Sự phát triển của các khu đô thị mới của Bắc Kinh đã diễn ra hơn 6 thập kỷ, trải
qua ba giai đoạn chính với những tên gọi thành phố vệ tinh, khu đô thị mới và
trung tâm phụ trợ của thành phố. Bài viết này tin rằng mục đích chính của phát
triển khu đô thị mới là nhằm giảm bớt áp lực về dân số và chức năng tập trung
quá mức ở các thành phố lớn và nhằm giải quyết các vấn đề của đô thị; việc
xây dựng mối quan hệ vùng và tạo sức hút là những vấn đề cốt lõi của quy hoa-
ch đô thị mới và là đầu mối quan trọng để hiểu bối cảnh phát triển của khu đô
thị mới ở Bắc Kinh. Năm 2016, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
đã đề xuất xây dựng trung tâm phụ trợ của Bắc Kinh, đây sẽ là một cú hích lớn
cho chiến lược đô thị mới ở Bắc Kinh theo ý tưởng của các quy hoạch tổng thể
trước đây. Việc lập quy hoạch trung tâm phụ trợ của Bắc Kinh dựa trên chiến
lược phát triển hợp lực giữa Bắc Kinh, tỉnh Thiên Tân và tỉnh Hà Bắc và dự kiến
nhằm giảm bớt áp lực về các chức năng không thuộc thủ đô của Bắc Kinh; đó
là một sự nâng cấp trên cơ sở khu đô thị mới Thông Châu trước đây bằng cách
áp dụng các ý tưởng và phương pháp quy hoạch mới, sẽ là một ví dụ điển hình
cho xây dựng khu đô thị mới của các thành phố khác.
8 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tái cấu trúc mối quan hệ vùng và tạo sức hút tìm hiểu hai điểm chính trong quy hoạch trung tâm phụ trợ của Bắc Kinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUY HOẠCH T
HE
Á G
IƠ
Í
& KIẾN TRÚC
LIANGWEI MA, KAI HE, YA GAO
Viện Quy hoạch và Thiết kế đô thị Thành phố Bắc Kinh
TÌM HIỂU HAI ĐIỂM CHÍNH
TRONG QUY HOẠCH TRUNG TÂM PHỤ TRỢ
CỦA BẮC KINH
TÁI CẤU TRÚC MỐI QUAN HỆ VÙNG
VÀ TẠO SỨC HÚT
Sự phát triển của các khu đô thị mới của Bắc Kinh đã diễn ra hơn 6 thập kỷ, trải
qua ba giai đoạn chính với những tên gọi thành phố vệ tinh, khu đô thị mới và
trung tâm phụ trợ của thành phố. Bài viết này tin rằng mục đích chính của phát
triển khu đô thị mới là nhằm giảm bớt áp lực về dân số và chức năng tập trung
quá mức ở các thành phố lớn và nhằm giải quyết các vấn đề của đô thị; việc
xây dựng mối quan hệ vùng và tạo sức hút là những vấn đề cốt lõi của quy hoa-
ïch đô thị mới và là đầu mối quan trọng để hiểu bối cảnh phát triển của khu đô
thị mới ở Bắc Kinh. Năm 2016, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
đã đề xuất xây dựng trung tâm phụ trợ của Bắc Kinh, đây sẽ là một cú hích lớn
cho chiến lược đô thị mới ở Bắc Kinh theo ý tưởng của các quy hoạch tổng thể
trước đây. Việc lập quy hoạch trung tâm phụ trợ của Bắc Kinh dựa trên chiến
lược phát triển hợp lực giữa Bắc Kinh, tỉnh Thiên Tân và tỉnh Hà Bắc và dự kiến
nhằm giảm bớt áp lực về các chức năng không thuộc thủ đô của Bắc Kinh; đó
là một sự nâng cấp trên cơ sở khu đô thị mới Thông Châu trước đây bằng cách
áp dụng các ý tưởng và phương pháp quy hoạch mới, sẽ là một ví dụ điển hình
cho xây dựng khu đô thị mới của các thành phố khác.
Từ khóa: Trung tâm phụ trợ của Bắc Kinh, khu đô thị mới, quy hoạch
SË 95+96 . 201856
Quy hoπch & ki’n trÛc th’ giÌi
Quy hoạch phát triển khu đô thị mới là một chiến lược lớn cho phát
triển đô thị của Bắc Kinh, đóng một vai trò quan trọng vào cải thiện
bố cục không gian đô thị, thúc đẩy phát triển hợp lực trong vùng và
đẩy mạnh hội nhập đô thị - nông thôn. Vào tháng 5 năm 2016, Bộ
Chính trị - Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề
xuất xây dựng trung tâm phụ trợ của Bắc Kinh như là một cú hích
lớn cho chiến lược phát triển khu đô thị mới của Bắc Kinh xét về
khía cạnh phối hợp tăng trưởng vùng Bắc Kinh - Thiên Tân - Hà
Bắc. Không giống như những khu đô thị mới được xây dựng trên
nền đất bằng phẳng như Harlow và Milton Keynes ở Anh, trung tâm
phụ trợ của Bắc Kinh cần được nâng cấp và cải thiện trên cơ sở
hàng thập kỷ phát triển của Thông Châu; nó cần phải vừa giải quyết
các tồn tại hiện hữu của khu đô thị mới, vừa đạt được sự chuyển đổi
và nâng cấp do những đòi hỏi mới và cao hơn đối với phát triển, do
đó kinh nghiệm trong quy hoạch và xây dựng trung tâm phụ trợ của
Bắc Kinh sẽ có giá trị tham khảo tốt cho việc xây dựng khu đô thị
mới tại các thành phố khác.
Bài viết phân tích ngắn gọn quy trình lập quy hoạch khu đô thị mới
của Bắc Kinh và đặc biệt giới thiệu về sự phát triển và quy hoạch
của trung tâm phụ trợ trong thành phố với hy vọng mang đến sự
tham khảo cho các thành phố khác.
1. Cấu trúc mối quan hệ vùng và tạo sức hút là
những vấn đề cốt lõi của quy hoạch đô thị mới
Lý thuyết về đô thị mới bắt nguồn từ lý thuyết về thành phố vườn.
Nhiều quốc gia, đặc biệt là ở châu Âu đã đạt được nhiều thành tựu
về lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn phong phú trong quy hoạch
đô thị mới. Bằng cách xem xét những nghiên cứu liên quan đến quy
hoạch đô thị mới, có thể nhận thấy rằng mục đích chính của việc
xây dựng đô thị mới là để giảm bớt áp lực dân số và chức năng của
các thành phố lớn và để giải quyết các vấn đề đô thị. Do đó, các
vấn đề như mối tương tác giữa đô thị mới và thành phố trung tâm,
phân chia chức năng và quy mô hợp lý của khu đô thị mới là tất cả
các chủ đề chính cho nghiên cứu quy hoạch đô thị mới. Mặt khác,
để tăng sức hấp dẫn của khu đô thị mới đối với dân số và các ngành
nghề, các quốc gia khác nhau đã tìm hiểu sâu về quy hoạch và
thiết kế khu đô thị mới, chủ yếu tập trung vào định hình những nét
đặc trưng của thành phố, mô hình phân bổ nguồn lực công cộng và
mô hình tổ chức giao thông, những thành tựu đã khiến cho Harlow,
Runcorn và Bijlmermeer trở thành những ví dụ nổi bật về thiết kế và
các lý thuyết thiết kế mới như đơn vị ở (neighbour unit). Do đó, xây
dựng mối quan hệ vùng hợp lý và tăng sức hút của khu đô thị mới
là hai điểm chính để hiểu quy hoạch và phát triển tuyến đô thị mới.
Để cấu trúc mối quan hệ vùng và tạo sức hút trở thành mục tiêu
phân tích chính, bài viết sẽ tiến hành phân tích ngắn gọn về chiến
lược đô thị mới và quy hoạch trung tâm phụ trợ của Bắc Kinh.
2. Đánh giá về Quy hoạch và Xây dựng khu đô thị
mới ở Bắc Kinh
Thực tiễn xây dựng khu đô thị mới ở Bắc Kinh chịu ảnh hưởng rất
lớn bởi các lý thuyết của phương Tây về quy hoạch khu đô thị mới
và nhấn mạnh vai trò quan trọng của khu đô thị mới trong việc
giảm bớt áp lực dân số và chức năng đối với thành phố trung tâm,
cải thiện cấu trúc không gian đô thị và giải quyết các vấn đề đô thị.
Đồng thời, một số đặc trưng khác biệt đã được hình thành từ thực
tiễn tùy thuộc vào điều kiện phát triển của từng nơi, bao gồm phát
huy sức mạnh của chính quyền xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy di dời
dân cư và chức năng hợp lý từ thành phố trung tâm ra khu đô thị
mới, tập trung nghiên cứu vai trò của khu đô thị mới ở phạm vi rộng
hơn và nhấn mạnh phát triển khu đô thị mới nhất thiết phải thúc
đẩy toàn bộ quá trình đô thị hóa ở các vùng nông thôn lân cận. Mặt
khác, sức hút của khu đô thị mới cần được tăng cường để huy động
tất cả các loại nguồn lực xã hội nhằm tăng cường dịch vụ công tại
đây; và quy hoạch, thiết kế khu đô thị mới phải được nhấn mạnh
để thu hút dân cư và doanh nghiệp, phát triển xây dựng thông qua
việc tăng cường hình ảnh của thành phố và tổ chức hợp lý các chức
năng đô thị.
Những đặc điểm trong xây dựng khu đô thị mới của Bắc Kinh đã đề
cập ở trên được hình thành bởi sự tích lũy và phát triển dần dần qua
các giai đoạn lịch sử khác nhau. Sự phát triển đô thị mới ở Bắc Kinh
đã trải qua ba giai đoạn chính với những tên gọi thành phố vệ tinh,
57SË 95+96 . 2018
SË 95+96 . 201858
khu đô thị mới và trung tâm phụ trợ với nhiều khu đô thị mới. Trong
ba giai đoạn, việc xây dựng mối quan hệ vùng của khu đô thị mới
ở Bắc Kinh đã dần phát triển từ việc tập trung vào từng khía cạnh
của mối quan hệ giữa khu đô thị mới và thành phố trung tâm đến
việc tập trung vào ba khía cạnh, bao gồm mối quan hệ giữa khu đô
thị mới và thành phố trung tâm, mối quan hệ giữa khu đô thị mới
và vùng Bắc Kinh - Thiên Tân - Hà Bắc, và mối quan hệ giữa khu
đô thị mới và các khu vực nông thôn lân cận. Đồng thời, cách thức
hình thành sức hút của khu đô thị mới đang chuyển từ thúc đẩy dịch
vụ năng suất trong khu này bằng các mệnh lệnh hành chính sang
các biện pháp tích hợp chính sách trong hướng dẫn cho các ngành
nghề, chính sách hỗ trợ dịch vụ công và cơ sở hạ tầng, và cải thiện
chất lượng không gian đô thị.
2.1. Giai đoạn thành phố vệ tinh
Trong Quy hoạch Sơ bộ phục vụ Quy hoạch tổng thể Xây dựng đô
thị của Bắc Kinh, được báo cáo lên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng
sản Trung Quốc vào tháng 6 năm 1958, đã đề xuất giảm bớt áp lực
gây ra do kích thước quá lớn và sự tập trung quá đông dân số tại
trung tâm thành phố, gọi là hình thức “thành phố mẹ - con”, nhằm
phát triển một nhóm các đô thị vệ tinh (thành phố con) trong khi
phát triển khu vực trung tâm thành phố (thành phố mẹ). Cho đến
năm 1982, “Quy hoạch chung Xây dựng đô thị Bắc Kinh (dự thảo)”
được đệ trình vẫn đề xuất bốn thành phố vệ tinh Yanhua, Thông
Châu, Huangcun và Changping sẽ là trọng tâm xây dựng.
Theo Quy định tạm thời về Đẩy nhanh Xây dựng thành phố vệ tinh
của Bắc Kinh do thành phố Bắc Kinh ban hành vào năm 1984, các
doanh nghiệp được hỗ trợ về vốn và thu nhập cho việc di dời đến
thành phố vệ tinh, và các chính sách khuyến khích đã được đưa ra
cho nhà ở, chăm sóc y tế, giáo dục, đời sống văn hóa và trợ cấp cho
người lao động sống ở các thành phố vệ tinh.
Quy hoạch tổng thể Bắc Kinh (1991 - 2010) hoàn thành năm 1992
đã chính thức đề xuất “hai sự thay đổi chiến lược”, gồm: những địa
điểm chính của xây dựng đô thị cần đạt được sự chuyển đổi chiến
lược dần dần từ khu vực trung tâm thành phố đến khu vực ngoại
thành, và xây dựng đô thị nhất thiết phải chuyển hướng từ việc mở
rộng ra bên ngoài trở thành điều chỉnh và tái thiết. Quy hoạch nêu
rõ sẽ phát triển 14 thành phố vệ tinh và các thành phố phải đảm
nhận cả hai chức năng, vẫn mở rộng từ khu vực trung tâm thành
phố nhưng phải có tính độc lập tương đối.
Giai đoạn này chủ yếu diễn ra trong nửa đầu của chính sách Cải
cách và Mở cửa nền kinh tế kế hoạch hóa của Trung Quốc, và mục
đích chính cho phát triển thành phố vệ tinh là nhằm “thay đổi sự tập
trung quá đông dân số và công nghiệp tại khu vực trung tâm thành
phố”. Trong thời kỳ của nền kinh tế kế hoạch hóa, sự phát triển
thành phố vệ tinh chủ yếu là xây dựng một số dự án công nghiệp
trong thành phố vệ tinh hoặc di chuyển các nhà máy trong trung
tâm ra thành phố vệ tinh. Tuy nhiên, tốc độ phát triển các thành phố
vệ tinh trong trong giai đoạn này tương đối chậm, chủ yếu thể hiện
về quy mô, cấu trúc và chức năng của một quận. Nhưng sau khi
đưa ra chính sách Cải cách và Mở cửa, các nhà hoạch định chính
sách nhận ra tầm quan trọng của việc thiết lập các chính sách hỗ
trợ toàn diện để phát triển thành phố vệ tinh và bắt đầu nhấn mạnh
vai trò của phát triển bất động sản và xây dựng phương tiện vận
chuyển đường sắt nhằm thúc đẩy và hướng dẫn phát triển khu đô
thị mới.
2.2. Giai đoạn khu đô thị mới
Chiến lược phát triển khu đô thị mới được chính thức đề xuất trong
“Quy hoạch tổng thể Bắc Kinh (2004-2020)”. “Trên cơ sở ban đầu
là thành phố vệ tinh, khu đô thị mới sẽ là khu vực đô thị hóa có quy
mô lớn nhằm giúp giảm bớt áp lực về dân số và chức năng của
thành phố trung tâm, tập hợp các ngành nghề mới và thúc đẩy phát
triển khu vực, với sự tự chủ tương đối”. Có 11 khu đô thị mới theo
59SË 95+96 . 2018
quy hoạch, tập trung ở ba quận mới, cụ thể
là Thông Châu, Thuận Nghĩa (Shunyi) và
Yizhuang.
Trong quy hoạch tổng thể này, chiến lược
phối hợp và phát triển khu vực là một vấn
đề rất quan trọng, kêu gọi tích cực thúc
đẩy hợp tác kinh tế và phối hợp phát triển
ở Vùng Circum-Bohai, do đó thúc đẩy Bắc
Kinh trở thành thành phố hạt nhân trong
Vùng Bắc Kinh - Thiên Tân - Hà Bắc. Mặt
khác, khu đô thị mới sẽ trở thành “một nút
quan trọng cho sự phát triển vùng”.
Phối hợp phát triển các khu vực đô thị và
nông thôn cũng rất được chú trọng trong
quy hoạch tổng thể này. Nhất thiết phải
“thực hiện một chiến lược đô thị hóa tập
trung tại khu đô thị mới và đô thị trọng
điểm”, biến khu đô thị mới thành một phần
quan trọng trong cấu trúc “trung tâm thành
phố - khu đô thị mới - đô thị” trong khu hành
chính của thành phố để hướng dẫn phát
triển phối kết hợp đô thị - nông thôn trong
phạm vi của các quận và huyện.
Trong giai đoạn này, “thành phố vệ tinh”
được nâng cấp thành “khu đô thị mới”,
nhằm nhấn mạnh sự độc lập của khu đô thị
mới, tính toàn diện của các chức năng và
ảnh hưởng lan tỏa, từ đó nâng cao vị thế
và vai trò của khu đô thị mới trong cấu trúc
không gian đô thị của Bắc Kinh và hỗ trợ
phân chia chức năng của lao động và hợp
tác giữa khu đô thị mới và thành phố trung
tâm. Ngoài việc xác định các nhiệm vụ của
khu đô thị mới trong việc giảm bớt áp lực
cho trung tâm thành phố, quy hoạch tổng
thể cũng đưa ra những sắp xếp chung, liên
quan đến yêu cầu phát triển cân bằng khu
vực và phát triển phối hợp đô thị - nông thôn,
và tăng cao gấp đôi nhu cầu, đó là “phát
triển các cơ sở dịch vụ công cộng trong giáo
dục, văn hóa, y tế, thể thao và phúc lợi xã
hội với chất lượng cao và tiêu chuẩn cao để
tăng sức hấp dẫn và tạo sự phát triển cho
khu đô thị mới.
Do đó, có thể thấy rằng ở giai đoạn phát
triển khu đô thị mới, chiến lược phát triển
khu này ở Bắc Kinh đã trở nên rất toàn diện
và có hệ thống. Hiện tại, khu đô thị mới của
Bắc Kinh đã bước vào giai đoạn phát triển
nhanh chóng, đóng vai trò quan trọng trong
việc cải thiện mô hình không gian đô thị của
Bắc Kinh, thúc đẩy sự phát triển phối hợp
trong khu vực và thúc đẩy hội nhập đô thị
- nông thôn.
2.3. Giai đoạn “trung tâm phụ trợ đô thị
với nhiều khu đô thị mới”
Vào tháng 9 năm 2017, Ủy ban Trung ương
Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hội đồng
Nhà nước đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể
Bắc Kinh (2016 - 2035). Quy hoạch mới đề
xuất xây dựng một cấu trúc không gian đô
thị gồm “một lõi, một khu đô thị trung tâm,
một trung tâm phụ trợ, hai trục, nhiều khu
đô thị mới và một khu bảo tồn sinh thái”.
Ở đây, một “trung tâm phụ trợ” đề cập đến
trung tâm phụ trợ của Bắc Kinh, tạo nên
một trong hai cánh mới của Bắc Kinh (cánh
kia là khu vực Xiong’an New Area ở tỉnh Hà
Bắc). “Nhiều khu đô thị mới” có nghĩa là năm
khu đô thị mới trên đồng bằng, bao gồm
Thuận Nghĩa (Shunyi), Đại Hưng (Daxing),
Yizhuang, Xương Bình (Changping) và
Phòng Sơn (Fangshan), cùng nhau tạo
thành một khu vực quan trọng để thực hiện
các chức năng phù hợp và giảm áp lực dân
số từ khu vực đô thị trung tâm và là một khu
vực chủ chốt thúc đẩy phát triển phối hợp
giữa Bắc Kinh - Thiên Tân - Hà Bắc.
Xây dựng trung tâm phụ trợ ở Bắc Kinh là
một quyết định quan trọng ở cấp quốc gia
được đưa ra để thực hiện chiến lược phối
hợp Vùng Kinh Tân Ký (Jing-Jin-Ji). Điều
này đã được chỉ ra rất rõ tại cuộc họp Ủy
ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung
Quốc vào ngày 27 tháng 5 năm 2016 rằng
việc xây dựng trung tâm phụ trợ của Bắc
Kinh không chỉ cần thiết để điều chỉnh mô
hình không gian của Bắc Kinh, giải quyết
các vấn đề đô thị lớn và mở rộng không
gian mới mà còn thúc đẩy phối hợp phát
triển trong vùng Kinh Tân Ký và để khám
phá mô hình phát triển tối ưu trong khu vực
dày đặc kinh tế - dân số. Cốt lõi của việc
thúc đẩy sự phát triển phối hợp của Vùng
Kinh Tân Ký chính là làm giảm bớt theo thứ
tự các chức năng không thuộc thủ đô của
Bắc Kinh, và trung tâm phụ trợ Bắc Kinh
và Khu vực Xiong’an New Area của tỉnh Hà
Bắc sẽ trở thành hai cánh mới của Bắc Kinh
để tiếp quản các chức năng không thuộc
thủ đô Bắc Kinh. Các khu đô thị mới khác
sẽ đóng vai trò trong phát triển phối hợp
trong vùng Kinh Tân Ký.
Ở giai đoạn này, chuyển giao các chức
năng không thuộc thủ đô của Bắc Kinh
và lập quy hoạch hợp lý trong vùng Kinh
Tân Ký rộng lớn đã trở thành một nhiệm vụ
chính và ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển
phối hợp của ba địa điểm. Xây dựng khu
đô thị mới ở Bắc Kinh, đặc biệt là xây dựng
trung tâm phụ trợ của thành phố đã được
nâng cấp thành một phần quan trọng của
Quy hoπch & ki’n trÛc th’ giÌi
Chiến lược Quốc gia. Trong khi đó, hướng đến giải quyết nhiều
vấn đề nảy sinh trong quá trình đô thị hóa nhanh chóng ở giai đoạn
trước, chính quyền trung ương đã đưa ra những yêu cầu rất cao về
chất lượng xây dựng của thành phố, kêu gọi “duy trì tầm nhìn toàn
cầu, tiêu chuẩn quốc tế, đặc trưng và định hướng Trung Hoa nhằm
tạo ra lịch sử và theo đuổi tinh thần nghệ thuật, thúc đẩy quy hoạch
và xây dựng trung tâm phụ trợ của thành phố với những ý tưởng tiên
tiến nhất, tiêu chuẩn cao nhất và chất lượng tốt nhất”.
3. Tổng quan về Khu đô thị mới Thông Châu
3.1. Quy hoạch và phát triển Khu đô thị mới Thông Châu
Theo Quy hoạch tổng thể thủ đô Bắc Kinh (2016-2035), phạm vi
quy hoạch của trung tâm phụ trợ thủ đô Bắc Kinh bao gồm khoảng
155km2 và khu vực kiểm soát ngoại vi, cụ thể là toàn bộ khu vực
Thông Châu chiếm khoảng 906km2. Phạm vi của trung tâm phụ trợ
của Bắc Kinh đề cập đến khu vực tập trung xây dựng nằm trong Quy
hoạch khu đô thị mới Thông Châu trước đây; nó nằm ở phía đông
của khu vực đô thị trung tâm Bắc Kinh, cách Quảng trường Thiên An
Môn khoảng 20km và cách Khu thương mại trung tâm (CBD) 13km.
Từ thời xa xưa, Thông Châu đã là cửa ngõ phía đông của Bắc Kinh
và sự phát triển đô thị của nó có thể bắt nguồn từ thị trấn cổ Lu hơn
2.000 năm trước. Nằm ở đầu phía bắc của kênh Đại Vận Hà, Bắc
Kinh - Hàng Châu, Thông Châu bắt đầu đảm nhận giao thông thủy
vào thời nhà Tùy và nhà Đường; sau khi Bắc Kinh trở thành thủ
đô trong thời kỳ nhà Nguyên, nhà Minh và nhà Thanh, giao thông
đường thủy phát triển lên đến đỉnh điểm, chứng kiến sự hình thành
tiếp theo của Phố cổ Zhangjiawan và thành phố cổ Thông Châu,
để lại rất nhiều di tích lịch sử và văn hóa liên quan đến kênh Đại
Vận Hà và giao thông đường thủy. Sau khi giao thông đường thủy
bị tạm dừng vào cuối triều đại nhà Thanh, huyện Thông Châu vẫn
đóng vai trò là trung tâm hành chính, kinh tế và văn hóa trong phạm
vi thẩm quyền của khu vực Thông Châu.
Trong Quy hoạch sơ bộ phục vụ cho Quy hoạch tổng thể xây dựng
đô thị của Bắc Kinh năm 1957, huyện Thông Châu đã được liệt kê
trong số các đô thị vệ tinh. Quy hoạch tổng thể thành phố vệ tinh
Thông Châu đưa ra vào năm 1984 đề xuất thành phố Thông Châu
nên trở thành trung tâm kinh tế và thương mại ở phía đông thủ đô
Bắc Kinh và “thành phố vệ tinh toàn diện của thủ đô”, có diện tích
quy hoạch xây dựng 36,46km2 và dân số 200.000 người tại khu vực
đô thị. Trong bản Quy hoạch tổng thể năm 2004 của Bắc Kinh, Khu
đ