thành phố Hồ Chí Minh trong
thời gian qua. Tuy nhiên, việc tìm giải pháp hiệu
quả và kinh tế hơn nữa, có thể phù hợp với các
đối tượng cộng đồng và cá thể khác nhau, đặc
biệt là trẻ sống tại vùng không fluor hóa nước và
trẻ có nguy cơ sâu răng cao còn là một câu hỏi
đặt ra đối với các nhà nghiên cứu lâm sàng và
dịch tễ học.
Véc-ni fluor được phát triển từ cuối thập
niên 1960 đầu thập niên 1970, tiếp theo sau các
sản phẩm chứa fluor có tác dụng tại chỗ như gel
và dung dịch súc miệng có fluor, nhằm kéo dài
thời gian tiếp xúc giữa men răng và fluor. Đến
thập niên 1980, véc-ni fluor được sử dụng rộng
rãi ở châu Âu trong các chương trình phòng
bệnh cho cộng đồng và đã đưa đến kết quả giảm
sâu răng có ý nghĩa tại một số nước.
Với cơ chế tạo hợp chất không bền chứa
fluor và dự trữ trên men răng, véc-ni fluor chỉ
cần tồn tại và tiếp xúc sát với bề mặt men răng
trong vài giờ, mà không bám dính vĩnh viễn
trên mặt răng. Các nghiên cứu in vitro và in
vivo đều kết luận rằng so với các tác nhân
cung cấp fluor tại chỗ khác, véc-ni fluor có ưu
điểm là an toàn và dễ sử dụng. Hơn nữa, việc
sử dụng véc-ni fluor có thể được điều chỉnh để
phù hợp với từng trường hợp lâm sàng, chẳng
hạn như đối với trẻ có nguy cơ sâu răng cao,
đặc biệt ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, hiệu quả kinh
tế cũng là một yếu tố làm cho sử dụng véc-ni
fluor có thể trở thành một biện pháp phổ biến
trong dự phòng sâu răng.
Shellac F là một véc-ni có fluor có thành
phần nền nhựa cánh kiến thiên nhiên, với
công thức chế tạo cơ bản được đưa ra vào năm
2000, dựa trên những công trình nghiên cứu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 152
và thử nghiệm do Khoa Răng Hàm Mặt - Đại
học Y Dược TP HCM thực hiện, với sự hỗ trợ
về phần nghiên cứu cơ bản trong chương trình
hợp tác nghiên cứu với Khoa Nha - Đại học
Adelaide (Nam Úc) và Khoa Hóa - Đại học
Bách khoa TP HCM(5).
Nhiều nghiên cứu tiếp theo đã được tiến
hành nhằm cải tiến các đặc tính và đánh giá
tác dụng của vật liệu, ở quy mô phòng thí
nghiệm, từng bước tiến tới các thử nghiệm
lâm sàng(2,4,6,11,12,13,14,16). Đề tài được thực hiện
nhằm mục tiêu: Đánh giá tác dụng của véc-ni
Shellac F trong dự phòng sâu răng và điều trị
sang thương sâu răng mới chớm ở trẻ em 12
tuổi trường THCS An Lạc, Quận Bình Tân,
thành phố Hồ Chí Minh.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng nghiên cứu
Thử nghiệm cộng đồng, phân nhóm ngẫu
nhiên, mù đơn, có nhóm chứng trên 207 trẻ 12
tuổi đang học tại trường trung học cơ sở An Lạc,
quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh, thỏa
mãn tiêu chí chọn mẫu và tiêu chí loại trừ. Các
đối tượng được phân ngẫu nhiên vào 3 nhóm
nghiên cứu: (1) sử dụng Shellac F, (2) sử dụng
Duraphat®, (3) nhóm chứng.
Vật liệu và phương tiện nghiên cứu
Shellac F (Trung tâm Khoa học Công nghệ
Dược Sài Gòn); Duraphat® (Colgate Oral
Pharmaceuticals); Bộ đồ khám với gương khám
có đèn và thám trâm đầu tròn; máy thổi hơi;
Phiếu đánh giá sâu răng theo tiêu chí ICDAS II.
Tiến trình nghiên cứu
Tất cả các đối tượng nghiên cứu được hướng
dẫn chải răng, cung cấp kem đánh răng và bàn
chải 6 tháng/lần, và được mời điều trị các vấn đề
răng miệng cơ bản bao gồm lấy vôi răng, trám
răng, chữa tủy và nhổ răng. Bôi véc-ni theo
hướng dẫn của Tổ chức sức khỏe Thế giới theo
phác đồ 3 tháng/lần trong 24 tháng.
Khám đánh giá tình trạng sâu răng được
thực hiện vào thời điểm bắt đầu nghiên cứu và
mỗi 6 tháng một lần, trong 24 tháng. Học sinh
được yêu cầu chải sạch răng trước khi khám.
Khám phát hiện và đánh giá mức độ sâu răng
trên tất cả các mặt răng theo tiêu chí ICDAS II(8),
bao gồm cả tổn thương sâu răng sớm và tổn
thương đã thành lỗ, sâu răng nguyên phát và
sâu răng thứ phát lân cận miếng trám. Các học
sinh được chụp phim cánh cắn ở thời điểm bắt
đầu nghiên cứu, 12 tháng và 24 tháng. Tổn
thương sâu răng mặt bên ở răng cối lớn hàm trên
và hàm dưới được đánh giá theo tiêu chuẩn của
Hintz và cộng sự (1997) bởi một bác sỹ đã được
huấn luyện và chuẩn hóa.
Kiểm soát sai lệch thông tin
Huấn luyện khám sâu răng theo tiêu chí
ICDAS II và đánh giá độ tin cậy của ba người
khám sâu răng. Chỉ số Kappa chung của ba
người khám so với người huấn luyện là 0,84
(0,88 - 0,86 - 0,77). Tỷ lệ kiên định của ba người
khám tương ứng là 97%, 98% và 96%. Người
khám không biết đối tượng được khám thuộc
nhóm thử nghiệm nào.
Phương pháp thu thập dữ liệu
Tình trạng của tất cả các răng, mặt răng được
tổng hợp, phân tích dựa trên hai mức độ:
S1: các tổn thương sớm và tổn thương thành
lỗ ở men và ngà (mã số 1,2,3,4,5,6 theo ICDAS II);
S3: các tổn thương liên quan đến ngà răng (mã số
4,5,6 theo ICDAS II, tương đương mức đánh giá
tổn thương sâu có lỗ theo tiêu chí WHO).
Các chỉ số ghi nhận tình trạng sâu răng: tỷ lệ
phần trăm sâu răng, tỷ lệ phần trăm giảm sâu
răng, số trung bình S1MT-R, S1MT-MR, trung
bình S3MT-MR, S3MT-R, trung bình tổn thương
sâu răng mới ở mức S1 và S3.
Phương pháp xử lý số liệu
Phân tích thống kê sử dụng phần mềm SPSS
phiên bản 20.0. Thống kê mô tả (tỷ lệ phần trăm
sâu răng, số trung bình S1MT-R, S3MT-R, S1MT-
MR, S3MT-MR). So sánh tỷ lệ phần trăm sâu răng
và chỉ số SMT giữa 3 nhóm bằng kiểm định χ2,
kiểm định Kruskal Wallis, kiểm định Mann-
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 153
Whitney. Các phép kiểm được áp dụng với độ
tin cậy 95%.
Nghiên cứu được sự chấp thuận của Hội
đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh, Đại học
Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (Chứng nhận
số 21/HĐĐĐ ngày 5/10/2010).
KẾT QUẢ
Nghiên cứu thực hiện trên 207 học sinh
(HS) 12 tuổi của trường trung học cơ sở An
Lạc gồm 107 học sinh nam (52%) và 100 học
sinh nữ (48%), với ba nhóm: sử dụng Shellac F
(65 HS), sử dụng Duraphat® (70 HS) và nhóm
chứng không sử dụng véc-ni fluor (72 HS).
Tình trạng sâu răng của các nhóm thử nghiệm
được ghi nhận mỗi 6 tháng một lần, trong 24
tháng theo tỷ lệ sâu răng và chỉ số sâu mất
trám răng và mặt răng.
Tỷ lệ sâu răng
Bảng 1 mô tả tỷ lệ trẻ sâu răng ở các nhóm
nghiên cứu tại thời điểm ban đầu và sau 24
tháng. Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa 3
nhóm ở các thời điểm, kể cả khi xét tình trạng
sâu răng bao gồm cả các tổn thương sâu răng
mới chớm (S1), hoặc chỉ xét các tổn thương
thành lỗ (S3) (p>0,05; kiểm định χ2).
Khi xét tình trạng sâu răng bao gồm cả các
tổn thương sâu răng mới chớm, tỷ lệ sâu răng
mới sau 24 tháng ở nhóm sử dụng Shellac F và
Durphat® là 70,8% và 68,6%, thấp hơn so với
nhóm chứng không sử dụng véc-ni fluor (75,0%),
không có khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05;
kiểm định χ2). Khi chỉ xét các tổn thương thành
lỗ, tỷ lệ sâu răng mới sau 24 tháng ở nhóm sử
dụng Shellac F và Durphat® là 58,5% và 61,4%,
thấp hơn so với nhóm chứng không sử dụng
véc-ni fluor (72,2%), không có khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p>0,05; kiểm định χ2).
Khi so sánh tỷ lệ sâu răng ở ba nhóm, kết quả
cho thấy sau 12 tháng, mức độ giảm sâu răng
tương ứng ở nhóm Shellac F và Duraphat® là
69% là 62% (ở mức S1) và 29% và 11% (ở mức S3)
so với nhóm chứng, ở thời điểm 24 tháng, mức
độ giảm sâu răng tương ứng là 52% và 56% (ở
mức S1) và 37% và 12% (ở mức S3).
Bảng 1: Phân bố tỷ lệ sâu răng của ba nhóm ở thời
điểm ban đầu và sau 24 tháng.
S1 S3
Nhóm (n) t0 n (%) 24 tháng
n (%)
t0
n (%)
24 tháng
n (%)
Shellac F (65) 62 (95,4) 62 (95,4) 36 (55,4) 42 (64,6)
Duraphat
®
(70) 67 (95,7) 68 (97,1) 37 (52,9) 48 (68,6)
Chứng (72) 67 (93,1) 68 (94,1) 47 (65,3) 57 (79,2)
Chỉ số sâu mất trám răng (SMT-R) và sâu
mất trám mặt răng (SMT-MR)
Biểu đồ 1 biểu diễn sự biến thiên chỉ số sâu
mất trám mặt răng (S1MT-MR) của ba nhóm thử
nghiệm qua các thời điểm đánh giá. Số mặt răng
sâu mất trám trung bình ở nhóm sử dụng Shellac
F và Duraphat® thấp hơn so với nhóm chứng ở
các thời điểm 12 tháng, 18 tháng và 24 tháng,
khác biệt có ý nghĩa thống kê ở thời điểm 12
tháng (p<0,01; kiểm định Mann-Whitney).
Biểu đồ 1: Diễn biến trung bình S1MT-MR của ba
nhóm trong 24 tháng
Biểu đồ 2 mô tả số trung bình mặt răng sâu
mất trám (S3MT-MR), khi xét ở mức sâu răng
thành lỗ của ba nhóm thử nghiệm tại các thời
điểm nghiên cứu. Số mặt răng sâu mất trám
trung bình ở nhóm sử dụng Shellac F và
Duraphat® thấp hơn so với nhóm chứng ở tất
cả các thời điểm, tuy nhiên khác biệt không có
ý nghĩa thống kê (p>0,05; kiểm định Kruskal
Wallis).
Khi xét mức độ gia tăng chỉ số sâu mất trám
răng và mặt răng, bao gồm cả các tổn thương
mới chớm, kết quả cho thấy cả hai nhóm Shellac
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 154
F và Duraphat® có mức độ gia tăng chỉ số sâu
mất trám răng và mặt răng thấp hơn so với
nhóm chứng, khác biệt có ý nghĩa ở thời điểm 12
tháng và 24 tháng (p<0,05; kiểm định Mann-
Whitney). Không có khác biệt có ý nghĩa về mức
độ gia tăng chỉ số sâu mất trám răng và mặt răng
khi chỉ xét tổn thương thành lỗ (p>0,05; kiểm
định Kruskal Wallis).
Biểu đồ 2: Diễn biến trung bình S3MT-MR của
ba nhóm trong 24 tháng.
Khi xét số cá thể có tối thiểu 3; 6 hay 9 măt
răng sâu mới, tỷ lệ học sinh có tối thiểu 3; 6 hay 9
mặt răng sâu mất trám mới ở hai nhóm sử dụng
véc-ni thấp hơn nhóm chứng ở tất cả các thời
điểm đánh giá từ 12 tháng, khác biệt có ý nghĩa ở
thời điểm 12 tháng và 24 tháng (p<0,01; kiểm
định χ2) (bảng 2).
Bảng 2. Phân bố theo mức độ gia tăng ∆S1MT-MR
của ba nhóm ở thời điểm 12 tháng và 24 tháng.
∆S1MT-MR Nhóm
(n)
12 tháng
n (%)
24 tháng
n (%)
≥3 MR Shellac F (65) 22 (33,8) 27 (41,5)
Duraphat
®
(70) 32 (45,7) 30 (42,9)
Chứng (72) 54 (75,0) 43 (59,7)
p <0,001 0,056
≥6 MR Shellac F (65) 16 (24,6) 13 (20,0)
Duraphat
®
(70) 16 (22,9) 16 (22,9)
Chứng (72) 47 (65,3) 30 (41,7)
p <0,001 <0,009
≥9 MR Shellac F (65) 13 (20,0) 9 (13,8)
Duraphat
®
(70) 12 (17,1) 7 (10,0
Chứng (72) 30 (41,7) 21 (29,2)
p 0,001 <0,007
Khi đánh giá tổn thương sâu răng mặt bên
trên các răng cối lớn hàm trên và hàm dưới trên
phim cánh cắn, không có sự khác biệt về tỷ lệ
sâu răng mặt bên giữa các nhóm.
Kết quả nghiên cứu sau 24 tháng cho thấy
tình trạng sâu răng ở hai nhóm sử dụng véc-ni
fluor ít trầm trọng hơn so với nhóm chứng
không sử dụng véc-ni, đặc biệt ở mức đánh giá
bao gồm cả tổn thương sâu răng đã thành lỗ và
các tổn thương sâu răng mới chớm, theo tiêu chí
ICDAS II.
BÀN LUẬN
Nghiên cứu theo dõi tác dụng của véc-ni
Shellac F trong ngăn chặn sâu răng ở trẻ 12 tuổi,
áp dụng phác đồ bôi véc-ni ba tháng một lần
trên hai nhóm thử nghiệm can thiệp, so sánh với
nhóm chứng không sử dụng véc-ni, theo dõi
trong 24 tháng.
Tình trạng sâu răng bao gồm cả các tổn
thương sâu răng mới chớm
Kết quả đánh giá sâu răng toàn bộ theo tiêu
chí ICDAS II sau 24 tháng, tỷ lệ sâu răng tương
ứng ở ba nhóm Shellac F, Duraphat® và nhóm
chứng là 95,4%, 97,1% và 94,4%, không có khác
biệt có ý nghĩa thống kê (bảng 1). Tỷ lệ sâu răng
mới của hai nhóm sử dụng véc-ni thấp hơn so với
nhóm chứng ở tất cả các thời điểm 12 tháng, 18
tháng và 24 tháng, khác biệt có ý nghĩa ở 12 tháng.
So với nhóm chứng, tỷ lệ giảm sâu răng của nhóm
Shellac F và nhóm Duraphat® lần lượt là 69% và
62% ở 12 tháng, và 52% và 56% ở 24 tháng.
Khi xét chỉ số sâu mất trám răng, cả hai
nhóm sử dụng véc-ni đều có số răng sâu mất
trám trung bình thấp hơn so với nhóm chứng ở
các thời điểm đánh giá từ 12 tháng, khác biệt có ý
nghĩa tại thời điểm 12 tháng và 24 tháng. Mức độ
gia tăng chỉ số sâu mất trám răng (∆S1MT-R) của
hai nhóm Shellac F và Duraphat® đều thấp hơn
nhóm chứng từ thời điểm 12 tháng, khác biệt có
ý nghĩa ở 12 tháng và 24 tháng. Chỉ số sâu mất
trám mặt răng của hai nhóm sử dụng véc-ni
cũng thấp hơn so với nhóm chứng, khác biệt có ý
nghĩa ở thời điểm 12 tháng (biểu đồ 1). Mức độ
gia tăng chỉ số sâu mất trám mặt răng (∆S1MT-
MR) của hai nhóm Shellac F và Duraphat® cũng
thấp hơn nhóm chứng từ thời điểm 12 tháng,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 155
khác biệt có ý nghĩa ở 12 tháng và 24 tháng. Khi
xét số cá thể có tối thiểu 3; 6 hay 9 măt răng sâu
mới, tỷ lệ học sinh có tối thiểu 3; 6 hay 9 mặt
răng sâu mất trám mới ở hai nhóm sử dụng véc-
ni thấp hơn nhóm chứng ở tất cả các thời điểm
đánh giá từ 12 tháng, khác biệt có ý nghĩa ở thời
điểm 12 tháng và 24 tháng (p<0,01; kiểm định χ2)
(bảng 2).
Như vậy, kết quả đánh giá tình trạng sâu
răng ở mức S1 theo tiêu chí ICDAS II cho thấy cả
véc-ni Shellac F và véc-ni Duraphat® đều có hiệu
quả ngăn ngừa sâu răng tốt sau 24 tháng. Kết
quả nghiên cứu ủng hộ cơ chế tác dụng của véc-
ni fluor trong việc ngăn ngừa sự mất khoáng,
thúc đẩy quá trình tái khoáng, làm tăng sức đề
kháng với acid của mô khoáng hóa của răng, đặc
biệt đối với các răng mới mọc và các tổn thương
sâu răng mới chớm.
Khi so sánh với kết quả nghiên cứu của
Arruda, đánh giá tác dụng của véc-ni Cavity
Shield® NaF 5% trên răng vĩnh viễn của 210 trẻ 6
đến 14 tuổi, sống tại vùng có nguồn nước sinh
hoạt không bổ sung fluor, có nguy cơ sâu răng
cao, áp dụng tiêu chí ICDAS II, tỷ lệ giảm sâu
răng sau 24 tháng đạt được ở hai nhóm sử dụng
véc-ni trong nghiên cứu này đều ở mức cao hơn
so với tỷ lệ 49% (nhóm được bôi véc-ni 2 lần) và
31% (nhóm chỉ bôi véc-ni 1 lần) trong nghiên
cứu của Arruda(1). Bên cạnh yếu tố về đặc tính
của vật liệu, tần suất sử dụng véc-ni là một yếu
tố có ý nghĩa đối với hiệu quả của việc sử dụng
các vật liệu fluor tại chỗ vì việc lặp lại bôi véc-ni
fluor không những gia tăng lượng fluor lưu lại
lâu dài trên bề mặt men răng mà còn gia tăng
lượng ion fluor kết hợp trong các cấu trúc tinh
thể của men răng(15).
Tình trạng sâu răng ở mức tổn thương
thành lỗ
Kết quả khám lâm sàng ở thời điểm bắt đầu
thử nghiệm cho thấy tỷ lệ trung bình trẻ có sâu
răng thành lỗ là 55%, không có khác biệt có ý
nghĩa về tỷ lệ trẻ sâu răng giữa ba nhóm
(p>0,05). Tỷ lệ này tương tự với kết quả nghiên
cứu của Trần Bích Vân và cộng sự năm 2008 là
57,7%(7), và thấp hơn so với kết quả nghiên cứu
của Trần Đức Thành và cộng sự năm 2009, thực
hiện tại cùng địa điểm nghiên cứu là 79%(19). Sau
24 tháng, tỷ lệ sâu răng ở các nhóm sử dụng
Shellac F, Duraphat® và nhóm chứng là