Tác dụng hạ cholesterol máu của cao chiết ngưu tất- đan sâm-tam thất trên chuột nhắt trắng

Tình hình - Mục đích nghiên cứu: Rối loạn lipid máu là một trong những yếu tố khởi đầu cho quá trình hình thành và phát triển của xơ vữa động mạch, nguyên nhân hàng đầu làm tăng tỉ lệ tử vong của bệnh lý tim mạch. Trong nỗ lực tìm kiếm các giải pháp làm giảm nồng độ cholesterol máu của các chế phẩm từ dược liệu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tác dụng của cao chiết Ngưu tất- Đan sâm- Tam thất (NT – ĐS – TT) trên chuột nhắt trắng tăng cholesterol ngoại sinh. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu thực nghiệm bệnh chứng trên mô hình tăng cholesterol ngoại sinh Đối tượng nghiên cứu: Cao NT-ĐS-TT chiết bằng ethanol 70%. Súc vật nghiên cứu là chuột nhắt trắng (Mus musculus var. albino), trọng lượng trung bình 20 ± 2g mua ở Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh có nồng độ cholesterol > 200mg% sau khi gây mô hình. Phương tiện đánh giá: Nồng độ cholesterol máu sau 4 tuần gây mô hình. Dùng phép kiểm t-Student, phép kiểm Anova 1 yếu tố để xử lý thống kê số liệu thực nghiệm. Kết quả chính: Sau 4 tuần uống cao NT-ĐS-TT (20 g/kg và 40 g/kg thể trọng), nồng độ cholesterol giảm 49,70% và 51,71% tương đương các lô chuột uống cao NT (20g/kg), cao ĐS (20g/kg) và cao TT (20g/kg). Cao NT-ĐS-TT chưa thể hiện độc tính cấp ở liều cao nhất có thể cho chuột uống (170,32g cao khô kiệt/kg). Cao NT- ĐS-TT (uống, 40g dược liệu khô/kg) không làm thay đổi số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, Hb, Hct, SGOT, SGPT, cholesterol, creatinin của chuột nhắt sau khi dùng liên tiếp 60 ngày. Kết luận: Cao NT-ĐS-TT (5-3-2) có tác dụng hạ cholesterol máu trên chuột nhắt tăng cholesterol ngoại sinh ở liều uống 20g/kg và 40g/kg thể trọng. Cao NT-ĐS-TT an toàn khi sử dụng liều uống 40g/kg, trong 60 ngày trên chuột nhắt trắng.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác dụng hạ cholesterol máu của cao chiết ngưu tất- đan sâm-tam thất trên chuột nhắt trắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 150 TÁC DỤNG HẠ CHOLESTEROL MÁU CỦA CAO CHIẾT NGƯU TẤT- ĐAN SÂM- TAM THẤT TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG Nguyễn Thanh Tuấn*, Nguyễn Phương Dung** TÓM TẮT Tình hình - Mục đích nghiên cứu: Rối loạn lipid máu là một trong những yếu tố khởi đầu cho quá trình hình thành và phát triển của xơ vữa động mạch, nguyên nhân hàng đầu làm tăng tỉ lệ tử vong của bệnh lý tim mạch. Trong nỗ lực tìm kiếm các giải pháp làm giảm nồng độ cholesterol máu của các chế phẩm từ dược liệu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tác dụng của cao chiết Ngưu tất- Đan sâm- Tam thất (NT – ĐS – TT) trên chuột nhắt trắng tăng cholesterol ngoại sinh. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu thực nghiệm bệnh chứng trên mô hình tăng cholesterol ngoại sinh Đối tượng nghiên cứu: Cao NT-ĐS-TT chiết bằng ethanol 70%. Súc vật nghiên cứu là chuột nhắt trắng (Mus musculus var. albino), trọng lượng trung bình 20 ± 2g mua ở Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh có nồng độ cholesterol > 200mg% sau khi gây mô hình. Phương tiện đánh giá: Nồng độ cholesterol máu sau 4 tuần gây mô hình. Dùng phép kiểm t-Student, phép kiểm Anova 1 yếu tố để xử lý thống kê số liệu thực nghiệm. Kết quả chính: Sau 4 tuần uống cao NT-ĐS-TT (20 g/kg và 40 g/kg thể trọng), nồng độ cholesterol giảm 49,70% và 51,71% tương đương các lô chuột uống cao NT (20g/kg), cao ĐS (20g/kg) và cao TT (20g/kg). Cao NT-ĐS-TT chưa thể hiện độc tính cấp ở liều cao nhất có thể cho chuột uống (170,32g cao khô kiệt/kg). Cao NT- ĐS-TT (uống, 40g dược liệu khô/kg) không làm thay đổi số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, Hb, Hct, SGOT, SGPT, cholesterol, creatinin của chuột nhắt sau khi dùng liên tiếp 60 ngày. Kết luận: Cao NT-ĐS-TT (5-3-2) có tác dụng hạ cholesterol máu trên chuột nhắt tăng cholesterol ngoại sinh ở liều uống 20g/kg và 40g/kg thể trọng. Cao NT-ĐS-TT an toàn khi sử dụng liều uống 40g/kg, trong 60 ngày trên chuột nhắt trắng. Từ khóa: Tăng cholesterol, Ngưu tất, Đan sâm, Tam thất. ABSTRACT HYPOCHOLESTEROL EFFECTS OF THE EXTRACT FROM ACHYRANTHES BIDENTATA, SALVIA MILTIORRHIZA AND NOTOGINSENG ON MICE Nguyen Thanh Tuan, Nguyen Phuong Dung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012: 150 - 156 Background and Aims: Dyslipidemia plays an important role in the formation and development of atherosclerosis, the leading cause in increasing cardiovascular disease mortality. This study was conducted for evaluating cholesterol blood lowering effect on extract from Achyranthes bidentata, Salvia miltiorrhiza and Panaxnotoginseng on mice model. Study design and setting: Experimental study on the hypercholesterolemic model of mice. Subjects: 70% ethanol extract from Achyranthes bidentata, Salvia miltiorrhiza and Panaxnotoginseng.  Phòng khám Đa khoa Kiều Tiên ** Khoa Y học cổ truyền - Đại học Y Dược Tp. HCM Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Thanh Tuấn ĐT: 0913123348 Email: tuandhyd@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 151 White mice (Mus musculus var. Albino, n=150), average weight 20 ± 2 g with cholesterol levels >200mg% (from Institute of Pasteur Institute in HCM) were used. Outcome measures: Blood cholesterol levels was determined after 4 weeks treatment. t-Student and one way Anova were used for statistical analysis. Results: After 4 weeks treatment with the ethanolic extract from Achyranthes bidentata, Salvia miltiorrhiza and Panaxnotoginseng (20g/kg, 40g/kg) blood cholesterol concentration was decreased (49.70% and 51.71%). Similar results were found with the groups of Achyranthes bidentata (20g/kg), Salvia miltiorrhiza (20g/kg) and Panaxnotoginseng (20g/kg) used separately. No acute toxicity found with the highest possible dose (170,32 g/kg) and no statistical differences of red blood cells and white blood cells, platelets, hemoglobin, hematocrit, SGOT, SGPT, blood cholesterol, serum creatinine after 60 days of taking the ethanolic extract from Achyranthes bidentata, Salvia miltiorrhiza and Panaxnotoginseng (40g/kg). Conclusion: The ethanolic extract from Achyranthes bidentata, Salvia miltiorrhiza and Notoginseng(5-3-2) had shown hypocholesterolemic activity at doses of 20 g/kg and 40 g/kg body weight. The extract at the dose of 40 g/kg is safe for 60 days treatment on mice. Key words: blood cholesterol, serum cholesterol, hypercholesterolemia, hypocholesterolemic, Achyranthes bidentata, Salvia miltiorrhiza, Panaxnotoginseng. ĐẶT VẤN ĐỀ Rối loạn lipid máu là một trong những yếu tố khởi đầu cho quá trình hình thành và phát triển của xơ vữa động mạch, nguyên nhân hàng đầu làm tăng tỉ lệ tử vong và các bệnh lý tim mạch ở các nước phát triển (3,4). Điều chỉnh rối loạn lipid máu có khả năng phòng ngừa được những nguy cơ này (4). Trong nỗ lực tìm kiếm các giải pháp giảm nồng độ cholesterol máu, nhiều thảo dược được quan tâm nghiên cứu, trong đó có Ngưu tất, Đan sâm, Tam thất (1,6).Sự phối hợp 3 dược liệu này có khả năng giữ nguyên hoặc gia tăng tác dụng điều trị khi giảm bớt liều lượng của từng thành phần dược liệu không? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi tiến hành so sánh tác dụng hạ cholesterol máu của cao phối hợp Ngưu tất- Đan sâm- Tam thất với cao Ngưu tất, cao Đan sâm, cao Tam thất trên chuột nhắt trắng tăng cholesterol ngoại sinh. PHƯƠNG TIỆN - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nguyên liệu – Hóa chất Nguyên liệu: Cao chiết hỗn hợp Ngưu tất- Đan sâm-Tam thất (5-3-2), ký hiệu NT-ĐS-TT. Hiệu suất chiết 39,33%, độ ẩm 47,18%, hàm lượng saponin toàn phần 18,96%, định tính bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng cho các vết có màu sắc và Rf tương tự với mẫu đối chiếu là Ngưu tất, Đan sâm, Tam thất Cao chiết Ngưu tất, ký hiệu NT. Hiệu suất chiết 44, 17% Cao chiết Đan sâm, ký hiệu ĐS. Hiệu suất chiết 26,66% Cao chiết Tam thất, ký hiệu TT. Hiệu suất chiết 19, 42% Cả 4 loại cao trên được bào chế bằng phương pháp ngấm kiệt với dung môi là ethanol 70%. Thuốc đối chiếu: Lovastatin 20 mg (Domesco – Việt Nam, lô SX170909, HSD 170912) Hóa chất gây mô hình: Cholesrerol (Kanto Chemical Co - Nhật bản) Súc vật thử nghiệm: Chuột nhắt trắng (Mus musculus var. albino), trưởng thành, khoẻ mạnh, cả 2 phái, trọng lượng trung bình 20 ± 2g, mua ở Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh. Trong suốt quá trình thử nghiệm, chuột được nuôi trong điều kiện ổn định về dinh dưỡng và chế độ chiếu sáng. Các thử nghiệm dược lý dược tiến hành tại Trung tâm Phát triển Công nghệ Sinh học TP. Hồ Chí Minh. Giải phẫu mô học gan, thận được Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 152 thực hiện tại Khoa Giải Phẫu Bệnh - Bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh Phương pháp khảo sát độc tính cấp (2, 5) Chia chuột làm nhiều lô, từng chuột trong mỗi lô được cho uống 1 liều duy nhất cao NT- ĐS-TT với liều tăng dần. Theo dõi tỷ lệ chuột chết trong vòng 72 giờ sau khi uống. Tính LD50 (nếu có) theo công thức Karber - Behrens. Phương pháp khảo sát độc tính bán trường diễn (5) Chia ngẫu nhiên chuột nhắt trắng thành 2 lô, mỗi lô 10 con. - Lô bình thường (BT): uống nước cất, 0,2 ml/10 g thể trọng, liên tục 60 ngày - Lô thử (NT-ĐS-TT): uống cao NT-ĐS-TT liều tương đương 40 g dược liệu khô/kg thể trọng, thể tích 0,2 ml/10 g thể trọng. Cuối thử nghiệm, ghi nhận và so sánh các chỉ số: số lượng hồng cầu (triệu/mm3), số lượng bạch cầu (ngàn/mm3), tiểu cầu (ngàn/ mm3), hemoglobin (g/dL), hematocrit (%), cholesterol (mg/dL), SGOT (U/L), SGPT (U/L), creatinin (mg/dL), vi thể gan và thận. Phương pháp nghiên cứu tác dụng hạ cholesterol (5) Định lượng cholesterol trong máu chuột (không cho ăn trước đó 14 giờ) trước thí nghiệm. Cho chuột uống cholesterol (250 mg/kg thể trọng) liên tục trong 14 ngày. Ngày thứ 15, định lượng cholesterol máu, chọn những chuột có nồng độ cholesterol >200 mg% để tiếp tục đưa vào nghiên cứu. Chia ngẫu nhiên chuột thử nghiệm thành nhiều lô, mỗi lô 7-10 con chuột Lô chứng bệnh lý (BL): uống nước cất thể tích 0, 2ml/10g thể trọng. Lô đối chứng (LOV): uống Lovastatin liều 20mg/kg thể trọng, thể tích 0,2ml/10g thể trọng Lô thử (NT): uống cao Ngưu tất liều tương đương 20g dược liệu khô/kg thể trọng, thể tích 0, 2ml/10g thể trọng. Lô thử (ĐS): uống cao Đan sâm liều tương đương 20g dược liệu khô/kg thể trọng, thể tích 0, 2ml/10g thể trọng. Lô thử (TT): uống cao Tam thất liều tương đương 20g dược liệu khô/kg thể trọng thể tích 0, 2ml/10g thể trọng. Lô thử (TH1): uống cao NT-ĐS-TT, liều tương đương 20g dược liệu khô/kg thể trọng, thể tích 0, 2ml/10g thể trọng. Lô thử (TH2): uống cao NT-ĐS-TT, liều tương đương 40g dược liệu khô/kg thể trọng, thể tích 0, 2ml/10g thể trọng. Cho uống thuốc đối chứng và cao thử liên tục 4 tuần. Cuối thử nghiệm, lấy máu đuôi để định lượng cholesterol. Thử nghiệm được tiến hành song song với 1 lô chứng chỉ cho uống nước cất (lô BT) Phương pháp xử lý thống kê số liệu thực nghiệm Dùng chương trình MS-Excel trên máy tính để tính các giá trị thống kê mô tả: số trung bình (M), độ lệch chuẩn (SD) Ứng dụng phép kiểm t-Student độc lập để so sánh 2 số trung bình của 2 lô khác nhau trong cùng một thời điểm. Ứng dụng phép kiểm Anova 1 yếu tố để đánh giá sự khác biệt về trị số cholesterol của các lô thử nghiệm trong cùng một thời điểm. KẾT QUẢ Độc tính cấp Ở liều tối đa có thể đưa trực tiếp vào dạ dày chuột là 170,32g cao khô kiệt/kg thể trọng, không có chuột chết trong vòng 48 giờ. Vì thế, chưa xác định được LD50 đường uống trên chuột nhắt trắng. Độc tính bán trường diễn Bảng 1: Trị số huyết học, sinh hóa của chuột nhắt sau dùng thuốc 60 ngày Chỉ tiêu Lô BT (n=10) Lô NT-ĐS- TT (n=10) % so với lô BT t Stat P Hồng cầu 9,10 ± 1,11 9,20 ± 1,10 101,04 % 0,26 >0,05 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 153 (triệu/mm 3 ) Bạch cầu (ngàn/mm3) 9,56 ± 1,30 9,77 ± 1,82 102,24 % 0,19 >0,05 Tiểu cầu (ngàn/ mm 3 ) 661,71 ± 139,71 674,71 ± 143,39 101,96 % 0,18 >0,05 Hct (%) 49,81 ± 4,35 50,03 ± 3,11 100,78 % 0,11 >0,05 Hb (g/dL) 14,74 ± 0,97 14,86 ± 1,25 101,96 % 0,19 >0,05 GOT (U/L) 67,33 ± 19,30 62,19 ± 15,30 100,43 % 0,55 >0,05 GPT (U/L) 60,41 ± 19,16 58,96 ± 14,21 92,36% 0,16 >0,05 Cholesterol (mg/dL) 145,20 ± 13,85 144,15 ± 12,11 99,28% 0,15 >0,05 Creatinin (mg/dL) 0,56 ± 0,11 0,60 ± 0,14 97,61% 0,58 >0,05 Nhận xét Trị số huyết học và sinh hóa của chuột nhắt uống cao NT-ĐS-TT (uống, 40g dược liệu khô/kg thể trọng) sau 60 ngày không khác biệt so với lô bình thường uống nước cất (P>0,05). Hình ảnh giải phẫu mô học gan, thận của chuột nhắt uống cao NT-ĐS-TT (uống, 40g dược liệu khô/kg thể trọng) sau 60 ngày không khác biệt so với lô bình thường uống nước cất. Tác dụng hạ cholesterol của cao NT, cao ĐS, cao TT Bảng 2: Nồng độ cholesterol của chuột nhắt trắng sau 4 tuần uống cao NT (20g/kg), cao ĐS (20g/kg) và cao NT (20g/kg) Lô Thuốc thử nghiệm n Cholesterol (mg/dL) So với lô BT BT Nước cất 10 147,80 ± 17,79 100% BL Cholesterol 10 266,00 ± 20,37*** 179,91% LOV Cholesterol + Lovastatin 10 # 173,40 ± 12,88*** 117,31% NT Cholesterol + Ngưu tất (20g/kg) 10 ### 186,47 ± 12,04*** 126,13% ĐS Cholesterol + Đan sâm (20g/kg) 10 ### 180,08 ± 13,57*** 121,80% TT Cholesterol + Tam thất (20g/kg) 10 ## 176,50 ± 16,67*** 119,38% Ghi chú: * P<0,05, ** P<0,01, *** P<0,001 so với lô BT; # P<0,05, ## P<0,01, ### P<0,001 so với lô BL Nồng độ cholesterol giữa các lô khác biệt có ý nghĩa thống kê (P value = 1,70) Ở lô chứng bệnh lý (uống cholesterol 250mg/kg) nồng độ cholesterol máu tăng 79,91% (P<0,001) so với lô bình thường. Ở lô điều trị bằng Lovastatin (uống, 20mg/kg), nồng độ cholesterol giảm 62,60% (P<0,001) so với lô không điều trị, nhưng vẫn cao hơn lô bình thường 17,31% (P < 0,05) 266 147.8 173.4 186.47 180.08 176.5 0 50 100 150 200 250 300 BT BL LOV NT ĐS TT Lô thử nghiệm C h o le s te ro l (m g /d L ) Hình 1: Nồng độ cholesterol của chuột nhắt trắng sau 4 tuần uống cao NT (20g/kg), cao ĐS (20g/kg) và cao TT (20g/kg) Ở lô uống cao NT (20g dược liệu khô/kg), nồng độ chlolesterol giảm 53,78% (P<0,001) so với lô không điều trị (BL), nhưng vẫn cao hơn lô bình thường 26,13% (P<0,001) Ở lô uống cao ĐS (20g dược liệu khô/kg), nồng độ chlolesterol giảm 58,11% (P<0,001) so với lô không điều trị (BL), nhưng vẫn cao hơn lô bình thường 21,80% (P<0,001) Ở lô uống cao TT (20g/kg), nồng độ chlolesterol giảm 60,53% (P<0,001) so với lô không điều trị (BL), nhưng vẫn cao hơn lô bình thường 19,38% (P<0,01) Cao NT, cao ĐS và cao TT (uống, 20g/kg) đều thể hiện tác dụng hạ cholesterol trên chuột nhắt tăng cholesterol ngoại sinh. Tác dụng hạ cholesterol của cao NT- ĐS - TT Bảng 3: Nồng độ cholesterol của chuột nhắt trắng sau 4 tuần uống cao NT-ĐS-TT (20g/kg) Lô Thuốc thử nghiệm n Cholesterol (mg/dL) So với lô BT BT Nước cất 10 147,80 ± 17,79 100% Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 154 Lô Thuốc thử nghiệm n Cholesterol (mg/dL) So với lô BT BL Cholesterol 10 266,00 ± 20,37*** 179,91% LOV Cholesterol + Lovastatin 10 # 173,40 ± 12,88*** 117,31% TH1 Cholesterol + cao NT-ĐS-TT (20g/kg) 10 ### 192,50 ± 22,02*** 130,21% TH2 Cholesterol + cao NT-ĐS-TT (40g/kg) 10 ### 189,54 ± 14,99*** 128,20% Ghi chú: * P<0,05, ** P<0,01, *** P<0,001 so với lô BT; # P<0,05, ## P<0,01, ### P<0,001 so với lô BL 147.8 266 192.5 189.54 173.4 0 50 100 150 200 250 300 BT BL LOV TH1 TH2 Lô thử nghiệm C h o le st er o l (m g /L d ) Hình 2: Nồng độ cholesterol của chuột nhắt trắng sau 4 tuần uống cao NT-ĐS-TT (20g/kg và 40g/kg) Nhận xét Nồng độ cholesterol giữa các lô khác biệt có ý nghĩa thống kê (P value = 1,62) Ở lô uống cao NT-ĐS-TT (20g dược liệu khô/kg), nồng độ chlolesterol giảm 49,70% (P<0,001) so với lô không điều trị (BL), nhưng vẫn cao hơn lô bình thường 30,21% (P<0,001) Ở lô uống cao NT-ĐS-TT (40g dược liệu khô/kg), nồng độ chlolesterol giảm 51,71% (P<0,001) so với lô không điều trị (BL), nhưng vẫn cao hơn lô bình thường 28,20% (P<0,01) Cao NT- ĐS- TT có tác dụng hạ cholesterol trên chuột nhắt tăng cholesterol ngoại sinh ở cả 2 liều 20g/kg và 40g/kg So sánh tác dụng hạ cholesterol của cao NT-ĐS-TT với cao NT, cao ĐS, cao TT Bảng 4: Nồng độ cholesterol của chuột nhắt trắng sau 4 tuần dùng thuốc nghiên cứu (mỗi lô 10 chuột) Lô Thuốc thử nghiệm Cholesterol (mg/dL) Lô Thuốc thử nghiệm Cholesterol (mg/dL) NT Cholesterol + Ngưu tất 20g/kg 186,47 ± 12,04 ĐS Cholesterol + Đan sâm 20g/kg 180,08 ± 13,57 TT Cholesterol + Tam thất 20g/kg 176,50 ± 16,67 TH1 Cholesterol + cao NT-ĐS-TT 20g/kg 192,50 ± 22,02 TH2 Cholesterol + cao NT-ĐS-TT 40g/kg 189,54 ± 14,99 186.47 180.08 176.5 192.5 189.54 0 50 100 150 200 250 NT ĐS TT TH1 TH2 Lô thử nghiệm C h o le s te ro l (m g /d L ) Hình 3: Nồng độ cholesterol của chuột nhắt trắng sau 4 tuần dùng thuốc nghiên cứu Nhận xét: Nồng độ cholesterol giữa các lô khác biệt không ý nghĩa thống kê (P value = 0, 17). Tác dụng giảm cholesterol của cao NT-ĐS- TT (uống, 20g/kg) trên chuột nhắt tương đương với cao NT, cao ĐS, cao TT, mặc dù liều lượng của từng thành phần dược liệu đã giảm từ 50% đến 80%. Tác dụng giảm cholesterol của cao NT-ĐS- TT (uống, 40g/kg) trên chuột nhắt tương đương với cao NT, cao ĐS, cao TT, mặc dù liều lượng của từng thành phần dược liệu đã giảm từ 25% đến 40%. Sự gia tăng liều lượng gấp 2 lần không ảnh hưởng tới tác dụng hạ cholesterol của thuốc nghiên cứu. Vì thế, khuyến nghị nên dùng liều tương đương 20 g dược liệu khô /kg thể trọng để làm cơ sở cho các nghiên cứu triển khai tiếp theo. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 155 BÀN LUẬN Độc tính cấp: Kết quả khảo sát độc tính cấp của cao NT- ĐS- TT đã cho thấy: cao NT- ĐS- TT không gây chết súc vật thử nghiệm ở liều uống 170, 32 g cao khô kiệt/kg thể trọng (tương đương liều 1, 751 kg dược liệu khô/người lớn 50 kg). Thực tế, các thang thuốc thường dùng trên lâm sàng thường có khối lượng khoảng 0,150 kg dược liệu/người 50 kg, ít khi vượt quá 0,200 kg/người. Cho thấy cao NT- ĐS- TT có độ an toàn khá cao. Khi tham khảo và đối chiếu với LD50 theo các công bố trước đây của Ngưu tất, chúng tôi thấy sự phối hợp làm tăng liều gây chết 50% súc vật thử nghiệm. Như vậy, việc phối hợp 3 dược liệu Ngưu tất, Đan sâm, Tam thất cũng có nhiều khả năng làm giảm độc tính so với khi chỉ dùng độc vị Ngưu tất. Đây là một trong các cơ sở góp phần chứng tỏ hiệu quả an toàn khi phối hợp nhiều vị thuốc của y học cổ truyền. Độc tính bán trường diễn: Kết quả trong bảng 4 cho thấy sau 60 ngày uống cao NT- ĐS- TT với liều 40g dược liệu khô/kg thể trọng, cao NT- ĐS- TT không làm thay đổi số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, Hb, Hct, GPT, GOT, creatinin, cholesterol máu của chuột nhắt trắng so với lô bình thường (P>0,05). Đồng thời, hình ảnh giải phẫu mô học gan, thận của chuột nhắt trắng không khác biệt so với lô bình thường. Đối chiếu kết quả nghiên cứu về độc tính và bán trường diễn, theo các công bố trước đây của các chế phẩm có thành phần Ngưu tất, Đan sâm, Tam thất. Cho thấy khuynh hướng phối hợp dược liệu liều thấp có thể mang lại hiệu quả nâng cao tính an toàn của thuốc. Đây là một trong những nguyên tắc phối hợp thuốc của y học cổ truyền Tác dụng hạ cholesterol: Kết quả thực nghiệm đã thể hiện tính ưu việt của sự phối hợp 3 loại thảo dược liều thấp trong công thức của cao NT- ĐS- TT sau thời gian 4 tuần dùng thuốc liên tục với liều 20g và 40g dược liệu khô/ kg/ngày. Kết quả tổng hợp từ (bảng 1, 2, 3) cho thấy: Cao NT – ĐS – TT với liều 20g/kg và 40g dược liệu khô /kg đều có tác dụng giảm lượng cholesterol trên chuột nhắt trắng. So sánh tác dụng của cao NT – ĐS – TT với 4 nhóm đối chứng (cao NT, ĐS, TT, Lovastatin) trên trị số trung bình của cholesterol cho thấy: Nhóm cao NT – ĐS – TT với liều 20g/kg và 40g dược liệu khô /kg đều có tác dụng làm giảm lượng cholesterol tương đương so với nhóm dùng cao NT, ĐS, TT (20g dược liệu khô /kg), Lovastatin 20mg/kg. Đây là kết quả đầu tiên về hiệu quả tác dụng hạ cholesterol máu của một công thức phối hợp gồm 3 loại thảo dược Ngưu tất, Đan sâm, Tam thất, một lần nữa góp phần củng cố bằng chứng về hiệu quả tác dụng hạ cholesterol máu của các vị thuốc. Đồng thời cũng chứng minh rằng sự phối hợp 3 dược liệu có hiệu quả hạ cholesterol máu tương đương với một dược liệu khi liều lượng của từng vị đã giảm 25 – 50% (với Ngưu tất), 15 – 30% (so với Đan sâm) và 10 – 20% (so với Tam thất). Đối chiếu với Lovastatin, một thuốc nhóm statin đã được y văn công nhận về hiệu quả giảm cholesterol máu 25-30%, trong thực nghiệm của chúng tôi, Lovastatin (20mg/kg, uống 14 ngày) làm giảm 62,60% nồng độ cholesterol và cao chiết NT-ĐS- TT cũng tạo được hiệu quả từ 49,70% (20g /kg) đến 51,71% (40g/kg), sự khác biệt này không ý nghĩa thống kê. Từ kết quả thực nghiệm này cho thấy chế phẩm NT – ĐS – TT có triển vọng tốt trong ứng dụng lâm sàng để góp phần điều chỉnh rối loạn lipid máu. Mặc dù liều lượng của từng thành phần dược liệu trong cao NT-ĐS-TT đã
Tài liệu liên quan