Tác dụng trên quá trình đông máu và tiêu Fibrin của viên nang TD.HK01 trên thực nghiệm

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác dụng trên quá trình đông máu và tiêu fibrin của chế phẩm TD.HK01 trên mô hình gây đông máu thực nghiệm. Tiêm tĩnh mạch đuôi chuột cống trắng lipopolyssacharid và tiêm tĩnh mạch tai thỏ thrombin để gây đông máu thực nghiệm. Thời gian prothrombin, thời gian thromboplastin từng phần hoạt hóa, số lượng tiểu cầu, nồng độ fibrinogen, nồng độ D-dimer được xác định để đánh giá tác dụng của TD.HK01 trên quá trình đông máu và tiêu fibrin. Kết quả nghiên cứu cho thấy TD.HK01 liều 0,8 g/kg/ngày và liều 2,4 g/kg/ngày trên thỏ có tác dụng tiêu fibrin trên mô hình gây đông máu bằng thrombin. TD.HK01 không có tác dụng chống đông trên mô hình gây đông máu bằng lipopolysaccharid trên chuột cống trắng.

pdf9 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác dụng trên quá trình đông máu và tiêu Fibrin của viên nang TD.HK01 trên thực nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
80 TCNCYH 115 (6) - 2018 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC TÁC DỤNG TRÊN QUÁ TRÌNH ĐÔNG MÁU VÀ TIÊU FIBRIN CỦA VIÊN NANG TD.HK01 TRÊN THỰC NGHIỆM Phạm Thị Vân Anh1, Nguyễn Thị Thanh Loan1, Mai Phương Thanh1, Nguyễn Thị Hương Liên2 1Trường Đại học Y Hà Nội; 2Công ty Cổ phần Sao Thái Dương Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác dụng trên quá trình đông máu và tiêu fibrin của chế phẩm TD.HK01 trên mô hình gây đông máu thực nghiệm. Tiêm tĩnh mạch đuôi chuột cống trắng lipopolyssacharid và tiêm tĩnh mạch tai thỏ thrombin để gây đông máu thực nghiệm. Thời gian prothrombin, thời gian throm- boplastin từng phần hoạt hóa, số lượng tiểu cầu, nồng độ fibrinogen, nồng độ D-dimer được xác định để đánh giá tác dụng của TD.HK01 trên quá trình đông máu và tiêu fibrin. Kết quả nghiên cứu cho thấy TD.HK01 liều 0,8 g/kg/ngày và liều 2,4 g/kg/ngày trên thỏ có tác dụng tiêu fibrin trên mô hình gây đông máu bằng thrombin. TD.HK01 không có tác dụng chống đông trên mô hình gây đông máu bằng lipopolysaccharid trên chuột cống trắng. Từ khóa: TD-HK01, đông máu, tiêu fibrin, động vật thực nghiệm Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thị Thanh Loan, Bộ môn Dược lý, Trường Đại học Y Hà Nội Email: nguyenthanhloan@hmu.edu.vn Ngày nhận: 11/9/2018 Ngày được chấp thuận: 22/10/2018 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đông máu là quá trình máu chuyển từ thể lỏng thành thể đặc do sự chuyển fibrinogen thành fibrin không hòa tan. Các sợi fibrin trùng hợp tạo thành mạng lưới giam các thành phần của máu, làm máu đông lại. Tình trạng tăng đông là một nhóm không đồng nhất các rối loạn bẩm sinh hoặc mắc phải dẫn đến hình thành cục máu đông không thích hợp trong vòng tuần hoàn. Tình trạng tăng đông thứ phát dẫn đến huyết khối [1]. Các nhóm thuốc điều trị huyết khối bao gồm thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc chống đông và thuốc tiêu fibrin [2]. Hiện nay, chi phí điều trị các bệnh lý liên quan đến huyết khối tắc mạch đã và đang là gánh nặng đối với người bệnh, gia đình và xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu và phát triển thuốc mới để dự phòng và điều trị huyết khối có hiệu quả và an toàn luôn luôn cần thiết. Các thuốc của Y học hiện đại đạt hiệu quả tốt trong điều trị, tuy nhiên, chi phí điều trị cao và nhiều tác dụng không mong muốn. Vì thế, xu hướng dùng các chế phẩm từ dược liệu, vừa mang lại hiệu quả, đồng thời hạn chế các tác dụng không mong muốn và giảm chi phí điều trị cho bệnh nhân. Đậu tương lên men, một món ăn truyền thống của Nhật Bản, có hoạt chất chính là nattokinase. Trên thế giới, nhiều công trình nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá tính an toàn và tác dụng chống đông, tiêu fibrin của nattokinase [3 - 8]. Tại Việt Nam, viên nang TD.HK01 có thành phần là cao đậu tương lên men và một số dược liệu khác. Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu: Đánh giá tác dụng trên quá trình đông máu và tiêu fibrin của viên nang TD.HK01 trên mô hình gây đông máu bằng thrombin trên thỏ và mô hình gây đông máu bằng lipopolyssacharid trên chuột cống trắng. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Vật liệu nghiên cứu TCNCYH 115 (6) - 2018 81 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Thuốc nghiên cứu Viên nang TD.HK01 sản xuất bởi Công ty Cổ phần Sao Thái Dương, đạt tiêu chuẩn cơ sở. Mỗi viên chứa Rehmannia glutinosa 267mg, Eucalyptus camaldulensis 250mg, soja fermenté (nattokinase) 224mg, Paeonia lactiflora Pall 177mg, Angelica sinensis 177mg, Poria cocof Wolf 177mg, Eucommia ulmoides 177mg, Codonopsis sp. 177mg, Radix Angelicae 90mg, Ligusticum wallichii Franch 90mg, Ramulus Faxilli 90mg, Achyran- thes bidentata Bl 90mg, Cinnamomumn cas- sia. BL 45mg, Radix Gentianae macrophyllae 90mg, Saphoshnikovia divaricate 45mg, Gly- cyrrhiza uralensis 45mg. Liều dùng dự kiến trên người là 13,266 g dược liệu/ngày. Thuốc thử được hòa tan hoàn toàn trong nước cất trước khi cho động vật thực nghiệm uống bằng dụng cụ uống thuốc chuyên dụng. Hoá chất và máy móc phục vụ nghiên cứu Rivaroxaban 15mg, biệt dược Xarelto® của Công ty Bayer Health Care Pharmaceuti- cals; Urokinase 60.000 UI của Công ty China Chemical & Pharmaceutical Co., Ltd., Taiwan; Lipopolysaccharides from Escherichia coli O55:B5 L2880-25MG của Sigma-Aldrich; Thrombin from bovine plasma T4648-1KU của Sigma-Aldrich; Dung dịch xét nghiệm máu ABX Minidil LMG của hãng ABX - Diagnostics, định lượng trên máy Vet abcTM Animal Blood Counter. Động vật thực nghiệm Thỏ trắng chủng Newzealand White, lông trắng, cả 2 giống, khỏe mạnh, trọng lượng 1,8kg - 2,5kg. Chuột cống chủng Wistar, cả 2 giống, khoẻ mạnh, trọng lượng 180g - 220g. Động vật do Trung tâm cung cấp động vật thí nghiệm Đan Phượng - Hà Nội cung cấp và được nuôi 7 ngày trước khi nghiên cứu và trong suốt thời gian nghiên cứu bằng thức ăn chuẩn. 2. Phương pháp 2.1. Nghiên cứu tác dụng của TD.HK01 trên mô hình gây đông máu bằng thrombin trên thỏ Nghiên cứu được tiến hành dựa theo mô hình của D.Collen và cộng sự [9]. Thỏ nghiên cứu được chia làm 4 lô, mỗi lô 8 con. - Lô 1 (mô hình): uống nước cất + tiêm tĩnh mạch tai thỏ thrombin. - Lô 2: uống nước cất + tiêm tĩnh mạch tai thỏ thrombin + tiêm urokinase liều 10.000 UI/ kg. - Lô 3: uống TD.HK01 liều 0,8 g/kg/ngày (liều tương đương liều dự kiến dùng trên người, tính theo hệ số 3) + tiêm tĩnh mạch tai thỏ thrombin. - Lô 4: uống TD.HK01 liều 2,4 g/kg/ngày (liều gấp 3 lần liều dự kiến dùng trên người, tính theo hệ số 3) + tiêm tĩnh mạch tai thỏ thrombin. Thỏ được uống TD.HK01 ngày 2 lần, liên tục trong 7 ngày. Tại ngày thứ 7, sau hai giờ uống thuốc thử lần cuối, thỏ ở tất cả các lô được tiêm tĩnh mạch rìa tai thỏ dung dịch thrombin với liều 15 UI/thỏ, tiêm chậm trong 3 phút để gây đông máu. Một giờ sau khi tiêm thrombin, thỏ ở lô 2 được tiêm tĩnh mạch rìa tai thỏ dung dịch urokinase liều 10.000 UI/kg. Các thời điểm lấy máu thỏ bao gồm: trước uống thuốc thử, trước tiêm thrombin, sau tiêm thrombin 4 giờ và 8 giờ. Chỉ số nghiên cứu: thời gian prothrombin - PT(s), thời gian throm- 82 TCNCYH 115 (6) - 2018 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC boplastin từng phần hoạt hóa - aPTT(s) được xác định tại tất cả các thời điểm lấy máu; nồng độ D-dimer được định lượng tại thời điểm 4 giờ sau khi tiêm thrombin. 2.2. Nghiên cứu tác dụng của TD.HK01 trên mô hình gây đông máu bằng lipopoly- saccharid trên chuột cống Nghiên cứu được tiến hành dựa theo mô hình của Wang B. và cộng sự [10]. Chuột cống trắng được chia thành 5 lô, mỗi lô 8 con. - Lô 1 (chứng sinh học): uống nước cất + tiêm tĩnh mạch đuôi nước muối sinh lý. - Lô 2 (mô hình): uống nước cất + tiêm tĩnh mạch đuôi lipoposaccharid. - Lô 3: uống rivaroxaban 3 mg/kg + tiêm tĩnh mạch đuôi lipopolysaccharid. - Lô 4: uống TD.HK01 liều 1,6 g/kg/ngày (liều tương đương liều dự kiến dùng trên người, tính theo hệ số 6) + tiêm tĩnh mạch đuôi lipopolysaccharid. - Lô 5: uống TD.HK01 liều 4,8 g/kg/ngày (liều gấp 3 lần liều dự kiến dùng trên người, tính theo hệ số 6) + tiêm tĩnh mạch đuôi lipopolysaccharid. Chuột cống được uống TD.HK01 ngày 2 lần, liên tục trong 7 ngày. Tại ngày thứ 7, sau hai giờ uống thuốc thử lần cuối, chuột cống ở lô 1 được tiêm tĩnh mạch đuôi nước muối sinh lý; các lô còn lại được tiêm tĩnh mạch đuôi dung dịch lipopolysaccharid với liều 3 mg/kg, tiêm chậm trong 3 phút để gây đông máu. Chuột được lấy máu vào thời điểm 4 giờ sau khi tiêm lipopolysaccharid để đánh giá các chỉ số: số lượng tiểu cầu, nồng độ fibrinogen, thời gian thromboplastin từng phần hoạt hóa - aPTT(s), thời gian prothrombin - PT(s). 3. Xử lý số liệu Các số liệu được biểu diễn dưới dạng X ± SD. Các số liệu được xử lý thống kê theo thuật toán thống kê t-test Student bằng phần mềm Microsoft Excel. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05. III. KẾT QUẢ 1. Tác dụng của TD.HK01 trên mô hình gây đông máu bằng thrombin trên thỏ Bảng 1. Ảnh hưởng của TD.HK01 đến thời gian prothrombin - PT(s) PT(s) Lô 1 Mô hình Lô 2 Urokinase liều 10.000 UI/kg Lô 3 TD.HK01 liều 0,8 g/kg Lô 4 TD.HK01 liều 2,4 g/kg Trước uống thuốc 8,78 ± 0,25 8,84 ± 0,37 8,96 ± 0,35 8,81 ± 0,20 Trước tiêm thrombin 8,71 ± 0,39 8,86 ± 0,18 8,94 ± 0,13 8,84 ± 0,27 Sau tiêm thrombin 4 giờ 9,24 ± 0,42*** 9,51 ± 0,57** 9,50 ± 0,31*** 9,73 ± 0,45*** Sau tiêm thrombin 8 giờ 9,09 ± 0,39** 9,63 ± 0,99* 9,18 ± 0,32* 9,21 ± 0,35** Thời gian TCNCYH 115 (6) - 2018 83 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC * Khác biệt so với trước khi tiêm thrombin: * p < 0,05; ** p < 0,01; *** p < 0,001. * Khác biệt so với lô mô hình: ∆ p < 0,05; ∆∆ p < 0,01; ∆∆∆ p < 0,001. Kết quả nghiên cứu cho thấy: - Không có sự khác biệt về thời gian prothrombin - PT(s) giữa lô uống TD.HK01 cả 2 liều trước khi tiêm thrombin và trước khi uống thuốc thử. Tất cả các lô nghiên cứu, PT(s) sau khi tiêm thrombin 4 giờ và 8 giờ đều kéo dài có ý nghĩa thống kê khi so sánh với thời điểm trước khi tiêm thrombin (p < 0,05). - PT(s) ở lô tiêm urokinase và các lô uống TD.HK01 cả 2 liều không có sự khác biệt so với lô mô hình ở tất cả các thời điểm nghiên cứu (p > 0,05). Bảng 2. Ảnh hưởng của TD.HK01 đến thời gian thromboplastin từng phần hoạt hóa - aPTT(s) aPTT(s) Lô 1 Mô hình Lô 2 Urokinase liều 10.000 UI/kg Lô 3 TD.HK01 liều 0,8 g/kg Lô 4 TD.HK01 liều 2,4 g/kg Trước uống thuốc 15,03 ± 0,78 16,03 ± 1,69 14,69 ± 0,78 15,14 ± 0,51 Trước tiêm thrombin 14,65 ± 2,33 17,14 ± 2,43 15,38 ± 1,79 15,30 ± 0,89 Sau tiêm thrombin 4 giờ 15,78 ± 1,71 18,48 ± 2,97∆* 17,86 ± 2,44* 18,18 ± 1,79∆* Sau tiêm thrombin 8 giờ 16,46 ± 2,09 20,68 ± 2,85∆∆** 18,84 ± 2,88** 19,05 ± 1,69∆** Thời gian * Khác biệt so với trước khi tiêm thrombin: * p < 0,05; ** p < 0,01; *** p < 0,001 * Khác biệt so với lô mô hình: ∆ p < 0,05; ∆∆ p<0,01; ∆∆∆ p < 0,001 Kết quả ở bảng 2 cho thấy: - Không có sự khác biệt về thời gian thromboplastin từng phần hoạt hóa -aPTT(s) giữa lô uống TD.HK01 cả 2 mức liều trước khi tiêm thrombin và trước khi uống thuốc thử. - Urokinase làm kéo dài rõ rệt aPTT(s) so với lô mô hình ở các thời điểm sau tiêm thrombin 4 giờ và 8 giờ (p < 0,05). - TD.HK01 liều 0,8 g/kg có xu hướng kéo dài aPTT(s) so với lô mô hình, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa (p>0,05). TD.HK01 liều 2,4 g/kg kéo dài aPTT(s) có ý nghĩa so với lô mô hình sau tiêm thrombin 4 giờ và 8 giờ (p < 0,05). 84 TCNCYH 115 (6) - 2018 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Biểu đồ 1. Ảnh hưởng của TD.HK01 đến nồng độ D-dimer Khác biệt so với lô mô hình: ∆p < 0,05; ∆∆p < 0,01; ∆∆∆p < 0,001 Kết quả ở biểu đồ 1 cho thấy: lô tiêm urokinase 10.000 UI/kg và các lô uống TD.HK01 liều 0,8 g/kg và liều 2,4 g/kg sau 7 ngày đều làm giảm rõ rệt nồng độ D-dimer so với lô mô hình, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05. 2. Tác dụng của TD.HK01 trên mô hình gây đông máu bằng lipopolysaccharid trên chuột cống Bảng 3. Ảnh hưởng của TD.HK01 đến số lượng tiểu cầu Lô nghiên cứu Số lượng tiểu cầu (G/L) Fibrinogen (g/L) Chứng sinh học 626,43 ± 159,73 2,813 ± 0,625 Mô hình 188,00 ± 62,43*** 1,211 ± 0,317*** Rivaroxaban liều 3 mg/kg 461,67 ± 126,46∆∆∆ 2,285 ± 0,332∆∆∆ TD.HK01 liều 1,6 g/kg 181,83 ± 57,22*** 1,056 ± 0,137*** TD.HK01 liều 4,8 g/kg 215,33 ± 76,64*** 1,052 ± 0,127*** Khác biệt so với lô chứng sinh học: * p < 0,05; ** p < 0,01; *** p < 0,001; Khác biệt so với lô mô hình: ∆ p < 0,05; ∆∆ p < 0,01; ∆∆∆ p < 0,001; Kết quả ở bảng 3 cho thấy: Số lượng tiểu cầu và nồng độ fibrinogen ở lô mô hình giảm có ý nghĩa so với lô chứng sinh học. Số lượng tiểu cầu và nồng độ fibrinogen ở lô uống rivaroxaban liều 3 mg/kg tăng cao rõ rệt so với lô mô hình, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). TD.HK01 cả 2 mức liều không có sự khác biệt về số lượng tiểu cầu và nồng độ fibrinogen so với lô mô hình. TCNCYH 115 (6) - 2018 85 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Lô nghiên cứu PT(s) aPTT(s) Chứng sinh học 9,01 ± 0,65 21,27 ± 3,25 Mô hình 11,85 ± 3,35* 26,33 ± 5,63* Rivaroxaban liều 3 mg/kg 8,63 ± 0,39∆ 18,90 ± 1,56∆ TD.HK01 liều 1,6 g/kg 9,05 ± 1,47 22,03 ± 4,72 TD.HK01 liều 4,8 g/kg 12,57 ± 2,24* 33,68 ± 11,15* Khác biệt so với lô chứng sinh học: * p < 0,05; ** p < 0,01; *** p < 0,001 Khác biệt so với lô mô hình: ∆ p < 0,05; ∆∆ p < 0,01; ∆∆∆ p < 0,001 Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy: - Lô mô hình: PT(s) và aPTT(s) kéo dài hơn với lô chứng sinh học, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). - Lô uống rivaroxaban liều 3 mg/kg: PT(s) và aPTT(s) giảm rõ rệt so với lô mô hình, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). - Lô uống TD.HK01 liều 1,6 g/kg và liều 4,8 g/kg: PT(s) và aPTT(s) đều không có sự khác biệt so với lô mô hình (p > 0,05). Bảng 4. Ảnh hưởng của TD.HK01 đến thời gian prothrombin - PT(s) và thời gian thromboplastin từng phần hoạt hóa - aPTT(s) IV. BÀN LUẬN Mô hình gây đông máu bằng thrombin đã được tiến hành trong một số nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam [9; 11; 12]. Nghiên cứu đầu tiên được tiến hành bởi William Margaret- ten và cộng sự, nhóm tác giả đã chứng minh được sự xuất hiện cục máu đông ở thận, gan, phổi và lách của chuột thông qua hình ảnh vi thể các cơ quan sau khi truyền thrombin [11]. D. Collen đã cải tiến gây mô hình trên thỏ với ưu điểm về số lần lấy máu [9]. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thỏ của lô mô hình có PT(s) kéo dài rõ rệt khi so sánh với thời điểm trước khi tiêm thrombin, aPTT(s) có xu hướng kéo dài hơn so với trước tiêm. Kết quả này được giải thích là do thrombin trực tiếp chuyển fibrinogen thành fibrin, ảnh hưởng đến bước chung của cả hai con đường đông máu nội sinh và ngoại sinh. Nguyên liệu chung của hai con đường đông máu là fibrino- gen, yếu tố V và yếu tố X bị tiêu thụ trong quá trình đông máu. Đồng thời, thrombin làm giảm cả yếu tố VII và yếu tố VIII, do đó làm kéo dài đồng thời PT(s) và aPTT(s). Tuy nhiên, do con đường ngoại sinh diễn ra có tính chất bùng nổ, trong khi đó, con đường nội sinh diễn ra với tốc độ chậm hơn nhiều. Thrombin gây đông máu ồ ạt và nhanh chóng, vì vậy throm- bin ảnh hưởng nhiều hơn đến con đường đông máu ngoại sinh [2]. Sự kéo dài PT(s) và tăng sản phẩm thoái hóa của fibrinogen và fibrin đã được chứng minh sau khi gây mô hình đông máu bằng thrombin trong nghiên cứu của Hideaki Matsuda và cộng sự [12]. Kết 86 TCNCYH 115 (6) - 2018 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC quả này tương tự với kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi. Urokinase là một endopeptidase, được phân lập từ nước tiểu người hoặc từ nuôi cấy tế bào phôi thận người. Urokinase không chọn lọc fibrin nên hoạt hóa cả plasminogen gắn fibrin và plasminogen trong huyết tương, do đó làm tiêu cả fibrinogen và một số yếu tố đông máu trong huyết tương như yếu tố II, yếu tố V, yếu tố VIII và yếu tố XII [2]. Urokinase làm giảm các yếu tố của quá trình đông máu nên sự hình thành cục máu đông ở lô tiêm urokinase ít hơn lô mô hình, dẫn tới giảm các sản phẩm tiêu cục máu đông. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu khi urokinase có tác dụng kéo dài aPTT(s) đồng thời làm giảm D-dimer có ý nghĩa thống kê so với lô mô hình. Nghiên cứu còn cho thấy không có sự khác biệt về PT(s) và aPTT(s) giữa lô uống TD.HK01 trước tiêm thrombin và thời điểm trước khi uống. Từ đó có thể khẳng định, TD.HK01 không ảnh hưởng đến quá trình đông máu trong điều kiện bình thường. Ngoài ra, TD.HK01 liều 0,8 g/kg có xu hướng kéo dài aPTT(s) so với lô mô hình và TD.HK01 liều 2,4 g/kg kéo dài aPTT(s) có ý nghĩa so với lô mô hình ở cả hai thời điểm 4 giờ và 8 giờ sau tiêm thrombin. Hơn nữa, TD.HK01 cả 2 liều đều làm giảm rõ rệt D-dimer so với lô mô hình. Kết quả được giải thích là vì nattokinase - thành phần chính của đậu tương lên men không chỉ có tác dụng tiêu fibrin mà còn làm giảm nồng độ yếu tố VII và yếu tố VIII [10], [12], [13]. Chế phẩm TD.HK01 có chứa thành phần là đậu tương lên men. Đây là hoạt chất đã được chứng minh có tác dụng tiêu huyết khối. Tác dụng và cơ chế tác dụng của natto- kinase được nghiên cứu trên các thử nghiệm invitro, invivo và các thử nghiệm lâm sàng [3 - 8]. Tác dụng tiêu sợi huyết của nattokinase được đánh giá cao gấp 4 - 5 lần hoạt tính của plasmin [3]. Bên cạnh đó, các nghiên cứu khác đã chứng minh rằng nattokinase không chỉ tác dụng cắt trực tiếp các liên kết fibrin, mà còn làm tăng giải phóng yếu tố hoạt hóa plas- minogen mô, dẫn đến kết quả xúc tác chuyển plasminogen tạo thành plasmin [4]. Ngoài ra, nattokinase làm tăng sản xuất plasmin và pro- urokinase, bất hoạt chất ức chế yếu tố hoạt hóa plasminogen typ I [5]. Như vậy, TD.HK01 thể hiện tác dụng tiêu fibrin trên mô hình gây đông bằng thrombin trên thỏ. Trên thế giới, lipopolysaccharid thường được dùng để gây ra đông máu rải rác trong lòng mạch trên chuột cống. Kết quả của nghiên cứu cho thấy PT(s) và aPTT(s) ở lô tiêm lipopolysaccharid kéo dài hơn so với lô chứng sinh học, sự khác biệt có ý nghĩa. Lipopolysaccharid gây đông máu thông qua con đường đông máu ngoại sinh và nội sinh, tiêu thụ nguyên liệu của cả hai con đường, dẫn đến ảnh hưởng đến cả PT(s) cũng như aPTT(s) [10; 14]. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng số lượng tiểu cầu và nồng độ fibrinogen ở các lô tiêm lipopolysaccharid đều giảm có ý nghĩa so với lô chứng sinh học. Điều này chứng tỏ lipopolysaccharid gây hoạt hóa và tiêu thụ tiểu cầu trong quá trình đông máu do đó số lượng tiểu cầu giảm. Ngoài ra, fibrinogen là nguyên liệu của quá trình đông máu, khi quá trình đông máu xảy ra lượng fibrinogen sẽ giảm. Hơn nữa lipopolysaccharid còn kích hoạt hệ thống tiêu sợi huyết làm tiêu hủy cả fibrino- gen. Kết quả của nghiên cứu tương tự như kết quả nghiên cứu của Hideaki Matsuda và của Wang B [10; 12]. Rivaroxaban là thuốc ức chế trực tiếp yếu TCNCYH 115 (6) - 2018 87 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC tố Xa, được dùng trước khi bệnh nhân tiến hành phẫu thuật để dự phòng huyết khối [2]. Theo kết quả nghiên cứu, số lượng tiểu cầu và nồng độ fibrinogen ở lô uống rivaroxaban tăng cao rõ rệt so với lô mô hình. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy lô uống rivaroxaban có PT(s) và aPTT(s) giảm so với lô mô hình. Như vậy, rivaroxaban có tác dụng dự phòng huyết khối trên mô hình gây đông máu bằng lipopolysaccharid. Kết quả trong nghiên cứu của Elisabeth Perzborn tương tự như kết quả thu được trong nghiên cứu của này [15]. Kết quả của TD.HK01 trên mô hình gây đông bằng lipopolysaccharid cho thấy: số lượng tiểu cầu và nồng độ fibrinogen ở các lô uống TD.HK01 không có sự khác biệt so với lô mô hình. Lô uống TD.HK01 cả 2 liều không có sự khác biệt về PT(s) và aPTT(s) so với lô mô hình. Khi tiến hành so sánh với các nghiên cứu trên thế giới về nattokinase, kết quả của các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nattokinase có tác dụng chống đông thông qua giảm yếu tố VII và yếu tố VIII trong máu nên làm giảm nguyên liệu của cả hai con đường đông máu nội sinh và ngoại sinh. Bên cạnh đó, natto- kinase có tác dụng chống ngưng tập tiểu cầu, được giải thích thông qua sự ngăn chặn hình thành thromboxan A2 [10; 12; 13]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, viên nang TD.HK01 không thể hiện tác dụng chống đông trên mô hình gây đông máu bằng lipopolysaccharid. V. KẾT LUẬN TD.HK01 không ảnh hưởng đến quá trình đông máu trong điều kiện bình thường. TD.HK01 liều 0,8 g/kg/ngày và liều 2,4 g/kg/ ngày có tác dụng tiêu fibrin trên mô hình gây đông máu bằng thrombin trên thỏ, thể hiện ở tác dụng kéo dài thời gian prothrombin, thời gian thromboplastin từng phần hoạt hóa và làm giảm D-dimer so với với lô mô hình. TD.HK01 không có tác dụng chống đông trên mô hình gây đông máu bằng lipopolysaccharid trên chuột cống trắng. Lời cảm ơn Nhóm tác giả xin chân thành
Tài liệu liên quan